Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP lào và mối QUAN hệ VIỆT NAM – lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.88 KB, 39 trang )

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀO VÀ
MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO
1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ASEAN Association of south east
Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
2 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài
3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
4 GoL Government of Lao PDR
Chính sách của chính phủ
Lào
5 Lao PDR Lao People’s Democratic
Republic
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào
6 NEM New economic mechanism Cơ chế kinh tế mới
7 NSEDP
National socioeconomic
development plan
Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội quốc gia
8 SEZs Special economic zones Khu kinh tế đặc biệt
9 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
2
LỜI MỞ ĐẦU
Diện tích: 236,800km
2


Dân số: 6,2 triệu người
80% người dân sống bằng nghề nông
GDP/người: 910 USD
Quốc gia kém phát triển
Tiềm năng thủy điện: 26,000 MW
Công suất lắp đặt: 1,804 MW (7%)
Theo thống kê năm 2009
Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, tập trung khuyến khích
kinh tế tư nhân từ năm 1986. Nhờ có những biện pháp đổi mới này mà tốc độc tăng
trưởng đã đạt 6% kể từ năm 1988 đến 2008 ( một vài năm bị ảnh hưởng cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2007). Năm 2009, GDP Lào đã đạt mức tăng
trưởng 6,5%. Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khá quan, cơ sở vật chất hạ tầng
của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn: hệ thống đường xá còn
rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng sâu vùng xa.
Tính đến năm 2011, Kinh tế Lào vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp với tỷ trọng
hơn 27.8% tổng số GDP và là nguồn cung cấp lao động chính (hơn 70%).
Trong nửa cuối 2008 đầu 2009: Lào đã nhận khoảng 560 triệu đôla viện trợ, tỷ lệ
đói nghèo giảm từ 46% năm 1992 xuống 26% năm 2010. Nhờ có đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực nhiệt điện, khai khoáng, xây dựng, nền kinh tế đã có những
bước tiến đang kể. Lào đã bình thường hóa quan hệ thương mại vào năm 2004 để
chuẩn bị gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Về lĩnh vực tài chính, Lào đang
nỗ lực để đảm bảo thu thuế do kinh tế thế giới có dấu hiệu đi xuống dẫn đến giảm
thu nhập trong các dự án khai khoáng. Một cơ chế đầu tư đơn giản, mở rộng tín
dụng ngân hàng cho tiểu nông và doanh nghiệp nhỏ sẽ góp phần giúp kinh tế Lào
phát triển tốt. Chính phủ cũng cam kết sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư. Dự kiến năm 2020
Lào sẽ không còn nằm trong số các nước kém phát triển nữa.
3
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài này: Để có sự phát triển bền vững sẽ cần phải có
những điều kiện nhất định. Nói chung các nhà kinh tế nhấn mạnh đến vai trò của
chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách công nghiệp. Những đánh giá đúng đắn về

hiệu quả thực hiện chính sách trên lĩnh vực tăng trưởng kinh tế cũng như kinh
nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tầm quan trọng của chính sách này. Để đạt
được điều này chúng ta phải lưu ý tới các ngành công nghiệp truyền thống và xem
xét cách quản lí, khai thác các tài nguyên hợp lí.
Mục đích nghiên cứu: Tìn hiểu những yếu tốc tác động đến lĩnh vực công nghiệp
Lào trong những giai đoạn hiện nay, mà biểu hiện của sự ảnh hưởng đó chính là
thực trạng của công nghiệp. Đồng thời trình bày những chính sách công nghiệp mà
CHDCND Lào đã thực hiện trong giai đoạn qua, biện pháp khắc phục những mặt
hạn chế, phát huy các ưu điểm, thế mạnh. Đưa ra những định hướng phát triển
công nghiệp Lào trong thời gian tới và khả năng hợp tác Lào – Việt Nam trên lĩnh
vực công nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê toán và phướng pháp tổng hợp
và phân tích.
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và chính sách phát triển công nghiệp Lào trong
giai đoạn hiện nay
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số dặc điểm kinh tế cơ bản ảnh hưởng đến phát triển ngành công
nghiệp Lào.
Chương II: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp, chính sách, giải pháp.
Chương III: Định hướng phát triển ngành công nghiệp, khả năng hợp tác Lào và
Việt Nam trên lĩnh vực công nghiệp.
4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CÔNG NGHIỆP LÀO
1.1. Thuận lợi
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Tài nguyên thiên nhiên
Lào là quốc gia có tiềm năng về khoáng sản. Nguồn tài nguyên khoáng sản
Lào có gồm 8 nhóm cơ bản: nhóm năng lượng, nhóm kim loại đen, nhóm kim loại
màu, nhóm kim loại quý hiếm, nhóm nguyên liệu hóa chất và phân bón, nhóm

nguyên vật liệu xây dựng, nhóm chịu lửa gốm và thủy tinh, nhóm đá quý và nhóm
quặng mỏ như: than, sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, muối kali, đất sét…
Vàng: tập trung ở vành đai Loei và vành đai Trường Sơn. Hiện nay có hai mỏ vàng
chính : mỏ đồng-vàng Sepon và mỏ đồng-vàng Phoubia, mỏ đồng-vàng Sepon với
trữ lượng khoảng 142 triệu tấn, mỏ đồng-vàng Phu Bia với ba Dự án: Phú Kham;
Long Cheng; và Ban Houayxai trữ lượng ước tính 45 triệu tấn.
Đồng: tập trung chủ yếu nằm ở vành đai Trường Sơn, Loei và vành đai Sukhothai.
Trữ lượng đồng tại mỏ Sepan khoảng 1,68 triệu tấn, đồng tại mỏ Phu Bia khoảng
144 triệu tấn, lượng đồng dự trữ 2,9 triệu tấn và tổng trữ lượng khoảng 6 triệu tấn.
Chì và kẽm: tập trung chủ yếu tại Loei (Vientiane & Louangprabang) và phía bắc
của Inđosini lần vành đai (Xiengkhouang & Houaphan).Ước tính tài nguyên chì /
quặng kẽm: 0,8 triệu tấn.
Thiếc: phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam vành đai Sayphouluang. Hiện nay
trữ lượng ước tính 45 triệu tấn.
Than: có nhiều ở Hongsa,Viengphoukha và lưu vực Khangphaniang. Trữ lượng
than ước tính 900 triệu tấn. Mỏ than Hongsa trữ lượng khoảng 700 triệu tấn để
cung cấp cho nhà máy điện. Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và trữ
lượng lớn, thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
Gỗ: Lào là quốc gia có nhiều rừng, rừng chiếm 70% tổng diện tích đất nước Lào,
tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho công nghiệp chế biến gỗ. Rừng của Lào là rừng
tự nhiên gồm nhiều loại gỗ quý như dầu rai, vên vên, sao đen, táu, trắc, dổi Hiện
nay tổng diện tích rừng ở Lào là khoảng 5.737.680 ha, trữ lượng gỗ khoảng
315.258.000 m
3
. Sự đa dạng về chủng loại gỗ và trữ lượng lớn đã tạo thành một thế
mạnh cho nền kinh tế Lào phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ.
5
1.1.1.2. Sông ngòi
Lào là nước có nhiều sông suối với mật độ cao và phân bố tương đối đồng
đều trên toàn bộ lãnh thổ, nguồn nước bề mặt phong phú là nguồn tài nguyên thủy

