Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Những mặt hàng XK chủ lực của việt nam dưới góc độ lợi thế so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.52 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM
Đề tài:
NHỮNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA
VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ LỢI THẾ SO SÁNH
Học phần : Kinh tế quốc tế I_4
Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 52A
Nhóm thực hiện : Nhóm 4
Hà Nội, tháng 4/2013
1
MỤC LỤC
1.2.2Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa và đường giới hạn khả năng sản xuất 10
1.2.3Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin 11
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1.2.2Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa và đường giới hạn khả năng sản xuất 10
1.2.2Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa và đường giới hạn khả năng sản xuất 10
1.2.3Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin 11
1.2.3Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin 11
1.2.2Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa và đường giới hạn khả năng sản xuất 10
1.2.2Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa và đường giới hạn khả năng sản xuất 10
1.2.3Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin 11
1.2.3Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin 11
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
Từ viết
tắt
Nghĩa đầy đủ


English Tiếng Việt
1
ASEAN Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
2 C Cloth Vải
3 EU European Union Liên minh châu Âu
4 FTA Free Trade Agreement Hiệp định tự do thương mại
5 PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua
6 RCA Revealed Comparative Advantage Chỉ số so sánh hiện hữu
7 TG - Thế giới
8 VN - Việt Nam
9 W Wheat Lúa mì
10 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
11 XK - Xuất khẩu
12 XKCL - Xuất khẩu chủ lực
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế các quốc gia ngày càng chặt chẽ hơn, đặt ra yêu cầu các quốc gia trên thế giới chỉ tập
trung vào việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm có lợi thế, thế mạnh để đáp ứng nhu cầu
ngày càng lớn của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào 11-1-2007, yêu cầu này trở nên bức thiết
hơn đối với Việt Nam .
Với điều kiện là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hơn nửa lực
lượng lao động vẫn nằm trong các ngành công nghiệp. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta
xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nhằm sử dụng lực lượng lao động lớn
trong nông nghiệp, phân công lực lượng lao động và tạo nguồn tích lũy cần thiết cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Trong những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác
lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ. Lợi thế nói trên hiện tại và một vài năm
tới vẫn đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng nguồn lực tự nhiên ngày
càng cạn kiệt. Những hạn chế mang tính cơ cấu về lợi thế tự nhiên như khả năng khai thác,
đánh bắt, nuôi trồng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn. Đó là chưa kể
đến những tác động tiêu cực đến môi trường được xem như một hạn chế cản trở tăng trưởng
xuất khẩu. Lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần trong bối cảnh chênh lệch tiền lương
lao động ở nước ta và các nước giảm dần cùng với nhu cầu cao trên thị trường thế giới về
những hàng hóa có hàm lượng công nghệ và khoa học ngày càng cao. Do đó, dựa vào mô
hình tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có, xuất khẩu Việt
Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Bên cạnh đó, cạnh tranh quốc tế
trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cũng là áp lực phải nhanh chóng chuyển sang mô
hình tăng trưởng mới.

Mô hình tăng trưởng mới là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai
thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trên cơ
sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Chuyển từ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng sang
phát triển theo chiều sâu, từ việc dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có sang lợi thế cạnh
tranh động là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu; duy trì được tốc độ tăng
trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu,
5
phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường, do đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế
giới biến động bất lợi. Thực hiện định hướng phát triển xuất khẩu theo chiều sâu cũng là giải
pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khắc phục nguy cơ tụt
hậu, bẫy thu nhập trung bình, nâng cao vị thế quốc gia, đảm bảo phát triển nền kinh tế độc
lập, tự chủ.
 Mục đích nghiên cứu
Chủ trương phát triển xuất khẩu là đúng đắn, tuy nhiên nếu không có chiến lược phát

triển đúng hướng, tập trung vào các ngành có lợi thế mà đầu tư dàn trải, tràn lan thì chúng ta
không thể có được các sản phẩm có vị thế cạnh tranh quốc tế. Mục đích nghiên cứu của đề tài
là nhằm xác định lợi thế so sánh của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhằm tận
dụng nguồn tài nguyên hiệu quả cũng như nguồn lao động ở các vùng sản xuất các mặt hàng
này, tạo ra những bước đột phá mới trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích lý thuyết về lợi thế so sánh của các nhà kinh tế học nổi tiếng
như David Ricardo, …; phân tích vai trò, vị trí và hiện trạng của ngành xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam trong những năm gần đây, ở một số vùng có lợi thế nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu
hàng hóa chủ lực của Việt Nam.
 Phương pháp nghiên cứu
Bài viết kết hợp các phương pháp: phân tích, tổng hợp các lý thuyết về lợi thế so sánh,
phương pháp đối chiếu, so sánh mặt hàng lợi thế của Việt Nam đối với các quốc gia khác.
 Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài của nhóm gồm có các phần chính như
sau:
1. Tổng quan về lợi thế so sánh
2. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam dưới góc độ lợi thế so sánh
3. Định hướng, mục tiêu xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả
Mặc dù nhóm đã cố gắng tìm hiểu nhiều thông tin trên sách báo, trên internet, và kết hợp
với kiến thức thực tế, kiến thức được giảng dạy trên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tuy
nhiên, với thời gian bó hẹp cũng như lượng kiến thức chưa sâu, tài liệu này không thể tránh
khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các bạn!
XIN CÁM ƠN!
Nhóm 4 – Kinh tế quốc tế 52A
6
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH
1.1 Lý thuyết của Rircardo
Năm 1817, trong cuốn “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế”, Ricardo có nói

về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau. Quy luật lợi thế so
sánh là một trong những quy luật quan trọng của kinh tế học nói chung và của kinh tế quốc tế
nói riêng. Quy luật này được áp dụng rất nhiều trong thực tế và cho đến nay nó vẫn còn
nguyên giá trị.
1.1.1 Các giả định của lý thuyết Ricardo
- Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định.
- Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi một quốc gia.
- Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài.
- Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động.
- Công nghệ của hai quốc gia như nhau.
- Chi phí sản xuất là cố định.
- Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ).
- Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo.
- Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế.
- Chi phí vận chuyển bằng không.
- Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá.
1.1.2 Quy luật lợi thế so sánh
Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: Mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào
sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà
quốc gia đó không có lợi thế so sánh.
Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã nhấn
mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế
tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi
tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so
sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các
sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có
lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều
có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và
là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. Quy luật này có thể làm sáng tỏ bằng cách
xem xét trên bảng 1.

