Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

những vẫn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng tới việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
NHỮNG VẤN ĐỀ
KINH TẾ MANG TÍNH
TOÀN CẦU &
ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆT NAM
Thực hiện: Nhóm 6
1. Hoàng Thị Trường An
2. Ngô Thị Hằng
3. Trần Thị Thu Hà
4. Đặng Trung Hiếu
5. Bùi Minh Hà
6. Dương Thị Hương Quỳnh
7. Vũ Khánh Hoài
8. Phương Thị Thanh Hà
9. Lê Thanh Tùng
10. Cao Thị Phương Thảo
11. Nguyễn Thanh Bình
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
2
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
MỤC LỤC
Mục Trang
Phần mở đầu 2
Phần 1 5
1. Giới thiệu chung về những vấn đề có tính toàn cầu 5
2. Những vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay 6
2.1. Gánh nặng nợ công và nợ nước ngoài 6
2.1.1. Khái niệm 6
2.2.2. Thực trạng 7


2.2. Thất nghiệp 9
2.2.1. Khái niệm 9
2.2.2. Thực trạng 10
2.3. Lạm phát 13
2.3.1. Khái niệm 13
2.3.2. Thực trạng 14
2.4. Khủng hoảng tài chính - tiền tệ 19
2.4.1. Khái niệm 19
2.4.2. Thực trạng 20
2.5. Suy thoái kinh tế 25
2.5.1. Khái niệm 25
2.5.2. Thực trạng 26
2.6. Chiến tranh tiền tệ 28
2.6.1. Khái niệm 28
2.6.2. Thực trạng 29
2.7. Chiến tranh thương mại 32
2.7.1. Khái niệm 32
2.7.2. Thực trạng 34
Phần 2 - Ảnh hưởng đến Việt Nam 37
1. Đặc điểm kinh tế Việt Nam sau 25 năm đổi mới 37
2. Ảnh hưởng của các vấn đề kinh tế toàn cầu tới Việt Nam 41
2.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 41
2.2. Khủng hoảng tài chính - tiền tệ. 42
2.3. Suy thoái kinh tế 44
2.4. Khủng hoảng nợ công 46
2.5. Chiến tranh thương mại 46
3. Một số giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ các vấn đề kinh tế có
tính toàn cầu đối với Việt Nam
47
3

Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết nghiên cứu chủ đề “Những vấn đề kinh tế mang tính toàn
cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam”?
Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xu thế hội nhập, toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ và
sâu rộng. Trên thế giới hình thành các liên kết khu vực, liên minh kinh tế, các tổ chức toàn cầu
như ASEAN, EUROZONE, WTO, WB, IMF, …
Cùng với sự ra đời của các tổ chức quốc tế đa phương, các quốc gia trên thế giới tích cực liên kết,
không ngừng trao đổi, giao lưu, phụ thuộc lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực, mà đặc biệt là lĩnh vực
kinh tế. Xu thế toàn cầu hoá mang đến cho các quốc gia những cơ hội và thách thức, việc tận
dụng được các cơ hội và vượt qua thách thức của mỗi quốc gia không thể tách rời việc nắm bắt
và cùng giải quyết các vấn đề kinh tế mang tính toàn câu, đó là nhiệm vụ chung của các quốc gia,
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới.
Đứng trước bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài “Những vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh
hưởng đến Việt Nam” là cần thiết giúp sinh viên hiểu biết và nắm rõ các quá trình, các xu thế, các
mối quan hệ phụ thuộc trên nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việt
nam chịu ảnh hưởng như thế nào và cần đưa ra các chính sách ra sao để giải quyết hợp lý các
vấn đề đó,nhằm đạt mục tiêu củng cố và tăng cường cho phát triển kinh tế xã hội bền vững lâu
dài của Việt Nam.
Vì đây là một vấn đề rộng và phức tạp nên khi thực hiện đề tài sẽ khó tránh khỏi một số khiếm
khuyết và sai sót nhất định. Nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá
từ thầy cô và các bạn để có một đề tài hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
4
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề kinh tế mang tính
toàn cầu và ảnh hưởng của chúng đến Việt Nam, qua đó đánh giá tác động của những vấn đề này
đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Rút ra nhận xét chung về một số biện pháp cho vấn đề.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

- Thống kê, tổng hợp, phân tích những thông tin thu được. Qua đó rút ra những nội dung và kết
luận cho vấn đề.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài đó là những vấn đề nóng của kinh tế toàn cầu, ảnh
hưởng đến nhiều đơn vị quốc gia, được các quốc gia quan tâm và tìm phương hướng giải quyết.
5. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài của nhóm gồm có các phần
như sau:
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CÓ TÍNH TOÀN CẦU.
1. Giới thiệu chung về những vấn đề có tính toàn cầu
1.1. Khái niệm
1.2. Nội dung
1.2.1. Về kinh tế
1.2.2. Về xã hội
2. Những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu hiện nay
2.1. Gánh nặng nợ công và nợ nước ngoài
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Thực trạng
2.2. Lạm phát
2.2.1. Khái niệm.
Thực trạng.
2.3. Thất nghiệp
2.3.1. Khái niệm.
2.3.2. Thực trạng
2.4. Khủng hoảng tài chính – tiền tệ
2.4.1. Khái niệm.
2.4.2. Thực trạng
5
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
2.5. Suy thoái kinh tế

