Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Rau ngót có thể chữa sót nhau thai potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.11 KB, 4 trang )

Rau ngót có thể chữa sót nhau thai
Thông thường sau sinh từ 7-10 ngày, sản dịch sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu trắng
và hết dần.

Nhưng có một số sản phụ, sau khi sinh hơn hai tuần mà sản dịch vẫn ra màu đen sậm và
có mùi hôi, kèm theo đau âm ỉ từng cơn ở vùng bụng dưới và sốt. Đó là triệu chứng sót
nhau sau sinh.
Thai nhi được bao bọc bởi nhau thai, nằm ở vách trong của khoang tử cung. Sau khi sinh
30 phút, nhau sẽ được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vì một lý do nào đó,
nhau không được đẩy hết ra ngoài mà còn sót lại trong tử cung.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sót nhau như: sản phụ bị nhau cài răng lược,
nhau bám sâu vào thành tử cung, khi lấy ra bị đứt, lấy không hết; nhau có thể dính vào
một vết sẹo do lần mổ trước để lại hoặc vết rạch nào đó ở tử cung; cũng có thể dính vào
chỗ đã từng bị nạo thai, bị viêm nhiễm ở tử cung; hoặc sinh ở những cơ sở y tế không uy
tín và nhân viên không có kỹ thuật nên lấy nhau không kỹ…
Bị sót nhau thường chảy máu rất nhiều, cho nên việc quan sát lượng máu, màu sắc, trạng
thái và thời gian ra máu là điều hết sức quan trọng để hiểu được tình hình sức khỏe sản
phụ. Thông thường sau khi sinh, sản dịch ra trong vòng ba tuần đầu và ra nhiều nhất
trong ba ngày đầu, trung bình khoảng 250ml máu và có xu hướng giảm đi vào những
ngày tiếp theo, kể cả những người sinh bình thường lẫn sinh mổ.
Nếu lượng máu ra quá nhiều, kéo dài, màu đen sậm, có mùi hôi thì đó chính là triệu
chứng của sót nhau. Sản phụ bị sót nhau phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm như: viêm
nhiễm niêm mạc tử cung, tắc ống dẫn trứng, viêm cơ tử cung, nhiễm trùng và xuất huyết
nặng… và nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Theo Tây y, khi bị sót nhau phải nạo buồng tử cung để lấy hết nhau sót ra ngoài hoặc
dùng thuốc kháng sinh để làm co tử cung và ngừa viêm nhiễm. Nhưng khi dùng một số
thuốc kháng sinh, sản phụ không được cho con bú vì thuốc sẽ qua đường sữa mẹ.

Còn theo Đông y, DS Lê Kim Phụng – nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TPHCM
cho biết, có thể chữa sót nhau bằng rau ngót tươi. Trong rau ngót có tính mát, vị ngọt,
được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, tiêu ứ,


bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.


Những nghiên cứu về thành phần rau ngót cho thấy, loại rau này chứa nhiều chất đạm
(4,8/100g) gồm nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể, điều hòa mật độ canxi trong máu,
phòng chống loãng xương ở người lớn tuổi. Vì chứa nhiều khoáng tố vi lượng như canxi,
phốt pho, sắt và nhiều vitamin C nên rau ngót giúp chữa bệnh thiếu máu. Bồ ngót còn
làm tăng sự hấp thu của hệ tiêu hóa, ngăn sự xuất hiện các bệnh mãn tính của mạch máu;
chữa mụn nhọt, viêm loét, giảm cholesterol, hạ huyết áp, tăng thị lực và được xem là thực
phẩm tốt cho nam giới vì làm gia tăng chất lượng và số lượng tinh trùng…
Nếu có hiện tượng chảy máu do sót nhau, có thể dùng rau ngót để chữa trị bằng cách lấy
30 – 40g lá tươi rửa sạch, giã nát, đổ thêm nước đun sôi để nguội, vắt lấy 100ml, chia làm
hai lần, mỗi lần uống cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 – 30 phút, cơ bụng và tử cung co
bóp mạnh, muốn ói, khó chịu, nhưng sau đó hết đau bụng và nhau thai sẽ được xổ ra hết.
Có người còn dùng bồ ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý khi nhau
đã ra hết, cần tháo miếng băng thuốc ra ngay. Đặc biệt, uống nước lá ngót trong khoảng
sáu giờ đồng hồ sau sinh, việc chống sót nhau càng hữu hiệu.
Không chỉ tác động đến cơ chế kích thích tử cung co bóp để đẩy hết nhau thai ra ngoài, lá
ngót còn được sử dụng nấu canh thịt cho phụ nữ sau sinh ăn rất tốt, vì giúp làm sạch máu
và bồi bổ cơ thể, nhưng nên ăn thêm vài lát gừng để giảm tính hàn của lá.
Tuy nhiên, theo DS Kim Phụng, phụ nữ mang thai không nên dùng rau ngót, bởi trong bồ
ngót tươi có chứa một chất có cấu trúc như papaverin rất dễ dẫn đến sẩy thai.

×