Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tài liệu Đề tài ” Nghiên cứu mối liên hệ giữa thể tích cây có vỏ với một số chỉ tiêu làm cơ sở để lập biểu thể tích gỗ sản phẩm cho một số loài cây khai thác phổ biến vùng Bắc Trung Bộ.” pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.24 KB, 22 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và quý giá của đất nước và có
vai trò vô cùng quan trọng với đời sống của con người. Nó không những cung cấp
gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ khác đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn góp phần bảo
vệ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế nông thôn, miền núi ngoài ra rừng còn có
ý nghĩa rất quan trọng mà con người chúng ta chưa phát hiện được ra và tính được
về giá trị sinh thái và môi trường.
Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng càng ngày càng suy giảm nghiêm trọng
cả về số lượng và chất lượng. Rừng bị khai thác một cách bừa bãi, không đúng quy
trình quy phạm kỹ thuật làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt, không đáp ứng được
nhu cầu kinh doanh một cách tổng hợp. Do đó việc khai thác rừng hợp lý và bền
vững đang là vấn đề mà nhiềutổ chức và chủ rừng quan tâm để rừng sau khi khai
thác vẫn đảm bảo được sự bề vững và phù hợp với mục đích kinh doanh.
Để lập kế hoach khai thác rừng một cách hợp lý và bền vững thì đòi hỏi các đơn vị
tổ chức kinh doanh rừng phải có số liệu giám sát, đánh giá rừng một cách chính
xác và đầy đủ. Tuy nhiên việc đo đếm các chỉ số của rừng rất phức tạp, nhiều công
đoạn. Việc tính trữ lượng rừng và lượng khai thác thông qua lượng tăng trưởng của
rừng đòi hỏi người điều tra phải giải tích thân cây, phương pháp này gặp trở ngại
nếu chưa nắm vững quy luật mùa sinh trưởng của cây, vòng năm không hiện rõ
ràng, bề rộng của vòng năm quá hẹp (với cây sinh trưởng chậm) hoặc không phân
biệt được các vòng năm giả (những vòng năm không khép kín), dẫn đến tốn nhiều
thời gian, kinh phí và gây tác động đến tài nguyên vì phải chặt hạ cây, đặc biệt khi
dùng khoan hoặc dùng đục tăng trưởng thay cho việc của thớt gốc để đếm số vòng
năm thường cho kết quả kém chính xác. Hiện nay các bảng biểu hỗ trợ cho điều tra
rừng còn thiếu, trong khi đó công tác điều tra với công cụ thông thường đạt độ tin
cậy thấp. Với mục tiêu dùng thiết bị công nghệ cao để đo đếm tất cả các chỉ tiêu
của rừng để tiết kiệm thời gian và chi phí cho công tác điều tra rừng và góp phần
bảo vệ tài nguyên. Biểu thể tích đóng vai trò quan trọng trong điều tra đánh giá tài
nguyên rừng, giá trị cuối cùng trong điều tra tài nguyên gỗ là thể tích và trữ lượng
của rừng. Tuy vậy trong thực tế chúng ta không có đủ biểu thể tích cây đứng để sử
dụng, biểu của Đồng Sĩ Hiền lập chủ yếu cho các vùng phía bắc, chưa cụ thể hóa