2.5.1. Khái niệm.
2.5.2. Thực trạng.
2.6. Chiến tranh tiền tệ.
2.6.1. Khái niệm.
2.6.2. Thực trạng.
2.7. Chiến tranh thương mại.
2.7.1. Khái niệm.
2.7.2. Thực trạng.
Phần 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ TOÀN CẦU ĐẾN VIỆT NAM
1. Khái quát về kinh tế Việt Nam sau 25 năm đổi mới.
2. Ảnh hưởng của những vấn đề kinh tế có tính toàn cầu đối với Việt Nam
2.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
2.2. Tác động từ khủng hoảng tài chính – tiền tệ
2.3. Tác động từ suy thoái kinh tế
2.4. Tác động từ khủng hoảng nợ công
2.5. Tác động từ chiến tranh thương mại
3. Một số giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ các vấn đề có tính toàn cầu đối
với Việt Nam
6
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
Phần 1
NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ MANG TÍNH TOÀN CẦU
1. Giới thiệu chung về những vấn đề có tính toàn cầu.
1.1. Khái niệm.
Vấn đề có tính toàn cầu là những vấn đề có liên quan đến lợi ích và sự sống còn của các quốc
gia trên thế giới.
Nó hình thành và phát triển một cách khách quan trên cơ sở tự phát huy tác dụng của các
quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội.
Nó không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân của con người, nhưng chính hoạt động của loài
người nói chung lại là một tác nhân quan trọng đưa tới sự hình thành và phát triển của các

vấn đề có tính toàn cầu.
1.2.Nội dung.
1.2.1. Về kinh tế.
Các vấn đề có tính chất toàn cầu liên quan đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế:
- Vấn đề nợ nước ngoài.
- Vấn đề thất nghiệp và lạm phát.
- Vấn đề chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ.
- Vấn đề suy thoái và khủng hoảng kinh tế.
- Vấn đề khủng hoảng tài chính tiền tệ.

1.2.2. Về xã hội.
Các vấn đề có tính chất toàn cầu liên quan đến khía cạnh xã hội:
- Vấn đề phân cực giàu nghèo.
- Vấn đề về các đại dịch bệnh toàn cầu.
- Vấn đề về bành trước tôn giáo.
- Vấn đề bệnh tật của xã hội hiện đại.
- Vấn đề xung đột chủng tộc và sắc tộc.
7
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4

2. Những vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay.
2.1. Gánh nặng nợ công và nợ nước ngoài.
2.1.1. Khái niệm.
Nợ công: Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra: Nợ công (hay còn gọi là nợ
quốc gia) là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa
phương đi vay và nợ được bảo lãnh bởi Chính phủ. Và để dễ hình dung quy mô, người ta
thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
Nợ công thường được phân loại như sau:
- Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản

vay từ người cho vay nước ngoài).
- Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên
10 năm)
Nợ nước ngoài:
- Định nghĩa mang tính bao quát được Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),
Ngân hàng Tái thiết Quốc tế (BIS), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phối hợp
đưa ra với nội dung như sau: “Tổng vay nợ nước ngoài là khối lượng nghĩa vụ nợ vào một
thời điểm nào đó đă được giải ngân và chưa được hoàn trả, được ghi nhận bằng hợp đồng
giữa người cư trú của một quốc gia với người không cư trú về việc hoàn trả các khoản gốc
cùng với lăi suất hoặc không lăi, hoặc về việc hoàn trả các khoản lăi cùng với gốc hoặc không
cùng với các khoản gốc.”
- Theo “Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài” (ban hành kèm nghị định số
134/2005/ND–CP ngày 01/11/2005 của Chính Phủ) thì không gọi là nợ mà gọi là vay
nước ngoài: “Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn (có thời hạn vay đến một
8
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
năm),trung và dài hạn (có thời hạn vay trên một năm), có hoặc không phải trả lãi, do
Nhà nước,Chính phủ Việt Nam và các tổ chức là người cư trú ở Việt Nam vay của tổ
chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân là người không cư
trú”. Như vậy,theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các
pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của các
cá nhân hộ gia đình).
2.1.2. Thực trạng.
Trên thực tế, thế giới ngày nay có đủ nguồn lực để mọi người có thể hưởng một cuộc sống ấm
no hạnh phúc. Tuy nhiên, vấn đề nợ nần đã trở thành căn bệnh kinh niên, là gánh nặng đối với
nhiều quốc gia trên thế giới.
Xét về nợ công, không chỉ các quốc gia đang phát triển mà cả các các quốc gia phát triển cũng
đứng trong hàng ngũ các quốc gia có mức nợ công lớn. Tính trong những năm gần đây, từ
sau khủng hoảng tài chính 2008, nợ công của các nước trên thế giới ngày càng trầm trọng
hơn.

Tính đến 4/9/2012, tổng nợ công của toàn thế giới vào khoảng gần 48,8 nghìn tỷ USD. Vào
năm 2001, nợ công của thế giới mới ở mức hơn 18 nghìn tỷ. Như vậy, trong gần 12 năm qua,
nợ công của thế giới đã tăng gấp gần 3 lần.
- Theo số liệu của báo Economist cập nhật đến tháng 9/2012, Châu Phi là châu lục nghèo và
kém phát triển nhất thế giới, song lại là châu lục có tổng nợ thấp nhất. Ngoài ra, châu Phi
cũng là châu lục có số quốc gia mắc nợ thấp nhất thế giới.
- Bắc Mỹ là khu vực có tổng nợ công lớn nhất. Tính đến tháng 9/2012, nợ công của Canada là
1.516 tỷ USD và Mỹ là 11.110 tỷ USD. Gần đây, Mỹ vừa bước vào cuộc đàm phán nâng mức
trần nợ khi mà quốc gia này đã đạt đến kịch trần nợ công là 16.400 tỷ USD. Khu vực Bắc Mỹ
cũng nằm trong danh sách khu vực có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất thế giới.
- Châu Á cũng là khu vực có tổng nợ khá cao, chỉ đứng sau Bắc Mỹ và Eurozone. Trong đó, tính
đến tháng 9/2012, Nhật Bản là nước mắc nợ nhiều nhất với 12.642 tỷ USD, xếp sau đó là
Trung Quốc (1267 tỷ USD), Ấn Độ (942 tỷ USD) và Australia (394 tỷ USD).
- Châu Âu, đặc biệt là Eurozone là khu vực có nhiều quốc gia mắc nợ nhất. Chẳng hạn, Pháp
nợ tới 2.316 tỷ USD, Tây Ban Nha nợ 998 tỷ USD, Đức nợ 2795 tỷ USD. Châu Âu cũng là khu
vực có tỉ lệ nợ công trên GDP cao nhất, trung bình khoảng 70%. Cá biệt có những quốc gia
trên 100% như Italia và Hy Lạp.
9
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
- Tại châu Mỹ Latin, Brazil là nước có nợ công cao nhất khu vực này (1302 tỷ USD), tiếp theo
đó là Argentina với 182 tỷ USD. Tổng thể, khu vực châu Mỹ Latin có tổng nợ nằm vào khoảng
giữa của Thế giới.
Bên cạnh nợ công, vấn đề nợ nước ngoài cũng là một căn bệnh trầm kha khác của các quốc gia
thế giới. Nợ nước
ngoài bao gồm cả
một phần của nợ
công và nợ nước
ngoài của tư
nhân.
- Tại châu Phi,