năng to lớn. Dòng sông lớn nhất của Lào là sông Mekong, bắt nguồn từ tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc) lớn vào hạng thứ 7 thế giới. Sông Mekong có tiềm năng rất lớn
về vận tải đường thủy, thủy lợi, thủy sản, du lịch và sản xuất.
Ngoài ra Lào còn có các con sông khác như Nặm Ngừm, Nặm Sương, Nặm U,
Nặm Thơn, Nặm Săn, Nặm Nghiệp, Nặm Kađing, Sêbăng phay, Sêđôn đều đổ vào
sông Mekong và có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân
dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp, đặc biệt
là tạo tiềm năng to lớn để phát triển thủy điện nhằm phục vụ cho tiến trình CNH-
HĐH, đồng thời tạo nguồn điện năng dồi dào để xuất khẩu sang các nước láng
giềng. Nguồn thủy điện có thể được tạo ra từ tổng lưu lượng của các dòng sông
trên lãnh thổ Lào là rất lớn. Theo tính toán của ủy ban quốc tế sông Mekong, trữ
năng lý thuyết của phần lưu vực các dòng sông thuộc hệ thống sông Mekong có thể
lên tới 400 tỷ kwh, đạt mật độ thủy năng khoảng 1.8 triệu kwh/km
2
.
Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp thủy điện là rất lớn, không chỉ cung
cấp nhu cầu điện trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài.
1.1.1.3. Vị trí địa lí
Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển. Lào giáp Trung
Quốc ở phía Bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía Nam với
đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới
dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km;
giáp với Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835 km.
[1]
Lào là địa bàn thuận lợi làm vai trò trung chuyển giữa các nước có chung biên
giới không chỉ cho việc phát triển thương mại và đầu tư mà tạo cơ hội hợp tác trên
lĩnh vực công nghiệp: Việt Nam và Thái Lan, Trung Quốc có đường biên giới
chung rất dài, có quan hệ lâu đời về thương mại và giao thông vận tải thuận lợi hỗ
trợ cho sự phát triển của Lào đã tạo ra cơ hội thu hút hợp tác đầu tư.
1.1.1.4. Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo thuận lợi phát triển những cây công nghiệp
nhiệt đới: cà phê, cao su, điều tiêu… thêm đó, đất đai, địa hình phù hợp. Từ đó, tạo
thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nhiệt đới.
1.1.2. Nhân tố kinh tế-xã hội
6
1.1.2.1. Nguồn lao động
Theo Cục Thống kê Lào, năm 2009, tổng dân số của nước này là 6.127.910
người, xếp thứ 105/206 . Dân số Lào đang tăng nhanh, và nếu với tốc độ như hiện
nay, dân số Lào sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 28 - 30 năm tới, Mật độ dân số ở Lào
thấp, chỉ có 25 người/km
2
, xếp thứ 158/206 nước và vùng lãnh thổ, nhưng dân số
phân bổ rất không đồng đều: tại Thủ đô Viêng-chăn là 192 người/km
2
, trong khi
đó, các tỉnh Phong-sa-lì, Xê-kông, A-ta-pơ chỉ có 11 - 12 người/km
2
.
Trước năm 1986, 80% nguồn lao động hoạt động trong nông nghiệp nhưng
trong nhưng năm trở lại đây cơ cấu nguồn lao động đã có sự thay đổi, giảm tỉ kệ
hoạt động trong nông nghiệp và tăng tỉ lệ trong công nghiệp, dịch vụ. Với dân số
khá đông sẽ cung cấp một nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt trình độ dân trí của
người dân ngày càng tăng, điều đó đã tạo ra tiềm năng, một ưu thế cho đất nước
Lào phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động, phù hợp với xu hướng chung
trên toàn cầu, tăng sự cạnh tranh và phát triển kinh tế đất nước.
Tạo thuận lợi phát triển ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công, phát
huy được tiềm năng vốn có của đất nước: may mặc, chế biến hàng nông sản…
1.1.2.2. Thị trường tiêu thụ
1.1.2.2.1. Nhu cầu về năng lượng trong nước ngày càng tăng
Như đã nói bên trên, dân số đất nước Lào ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng

ngày càng lớn, đặc biệt là nhu cầu về các lĩnh vực thiết yếu: lương thực, thực
phẩm, may mặc, điện… và trong đó nhu cầu năng lượng đang tăng rất nhanh.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRONG CÁC LĨNH VỰC NĂM 2010
Nguồn năng lượng sử dụng các lĩnh vực:
Chủ yếu: nhu cầu tiêu dùng của người dân 51%,
tiếp theo là giao thông vận tải chiếm 26%.
7
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU NHU CẦU VỀ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
NĂM 2010
Để cung cấp nguồn năng lượng, CHDCND Lào:
Chủ yếu dung gỗ làm chất đốt chiếm 56%,
tiếp theo 12% là điện và 17% là nhiên liệu.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DỰ ĐOÁN NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC NGUỒN
NĂNG LƯỢNG (kTOE) TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2025
Theo nguồn: NEM, 2011
Nhu cầu sử dung năng lượng về nhiên liệu tăng nhanh nhất, tiếp theo là sinh
khối, điện năng…
1.1.2.2.2. Thị trường tiêu thụ bên ngoài
Điện năng sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng trong nước mà đa số
nguồn điện năng đó dành cho xuất khẩu. Số lượng các dự án thủy điện lớn tại Lào
được tiến hành ngày càng tăng trong vài thập kỷ gần đây, các quốc gia có nhu cầu
về điện lớn như Việt Nam, Thái Lan: việc mở của nền kinh tế nước Lào từ năm
1986 đã thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu tư ở châu Á
8
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NHU CẦU VỀ ĐIỆN NĂNG CỦA CÁC QUỐC GIA QUA
CÁC NĂM
Với tiềm năng thủy điện và nhu cầu về năng lượng trong nước cũng như các
quốc gia trong khu vực, phát triển công nghiệp thủy điện trở thành ngành chiến
lược của Lào.