7
Bảng 1: Ví dụ minh họa lợi thế so sánh của 2 quốc gia
Sản phẩm
Quốc gia
Mỹ Anh
Lúa mì: Kg/người/h 6 1
Vải: mét/người/h 4 2
- Trong trường hợp này, nước Anh không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại
hàng hoá là lúa mỳ và vải so với Mỹ.
- Tuy nhiên, vì lao động ở nước Anh có năng suất lao động trong việc sản xuất vải bằng
½ của Mỹ và có năng suất trong việc sản xuất lúa mì bằng 1/6 của Mỹ. Do đó, nước
Anh có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải. Ngược lại, dù nước Mỹ có lợi thế tuyệt
đối trong cả hai loại hàng hoá là vải và lúa mì nhưng vì lợi thế tuyệt đối trong sản xuất
lúa mì của Mỹ (6:1) lớn hơn lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải (4:2) nên Mỹ có lợi
thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì.
 Tóm lại, nước Mỹ có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì.
Nước Anh tuy không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm nào, nhưng vẫn có lợi
thế so sánh trong việc sản xuất vải. Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có
lợi từ thương mại quốc tế nếu nước Mỹ chuyên môn hóa sản xuất lúa mì và xuất khẩu
một phần để đổi lấy vải được sản xuất tại Anh (cùng lúc đó, nước Anh sẽ chuyên môn
hóa sản xuất và xuất khẩu vải).
1.1.2.1 Lợi ích từ thương mại
Vừa rồi, chúng ta mới phân tích giản đơn về lợi thế so sánh và chưa chứng minh được
quy luật này. Để làm được điều này, chúng ta phải xem Anh và Mỹ có lợi như thế nào từ việc
sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá chúng có lợi thế so sánh.
Để bắt đầu chứng minh, chúng ta cần hiểu rằng Mỹ sẽ bàng quan với việc tham gia
thương mại quốc tế nếu nó chỉ trao đổi được 6W lấy 4C. Lý do là Mỹ có thể sản xuất chính
xác 4C bằng cách không sản xuất 6W (xem bảng 1) và Mỹ sẽ không tham gia thương mại
quốc tế nếu nó trao đổi 6W được ít hơn 4C. Tương tự, nước Anh sẽ bàng quan với việc tham
gia thương mại quốc tế nếu nó chỉ trao đổi được 2C lấy 1W và nó sẽ không tham gia thương

mại quốc tế nếu nó trao đổi 2C được ít hơn 1W.
Để cho thấy cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại quốc tế, có thể giả sử rằng Mỹ
có thể đổi 6W lấy 6C của Anh. Nước Mỹ sẽ có lợi 2C (tương đương 1/2h lao động) vì nếu
không tham gia thương mại quốc tế Mỹ chỉ có thể đổi 6W lấy 4C ở trong nước. Để thấy được
việc nước Anh cũng có lợi từ thương mại, chúng ta thấy rằng với 6W mà Anh nhận được từ
việc trao đổi với Mỹ, Anh sẽ cần phải bỏ ra 6h lao động để sản xuất ra nó. Nước Anh sẽ dùng
6h này để sản xuất ra 12C và chỉ phải trao đổi 6C lấy 6W của Mỹ. Chính vì vậy, nước Anh sẽ
có lợi 6C hay tiết kiệm được 3h lao động. Một lần nữa, việc nước Anh có lợi hơn Mỹ khi
tham gia vào thương mại quốc tế. Điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là cả hai
8
quốc gia đều có lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế, cho dù một quốc gia (trong
trường hợp này là nước Anh) gặp bất lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai loại hàng hoá.
Có thể nêu lên những ví dụ thực tế trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn một luật
sư có thể đánh máy nhanh gấp hai lần một cô thư ký. Và luật sư có lợi thế tuyệt đối về cả việc
đánh máy lẫn tư vấn luật pháp so với cô thư ký. Tuy nhiên, vì cô thư ký không thể tư vấn luật
mà không có bằng luật sư nên vị luật sư có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh ở công việc
tư vấn luật pháp và cô thư ký chỉ có lợi thế so sánh trong việc đánh máy. Theo quy luật về lợi
thế so sánh, vị luật sư nên dành toàn bộ thời gian vào tư vấn pháp luật và để cô thư ký đánh
máy. Nếu vị luật sư có thể kiếm 100 đôla/h bằng việc tư vấn luật và chỉ phải trả cô thư ký 10
đôla/h đánh máy. Nếu vị luật sư đánh máy thì mỗi giờ ông sẽ mất 80 đô la vì ông ta có được
20 đô la mỗi giờ đánh máy (lưu ý kết quả này là do vị luật sư có thể đánh máy nhanh gấp hai
lần cô thư ký) nhưng ông ta sẽ mất 100 mỗi giờ vì không tư vấn luật.
Quay lại với ví dụ của nước Mỹ và nước Anh, chúng ta thấy rằng cả hai quốc gia sẽ có
lợi nếu đổi 6W lấy 6C. Tuy nhiên, đây không phải là tỷ lệ trao đổi duy nhất mà cả hai quốc
gia đều có lợi. Vì nước Mỹ có thể đổi 6W lấy 4C ở trong nước (cùng mất 1 giờ lao động) nên
nước Mỹ chỉ có lợi nếu đổi 6W được nhiều hơn 4C của Anh. Mặt khác, ở nước Anh 6W
tương đương với 12C (Anh cần 6 giờ lao động để có được 6W). Ở bất kỳ tỷ lệ trao đổi nào mà
6W có thể đổi được ít hơn 12C sẽ là lợi ích của nước Anh. Tóm lại, nước Mỹ sẽ có lợi từ
thương mại nếu nó trao đổi 6W được nhiều hơn 4C của Anh và nước Anh chỉ sẽ có lợi nếu
trao đổi được ít hơn 12C để có được 6W từ Mỹ. Do đó, miền trao đổi để cả hai quốc gia cùng