khu vực nam
Sahara: Là
khu vực lạc hậu nhất thế giới, đã và đang gồng mình dưới những món nợ nước ngoài khổng
lồ, năm 2007 là 195 tỷ USD, năm 2011 lên tới 231 tỷ USD. Vùng nam Sahara châu Phi hằng
năm phải chi 14.5 tỷ USD để trả nợ trong khi viện trợ nước ngoài chỉ có 10 tỷ USD.
- Tổng nợ nước ngoài của EU vào năm 2010 là khoảng 5.17 nghìn tỷ euro. Riêng nợ của Đức là
1.2 nghìn tỷ euro, của Hy Lạp khoảng 300 tỷ euro. Tính đến cuối năm 2010, Italia phải trả lãi
nợ nước ngoài lên đến 267 tỷ euro, Tây Ban Nha phải trả 81 tỷ euro. Đối với các nước Island,
Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nhu cầu trả nợ đến năm 2013 khoảng 750 tỷ euro.
- Theo số liệu của Bộ tài chính Mỹ, tính đến tháng 10/2012, nợ nước ngoài của chính phủ nước
này lập kỷ lục mới hơn 5.482 tỷ USD, so với 5.476 tỷ USD tháng 9.
Như vậy kể từ khi tổng thống Barack Obama nhậm chức vào cuối tháng 1/2009 đến 10/2012,
nợ nước ngoài của Mỹ tăng 78% từ gần 3.071 tỷ USD lên 5.482 tỷ USD.
Trung Quốc vẫn là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ với hơn 1.161 tỷ USD. Chủ nợ nước
ngoài lớn thứ 2 là Nhật Bản với lượng nắm giữ nợ Mỹ là hơn 1.134 tỷ USD, tăng 13% so với
cùng kỳ năm ngoái. Chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ vẫn là Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)
với gần 1.620 tỷ USD.
- Số nợ nước ngoài chưa thanh toán của Trung Quốc trong quý II năm 2012 tăng thêm 34 tỉ
USD so với quý I, đạt mức 785,17 tỉ USD tính đến cuối tháng 6/2012. Trong số nợ 785,17 tỉ
USD có 495,07 tỉ USD nợ nước ngoài đã đăng ký, 290,1 tỉ USD là cán cân tín dụng thương mại
10
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
giữa các doanh nghiệp. Phần lớn số nợ nước ngoài của Trung Quốc là ngắn hạn và số nợ
nước ngoài chưa trả có kỳ hạn một năm trở xuống là 588,22 tỉ USD, chiếm 75% tổng nợ.
2.2. Thất nghiệp.
2.2.1. Khái niệm.
Thất nghiệp là gì?
Thất nghiệp là hiện tượng người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có
mong muốn làm việc nhưng không có việc làm.
Phân loại: Có 3 loại thất nghiệp:

- Thất nghiệp tự nguyện: người lao động có kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao
động nhưng đang thất nghiệp trong một thời gian ngắn, vì lí do nào đó, VD như: nhu cầu thay
đổi nơi làm việc, thông tin không đầy đủ, v.v…
- Thất nghiệp cơ cấu: trường hợp lao động không đủ kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc và do
đó không tìm được việc làm trong thời gian dài, được xem là thất nghiệp dài hạn.
- Thất nghiệp chu kỳ: trường hợp nền kinh tế suy thoái, sụt giảm sản lượng, nhu cầu lao động
thấp.
Tất cả các nền kinh tế thị
trường tự do đều phải
chịu một mức thất
nghiệp nào đó.
2.2.2. Thực trạng thất
nghiệp trên thế giới.
Để phân tích và hiểu rõ
về thực trạng thất nghiệp
trên thế giới, có thể theo
dõi biểu đồ xu thế thất nghiệp (2002 – 2017) của ILO sau đây:
11
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
(Nguồn: ILO - Lưu ý: Từ năm 2002 – 2011 là dựa trên số liệu thực tế, năm 2012 là số liệu tạm tính và
từ 2013 – 2017 là dự đoán xu thế của thất nghiệp)
Số người thất nghiệp trên toàn thế giới hiện này vào khoảng 197 triệu người (ước tính đến
hết năm 2012 – Dân số thế giới khoảng 7 tỷ người). Trong giai đoạn cao trào của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu 2008, con số này là 198.4 triệu người (trong khi Dân số thế giới 2009
là 6.8 tỷ người).
Dự báo, trong năm 2013 này, số người thất nghiệp trên toàn cầu sẽ tăng thêm 5,1 triệu người
so với năm 2012, lên 202 triệu người và đây cũng sẽ là số lượng người thất nghiệp kỷ lục từ
trước đến nay.
Quan sát biểu đồ, có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn 2002 – 2007 xu thế thất nghiệp của
thế giới đang trên đà giảm dần và hoàn toàn lạc quan vào tình hình kinh tế thế giới, đó là giai