cho từng vùng; điều này gây sai số lớn đối với các cây có kích thước khác nhau .
Để góp phần giải quyết tồn tại nêu trên , với sự hướng dẫn của Ths. Phạm Thế Anh
tôi thực hiện đề tài ” Nghiên cứu mối liên hệ giữa thể tích cây có vỏ với một số chỉ
tiêu làm cơ sở để lập biểu thể tích gỗ sản phẩm cho một số loài cây khai thác phổ
biến vùng Bắc Trung Bộ.” là cần thiết.
II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Trên thế giới
1.1. Những nghiên cứu về biểu thể tích
Trong việc xây dựng biểu thể tích, các nguyên tắc được đưa ra bởi Cotta từ
những năm đầu của thế kỷ 19 vẫn còn nguyên giá trị (Husch et al., 2003)[27], đó
là: “ Thể tích cây phụ thuộc vào đường kính, chiều cao, hình dạng. Khi thể tích của
cây được xác định đúng thì giá trị thể tích đó được sử dụng cho mọi cây khác có
cùng đường kính, chiều cao và hình dạng”. Kể từ thời của Cotta, hàng trăm biểu
thể tích đã được xây dựng bằng nhiều phương pháp khác nhau và được đưa vào sử
dụng. Tuy nhiên kể từ giữa thế kỷ 20, xuất hiện xu hướng giảm thiểu số biểu thể
tích bằng việc gộp lại và xây dựng các biểu có khả năng áp dụng cho nhiều loài, ở
những nơi có cùng điều kiện áp dụng biểu.(Husch et al., 2003)[27] .
Tuy đã có nhiều biểu thể tích được xây dựng nhưng các nhà lâm nghiệp vẫn
đang tìm kiếm những phương pháp đơn giản, khách quan và chính xác nhất. Trong
khi cây rừng là thể hình học có tính biến đổi cao nên không một biểu thể tích đơn
giản, hoặc một tập hợp các biểu nào có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện đó,
hoặc không một phương pháp lập biểu thể tích nào có thể đáp ứng được một cách
tuyệt đối các yêu cầu đó. Bởi vậy, ngày nay một số phương pháp xây dựng biểu cổ
điển đã không được sử dụng nữa. Ví dụ như phương pháp đường cong hợp lý
(harmonized-curve method) (Chapman and Meyer, 1949) [19] không còn được sử
dụng vì nó cần số lượng số liệu đầu vào rất lớn để xây dựng mối quan hệ giữa các
biến và đường cong hợp lý. Hoặc phương pháp biểu đồ liên kết (Alignment-chat
method) và các phương pháp chủ quan khác nhìn chung đã bị loại bỏ. Ngày nay,
các mối quan tâm thường tập trung vào việc sử dụng các hàm toán học để xây
dựng các biểu thể tích (Husch et al., 2003)[27].

Các mô hình toán học về thể tích thân cây được xem xét như là một hàm của
các biến độc lập: đường kính, chiều cao và hình số (Đồng Sỹ Hiền, 1974[6]; Husch
et al., 2003[10]; Akindele và LeMay, 2006[26] ).
Nó được viết dưới dạng: V = f (D, H, F)
Trong đó:
V – Thể tích
D – Đường kính ngang ngực
H – Chiều cao vút ngọn, chiều cao gỗ thương phẩm hoặc chiều cao đến một
vị trí bất kỳ trên thân cây.
F – Chỉ số hình dạng
Người ta chia các hàm thể tích thành các nhóm:
+ Nhóm các hàm thể tích địa phương: sử dụng một biến độc lập, nhìn chung
là đường kính ngang ngực hoặc đôi khi sử dụng dưới dạng đổi biến để xây dựng
biểu thể tích. Dạng hàm đơn giản nhất của một biểu thể tích địa phương là:
1
b
o
DbV =
(1.1)
Trong đó V và D là thể tích và đường kính ngang ngực ; còn bi là các hằng
số.
Các hàm thể tích địa phương khác đã được sử dụng chủ yếu ở Châu Âu, theo
báo cáo của Prodan (1965) và Prodan et al. (1997) bao gồm:
2
1
.DbbV
o
+=
(1.2)
2

21
DbDbbV
o
++=
(1.3)
gbbV
o 1
+=
(1.4)
Trong mô hình cuối cùng thì g là tiết diện ngang.
+ Nhóm các hàm thể tích chung: những hàm thể tích này ước lượng cả
đường kính và chiều cao, trong một số trường hợp, thêm cả nhân tố hình dạng.
Behre (1935) và Smith et al. (1961)[19] đã kết luận rằng việc xác định yếu tố hình
dạng không phải là một vấn đề đơn giản so với đường kính và chiều cao. Clutter et
al. (1983)[19] đã đưa ra một số lý do của việc chỉ nên sử dụng đường kính ngang
ngực và chiều cao để xây dựng biểu thể tích, như sau:
(1)- Việc đo các loại đường kính trên thân cây đứng là tốn thời gian và kinh
phí.
(2)- Biến động về hình dạng thân cây tác động đến thể tích cây là nhỏ hơn
nhiều so với biến động về chiều cao và đường kính.
(3)- Với một số loài hình dạng là tương đối ổn định.
(4)- Với một số loài khác, hình dạng thường có mối tương quan với kích
thước cây, do đó các biến đường kính và chiều cao thường giải thích nhiều về sự
biến động của thể tích.
Dưới đây đưa ra một số hàm thể tích chung phổ biến được áp dụng:
Kiểu nhân tố hình dạng không đổi:
HDbV
2
1
=

(1.5)
Kiểu kết hợp biến:
HDbbV
o
2
1
+=
(1.6)