có lợi là: 4C < 6W < 12C.
Khoảng cách từ 4C đến 12C cho biết tổng lợi ích do thương mại tạo ra khi trao đổi lấy
6W. Ví dụ, chúng ta đã phân tích nếu trao đổi 6W lấy 6C thì Mỹ lợi 2C còn Anh lợi 6C, tổng
lợi ích của hai quốc gia sẽ là 8C. Do đó, nếu tỷ lệ trao đổi càng gần 4C = 6W (gần với tỷ lệ
trao đổi nội địa của Mỹ - bảng 1) thì Mỹ sẽ nhận được ít lợi ích hơn và Anh có nhiều lợi ích
hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ trao đổi càng gần 6W = 12C (tỷ lệ trao đổi nội địa của Anh) thì Mỹ
sẽ nhận được lợi ích nhiều hơn so với Anh.
Ví dụ, nếu nước Mỹ trao đổi 6W lấy 8C của Anh thì mỗi quốc gia đều có lợi 4C và
tổng lợi ích của 2 quốc gia vẫn là 8C. Nếu nước Mỹ đổi 6W lấy 10C thì Mỹ sẽ có lợi 6C và
Anh chỉ có lợi 2C (dĩ nhiên lợi ích có được từ thương mại sẽ thay đổi nếu Mỹ trao đổi nhiều
hơn 6W). Chúng ta sẽ thấy rằng tỷ lệ trao đổi trong thực tế được quyết định bởi cung và cầu.
Ngoài ra, tỷ lệ trao đổi cũng bị quyết định bởi sự phân chia tổng lợi ích có được từ thương
mại của các quốc gia. Cho đến lúc này, tất cả những điều mà chúng ta đã làm là chứng minh
thương mại quốc tế có lợi cho cả hai quốc gia, cho dù một quốc gia có kém hiệu quả hơn
trong việc sản xuất cả hai mặt hàng.
1.1.2.2 Lợi thế so sánh và lý thuyết giá trị của lao động
9
Theo lý thuyết giá trị của lao động, giá trị hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc nhiều
vào số lượng lao động được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó. Điều này ngụ ý rằng: (1)
hoặc lao động là yếu tố duy nhất để sản xuất ra hàng hóa hoặc lao động được sử dụng với một
tỷ lệ cố định như nhau ở tất cả các loại hàng hoá và (2) lao động là đồng nhất (nghĩa là chỉ có
một loại lao động). Vì cả hai giả thiết này không hợp lý nên chúng ta không thể giải thích lợi
thế so sánh dựa trên lý thuyết giá trị của lao động.
Cụ thể hơn, lao động không phải là yếu tố sản xuất duy nhất và nó cũng không thể
được sử dụng với một tỷ lệ nhất định như nhau ở tất cả các loại hàng hoá. Ví dụ, tỷ lệ vốn trên
lao động ở một số ngành (như thép) sẽ lớn hơn một số ngành khác (như dệt may). Hơn thế
nữa, luôn tồn tại khả năng thay thế giữa vốn, lao động và các yếu tố sản xuất khác trong việc
sản xuất hàng hoá. Ngoài ra, rõ ràng lao động không thể đồng nhất mà nó luôn khác biệt do
đào tạo, do năng suất và mức lương. Cuối cùng, năng suất lao động luôn luôn khác nhau. Do
đó, lý thuyết lợi thế so sánh không thể được giải thích dựa trên lý thuyết giá trị của lao động

nhưng có thể được giải thích dựa trên lý thuyết về chi phí cơ hội (điều này có thể dễ chấp
nhận hơn).
1.2 Lý thuyết H – O
1.2.1 Các giả định của lý thuyết H – O
- Thế giới chỉ có 2 quốc gia chỉ có 2 loại hàng hóa (X và Y) và chỉ có 2 yếu tố sản xuất
là lao động và tư bản.
- Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hóa giống nhau và thị hiếu của các dân
tộc như nhau.
- Hàng hóa X chứa đựng nhiều lao động, còn hàng hóa Y chứa đựng nhiều tư bản.
- Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hóa trong 2 quốc gia là một hằng số. Cả
hai quốc gia đều chuyên môn hóa sản xuất ở mức không hoàn toàn.
- Cạnh tranh hoàn hảo ở thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố đầu vào ở cả 2
quốc gia.
- Công nghệ sản xuất cố định ở mỗi quốc gia và như nhau giữa các quốc gia.
- Công nghệ đó ở mỗi quốc gia đều có lợi tức theo quy mô cố định.
- Lao động và vốn có thể di chuyển tự do trong biên giới mỗi quốc gia, nhưng bị cản trở
trong phạm vi quốc tế.
- Không có chi phí vận tải, không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong
thương mại giữa hai nước.
1.2.2 Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa và đường giới hạn khả năng
sản xuất
Mô hình Heckscher – Ohlin phiên bản 2 x 2 x 2 sử dụng hàm Cobb-Douglass vì nó
phù hợp với giả thiết về lợi tức theo quy mô không đổi.
Chúng ta nói rằng hàng hóa Y là hàng hóa chứa đựng nhiều tư bản nếu tỷ số tư bản/
lao động (K/L) được sử dụng để sản xuất hàng hóa Y lớn hơn hàng hóa X trong cả 2 quốc gia.
10
Chúng ta cũng nói rằng quốc gia thứ II là quốc gia có sẵn tư bản với quốc gia thứ I nếu
tỷ giá giữa tiền thuê tư bản lãi suất trên tiền lương (r/w) ở quốc gia này thấp hơn so với quốc
gia thứ I. Như vậy, đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia thứ II sẽ nghiêng về OY
và của quốc gia thứ I sẽ nghiêng về phía OX.