đoạn trước khi xảy ra cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu 2008. Năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp
thấp nhất trong toàn bộ giai đoạn quan sát (5.4%).
Những năm 2007 – 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính, tỷ lệ thất
nghiệp thế giới tăng đột biến lên đến 6.2% vào năm 2009, và đã có khoảng 29.5 triệu người
lao động bị mất việc trong khoảng thời gian này.
Tỷ lệ thất nghiệp thế giới chỉ giảm xuống một chút trong giai đoạn 2009 – 2011 và đang có xu
hướng tăng trở lại. Theo dự đoán của ILO, trong thời gian tới 2013 – 2017, dường như tình
hình thất nghiệp trên toàn thế giới cũng không mấy sáng sủa, đây có thể là do nền kinh tế các
nước vẫn chưa thực sự vượt qua khủng hoảng kinh tế 2008 – 2010 và gần đây châu Âu hứng
chịu cuộc khủng hoảng nợ công, và một nguyên nhân khác có thể là do các chính sách để tạo
việc làm, hạn chế thất nghiệp của các quốc gia chưa hoạt động hiệu quả.
12
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
Để tìm hiểu kĩ hơn, ta có thể quan sát 2 bảng số liệu về thất nghiệp theo vùng sau đây:
(Nguồn ILO, : Từ năm
2002 – 2011 là dựa
trên số liệu thực tế,
năm 2012 là số liệu
tạm tính và từ 2013 –
2017 là dự đoán xu thế
của thất nghiệp)
So sánh giữa các vùng trên thế giới, có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp của vùng Trung Đông là ở
mức cao nhất (10.3% năm 2007 và lên đến 11.2% năm 2010), kế đến là các quốc gia thuộc
Bắc Phi. Khu vực châu Âu không thuộc Liên minh Châu Âu và các quốc gia tách từ Liên Xô cũ,
tỷ lệ thất nghiệp cũng rất cao 8.3% năm 2007 và lên đến 10.1% năm 2009), đứng thứ 3 sau
Trung Đông và Bắc Phi.
Tuy nhiên, khu vực có tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh nhất từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu
2008 đến nay và vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng, đồng thời cũng là khu vực có số lao
động bị mất việc lớn nhất, đó chính là các nước phát triển và Liên minh châu Âu. Có thể
nói, cuộc đại suy thoái 2008 bắt nguồn từ Mỹ và lan nhanh ra toàn thế giới là nguyên nhân

khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh tại khu vực này, đây là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất
của cuộc khủng hoảng 2008 -2010. Hơn nữa, 2010 – 2012 châu Âu tiếp tục hứng chịu cuộc
khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ Hy Lạp, đế chế kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ - cũng đang
ngập trong nợ nần. Do đó, từ sau năm 2007 đến nay quả là quãng thời gian khó khăn cho
khu vực này.
Mặc dù Chính phủ các nước luôn cố gắng hạn chế tối thiểu tỷ lệ thất nghiệp thì thực trạng
thất nghiệp thế giới cho đến nay vẫn không mấy khả quan. Việc tỷ lệ thất nghiệp cao, đồng
nghĩa với rất đông người lao động không có việc làm, dẫn đến rất nhiều tổn hại cho cá nhân
người lao động nói riêng và nền kinh tế nói chung. Việc thiếu hụt việc làm dẫn đến hệ quả như
gia tăng tỷ lệ tội phạm, gia tăng tình trạng bất ổn tâm lý, tự tử, gia tăng tệ nạn xã hội như
mại dâm, ma tuý, … Người dân không có nguồn thu nhập bị giảm chất lượng cuộc sống, nhất
là trong giai đoạn hiện nay cả thế giới đối mặt với lạm phát, khó khăn càng chồng chất khó
13
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
khăn, ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ tương lai; nền kinh tế phải gồng gánh nhiều chi
tiêu, đặc biệt là trợ cấp thất nghiệp trong khi nguồn thu thuế giảm, v.v…
2.3. Lạm phát.
2.3.1. Khái niệm.
Trước hết, lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu
thông tiền giấy. Cho đến nay, chưa có một sự nhất trí hoàn toàn về khái niệm lạm phát:
- Theo quan điểm cổ điển: lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng đảm bảo.
- Theo quan điểm các nhà kinh tế về tiền tệ: lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong
nền kinh tế.
- Theo khái niệm trong kinh tế học, thường được sử dụng phổ biến thì: Lạm phát là sự tăng lên
theo thời gian của mức giá chung trong nền kinh tế. Lạm phát là sự mất giá trị thị trường
hay giảm sức mua của đồng tiền.
Lạm phát có thể được định nghĩa đúng nhất là xu hướng duy trì mức giá chung cao
(R.Jackman, C.Muley and J.Trevithich).
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng
lớn các hàng hoá dịch vụ. Giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được tổ hợp với nhau để