1.1.2.3. Cơ sở vật chất
Với cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, khả năng hợp tác giữa các quốc gia
ngày càng thuận lơi. Lào là quốc gia duy nhất ở ASEAN không giáp biển, yêu cầu
về cải thiện giao thông đường bô, đường hàng không… là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu ví dụ: hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ
Dương (năm 2007) thông qua lãnh thổ bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Myanmar và đường cao tốc chạy từ Côn Minh qua Tây Bắc Lào tới Băng Cốc đã
thông xe toàn tuyến (năm 2010); hành lang kinh tế Bắc Nam nối liền Nam Ninh
(Trung Quốc) với Singapore chạy qua lãnh thổ Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Campuchia, Malaysia đang được vận hành thì Lào thực sự không còn cách trở với
các đại dương lớn cả về hướng đông (phía Việt Nam) lẫn hướng tây (phía
Myanmar) và hướng nam (phía Thái Lan).
Từ đó, sẽ thu hút đầu tư, hợp tác, phát huy thế mạnh tiềm lực của quốc gia,
trong đó, càng ngành thủy điện, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản, hàng dệt
may… những nước có vốn, có công nghệ cao sẽ đầu tư vào Lào: có nguồn lao
động và tài nguyên khoáng sản phong phú.
1.1.2.4. Hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thời đại ngày nay.
Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không tham gia vào quá trình
này. Đối với các nước đang và kém phát triển, trong đó có Lào, thì hội nhập kinh tế
9
quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn sự tụt hậu so với các nước khác và có
điều kiện phát huy hiệu quả hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân
công lao động và hợp tác quốc tế. Nắm bắt được xu thế chung của thời đại, từ năm
1986 đến nay, Lào đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.”
Lào gia nhập ASEAN (1997)
Trong bối cảnh lớn của liên kết kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng gia tăng,
đặc biệt sau khi hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ
Dương (năm 2007) thông qua lãnh thổ bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan,

Myanmar. Điều này giúp Lào trở thành điểm trung chuyển quan trọng giữa các
nước Đông Nam Á lục địa với Trung Quốc, đồng thời tạo cơ hội nâng cao vị thế
của Lào với tư cách là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn và các
nước láng giềng gần gũi của Lào. Vị thế địa chiến lược của Lào ngày càng trở nên
quan trọng và hấp dẫn. Hơn nữa, Lào là một trong những nước có nguồn tài
nguyên rừng tương đối phong phú, nguồn khoáng sản dồi dào, tiềm năng thủy điện
to lớn, càng có cơ hội để phát triển công nghiệp.
Lào gia nhập WTO (26/10/2012)
Lào tham gia tổ chức WTO đã tác động rất lớn đến chính sách phát triển kinh
tế cũng như chính sách công nghiệp. Cơ hội xuất khẩu của các nước đang phát
triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ được mở rộng. Các
nước đang phát triển trong đó có Lào đã và sẽ tập trung chuyên môn hoá các mặt
hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong
đó có Lào: xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như quần áo, sàn phẩm về gỗ… từ
đó, phát triển công nghiệp may mặc, chế biến gỗ, chế biến
Hiện nay, Lào đang thu hút một nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công
nghiệp chủ lực và tiềm năng của mình, đó là thủy điện. Kể từ khi có Luật đầu tư
nước ngoài đến nay, Lào đã thu hút 765 dự án với tổng số vốn đăng kí là 9.6 tỷ
USD, trong đó số dự án về phát triển thủy điện là 605. Đặc biệt, hội nhập kinh tế,
Lào sẽ học hỏi được kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc thực
hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
1.2. Khó khăn
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
10
Là quốc gia duy nhất không giáp biển nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong
giao thương đối với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt trong
xu thế hiện nay, hội nhập kinh tế là điều rất quan trọng, thu hút vốn đầu tư là một
trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của đất nước, cũng gây ra nhiều
khó khăn cho đất nước Lào. Phần lớn là đồi núi, có nhiều núi non bao phủ bởi rừng
xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình

nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp
giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông
giáp với Việt Nam, có một số vùng đồng bằng và cao nguyên gây khó khăn phát
triển ngành giao thông vận tải, khó kết nối giữa các vùng trong nước cũng như
giữa các nước.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Bản đồ: Mạng lưới đường bộ Lào
Cơ sở hạ tầng còn thô sơ, hệ thống
đường sắt còn kém phát triển, hệ
thống đường sá mới hình thành, hệ
thống truyền thông còn hạn chế.
Theo số liệu thống kê chính thức, tổng
số km của tất cả các con đường trong
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là ít
hơn 40.000 và đường sá chỉ có
khoảng 30% tổng xây dựng đường
cho đến nay (chủ yếu tập trung tại các
khu vực thành phố Vientiane,
Savannakhet, Pakse, và Loung
Prabang). Với tổng diện tích đất
236.800 km
2
, mật độ đường trong Lào
chỉ là 0,16. Điều này là quá nhỏ khi so
sánh với nước láng giềng trong khu
vực cũng như các nước trên thế giới.
1.2.3. Khoa học công nghệ
Lào vẫn là nước kém phát triển về lĩnh vực khoa học kĩ thuật, việc áp dụng
khoa học công nghệ hiện đại còn rất chậm chạp, gây khó khăn trong việc khai thác
tài nguyên thiên nhiên. Là đất nước có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện

phong phú và đa dạng nhưng chưa khai thác được hết tiềm năng, đồng thời trình độ
kĩ thuật hạn chế, gây khó khăn phát triển các ngành công nghiệp công nghệ nguồn:
11
thiết bị, điện tử, viễn thong… phát triển khoa học công nghệ là vấn đề chiến lược
của quốc gia Lào.
1.2.4. Chính sách phát triển
Sau khi giới thiệu xây dựng kế hoạch kinh tế mới vào năm 1986, nền kinh tế
của CHDCND Lào đã từng bước hội nhập vào sự phát triển kinh tế khu vực và
quốc tế trong quá trình công nghiệp hóa. Cấu trúc sản phẩm quốc dân (GDP) cũng
đã thể hiện sự tiến bộ với công nghiệp hóa gia tăng, đó là kết quả của Chính sách
Chính phủ Lào (GoL) và mà, lần lượt, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
của cả ngành và khu vực đất nước. Để hỗ trợ công nghiệp hơn nữa, chính phủ của
CHDCND Lào phát triển công nghiệp theo chiến lược hiện đại hóa đất nước, xác
định các lĩnh vực trọng tâm bao gồm thủy điện, khai thác khoáng sản và vật liệu
xây dựng. Chính sách công nghiệp cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, có thể được chia thành hai giai đoạn chính: NEM
cũng có thể được chia thành một khoảng thời gian chuẩn bị (1986-2000) và thời
gian thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2000-
nay).
Tuy, Lào đã thực hiện các chính sách phát triển nhưng hầu như không đạt
được những kết quả đề ra. Do thiếu cơ chế quản lí chặt chẽ, chưa đưa ra được
những chính sách phù hợp với trình độ quốc gia.
12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, CHÍNH SÁCH, GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP LÀO
Công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai khoáng đã trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của đất nước Lào, đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế.
Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 33,1% GDP, trong đó, sản phẩm
công nghiệp chính là đồng, thiếc, thạch cao, gỗ, năng lượng điện, chế biến sản
phẩm nông nghiệp, xây dựng, may mặc, du lịch, ximăng…