Hình 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Xét ví dụ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga. Ta giả thiết, để sản xuất mặt
hàng quần áo cần nhiều lao động, còn mặt hàng thép cần nhiều vốn hơn. Việt Nam là nước
tương đối sẵn có về lao động hơn nên họ sẽ sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Còn Nga có
nhiều tư bản nên họ sản xuất và xuất khẩu thép.
1.2.3 Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin
Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher – Ohlin được tóm tắt trong sơ đồ
hình 2. Bắt đầu tại góc phải phía dưới cuả sơ đồ ta thấy rằng sở thích và sự phân phối theo
quyền sở hữu các yếu tố sản xuất (nghĩa là theo phân phối thu nhập) xác định nhu cầu hàng
hóa. Nhu cầu hàng hóa xác định nhu cầu dẫn xuất về yếu tố cầu để sản xuất chung. Lượng cầu
về các yếu tố sản xuất, cùng với lượng cung sẽ xác định giá cả và yếu tố sản xuất trong điều
kiện cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả các yếu tố sản xuất cùng với công nghệ sẽ xác định giá cả
hàng hóa cuối cùng. Sự khác biệt về giá tương đối cuối cùng của hàng hóa giữa các nước
quyết định lợi thế so sánh và mô hình thương mại (nghĩa là nước nào sản xuất hàng hóa gì?).
Sơ đồ trên hình 2 cho thấy tất cả các lực lượng sản xuất cùng với nhau quyết định giá cả
hàng hóa cuối cùng như thế nào. Đây chính là cái mà chúng ta nói rằng mô hình Heckscher –
Ohlin là mô hình cân bằng chung. Tuy nhiên, trong số tất cả các lực lượng tương tác này, định lí
Heckscher – Ohlin tách riêng sự khác biệt khả năng vật chất hay khả năng cung cấp các yếu tố sản
xuất giữa các nước (với sở thích và công nghệ như nhau) để giải thích sự khác biệt về giá tương
11
đối của hàng hóa và thương mại giữa các nước. Đặc biệt, Ohlin giải thích sở thích (và phân phối
thu nhập) giống nhau giữa các nước. Điều này dẫn đến nhu cầu giống nhau về hàng hóa cuối cùng
và yếu tố sản xuất ở các nước khác nhau. Do đó, sự khác biệt về cung các yếu tố sản xuất ở các
nước khác nhau là nguyên nhân của sụ khác biệt yếu tố khác nhau dẫn đến giá tương đối của hàng
hóa khác nhau và diễn ra thương mại giữa các nước. Sự khác biệt về khả năng cung cấp tương đối
các yếu tố dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả hàng hóa mà
chúng được chỉ ra bởi đường đậm trong hình 2.
Hình 2: Quá trình hình thành giá cả sản phẩm – khung cân bằng tổng quát của lý thuyết
Hecksher – Ohlin
Mô hình đưa ra những kết luận sau: Trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều

hướng đến chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất
đối với nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác bằng cách thừa nhận là mỗi sản phẩm đòi
hỏi một sự liên kết khác nhau các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên, đất đai…) và có
sự chênh lệch giữa các nước về các yếu tố này, mỗi nước sẽ chuyên môn hoá trong những
ngành sản xuất cho phép sử dụng các yếu tố với chi phí rẻ hơn, chất lượng tốt hơn so với các
nước khác đồng thời nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào kia. Kết luận này
được kinh tế học gọi là Định lý Heckscher – Ohlin.
1.3 So sánh lý thuyết về lợi thế so sánh của D. Ricardo và lý thuyết H – O
- Cả 2 lý thuyết nói trên đều giải thích được bản chất của lợi thế so sánh.
12
- Lý thuyết H – O ra đời dựa trên lý thuyết lợi thế sánh của D. Ricardo. Mặc dù chưa
phải là một lý thuyết hoàn hảo về thương mại quốc tế, song nó đã phần nào khắc phục
được những hạn chế của D. Ricardo.
Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo Lý thuyết H-O
- Chưa đề cập đến tỉ lệ trao đổi quốc tế
 Chưa giải thích được lợi ích thương mại
được xác định như thế nào.
- Nhấn mạnh yếu tố cung, coi quá trình
sản xuất của mỗi nước là yếu tố quyết định
hoạt động TMQT.
- Các phân tích của Ricardo không tính
đến cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng của mỗi
nước, cho nên dựa vào lí thuyết của ông
người ta không thể xác định giá tương đối
mà các nước dùng trao đổi sản phẩm.
- Xây dựng dựa trên lý luận về giá trị lao
động, theo đó, lao dộng được coi là yếu tố
sản xuất duy nhất và đồng nhất trong tất cả
các ngành sản xuất.
- Phân tích được tác động của TMQT đến