đưa ra một mức giá cả trung bình. Một loại chỉ số giá cả thường được sử dụng nhất là Chỉ số
giá tiêu dùng (Consumer Price Index), và chỉ số điều chỉnh GDP.
Phân loại lạm phát: (Căn cứ vào mức độ gia tăng giá cả)
- Thiểu phát: Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp, đây là một vấn nạn
trong quản lý kinh tế vĩ mô, nó thường đi kèm với biểu hiện giảm giá liên tục và tăng trưởng
GDP âm, suy giảm sản lượng của nền kinh tế. Nó nguy hiểm không kém gì lạm phát.
- Lạm phát vừa phải: là mức lạm phát từ 3 - dưới 10% 1 năm.
- Lạm phát phi mã: Mức lạm phát (hay tốc độ tăng giá) trong phạm vi 2 chữ số hoặc 3 chữ số.
Nhìn chung lạm phát phi mã duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những hậu quả kinh tế
nghiêm trọng đối với một nền kinh tế.
- Siêu lạm phát: là lạm phát “mất kiểm soát”, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng trong khi
tiền tệ mất giá trị. Một định nghĩa cổ điển về “siêu lạm phát” do nhà kinh tế người Mỹ Phillip
14
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên, tức là cứ sau 1 tháng thì giá cả lại
tăng gấp đôi. Đây là mức độ lạm phát khủng khiếp nhất, có thể tàn phá nền kinh tế và để lại
nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu nó xảy ra.
Tác động của lạm phát:
- Tác động tích cực: Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu
để mua đầu vào lao động giảm đi, khuyến khích nhà đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc
làm, giảm thất nghiệp, tăng sản lượng nền kinh tế. Nhà kinh tế James Tobin gọi tác dụng này
của lạm phát là “dầu bôi trơn” cho các hoạt động sản xuất kinh tế.
- Tác động tiêu cực:
Nếu lạm phát dự kiến được, các thành phần tham gia nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với
nó, tuy vậy lạm phát vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội như: làm dân cư nghèo đi một cách
tương đối (bào mòn thu nhập), bóp méo chi phí đầu tư, sai lệch phân bổ nguồn lực, suy yếu
các chức năng tiền tệ, v.v…
Nếu lạm phát không dự kiến trước, lạm phát thường ở mức cao (lạm phát phi mã) hoặc siêu
lạm phát. Đây là loại lạm phát gây nhiều tổn thất nhất, hậu quả khó hồi phục nhất.
Lạm phát là một hiện tượng mà nó đồng thời xuất hiện cả trong giai đoạn suy thoái, khủng

hoảng kinh tế, và cả trong giai đoạn nền kinh tế nóng, tăng trưởng cao.
2.3.2. Thực trạng.
Mặc dù Chính phủ các quốc gia luôn cố gắng duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải (từ 0.3 -
dưới 10%), vấn đề tỷ lệ lạm phát tăng cao hiện nay là một trong những vấn đề khiến các nhà
quản lý phải đau đầu, dân cư phải lo lắng.
Để phân tích rõ điều này, ta có thể căn cứ vào biểu đồ sau:
15
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
(Nguồn: Worldbank - Tỷ lệ lạm phát của thế giới 2003 - 2011 (%), tính theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI)
Có thể nhận xét ngay, xu thế chung của thế giới từ 2003 đến 2008 là sự gia tăng liên
tục của tỷ lệ lạm phát, và đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2007 – 2008. Trong giai đoạn
2007 – 2008 này, nền kinh tế đã bắt đầu suy thoái, đặc biệt ở Mỹ vì bong bóng bất động sản xì
hơi, đứng trước thềm chao đảo kinh tế tài chính, sự kiểm soát lỏng của Chính Phủ Mỹ đối với
lãi suất tín dụng khiến cung tiền tăng lên, gây ra lạm phát ở Mỹ suốt từ những năm 2000 và
kéo theo kinh tế các nước trên thế giới, mà cao trào là giai đoạn đầu suy thoái 2007 – 2008.
Mức lạm phát thế giới vào năm 2008 xấp xỉ 9%.
Giai đoạn 2008 – 2009, kinh tế thế giới ngược lại chứng kiến tỷ lệ lạm phát giảm
sâu, chỉ trong một năm giảm từ 9% năm 2008 còn 2.9% năm 2009. Đây là kết quả của đại suy
thoái kinh tế 2008, sụt giảm sản lượng, tăng trưởng GDP giảm nghiêm trọng. Tuy rằng giảm
lạm phát là tốt, nhưng điều đó chỉ đúng trong một phạm vi nào đó, một khi giảm phát đến
mức độ “thiểu phát” thì ngược lại nó sẽ tác động tiêu cực, tàn phá nền kinh tế không kém gì
lạm phát cao.
Kể từ năm 2009 trở đi, lạm phát đang có xu thế tăng trở lại, giai đoạn 2010 – 2011
tăng nhanh hơn giai đoạn 2009 – 2010. Đây là thời kỳ kinh tế thế giới đang hồi phục sau suy
thoái, sự nhích lên vừa phải của lạm phát chứng tỏ sự hoạt động của các gói kích cầu, dòng
chảy vốn đầu tư tăng cường hoạt động trở lại, đồng thời do chính sách nới lỏng định lượng,
hạ lãi suất, tăng chi ngân sách … Năm 2011, tỷ lệ lạm phát chung trên toàn thế giới là 4.9%.
Để phân tích rõ hơn, có thể quan sát biểu đồ đường của lạm phát qua các năm của một số nền
kinh tế tiêu biểu trên thế giới.
(Nguồn: Worldbank Indicators - biểu đồ tỷ lệ lạm phát qua các năm ở một số quốc gia)