2.1. Thực trạng
2.1.1. Giai đoạn 1986-2000
Trong những năm gần đây, sản xuất công nghiệp đã đóng một vai trò ngày
càng quan trọng trong nền kinh tế ngày càng tăng từ 15,4% GDP năm 1996 đến
16,8% vào năm 2000 tuy nhiên, các nền kinh tê Lào vẫn chủ yếu là ưu tiên phát
triển nông nghiệp.
Ngành dệt may: Mặc dù chưa có liệu cụ thể về sự đóng góp của hàng dệt may
trong phân ngành này không có sẵn nhưng cũng được coi là một trong những động
lực cho sự phát triển. Xuất khẩu dệt may tăng từ $ 64 triệu vào năm 1996 đến $ 77
13
Ngành năng lượng: Ngành năng lượng, đặc biệt là từ các nguồn tài nguyên thuỷ
điện của đất nước đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế.
Đầu tư trong lĩnh vực thủy điện đã được một nguồn chính của đầu tư trong nền
kinh tế và xuất khẩu năng lượng là một trong những xuất khẩu lớn của đất nước
trong những năm gần đây (Bảng 5).
2.1.2. Giai đoạn 2000 đến nay
2.1.2.1. Cơ cấu nền kinh tế
Nhờ chính sách NEM, đầu tư nước ngoài đã được đẩy mạnh đóng góp quan
trọng vào sự phát triển đất nước, FDI mà ngành công nghiệp đã đạt tốc độ tăng
trưởng khoảng 12-15% trong mấy thập kỉ qua. Hiện nay, từ năm 2000 đến năm
2010 đóng góp của ngành nông nghiệp đã giảm xuống từ 46% xuống 30%, công
nghiệp tăng lên từ 12% lên 26%, ngành dịch vụ tăng từ 20% đến 38%.
BIỂU ĐỒ: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2002-2010 (Đơn vị: %)
Nguồn: Theo WB
2.1.2.2. Tỉ lệ đóng góp của các ngành cho sự tăng trưởng kinh tế
Ngành công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế và
tăng lên rất nhanh trong giai đoạn hiên nay đặc biệt từ năm 2008-2010.
BIỂU ĐỒ: TỈ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NGÀNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ (Đơn vị: %)
14

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Đơn vị: %)
Nguồn: Theo WB
2.1.2.3. Tốc độ phát triển ngành công nghiệp
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP GIAI
ĐOẠN 1985-2010 (Đơn vị: %)
Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn hiện nay, tăng liên
tục với tốc độ nhanh, năm 2010 đạt 20%.
2.1.2.4. Những ngành công nghiệp trọng điểm
2.1.2.4.1. Thủy điện
Vào năm 2010 Lào xếp thứ 138 trong tổng 183 quốc gia( Việt Nam xếp thứ
136) về sản lượng điện tạo ra ( số liệu do WorldBank cung cấp). Đó là một bước
tiến lớn cho ngành công nghiệp sản xuất điện của Lào từ xuất phát điểm là một
nước phải nhập khẩu điện. Một mốc quan trọng cho ngành sản xuất điện của Lào
nữa là: Vào tháng tư năm 2010, chính phủ nước này đã cho phép đập thủy điện
Nam Theun 2 bắt đầu hoạt động. Dự án được liên doanh giữa chính phủ lào Công
ty điện lực của Thái Lan và công ty năng lượng của Pháp Électricité de France với
chi phí khoảng 1,3 tỷ đô la Mỹ . Phần chi phí được tài trợ một phần bởi Ngân hàng
phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới. Sản lượng điện sản xuất ra 95% sẽ được
xuất khẩu sang Thái Lan và 5% đươc tiêu dung trong nước đáp ứng 20% nhu cầu.
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và xung quanh là các nền kinh tế
mới nổi: Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, nhu cầu điện dự kiến sẽ tăng rất
nhanh. Với một tiềm năng khoảng trên 23.000 MW tiềm năng thủy điện và Lào trở
thành một nhà cung cấp điện chính cho khu vực Đông Nam Á "nguồn điện của
Đông Nam Á". Hiện nay, chỉ có khoảng 10% tiềm năng của nó đã được sử dụng
(khoảng 2.500 MW). Các kế hoạch Gol yêu cầu tăng sản lượng thủy điện ít nhất là
1/3 tiềm năng của nó vào năm 2020.
15
BIỂU ĐỒ: LƯỢNG ĐIỆN XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2001-2009
Nguồn: Theo thống kê và đầu tư
2.1.2.4.2. Công nghiệp khai khoáng

Cơ cấu của ngành công nghiệp Khoáng sản
Chính phủ Lào tuyên bố khai thác khoáng sản là một ngành quan trọng của nền
kinh tế và tiếp tục hỗ trợ phát triển bằng cách thúc đẩy đầu tư trong nước và nước
ngoài. Lào là một đất nước có nhiều tài nguyên về các loại khoáng sản đặc biệt là 4
loại khoáng sản: thiếc, đồng, bạc và vàng.
BẢNG THỂ HIỆN MỨC SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG KHOÁNG SẢN CỦA
LÀO GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Đơn vị : metric tấn) (trừ TH quy định)
Hàng hóa TH quy
định
2006 2007 2008 2009 2010
Barit 29.000 29.000 29.000 29.000 29.000
Xi măng 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000
Clay 5200 5500 5500 5500 5500
Than đá,
than non
233.000 620.000 600.000 600.000 600.000
Đồng 60.803 62.541 64.075 67.561 64.241
Đá quý,
sapphire
Carat 1.200.000 1.200.000 1.200.000 1.200.000 1.200.000
Vàng kg 6068 5137 4333 5033 5061
Bạc kg 6331 4500 6700 14.726 15.788
Kẽm 1100 3000 2200 3400 3400
Nguồn: minerals.usgs.gov.com
Đồng, vàng, và kim cương
Trong năm 2010, dự án sản xuất đồng vàng tổng cộng 64.241 tấn (t) đồng
cathodes và 3.252 kg (kg) vàng, giảm khoảng 5% và 0,5%, tương ứng, so với sản
xuất trong năm 2009. Dự án Sepon báo cáo rằng sự sụt giảm đồng sản xuất chủ yếu
là kết quả của một mưa dữ dội mùa và khó khăn gặp phải trong mỏ sau một lịch
trình tắt máy, trì hoãn việc nối lại các hoạt động.