giá cả của các yếu tố sản xuất và phân phối
thu nhập giữa các quốc gia.
- Yếu tố quyết định TMQT: mức độ sãn
có của các yếu tố sản xuất của các quốc gia
khác nhau và hàm lượng các yếu tố sản xuất
được sử dụng để làm ra các mặt hàng khác
nhau.
- Có tính khái quát cao hơn D. R khi bổ
sung thêm khái niệm “vốn con người”.
- Sử dụng lý thuyết về chi phí cơ hội để
xem xét lại khái niệm về lợi thế so sánh.
1.4 Hệ số so sánh hiện hữu RCA
Lợi thế so sánh hiện hữu RCA (Revealed Comparative Advantage) là một chỉ số đã và
đang được sử dụng khi phân tích chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia. Lợi thế so
sánh xem xét từ các số liệu thương mại quan sát được chính là lợi thế so sánh hiện hữu. Chỉ
số RCA giúp các quốc gia có thêm một công cụ để đánh giá mức độ cạnh tranh của nền kinh
tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các quốc gia hoạch định tốt hơn
chính sách thương mại quốc tế, làm cơ sở để hoàn thiện các chính sách, công cụ khác trong
chính sách thương mại quốc tế.
Đi tiên phong trong việc kiểm chứng lý thuyết lợi thế so sánh là Bela Balassa - với
việc đưa ra chỉ số Balassa vào năm 1965. Balassa đã chỉ ra 3 cách khác nhau để tính toán lợi
thế so sánh của quốc gia:
- Cách 1: Tính toán mức thặng dư hoặc thâm hụt của xuất khẩu so với nhập khẩu. Nếu
xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu trong hàng hoá nào thì quốc gia đó được coi là có lợi thế so sánh
trong hàng hoá đó. Tuy nhiên, cách tính toán này gặp phải một số hạn chế như (i) không tính
đến thị hiếu khác nhau của các quốc gia; (ii) không tính đến kết quả của việc bảo hộ thương
mại.
13
- Cách 2: Thực hiện điều tra chi phí sản xuất hàng hoá cạnh tranh ở các quốc gia và sử
dụng những phương pháp giống nhau để đánh giá mức độ cạnh tranh các hàng hoá này ở các

quốc gia khác nhau. Trên thực tế, phương pháp này khó được thực hiện vì các cuộc điều tra
thường được thực hiện ở các thời điểm khác nhau với các phương pháp khác nhau dẫn đến
khó có thể so sánh số liệu điều tra giữa các nước.
- Cách 3: Xem xét ‘tính hiện hữu’ của lợi thế so sánh (được đề cập ngay dưới đây).
Balassa đề xuất xem xét lợi thế so sánh từ các số liệu thương mại sẵn có. Do đó, lợi thế so
sánh hiện hữu RCA còn được gọi là chỉ số Balassa.
RCA được tính bằng cách chia thị phần xuất khẩu của một hàng hóa (hoặc nhóm hàng
hóa) của một quốc gia trong tổng xuất khẩu hàng hóa đó (hoặc nhóm hàng hóa đó) trên thế
giới (hoặc một tập hợp các quốc gia) cho thị phần xuất khẩu của tất cả hàng hóa của quốc gia
trong tổng số xuất khẩu của thế giới (hay tổng số xuất khẩu của thị trường tập hợp các quốc
gia đó).
RCA (Xik) = (Xik : Xi) / (Xwk : Xw)
Trong đó:
o RCA (Xik): chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu trong xuất khẩu của nước i đối với sản
phẩm k
o Xik = kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i
o Xi = tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i
o Xwk = kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k toàn cầu
o Xw = tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu
Ý nghĩa của công thức trên cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước i đối với sản
phẩm k lớn hơn tỷ trọng sản phẩm đó trong tổng xuất khẩu của thế giới, tức là RCA (Xik) > 1
thì nước i được coi là có lợi thế so sánh đối với sản phẩm k. Hệ số này càng lớn chứng tỏ lợi
thế so sánh càng cao. Ngược lại nếu RCA (Xik) < 1 thì nước i không có lợi thế so sánh về sản
xuất sản phẩm k. Chỉ số này đã được áp dụng cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuỳ thuộc vào số liệu sử dụng, RCA có thể được sử dụng để diễn tả lợi thế so sánh
theo các cách khác nhau. RCA có thể được sử dụng để xem xét lợi thế so sánh của một quốc
gia so với thế giới hoặc của quốc gia đó so với một nhóm các quốc gia khác ở trong một, một
nhóm hoặc nhiều nhóm hàng trên thế giới hoặc xem xét lợi thế so sánh của một quốc gia so
với các quốc gia khác trong một khu vực nào đó.
• Ưu điểm và nhược điểm của RCA

- Ưu điểm: dễ tính toán, lượng hóa được mức lợi thế so sánh để đánh giá được vị thế
của ngành hàng quốc gia trên thị trường thế giới một cách tương đối.
- Nhược điểm: độ chính xác trong kết quả đánh giá mức lợi thế so sánh không cao nên
việc vận dụng để hoạch định chính sách thương mại cũng kém tin cậy.
Kết quả tính toán góp phần đưa ra câu trả lời như một quốc gia nên phát huy lợi thế so
sánh ở những ngành nào và nên làm gì để phát huy lợi thế so sánh hay làm thế nào để biến
14
những ngành hiện tại chưa có lợi thế so sánh hiện hữu thành những ngành có lợi thế trong
tương lai, ngành nào là ngành mà quốc gia được nghiên cứu đang phải cạnh tranh với khu
vực, định hướng nào nên được thực hiện khi mở rộng liên kết khu vực, lộ trình hội nhập khu
vực và quốc tế cho từng ngành nên được thiết kế và hoàn thiện như thế nào. Tất cả những câu
trả lời này cần được cụ thể hoá bằng việc hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại
quốc tế.
15
CHƯƠNG 2
NHỮNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
CỦA VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ LỢI THẾ SO SÁNH
2.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
2.1.1 Khái niệm
- Hàng xuất khẩu chủ lực là những mặt hàng có vị trí quyết định trong kim ngạch xuất
nhập khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. Mặt
hàng chủ lực được hình thành trước hết qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước
ngoài, qua những cuộc cọ sát, cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường thế giới, kéo theo
việc tổ chức sản xuất trong nước trên quy mô lớn, chất lượng phù hợp với đòi hỏi của
người tiêu dùng, đứng vững và liên tục phát triển.
- Điều kiện để một mặt hàng xuất khẩu ra đời: cần có ít nhất 1 trong 3 yếu tố sau
 Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó.
 Có nguồn lực để tổ chức sản xuất với chi phí thấp tương đối so với các sản phẩm cạnh
tranh khác để có thể vừa đảm bảo khả năng cạnh trạnh vừa mang lại hiệu quả cao hơn.
 Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng khối lượng kim ngạch xuất khẩu của quốc

