Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.34 KB, 5 trang )
Rễ sắn dây làm thuốc
Người ta trồng sắn dây lấy rễ luộc ăn và làm thuốc.
Rễ sắn dây được thu hoạch chủ yếu từ sau Tết Nguyên đán, đến tháng 4. Rễ đào
về, rửa sạch đất, cắt bỏ những rễ con và cạo vỏ ngoài, đem chế biến ngay, không
nên để quá 3 ngày, rễ có màu bã trầu thì kém phẩm chất. Để lâu hơn rễ sẽ bị thối
hỏng. Được dùng trong Đông y và kinh nghiệm dân gian dưới dạng chế phẩm là
cát căn phiến và bột sắn dây (cát căn bột).
Y học cổ truyền coi rễ sắn dây là một vị thuốc mát, có tác dụng giải nhiệt, sinh tân,
chống khát, làm ra mồ hôi, dễ tiêu, chỉ tả, chữa các chứng sốt nóng, nhức đầu, mẩn
ngứa, rôm sảy, viêm ruột, đau dạ dày Người lớn và trẻ em dùng rất tốt. Liều dùng
hằng ngày từ 10-15g cát căn phiến hay 5-10g bột sắn dây. Người có máu hàn
không nên dùng.
Y học cổ truyền dùng cát căn dưới 2 dạng:
Nước sắc: Lấy 10g cát căn phiến sắc với 200ml nước còn 50ml, uống lúc nóng,
làm 1 lần trong ngày, có thể phổi hợp với các vị thuốc khác theo công thức “Cát
căn thang” gồm cát căn 8g, đại táo 5g, ma hoàng 5g, gừng sống 5g, quế chi 4g,
bạch thược 4g, cam thảo 4g, sắc uống.