Trong 12/2010, một dự án mở rộng mỏ đồng Sepon được hoàn thành, làm
tăng công suất khai thác đến 80.000 tấn / năm của đồng cathode từ 65.000 tấn/năm.
16
Trong 1/2009, công ty liên doanh SinoAgri. Các công ty liên doanh cũng sở hữu
một giấy phép khảo sát đối với tiền gửi kali trong một khu vực khoảng 237 km ².
Trong năm 2010, tài nguyên khoáng sản SinoAgri hoàn thành việc xây dựng một
nhà máy thí điểm $ 37 triệu USD, trong đó có khả năng sản xuất 100.000 tấn/năm
và được đặt tại đông bắc Sakhon Nakon lưu vực tỉnh Khammouan.
Trong tháng11năm 2010, việc xây dựng nhà máy khai thác khoáng sản kali-clorua
Potash Lào Công ty TNHH Công nghiệp đã hoàn thành.
2.1.2.4.3. Dệt may
Ngành công nghiệp dệt may là một ngành kinh tế quan trọng tại CHDCND
Lào. Đây là khu vực quan trọng thu hút FDI, như phần lớn các nhà máy may mặc
đầu tư nước ngoài, cho dù vốn nước ngoài hoặc liên doanh (S. Oraboune, 2005).
Hiện nay, có 90 đến 100 nhà máy may mặc tại Lào, 54 trong số đó là thành viên
của Hiệp hội may Lào. Trong số này 54 nhà máy, 26 có vốn đầu tư nước ngoài, 13
công ty liên doanh, và 15 là tinh khiết nhà máy Lào. Các thị trường chính của các
sản phẩm may mặc Lào là Ý, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Australia, và Nhật Bản.
Ngành công nghiệp dệt may đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của nước
CHDCND Lào. Trong năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may chiếm 13,8% tổng giá trị
công nghiệp của đất nước bổ sung, và 3,6% GDP của nước này. Xuất khẩu hàng
may mặc chiếm 23,4% tổng giá trị xuất khẩu, đăng một tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm là 14% từ 1995 đến 2008 (S. Insisienmay V. Nolintha, 2010).
Chỉ qua 8 năm (từ 2003 đến năm 2011) sản lượng xuất khẩu của ngành liên
tục tăng gấp 3 lần từ 28,120 nghìn tấn đến 71,542 nghìn tấn. Chỉ có giai đoạn
2008- 2009 là có biến động giảm mạnh (giảm từ 81,180 nghìn tấn xuống còn
58.784 nghìn tấn) do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu .
Ngành dệt may không chỉ tạo ra giá trị lớn mà nó còn là ngành tạo ra nhiều
việc làm và thu hút nhiều lao động tại đây. Vào năm 2011, ngành này thu hút tới
30.000 lao động và mục tiêu của Hiệp hội các ngành may mặc Lào là lượng lao

động này sẽ tăng lên gấp đôi tức là khoảng 60,000 lao động và năm 2015.
Có hơn 100 nhà máy may mặc, trong đó 54 nhà máy xuất khẩu và các thành
viên của Hiệp hội các ngành may mặc Lào - 32 FDI trực tiếp nước ngoài đầu tư
nhà máy / 13 nhà máy liên doanh / 9 Lào thuộc sở hữu nhà nước.
2.1.2.4.4. Hình thành các khu công nghiệp, nhà máy
17
Năm 1975, sau khi chiến tranh kết thúc, quá trình khôi phục lại ngành công
nghiệp Lào gặp nhiều khó khăn trầm trọng như: máy móc thiết bị đã cũ và bị tàn
phá nặng nề, cán bộ công nhân có trình độ còn thiếu, cơ sở hạ tầng bị phá hủy trầm
trọng trong suốt 30 năm qua, với sự cố gắng không ngững ngành công nghiệp
nước CHDCND Lào từng bước khôi phục, các nhà máy đã tăng lên 1975: 100.
2006: 26.200. trong đó, có 119 nhà máy lớn, 623 nhà máy vừa và 25.458 nhà máy
nhỏ, nhà máy công nghiệp chế biến chiếm 95%, trong đó nhà máy chế biến sản
phầm nông nghiệp 66%, chế biến lương thực 4%, chế biến gỗ 4%, lắp ráp 5%, gỗ
xây dựng 4%, chế biến gỗ 4%, lắp ráp 5%, dệt may 3% và nhà máy khác 9%, tạo
công ăn việc làm cho 100.000 lao động
2.1.2.5. Đầu tư nước ngoài vào công nghiệp Lào
Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài đã được thông qua vào năm 1988, được
sửa đổi vào năm 1994, và sửa đổi lần thứ ba vào năm 2004. Việc thông qua Luật
này và các quy định thích hợp khác đã thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn.
TỔNG GIÁ TRỊ FDI ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP LÀO GIAI ĐOẠN 1989-2008
ST
T
Lĩnh vực Số dự án Tổng giá trị Tỉ lệ phần
trăm
1 Năng lượng (thủy điện) 47 9,845,791,585 58,99
2 Nông nghiệp 260 1,571,455,899 9.41
3 Khoáng sản 177 1,165,674,715 6.98
4 Thủ công mĩ nghệ 308 1,805,706,193 10.82
5 Dịch vụ 656 2,075,755,007 9,89

6 Xây dựng 62 424,807,707 2.54
7 Công nghiệp chế biến gỗ 65 159,769,822 0.96
8 Công nghiệp may mặc 74 67,778,289 0.41
Tổng 1,649 16,691,931,511 100
Nguồn: MPI, 2009
Từ năm 1989 lên đến năm 2008, khoảng US $ 17 tỷ USD giá trị vốn đầu tư
nước ngoài đại diện cho một số 1.600 dự án chảy vào Lào. Gần 60% tổng số vốn
đầu tư nước ngoài (khoảng 47 dự án) đến ngành điện, sự thừa nhận rõ ràng về tiềm
năng của đất nước trong thủy điện. Đến năm 2008, tổng vốn FDI trong lĩnh vực
năng lượng lên tới 9,8 tỷ USD. Các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và nông nghiệp đã
nhận được khoảng 11% (USD 1,8 tỷ) và 9% (USD 1,6 tỷ) vốn FDI, tương ứng,
trong khi FDI trong Con số này đại diện cho khoảng 7% tổng số vốn đầu tư nước
ngoài (Cục Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009). Lĩnh vực khai thác khoáng sản
đã tăng dần từ năm 2003, đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2008.
18
TỔNG GIÁ FDI ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP LÀO GIAI ĐOẠN 2007-2012
Đơn vị: triệu USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nông nghiệp 20 30 10 10 23 20
Dịch vụ 60 56 50 50 80 80
Năng lượng 400 590 500 410 690 910
Sản xuất 88 100 34 61 90 90
Khoáng sản 290 200 180 230 220 200
Tổng 838 976 774 761 1103 1300
Nguồn: Ước tính và dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, kể từ khi khai thác phát triển
bắt đầu 2003/2004, khu vực khai thác khoáng sản đã có những đóng góp quan
trọng đối với 'Làophát triển kinh tế. Khu vực khai thác khoáng sản có tác động trực
tiếp và gián tiếp của Lào nền kinh tế. Thứ nhất, khai thác mỏ đóng góp vào GDP
nhu cầu và cung cấp phụ tăng cường đầu tư vốn cổ phần. Như tăng dòng FDI sang