gia.
Tuy nhiên, vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn mà luôn có sự vận
động, biến đổi trong quá trình phát triển của thị trường. Do vậy, trong việc xây dựng cơ cấu sản
phẩm xuất khẩu chủ lực cần căn cứ không chỉ vào khả năng sẵn có và nội lực trong nước, vào nhu
cầu và khả năng hiện tại trên thị trường thế giới mà còn căn cứ vào xu thế, diễn biến thị trường trong
tương lai.
- Vai trò then chốt của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực:
Xuất khẩu là một yếu tố khách quan và có vai trò quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt
là nước ta, một nước có nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, không
đồng bộ, dân số phát triển nhanh. Thực tế kinh nghiệm của một số nước NICs và ASEAN cho
thấy chiến lược tăng trưởng kinh tế trong công cuộc công nghiệp hoá là phát triển kinh tế
hướng về xuất khẩu. Xuất khẩu đã được xác định là một trong những mũi nhọn quyết định
quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia.
+ Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá
đất nước
+ Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời đời sống
nhân dân
+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế
16
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những mặt hàng có vị trí đáng kể trong tổng giá trị xuất
khẩu của một đất nước và có ảnh hưởng ít nhiều đến thương trường quốc tế. Ở một chừng
mực nhất định, chúng phản ánh thế lực kinh tế của một nước trong nền kinh tế thị trường.
2.1.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam qua các năm
- Năm 1992 – 4 mặt hàng gồm: Dầu thô, Thuỷ sản, Gạo, Dệt may.
- Năm 1997 – 10 mặt hàng: Gạo, Dầu thô, Thủy sản, Cà phê, Dệt may, Giày dép, Cao
su, Than đá, Điện, Điện tử.
- Năm 2010: 18 mặt hàng
Bảng 2: 18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê

17
Biểu đồ 1: Tỷ trọng của 18 mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
2010
Nguồn: Tổng cục thống kê

- Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với
năm 2009 trong đó 18 mặt xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD với tổng kim ngạch đạt 54.595
triệu USD, chiếm 76% tổng kim ngạch cả nước. Ngôi thứ kim ngạch cao thay đổi
trong các năm, với đà tăng trưởng xuất khẩu sẽ có thêm nhiều mặt hàng vào tốp 1 tỷ
USD.
- Hiện nay, Việt Nam có khoảng 19 mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: Hàng dệt
may, Dầu thô, Giày dép, Gạo, Thuỷ-hải sản, Cà phê, Chè, Cao su, Nhân hạt điều, Than
đá, Rau quả, Hàng thủ công mỹ nghệ, Hạt tiêu, Hàng điện tử-linh kiện máy tính, Đậu
phộng nhân, Xe đạp và phụ tùng, Dây điện và cáp điện, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa.
- Đến năm 2012, theo số liệu của Tổng cục hải quan, VN có 22 mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu vượt 1 tỉ.
18
Biểu đồ 2: Các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất trong 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
2.1.3 Lợi thế so sánh của các mặt hàng XKCL của Việt Nam
Như đã nói ở trên, lợi thế so sánh được nhìn nhận dưới 2 góc độ là sự khác biệt
về chi phí cơ hội và sự khác biệt về phân bổ nguồn lực. Lợi thế so sánh của Việt Nam là
các lợi thế tĩnh hay còn gọi là lợi thế cấp thấp, nếu các lợi thế này không có khả năng tái
sinh thì nó sẽ mất dần đi. Điều này thấy rất rõ ở 2 lợi thế mà Việt Nam đang có là tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào…
Phân tích lợi thế so sánh của 1 số mặt hàng XKCL tiêu biểu:
2.1.3.1 Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực về nông sản (theo số liệu 2012) là gạo và cà phê
• Gạo
Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với thế mạnh là xuất khẩu lúa gạo.
Sản xuất lúa gạo luôn giữ vị trí hang đầu với tỉ trọng cao về diện tích cũng như sản lượng.

Những lợi thế về sản xuất gạo đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong sản xuất trong
sản xuất nông nghiệp cũng như xuất khẩu gạo ra các thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ,
Nhật Bản…
Lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo:
- Vị trí địa lý nổi trội: Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ
thống biển là cửa ngõ của Việt Nam cũng như nền kinh tế các quốc gia khác. Do đó
tạo điều kiện thuận lợi lớn cho xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Thêm vào đó, nước ta có
một số cảng biển lớn, có giá trị kinh tế cao, lâu đời giúp giảm chi phí cho việc vận
chuyển đi các nước.
19
- Đất đai: Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó có khoảng
4,1 triệu ha đất đang được sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả năng làm nông
nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa khoảng 8,5
triệu ha. Như vậy, quỹ đất chưa sử dụng còn rất lớn. So với các nước xuất khẩu gạo
lớn trên thế giới thì khả năng mở rộng diện tích trồng lúa của Việt Nam còn tương đối
cao.
- Điều kiện tự nhiên, sinh thái: Nhìn chung, so với các nước khác, khí hậu Việt Nam là
nhiệt đới gió mùa khá thuận lợi cho sản xuất lúa gạo. Việt Nam có hai vựa lúa lớn là
hai đồng bằng phù sa màu mỡ: đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Lượng mưa hàng năm lớn, cùng với hệ thống nước ngầm với trữ lượng lớn, hệ thống
song ngòi dày đặc…đảm bảo cung cấp đủ nước cho hàng triệu ha lúa.
- Nguồn lực: 70% lực lượng lao động trong cả nước là lao động trong nông nghiệp.
Hàng năm có khoảng 1-1,2 triệu người đến độ tuổi lao động. Đất nước ta có bề dày
lịch sử sản xuất lúa gạo, nên người dân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Thêm vào đó, thu nhập bình quân đầu người thấp hay giá nhân công tương đối rẻ: thu
nhập bình quân đầu người năm 2008 (theo PPP) của Việt Nam là 1,979 USD, thấp hơn
nhiều so với Philipines (2,852 USD), Inđônêxia (3,064 USD), Thái Lan (6,623 USD),
Ấn Độ (2,070 USD).
- Chi phí sản xuất lúa gạo ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan: chi phí lao
động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích lúa được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33

lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chi phí liên quan đến giá vật tư đầu vào bằng 50-80%
chi phí của Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của Việt Nam bình quân từ 90 -
110 USD/tấn, trong khi đó Thái Lan là 120 -150 USD/tấn.
• Cà phê
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng
nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Ngành cà phê góp phần làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng.
Điều này kéo theo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở
để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc, Vì thế đẩy
mạnh qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có cây cà phê phát triển. Điều này
góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.
Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê:
- Điều kiện tự nhiên
 Về khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm
mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng
cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía
20
nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu
phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.
 Về đất đai: Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp
lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích
hàng triệu ha.
 Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở
Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được.
- Lợi thế về nhân công: Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ
tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động
trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu đòi hỏi một đội ngũ lao động
khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứng dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến
cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế về nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi
phí cho sản xuất cà phê xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể

cạnh tranh được về giá so với các nước trên thế giới.
- Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên nhanh chóng. Cà
phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu dùng cà phê
vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao. Điều này đã thúc đẩy và
khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuất khẩu.
- Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam
thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt
Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho
một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là
1,412 triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất
rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của
Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Về thị trường xuất khẩu cà phê: thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng mở
rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe,
Nam Nguyên, Thu Hà,… đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và
thế giới. Cà phê xuất chủ yếu sang Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
- Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để xuất
khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số
tỉnh Miền Trung. Đây là một lợi thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho nhu
cầu xuất khẩu cà phê.
21
2.1.3.2 Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu khá cao hiện nay
• Dệt may
- Lợi thế về nhân công: Nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Mức lương hiện
nay của công nhân Việt Nam vào loại thấp trên thế giới, chỉ khoảng 0,18 USD/h, thấp
hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới (trong đó Mỹ là 10,33 USD/h).
Giá nhân công thấp làm giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ
thấp được giá thành sản phẩm xuất khẩu. Đây cũng chính là lợi thế giúp các doanh
nghiệp Việt Nam giành được hợp đồng gia công, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư nâng cao thiết bị nhà máy, tạo vị thế cạnh tranh về giá của 1 số mặt hang dệt

may so với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Lợi thế về vị trí: với đường bờ biển dài tạo thuận lợi cho việc phát triển giao lưu hang
hải quốc tế với các khu vực trên thế giới. Lợi thế này giúp các doanh nghiệp Việt Nam
giảm chi phí trong vận tải và giao nhận hang hoá với nước ngoài.
- Điều kiện tự nhiên: có đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc trồng trọt và phát triển của
cây xơ-nguyên liệu chính phục vụ cho ngành dệt may (đay, tơ tằm, bông…).Đây thực
sự là nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá, tạo điều kiện cho việc phát triển ngành tiểu
công nghiệp dệt, làm tiền đề vững chắc cho việc phát triển ngành công nghiệp dệt
may. Điều này có giá trị hơn khi thị hiếu của thị trường đang ngày càng nghiêng về
những loại sản phẩm sử dụng nguyên liệu tự nhiên.
- Thị trường: có 54 thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong đó, Mỹ, Hàn
Quốc và Nhật Bản là 3 quốc gia nhập khẩu chủ yếu.
• Thủy sản
- Điều kiện tự nhiên: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng
Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng hơn
226.000 km
2
, có diện tích vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km
2
, trong vùng
biển VN có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ
bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt…Biển VN còn có nhiều vịnh, đầm
phà, cửa song (trong đó hơn 10.000 ha đang quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản) và trên
400.000 ha rừng ngập mặn. Đó là tiềm năng để VN phát triển ngành nuôi trồng thuỷ
hải sản. Cùng đó trong đất liền còn có khoảng 7 triệu ha diện tích mặt nước, có thể
nuôi trồng thuỷ sản.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới. Tài nguyên khí hậu
đã giúp cho ngành thuỷ sản phát triển 1 cách thuận lợi. Chủng loại sịnh vật đa dạng và
phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đem lại
nguồn thu lớn cho VN trong hoạt động xuất khẩu.

- Lợi thế về nguồn lao động: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong việc đánh
bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và trên thế giới. Hiện nay,
22
Nhà nước đang coi thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn do đó, có nhiều chính sách đầu
tư khuyến khích để đẩy mạnh sự phát triển của ngành.
Với những lợi thế kể trên, ngành thuỷ sản đã và đang có những đóng góp đáng kể cho
nền kinh tế quốc dân. Với những thành tựu đã đạt được, Việt Nam được đánh giá là đứng thứ
4 về sản lượng sản xuất và qui mô xuất khẩu thủy sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia).
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc
gia ưa chuộng. Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 4
quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Các thị trường nhập khẩu lớn khác là Hàn
Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài Loan.
2.2 Thực trạng các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
2.2.1 Các mặt hàng nông sản, thủy hải sản
2.2.1.1 Gạo
• Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam
Biểu đồ 3: Tỷ trọng xuất khẩu gạo bình quân đến các châu lục trong 17 năm
(1989 – 2006)
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay có khoảng 40 nước, trong đó thị
trường châu Á chiếm khoảng 58%. Những thị trường chính của Việt Nam để xuất khẩu gạo là
ASEAN, EU, Mỹ, Trung Quốc, Trung Cận Đông, Châu Phi, Ấn Độ, Đài Loan, Nam Mỹ.
Theo tin từ Bộ Thương mại, Việt Nam vừa có thêm bốn thị trường xuất gạo mới, đó là Nhật
Bản, Bỉ, Senegal và Nam Phi.
• Số lượng và kim ngạch xuất khẩu
23
Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, sản lượng lúa gạo liên tiếp được cải thiện, Việt
Nam không những tự túc được lương thực trong nước, mà còn dư thừa lương thực để xuất
khẩu. Trên thực tế, số lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây càng
gia tăng hơn, là nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới.