Nhìn chung các khu vực
kinh tế đều đi theo xu thế
chung của thế giới về tỷ lệ
lạm phát.
Quốc gia duy trì lạm phát ở
mức thấp, dao động quanh
mốc 0% đó là Nhật Bản.
Trong thời kỳ đỉnh điểm
lạm phát của Thế giới
16
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
(2008), tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản cũng chưa vượt qua 2%, tiếp đến giai đoạn giảm phát
sâu, tỷ lệ lạm phát Nhật Bản là – 1.3% vào năm 2009, thấp nhất trong các nước. Đến năm
2011, tỷ lệ lạm phát nước này vẫn tiếp tục ở mức âm. Có thể thấy “thiểu phát” ở Nhật Bản là
khá nghiêm trọng. Có thể đó là lí do kinh tế Nhật Bản dẫm chân tại chỗ khoảng 30 năm nay,
và gần đây Chính Phủ Nhật Bản vừa đưa ra gói kích cầu giá trị 227 tỷ USD.
Trong các quốc gia và liên minh kinh tế trên, tỷ lệ lạm phát Trung Quốc dao động
mạnh nhất, tăng nhanh, và giảm phát cũng sâu nhất. Từ 2006 – 2008, nền kinh thế đứng thứ
2 thế giới này tăng tỷ lệ lạm phát từ 1.5% đến 5.9%. Ngoài việc tuân theo xu hướng chung
của thế giới, nguyên nhân một phần là do Trung Quốc mối quan hệ xuất nhập khẩu rất lớn với
Mỹ, do đó bị ảnh hưởng lớn bởi các dao động của đồng Dollar Mỹ. Sau khi tỷ lệ lạm phát tăng
mạnh, Trung Quốc giảm phát sâu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính, xuống -0.7%
vào năm 2009 (tức là trong 1 năm giảm 6.6%).
Trong cuộc đại suy thoái 2008, kinh tế Mỹ phải hứng chịu nhiều tổn thất nhất, mà cho
đến bây giờ vẫn chưa hoàn toàn vượt qua được. Có thể thấy ngay rằng Mỹ lâm vào “thiểu
phát” trong thời kỳ 2008 – 2009, lạm phát giảm từ 3.8% xuống còn -0.4%. Có thể các chỉ số
chưa tỏ ra nghiêm trọng bằng các chỉ số của Trung Quốc, song tổn thất xã hội Mỹ phải hứng
chịu trong giai đoạn này là khủng khiếp hơn bất kỳ quốc gia nào. Nền kinh tế đứng đầu thế
giới này liên tục bị suy giảm cầu tiêu dùng, suy giảm tăng trưởng GDP, thất nghiệp tăng cao,
sụp đổ các ngân hàng, tổ chức tài chính, phải chi các gói viện trợ và trợ cấp khổng lồ. Sau

2009, lạm phát của Mỹ tăng lên, đây là kết quả các các gói kích cầu mà Chính Phủ của tổng
thống Obama đưa ra, cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, nỗ lực phục hồi
nền kinh tế sau khủng hoảng. Tuy nhiên, sau chính sách kích cầu sẽ là chính sách kiểm soát
lạm phát, đảm bảo sự ổn định của kinh tế và làm yên ổn tâm lý ở các bộ phận dân cư.
Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) yêu cầu các quốc gia khống chế lạm phát dưới 2.2%,
cho đến trước 2007, khu vực này đang thực hiện khá tốt chỉ tiêu này. Tuy nhiên, vào năm
2008, tỷ lệ lạm phát ở khu vực này lên đến 4.2%, một thời gian dân cư đã phải thắt lưng buộc
bụng, hạn chế chi tiêu. Sau khi giảm xuống vào năm 2009, tỷ lệ lạm phát của khu vực này có
xu thế tăng trở lại, năm 2011 là 3.3%.
Trên thực tế, thông thường lạm phát là dấu hiệu không tốt của nền kinh tế, nó làm dân cư
nghèo đi tương đối, chi tiêu phải thắt chặt, ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi suất, ảnh hưởng đến thị
trường tiền tệ,… Thế nhưng đôi khi, sự nhích lên của tỷ lệ lạm phát lại cho thấy sự phục hồi
17
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
của nền kinh tế sau suy thoái, đôi khi nó cũng đóng vai trò là dấu hiệu đáng mừng của nền
kinh tế.
Về vấn đề lạm phát, không thể không nhắc đến một quốc gia châu Phi đã phải in tờ
tiền giá trị kỷ lục trong lịch sử - quốc gia Zimbawave.
(Nguồn: WB)
(Nguồn: World bank Indicators - Lạm phát ở Zimbawave)
Trên đây là biểu đồ biểu thị mức độ lạm phát của Zimbawave. Từ năm 2007 đến nay, Ngân
hàng thế giới WB không còn cập nhật về tỷ lệ lạm phát của Zimbawave nữa.
18
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
Vào những năm 1980 Zimbabwe là nước giàu có của châu Phi. Một đô Zimbabwe lúc bấy giờ
có giá trị tương đương với 1 đôla Mỹ.
Tỷ lệ lạm phát chính thức tại Zimbabwe đã lên tới con số 2,2 triệu % vào tháng 7/2008, tỷ giá
chính thức mà ngân hàng công bố là 20 tỷ đôla Zimbabwe / đôla Mỹ; còn tỷ giá ở thị trường
chợ đen là 90 tỷ đôla Zimbabwe/đôla Mỹ!
Ngân hàng liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá cao, tháng 1/2008 phát hành giấy bạc mệnh

giá 20 triệu đôla, đến 21/7/2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla.
Và chỉ trong vòng 1 tháng trôi qua, đến tháng 8/2008, tỷ lệ lạm phát của Zimbawave đã tăng
thêm hơn 9 triệu %, lên đến 11.250.000 %.
2.4. Khủng hoảng tài chính tiền tệ.
2.4.1. Khái niệm.
Có thể nói: “Khủng hoảng tài chính – tiền tệ chính là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị
trường Tài chính – tiền tệ kéo theo sự vỡ nợ của hàng loạt Ngân hàng và Tổ chức tài chính do
sự sụt giảm nhanh chóng của giá trị tài sản mà kết quả cuối cùng của nó là sự đông cứng và
bất lực của thị trường tài chính, sự sụt giảm nghiêm trọng các hoạt động kinh tế”
Khủng hoảng tài chính tiền tệ là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong
việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.
Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với
khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Phân loại khủng hoảng tài chính:
- Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis): còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái hay
khủng hoảng cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một
cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ
19
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một lượng lớn dự trữ ngoại
hối.
- Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis): Lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng cho rằng
tính bất ổn (dễ đổ vỡ) của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những thông tin bất tương xứng,
là tình trạng một bên trong khi tham gia giao dịch kinh tế có ít thông tin về phía bên kia.
- Khủng hoảng kép (Twin Crisis): Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khủng
hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời với nhau.
- Khủng hoảng nợ nần: là cuộc khủng hoảng xảy ra ở các nước đang phát triển vào thập niên
80 của thế kỷ XX. Có nhiều đánh giá là khả năng thanh toán nguồn vay nước ngoài của một số
quốc gia, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ thanh toán nợ nước ngoài (tức là tỷ lệ
giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả trong 1 năm trên tổng kim ngạch