Lào, dẫn đến tăng nhu cầu phía GDP;cùng một lúc, vốn cũng tăng, dẫn đến sự gia
tăng GDP. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (2008), đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong lĩnh vực tài nguyên trong đó bao gồm khai thác mỏ và thủy điện, đóng
góp 2,5% của tốc độ tăng trưởng kinh tế (7,5%) trong năm 2007. Thứ hai, đầu tư
trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khai thác khoáng sản cũng góp phần vào xuất
khẩu tăng.
Khi thị trường trong nước là nhỏ, có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu sản phẩm ra
nước ngoài, góp phần thu hẹp thâm hụt thương mại. Thâm hụt thương mại trong
19
thời gian 1996 - 2000 là16,06% GDP, nhưng nó đã được thu hẹp xuống 9,24%
trong giai đoạn 2001 - 2006 Xuất khẩu khai thác mỏ có tổng kim ngạch xuất khẩu
cao nhất, chiếm 37,4%tổng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian 2004-2006.Với
lượng vốn FDI đầu tư vào quốc gia Lào: mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng
kể, tuy nhiên vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, công nghiệp vẫn
chưa đóng vai trò chủ đạo, chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Công nghiệp thủy điện tuy
đã được đầu tư rất nhiều nhưng Lào vẫn phải nhập khẩu điện từ nước ngoài trong
đó có Việt Nam, công nghiệp khoáng sản đã phát huy nhưng chủ yếu là xuất khảu
nguyên liệu thô, vì vậy vẫn chưa chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế, các ngành
công nghiệp khác còn rất non kém.
2.2. Chính sách
Để hỗ trợ cho công nghiệp hóa của đất nước, chính phủ Lào đã phát triển và
chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự nhấn mạnh vào các lĩnh vực như
thủy điện, sản xuất nông nghiệp, du lịch, khai thác mỏ và xây dựng công nghiệp
hóa vật liệu. Chiến lược này được chia thành ba giai đoạn khác: Kế hoạch năm
năm lần thứ 5 (2001-2005) là một điểm khởi đầu hội nhập nền kinh tế khu vực và
toàn cầu, thực hiện của các nền tảng công nghiệp hóa tốt nghiệp từ tình trạng của
một nước kém phát triển Kế hoạch năm năm làn thứ 6 (2006-2010) và kế hoạch
năm năm lần. Tuy nhiên kế hoạch đã không đạt được kết quả như mong muốn mặc
dù tốc độ tăng trưởng vẫn khá cao ( trung bình 6,3% mỗi năm) nhưng vẫn thấp hơn
so với kế hoạch đề ra là là trung bình khoàng 7-7,5%. Sau khi thực hiện kế hoạch

lần thứ sáu (2006-2010), CHDCND Lào chuyến sang thực hiện một chương trình
phát triển để có thể đạt được thành công và thậm chí vượt quá mục tiêu kế hoạch
đẫ đề ra (đây là NSEDP đầu tiên mà Lào đạt được các mục tiêu vĩ mô đưa ra).
Tiếp theo thực hiện kế hoạch lần thứ 7 (2010-2015) để đạt mục tiêu phát triển.
Mục tiêu dài hạn cải thiện nền kinh tế Lào từ tình trạng nền kinh tế chậm phát
triển (LDC) đến năm 2020 trở thành nền kinh tế có tiềm năng trong năm lĩnh vực
chính: thuỷ điện, sản xuất nông nghiệp, du lịch, khai thác và sản xuất vật liệu xây
dựng. Để đạt được những điều này, Lào đã xác định là ưu tiên phát triển ngành
công nghiệp. Từ khi thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển nền kinh tế Lào.
Trong thập kỷ qua, các dự án FDI trong công nghiệp thuỷ điện, các hình thức
canh tác-hợp đồng (bao gồm cả hàng may mặc và xe gắn máy và lắp ráp ô tô) đã
tăng đáng kể.Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất được đặt tại các khu vực đô thị với số
lượng lớn nhất tại Viêng Chăn và một vài ở Savannekhet và Pakse, trong khi hầu
hết lực lượng lao động đã di cư từ khu vực nông thôn.
20
Tuy nhiên, sự phát triển của các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) đã được đưa ra
nhằm thu hút FDI nhiều hơn cho đất nước. Do đó, để hỗ trợ công nghiệp Lào trong
những trường hợp như vậy, đặc biệt là với một cái nhìn để thực hiện AFTA và theo
thỏa thuận của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AFC) vào năm 2015 và xa hơn nữa,
toàn diện hơn nữa và chính sách công nghiệp toàn diện là cần thiết.
Sau khi giới thiệu xây dựng kế hoạch kinh tế mới vào năm 1986, nền kinh tế
của CHDCND Lào đã từng bước hội nhập vào sự phát triển kinh tế khu vực và
quốc tế trong quá trình công nghiệp hóa. Cấu trúc sản phẩm quốc dân (GDP) cũng
đã thể hiện sự tiến bộ với công nghiệp hóa gia tăng, đó là kết quả của Chính sách
Chính phủ Lào (GoL) và mà, lần lượt, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
của cả ngành và khu vực đất nước. Để hỗ trợ công nghiệp hơn nữa, chính phủ của
CHDCND Lào phát triển công nghiệp theo chiến lược hiện đại hóa đất nước, xác
định các lĩnh vực trọng tâm bao gồm thủy điện, sản xuất nông nghiệp, du lịch, khai
thác khoáng sản và vật liệu xây dựng.