- Năm 2009: đạt 6.052.586 tấn, đạt trị giá 2,464 tỷ USD.
- Năm 2010: Kết quả giao hàng từ ngày 01 đến ngày 31/12/2010 đạt 494.077 tấn, trị giá
240,825 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu gạo từ ngày 01/01 đến 31/12/2010 đạt 6,754
triệu tấn, đạt trị giá 2,912 tỷ USD.
- Năm 2011: Kết quả giao hàng từ ngày 01/12 đến 31/12/2011 đạt 376.365 tấn, trị giá
218,961 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2011 đạt 7,105
triệu tấn, trị giá FOB 3,507 tỷ USD, trị giá CIF 3,651 tỷ USD.
- Năm 2012: Tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 có thể đạt kỷ lục 7,5
triệu tấn (kế hoạch là 7,2 triệu tấn), tăng khoảng 4% so với năm 2011.
Xuất khẩu lúa gạo nước ta ngày càng tăng trước hết là do sự phát triển của khoa học
công nghệ đã cải thiện công tác giống, chăm sóc lúa, phòng ngừa sâu bệnh…giúp tăng năng
suất lúa, nâng cao nguồn cung lúa gạo trong nước. Nguồn cung trên thế giới bị thu hẹp do quá
trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng làm cho diện tích đất canh tác bị thu
hẹp đã tạo cơ hôi cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển.
• Chất lượng và chủng loại gạo
Chất lượng gạo trên thế giới được phân thành 5 loại dựa trên 9 chỉ tiêu: Tỉ lệ tấm, kích
thước hạt, màu gạo, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ Amilaza, tỷ lệ Protêin, nhiệt hoá, mùi
thơm. Còn gạo của chúng ta chủ yếu chỉ quan tâm đến 3 chỉ tiêu đầu.
Cùng với sự tăng lên về số lượng chủng loại, chất lượng gạo của Việt Nam trong
những năm gần đây được cải thiện đáng kể. Trong những năm đầu xuất khẩu gạo, tỷ lệ gạo
chất lượng thấp và trung bình chiếm tới 80-90%, đến năm 1998 chỉ còn 47% và cuối năm
2003 tỷ lệ này là 40%. Tỷ lệ gạo chất lượng cao( 5-10%) đã tăng từ 1% năm 1989 lên 55%
năm 2003 tỷ lệ gạo chất lượng thấp chỉ còn 21%.
Tuy nhiên chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao so với
các nước xuất khẩu gạo khác, đa số doanh nghiệp không đủ năng lực mua tập trung, phải gom
từng lô hàng nhỏ lẻ để xuất khẩu, từ đó dẫn đến tình trạng trên. Bên cạnh đó, quy mô hệ thống
kho bãi nhỏ không dự trữ được khi thu hoạch cũng làm cho chất lượng gạo suy giảm. Tình
trạng gạo kém phẩm chất là do nông dân sản xuất và bảo quản sau thu hoạch kém. Nông dân
làm ruộng chưa chú ý đến nâng cao, cải tiến lúa có phẩm chất cao.
Đầu tư cho giống lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cũng được nhà nước đầu

tư mạnh trong những năm qua, chất lượng gạo Việt Nam đã cải thiện nhiều so với trước. Hiện
nay, tỷ lệ gạo 5 – 10% tấm đã ở mức trên 50%. Tuy nhiên tỷ lệ gạo chất lượng cao, gạo thơm
cho những thị trường xuất khẩu cao cấp vẫn còn ít. Theo nhiều chuyên gia, gạo Việt Nam
24
không cạnh tranh được trên thị trường xuất khẩu là do cách quản lý và phân phối giống còn
bất hợp lý.
2.2.1.2 Cà phê
Cà phê hiện là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mang lại giá trị lớn thứ 2 chỉ sau gạo.
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê 2009 – 2012
Nguồn: Tổng cục hải quan
- Năm 2009: xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,183 triệu tấn tăng 11,71% so với năm
2008. Xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 17,18% tổng kim
ngạch, đạt 297,4 triệu USD. Riêng trong tháng 12/2009, cả nước xuất khẩu được
145.765 tấn cà phê, trị giá 202,89 triệu USD, tăng 78,61% so với tháng 11/2009.
- Năm 2010: Xuất khẩu cà phê năm 2010 đã đạt được kết quả khá bất ngờ. Tính chung
cả năm 2010, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,217 triệu tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu
đạt 1,73 tỷ USD tăng 1,9% so với năm 2009. Lượng cà phê xuất khẩu trong 2 tháng
đầu năm 2010 là 280 nghìn giảm tấn 26,78% so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích gieo
trồng cà phê dự kiến sẽ đạt tăng 0,6% so với năm 2009. Năng suất cà phê dự báo đạt
21 tạ/ha và sản lượng niên vụ 2010 sẽ lên tới gần 1,1 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm
2009, nếu điều kiện thời tiết của vùng Tây Nguyên thuận lợi.
25

×