xuất khẩu của quốc gia đó trong năm đó hoặc trong năm trước đó). Bình thường chỉ tiêu nằm
dưới 20%, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 20% chứng tỏ lượng vốn vay nước ngoài của quốc gia đó
quá lớn.
- Khủng hoảng “bong bóng” tài sản.
- Khủng hoảng nợ dưới chuẩn.
- Khủng hoảng nợ công.
Nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ:
+ Sự hoảng loạn tài chính
+ Thông tin không cân xứng
+ Bong bóng giá và nợ
+ Các bổ sung chiến lược trên thị trường tài chính
+ Sử dụng đòn bẩy
+ Sự không tương thích giữa nợ và tài sản
+ Sự không chắc chắn và hành vi bầy đàn
+ Các thất bại của hệ thống điều tiết, giám sát
+ Sự lừa dối
+ Sự lây bệnh
+ Các tác động của suy thoái kinh tế
20
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
2.4.2. Thực trạng.
Nền kinh tế thế giới từ trước đến nay đã trải qua khá nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, nó
thường đi kèm với suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Các cơn bão tài chính để lại nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho những nền kinh tế bị nó quét qua. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, khủng hoảng tài chính nói riêng và khủng hoảng kinh tế nói chung phạm vi ảnh hưởng
rất sâu rộng, lây lan nhanh, tính chất ngày càng phức tạp hơn. Do đó, giải quyết khủng hoảng
tài chính là một vấn đề quan trọng, nhiều khó khăn của nền kinh tế toàn cầu.
Lịch sử khủng hoảng tài chính thế giới đã trải qua một số cuộc khủng hoảng tài chính điển
hình như sau:
- Cơn sốt hoa Tulip ở Hà Lan (1637)

- Công ty Nam Dương (South Sea Company) ở Anh (1720)
- Đại suy thoái và “ngày thứ 3 đen tối” ở Mỹ (1929)
- Khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ Latin đầu thập niên 1980
- “Ngày thứ 2 đen tối” ngày 19/10/1987
- Tấn công đầu cơ Cơ chế tỷ giá châu Âu 1992 – 1993
- Khủng hoảng ở Mexico 1994 – 1995
- Khủng hoảng ở Đông Á 1997 – 1998
- Khủng hoảng ở Argentina 2001 – 2002
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2007
- Khủng hoảng nợ công Hy Lạp 2010 – 2011
Trong đó, đáng chú ý nhất là các các cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 1929, khủng hoảng tài chính
Đông Á 1997 – 1998, Khủng hoảng tài chính toán cầu 2007 – 2010 và gần đây nhất là khủng
hoảng nợ Hy Lạp 2010 – 2011, vì tính chất nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn của
chúng. Ta có thể tiến hành phân tích cuộc khủng hoảng gần đây nhất - cuộc khủng hoảng tài
chính 2008, đồng thời là cuộc đại suy thoái kinh tế tồi tệ trong lịch sử - để làm rõ nguyên nhân,
diễn biến, hậu quả của khủng hoảng tài chính đối với kinh tế toàn cầu.
Khủng hoảng tài chính 2007 – 2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ
thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy
21
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, mà có nguồn gốc từ trung tâm kinh tế tài chính thế giới – Hoa
Kỳ. Cuộc khủng hoảng này xuất phát từ khủng hoảng tài chính Mỹ và lan sang hàng loạt các
trung tâm kinh tế lớn của thế giới như EU, Nhật, Trung Quốc, Nga,… gây nên tổn thất vô cùng
nặng nề, khiến cho nền kinh tế thế giới đi xuống. Các nước đang phát triển và các nước nghèo dù
ít hay nhiều, cũng không tránh khỏi tác động của cuộc khủng hoảng này.
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lại bắt nguồn từ tình trạng bong bóng bất động sản tại Mĩ
(khoảng năm 2005- 2006) với những khoản cho vay dưới chuẩn có rủi ro cao và những khoản
thế chấp có lãi suất điều chỉnh. Điều này cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ lần này
thực chất là những biểu hiện rõ nét của một quá trình khủng hoảng rất lâu trước đó. Cuộc khủng
hoảng này đã xảy ra kéo dài và diễn biến như sau:

• Năm 2000: bong bóng Dot-com vỡ, Cục dự trữ liên bang Mĩ đã hạ lãi suất cho vay qua đêm
liên ngân hàng để cứu nền kinh tế khỏi suy thoái, nhất là từ sau thảm họa khủng bố
11/09/2001.
• Năm 2002- 2004: giá cả nhà đất tại các bang Arizona,California, Florida, Hawaii, và Nevada
tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.
• Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ bắt đầu rạn vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động
sản tạm gián đoạn tại một vài bang ở Mỹ vào cuối hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1%
lên đến 5.35%.
• Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ
năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn
tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ
năm 2006. Thư ký bộ tài chính Mỹ gọi bong bóng bất động sản lần này là “mối nguy hiểm ảnh
hưởng trực tiếp đến nền kinh tế”
• Năm 2008: Là năm chứng kiến sự sụp đổ của nhiều ngân hàng, thị trường chứng khoán,
nhiều đế chế tài chính, đặc biệt là những đế chế liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Cơn lốc
khủng hoảng ngày càng lan rộng, Các doanh nghiệp đệ đơn phá sản ngày càng nhiều. Đồng
thời cũng thấy được động thái hỗ trợ, giải cứu khủng hoảng của Chính Phủ Mỹ.
• Năm 2009: các công ty, ngân hàng cố gắng vực dậy sau khủng hoảng. Và Chính phủ Mĩ cũng
đã nâng gói giải cứu kinh tế lên 787 tỉ USD. Nhưng trong năm này cũng có các vụ phá sản
22
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
đáng chú ý của các tập đoàn lớn cuốn theo hàng tỉ USD mà Chính phủ đã rót vào đó. Điều này
cho thấy nền kinh tế Mĩ vẫn đang phải vật lộn khá vất vả sau cuộc khủng hoảng này.
(Nguồn: wikipedia - Tình hình phá sản năm 2007 – 2008 tại Mỹ)
Tại châu Âu: Các ngân hàng lớn của các nước Đức, Pháp, Anh, v.v… cũng lần lượt rơi vàng
trạng thái không thể giải ngân, không có khả năng thanh toán, khủng hoảng tín dụng, mất
giá chứng khoán do chịu ảnh hưởng của việc cho vay dưới chuẩn đầu tư xấu vào Bất Động
Sản ở Mỹ. Chính Phủ các nước đã phải quốc hữu hóa một số ngân hàng nhằm bảo lãnh cho
các khoản nợ đối với khách hàng, chứng nhận bảo hiểm toàn bộ tiền gửi đồng thời bơm hàng
tỷ Euro để cứu trợ cho khủng hoảng tài chính ở khu vực này. Khủng hoảng tài chính kéo theo

khủng hoảng kinh tế, làm thụt lùi sự phát triển kinh tế, ngay cả nền kinh tế vững mạnh nước
Đức cũng chật vật vượt qua cơn khủng hoảng.
Tại các châu lục khác:
23
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
- Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là tập
đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn
này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao
dịch ở Sydney.
- Ngày 10/10/2008: Tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại Nhật là Yamoto Life
Insurance Co. chính thức đệ đơn xin được bảo hộ phá sản do các khoản nợ đã vượt tài sản
11,5 tỷ yen (tương đương 116 triệu USD). Đây được coi là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng
đã lan sang châu Á.
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng là do sự quản lý và vận hành nền Kinh tế Mỹ.
- Bên cạnh các chính sách tự do hoá kinh tế, Chính phủ Mỹ còn thực hiện chính sách nới lỏng
tiền tệ trong một thời gian dài, kích thích người dân vay tiền, các nhà đầu tư thì sẵn sàng cho
vay mạo hiểm.
- Sự buông lỏng trong cơ chế quản lí nhà nước, cho phép ngân hàng thương mại hoạt động liên
bang.
- Mở cửa tự do cho mọi loại công cụ tài chính mới xuất hiện mà không kiểm soát chặt chẽ.
Kết luận: Tóm lại, sự buông lỏng cơ chế quản lý nhà nước và những sai lầm trong chính sách
kinh tế của chính phủ Mỹ là nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ,
đồng thời sự liên kết sâu, thiếu kiểm soát các hoạt động đối ngoại về kinh tế - tài chính giữa
các quốc gia dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của khủng hoảng như một đại dịch.
Hậu quả để lại:
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 có sức tàn phá khủng khiếp, giống như một cơn
bão lớn. Cả thế giới lại phải đối mặt với một cuộc Đại suy thoái kinh tế mới mà cả 100 năm
mới có một lần và sau đó phải khắc phục những hậu quả nặng nề của nó:
- Hệ thống tài chính sụp đổ: Số các ngân hàng bị phá sản, sát nhập, giải thể hoặc bị quốc hữu
hóa tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2008, tại Mỹ đã có 25 ngân hàng bị phá sản.

- Thị trường chứng khoán suy giảm, chao đảo mạnh mẽ : Trong năm 2008, cũng do tác động
cuộc khủng hoảng nên thị trường chứng khoán tài chính toàn cầu đã mất khoảng 17.000 tỷ
USD. Mức sụt giảm cao nhất rơi vào các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc khoảng hơn
24
Các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến Việt Nam – Nhóm 4
70%. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu đã khiến các nhà đầu tư phải bán tháo các cổ phiếu trong lĩnh vực tài chính
lẫn các cổ phiếu trong lĩnh vực công nghiệp.
- Giá bất động sản giảm mạnh: Đây chính là hệ quả trực tiếp của vụ nổ bong bóng bất động sản
tháng 07/2007
- Mà nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng tài chính này đã dẫn đến một cuộc “Suy thoái
kinh tế toàn diện”, khiến nền kinh tế toàn cầu thụt lùi.
2.5. Suy thoái kinh tế.
2.5.1. Khái niệm.
• Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, suy thoái kinh tế là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội
thực trong thời gian hai hoặc hơn 2 quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng
trưởng kinh tế âm liên tục trong 2 quý).
• Định nghĩa do Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia của Hoa Kỳ đưa ra: “Suy thoái kinh tế là
sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ
hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có
thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát) hoặc ngược lại, tăng nhanh giá cả, lạm phát tăng lên rất
cao.
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá
nền kinh tế là suy sụp/ đổ vỡ kinh tế.
Theo nghiên cứu của Kinh tế học vĩ mô, nền kinh tế hoạt động có chu kỳ, qua một chu kỳ tăng
trưởng mạnh, nền kinh tế sẽ bị suy thoái (có thể suy thoái nhẹ hoặc suy thoái nặng nề dẫn đến
khủng hoảng), sau đó hồi phục và tiếp tục tăng trưởng cao hơn trước, rồi tiếp tục rơi vào suy
thoái.
Một số nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế:

- Suy thoái/khủng hoảng trên một lĩnh vực kinh tế, kéo theo suy thoái toàn bộ nền kinh tế.
- Chính sách sai lầm của Cơ quan quản lý.
- Hội nhập sâu sắc kinh tế toàn cầu, chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái của quốc gia khác
25

×