Đầu những năm 2000, Gol đã công bố mục tiêu quốc gia thoát khỏi danh sách
những quốc gia kém phát triển nhất (LDCs) vào năm 2020.Để hỗ trợ mục tiêu đó,
GoL giới thiệu một số mục tiêu chính chiến lược, bao gồm cả chiến lược năm 2010
và năm 2020, chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa và tăng trưởng và Chiến
lược quốc gia xóa đói giảm nghèo cũng đã được xây dựng: Chiến lược xuất khẩu
quốc gia, Chiến lược biến đổi khí hậu quốc gia, phát triển kinh tế Quy hoạch tổng
thể, Quy hoạch tổng thể trong phần phía Nam của Lào, …
Đễ hỗ trợ phát triển công nghiệp, chính phủ Lào đã thực hiện nhiều chính
sách, biện pháp hỗ trợ: xây dựng cơ sở hạ tầng: cầu cống, đường xá… để tạo thuận
lợi cho việc đầu tư cũng như phát huy thế mạnh các ngành công nghiệp tiềm năng,
tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để khai thác tối đa nguồn tài
nguyên phong phú, đa dạng…
Khoảng thời gian năm 2003 và 2007 những dự án thủy điện và khai thác mỏ
đã nhận được đầu tư lớn. Hiện nay, khai thác mỏ chiếm đến hơn 12% GDP của
CHDCND Lào. Đối với tăng trưởng kinh tế, các lĩnh vực này đã đóng góp vai trò
quan trọng, nhưng để tiếp tục đảm bảo phát triển tiềm năng đó, nhất thiết phải cải
thiện vốn con người để có thể sử dụng đầy đủ và hợp lí trong lĩnh vực công nghiệp.
Mục tiêu phát triển quốc gia để giải phóng đất nước ra khỏi nhóm các nước
kém phát triểnnăm 2020. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã công bố Quốc
gia Tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo chiến lược (NGPES) vào năm 2004. Chính
chiến lược có liên quan với sự phát triển khai thác mỏ (i) thúc đẩy các ngành công
nghiệp sử dụng tự nhiên trong nước nguồn lực và tích cực thúc đẩy các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) và thủ công mỹ nghệ sản xuất; và (ii) phát triển và thúc
21
đẩy các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, bao gồm cả đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI), để mở rộng cơ hội kinh doanh, nhấn mạnh trên các lĩnh vực
xuất khẩu theo định hướng có lợi thế so sánh. Rõ ràng là chính phủ Lào khuyến
khích FDI trong đó sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên trong nước để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo (GoL, 2004). Trong tháng 8 năm 2008,
Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng và các lĩnh vực khai thác

khoáng sản đến năm 2020 (MEM, 2008). Các mục tiêu chính trong việc phát triển
thứ nguyên khoáng sản 1997
2.2.1. Chính sách phát triển công nghiệp năng lượng
Thúc đẩy phát triển bền vững năng lượng tái tạo như là một phần quan trọng
của đảm bảo cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế và xã hội.
Cung cấp các khuyến khích tài chính cho các nhà đầu tư nhằm mục đích để
sản xuất năng lượng sạch để đáp ứng nhu cầu trong nước, và người xã hội và trách
nhiệm môi trường để tăng cường đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật và quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển năng lượng tái tạo
Biện pháp tài chính, bao gồm:
Chính sách trợ cấp thuế quan mua năng lượng đến năm 2015, đặc biệt là việc
sửa đổi thuế suất, trong điều kiện tham chiếu để phù hợp công nghệ và điều kiện
tài chính. Chính sách cung cấp vốn đầu tư để hỗ trợ đầu tư ban đầu về năng lượng
tái tạo, bao gồm cả các khoản vay lãi suất thấp để đầu tư vào việc sản xuất năng
lượng tái tạo. Cải thiện pháp luật và các quy định liên quan đến năng lượng tái tạo.
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và xung quanh là các nền kinh tế
mới nổi: Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, nhu cầu điện dự kiến sẽ tăng rất
nhanh. Với một tiềm năng khoảng trên 23.000 MW tiềm năng thủy điện và Lào trở
thành một nhà cung cấp điện chính cho khu vực Đông Nam Á "nguồn điện của
Đông Nam Á". Hiện nay, chỉ có khoảng 10% tiềm năng của nó đã được sử dụng
(khoảng 2.500 MW). Các kế hoạch Gol yêu cầu tăng sản lượng thủy điện ít nhất là
1/3 tiềm năng của nó vào năm 2020.
Để thực hiện dự án tiềm năng này, chính phủ Lào đã mở cửa ngành thủy điện,
không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn các nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây,
hơn 10 quốc gia đã đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Lào, mà các nhà đầu tư chính
là Thái Lan, chính phủ Lào .Một số dự án đã thu hút sự quan tâm của Pháp, Hàn
Quốc, Nhật Bản, các công ty Trung Quốc và Malaysia.
22
2.2.2. Chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng

Khai khoáng vẫn được coi là một trong những ngành có tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, theo dự đoán thì nó sẽ giảm trong suốt thời kì 2014-2015. Trong
NSEDP thứ bảy, ngành khai khoáng vẫn góp phần quan trọng cho sự phát triển đất
nước, nhưng kể từ khi một phần lớn sản lượng khai thác chủ yếu để xuất khẩu là
sản phẩm sơ khai, các vấn đề phát triển bền vững đã phát sinh sau sự suy giảm dự
kiến trong sản xuất. Vì vậy, tập trung vào các hoạt động liên quan đến khai khoáng
ví dụ như: khai thác tài nguyên xây dựng đóng vai trò quan trọng đối với đất nước.
Luật Khoáng sản 1997 hiện hành được ban hành bởi Quốc hội vào tháng Tư
Nó bao gồm 8 chương và 63 điều. Mục đích của Luật Khoáng sản cung cấp một hệ
thống quản lý, bảo tồn, khai thác mỏ, thăm dò và chế biến khoáng sản cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, nó cũng quan tâm với việc sử dụng tài nguyên
khoáng sản trong ngành công nghiệp và các quá trình của nó và cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người dân Lào. Tuy nhiên, theo MINDECO (2006), hiện tại
pháp luật khai thác mỏ tạo ra một số rào cản đối với khuyến khích phát triển khai
thác mỏ. Thứ nhất, Chính phủ phải có vốn chủ sở hữu trong các dự án khai thác
FDI, nhưng vốn chủ sở hữu của chính phủ không phải là xác định rõ. Thứ hai, trừ
khi chính phủ quyết định khác, tài sản bao gồm máy móc, thiết bị, vv, mà thuộc về
các công ty nước ngoài sẽ trở thành chính phủ tài sản khi công ty rút hoặc giải thể.
Thứ ba, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho một bên thứ ba không
được quy định trong pháp luật hiện hànhNgành khai thác mỏ ở Lào được điều
chỉnh bởi Luật Khoáng Sản năm 2008, được thực hiện trong năm 2009. Pháp luật
về khai thác khoáng sản nhẳm các yêu cầu để có được một giấy phép khai thác
khoáng sản và phát triển các dự án khoáng sản. Cục Địa chất và Sở Mỏ khoáng sản
là hai cơ quan Chính phủ nhằm giám sát thực hiện, trong đó bao gồm kiểm tra và
giám sát các hoạt động phát triển khoáng sản trong nước. Cùng với đó, các cơ quan
cũng hỗ trợ trong việc đàm phán khai thác mỏ hợp đồng và thăm dò khoáng sản và
cấp giấy phép khai thác khoáng sản các hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực
khai thác khoáng sản, duy trì trữ lượng khoáng sản và cung cấp thiết bị hỗ trợ thăm
dò khoáng sản và phân tích dữ liệu nghiên cứu (Cục Địa chất và Mỏ Lào, 2010).
2.2.3. Chính sách phát triển ngành công nghiệp khác

Đánh giá thực nghiệm đã chỉ ra rằng CHDCND Lào đã dần dần tiến vào mạng
lưới sản xuất khu vực và toàn cầu, đặc biệt là hàng may mặc và các ngành công
nghiệp xe máy. Hầu hết các nhà máy may mặc vẫn còn trong các hình thức cắt-
làm-cắt, (CMT) và tạo thu nhập.Trên thực tế, ngành công nghiệp may mặc cũng
đứng trong hàng đầu mặc dù khu vực này đã góp phần đáng kể vào việc giảm
nghèo thông qua 5 lĩnh vực xuất khẩu của đất nước. Một ngành công nghiệp sản
23
xuất khác có tiềm năng là xe máy, như hiện nay có gần 20 nhà máy lắp ráp xe máy
tại Lào.
2.3. Giải pháp
2.3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng
Để phát triển công nghiệp của đất nước, GoL nhấn mạnh phát triển cơ sở hạ
tầng như là một nhu cầu quan trọng. Trong NSEDP thứ 7 (2011-2015), đầu tư vào
cơ sở hạ tầng đã được xác định là quan trọng cho sự phát triển. GoL đã thiết lập
mục tiêu ngân sách phân bổ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng khoảng 35%
( xã hội: 35%, kinh tế 30%). Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho năm năm tiếp
theo đã được xác nhận của Bộ Giao thông vận tải (MPWT) bao gồm xây dựng
đường, quy hoạch và phát triển thành phố, và các dự án liên quan đến giao thông
như sân bay, hậu cần
Ở cấp quốc gia, kế hoạch chiến lược đã được đưa ra đầu những năm 2000. Để
thực hiện chiến lược này, các dự án xây dựng quốc lộ đã được cung cấp một lộ
trình hướng đến năm 2020. Trên lộ trình cốt lõi cho phát triển đường quốc gia, hai
đường cao tốc song song đã được công nhận là có tầm quan trọng đối với đất nước,
đặc biệt là sự phát triển của một tuyến đường mới song song cùng với quốc lộ 13.
Đường giao thông kết nối với các nước láng giềng khác cũng rất quan trọng.
Bản đồ: Đường bộ kết nối với các nước
láng giềng "đất được liên kết"
Kết hợp với mạng lưới đường bộ, một kế
hoạch xây dựng đường sắt cũng đã được xác
định trong Đề án tuyến đường sắt

Singapore-Côn Minh. Một số tuyến đường
sắt được vạch ra như sau:
Tuyến đường 1: Bangkok-Aranyaprathet-
Poipet-Phnom
Penh-Lộc Niinh-thành phố Hồ Chí Minh-Hà
Nội-Lào Cai-Hà Khẩu-Côn Minh với một
đường thúc đẩy để thành phố cảng Vũng
Anh từ Tân Ấp và một con đường khác để đi
Vientiane qua Mu Gia và Thakhek hoặc từ
Đông Hà đến Savannakhet qua Lao Bảo.
BẢNG: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT LÀO
24
Số Tên đường sắt Độ dài
(km)
Tổng giá trị
(tỉ US$)
Thời gian
xây dựng
1 Thanaleng-Vientiane 9 40 2008-2010
2 Vientiane- Luangprabang- Boten 493 2500 2010-2020
3 Vientiane- Thakhek 325 1400 2010-2020
4 Thakhek- Mugia 135 614 2010-2020
2.3.2. Đổi mới công nghệ
Tốc độ điều chỉnh cơ cấu của ngành công nghiệp còn chậm, và nhiều hơn nữa
vẫn còn phải được thực hiện trước khi Lào ngành công nghiệp có thể cạnh tranh
trên bảng, bình đẳng và chính quốc tế các đối thủ cạnh tranh. Về cơ bản, công
nghiệp chính sách vẫn còn mơ hồ, đó là lý do tại sao trong tương lai phát triển
công nghiệp nên được điều chỉnh đúng đương đầu với những thách thức toàn cầu
lớn. Có khả năng là cạnh tranh khốc liệt hơn đối với hàng hoá khác nhau và dịch
vụ, và Chính phủ cần đảm bảo cạnh tranh quy trình công nghệ và cải tiến tiêu

chuẩn chất lượng. Nó sẽ ngày càng cần thiết Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để
thích ứng với cơ cấu công nghiệp, và cơ chế, sản xuất và tiếp thị để có thể tham gia
vào thương mại quốc tế chính thống và đầu tư, và quốc gia nên cố gắng sự khác
biệt với các nước láng giềng ' sản xuất giá trị. Điều này có nghĩa là thị trường thích
hợp phải được được xác định phù hợp với bốn lĩnh vực tiềm năng: hàng may mặc,
du lịch, thủ công mỹ nghệ, và khu vực chế biến hàng nông sản. Điều quan trọng
cần nhấn mạnh rằng thương mại và công nghiệp chính sách không phải là yếu tố
duy nhất tạo ra khó khan hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho tính cạnh tranh của đã
nói ở trên các lĩnh vực, gắn kết chính sách và mối liên kết giữa ngành công nghiệp,
thương mại và các lĩnh vực khác cũng đóng một vai trò.
Để tăng quốc tế khả năng cạnh tranh, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã
tăng lao động của mình năng suất và phát triển năng lực địa phương, bao gồm cả
các khoản đầu tư vào các tổ chức kỹ thuật. Ngoài ra, công nghệ, nâng cấp và đổi
mới là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất. Ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm: công nghiệp tập trung sản xuất bia, nước giải khát, đường, trà, cà phê, trái
cây và rau quả. Vấn đề bao gồm cung cấp bên khó khăn để chế biến thực phẩm;
thiếu nguyên liệu sản xuất tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, giới hạn truy cập
thị trường thông tin, tín dụng chính thức, kỹ năng và giáo dục; thiếu ngành công
nghiệp phụ trợ; không đầy đủ cơ sở hạ tầng, năng lực và chất lượng tiêu chuẩn.
25

×