3
2
1
b
b
HDbV =
(1.7)
Dạng đổi biến logarit:
HbDbbV logloglog
321
++=
(1.8)
Đổi biến của Honer:
1
1
2

+
=
Hbb
D

V
o
(1.9)
Các mô hình trong đó nhân tố hình dạng cũng là một biến như:
HFDbbV
o
2
1
+=
(1.10)
3
21
b
bb
o
FHDbV =
(1.11)
Các hệ số b
i
ở trên thu được bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy.
Ngoài việc tính toán thể tích bằng phương pháp tương quan, thông qua việc
sử dụng các hàm quan hệ giữa biến phụ thuộc là thể tích với các biến độc lập như
đường kính, chiều cao, hình số thì thể tích cây có thể tính được thông qua phương
pháp đường sinh.
Theo Đồng Sĩ Hiền (1974)[6], Mendeleev D.I. (1989), Belanovxki I.G.
(1917)[21] và Wimmenauer K. (1918)[19] đã biểu thị phương trình đường sinh
thân cây bằng phương trình parabol bậc 2, bậc 3 (Mendeleev và Belanovski) [19]
và bậc 4 (Wimmenauer):
y = a + b.x + c.x
2

(1.12)
y = a + b.x + c.x
2
+ d.x
3
(1.13)
y = a + b.x + c.x
2
+ d. x
3
+ c.x
4
(1.14)
Muller G. ở CHLB Đức đề nghị biểu thị mối liên hệ giữa đường kính và
chiều cao bằng hàm số mũ (Đồng Sĩ Hiền – 1974)[6] :
D = a.b
h
= a.e
lnbh
= F(h), và thể tích thân cây bình quân cho những cây có
cùng điều kiện lập địa và có chiều cao chính là tích phân của phương trình mũ
trên :
( )
dhhFV
h
2
0
4

=

π
(1.15)
Wauthoz L. (1964) [19] đã xây dựng phương pháp xác định thể tích thân cây
và lập biểu thể tích trên cơ sở phương trình y
2
= A.x
m
. Thân cây gồm nhiều thể
khác nhau, thông số hình dạng m biến động từ gốc đến ngọn. Ở mỗi đoạn thông số
m nằm trong một phạm vi nào đó. Wauthoz xác định thông số m của một thể hình
học trừu tượng giản đơn có thể tích bằng thể tích phức tạp là thân cây. Nếu trị số m
của thể đơn giản ấy xác định được thì thể tích của thân cây được tính bằng tích
phân của phương trình trên (Đồng Sĩ Hiền, 1974) [6] .
h
m
g
dxxAV
h
m
.
1
.
4
0
0
+
==

π
(1.16)

Trong đó g
0
là tiết diện ngang ở cổ rễ. Trong thực tiễn thì g
0
được thay thế
bằng g
1.3
– tiết diện ngang ở vị trí 1.3m như sau :
( )
h
h
h
m
g
V
m
m
.
3.1
.
1
3.1

+
=
(1.17)
Cũng theo Đồng Sĩ Hiền (1974) [6], Ozumi (Prodan, 1965) [19] ở Nhật đã
dùng phương trình parabol bậc 3, bậc 4 để biểu thị quan hệ giữa hệ số thon tự
nhiên với chiều cao tương đối theo từng cấp hệ số thon ở giữa thân :
K

0i
= a + b
1
x + b
2
x
2
+ b
3
x
3
(1.18)
Tác giả Đồng Sĩ Hiền đã nhận xét về các phương pháp trên như sau :
+ Ý kiến của Muller G. có điểm độc đáo là đã vạch ra được sự thống nhất
giữa phương trình đường sinh với đường cong chiều cao. Tuy nhiên những phương
pháp này dựa trên một giả thuyết không phù hợp với thực tế.
+ Phương pháp của Wauthoz đơn giản nhưng trong đó còn tồn tại nhiều vấn
đề thực tiễn và lý luận chưa được giải quyết thỏa đáng.
+ Phương pháp của Ozumi trong sách của Prodan thì Ozumi không nói nõ đã
lấy những số liệu nào trên thân cây để lập phương trình.
2. Ở Việt Nam
2.1. Về việc xây dưng biểu thể tích
Công trình nghiên cứu về lập biểu thể tích công phu nhất phải được kể đến đầu tiên
là của tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974) [6]. Trong công trình này, tác giả đã đề cập một
cách hệ thống và chi tiết về vấn đề lập biểu thể tích. Từ việc thu thập tài liệu quan
sát đến việc tính toán và xây dựng biểu thể tích.
Nghiên cứu dạng phương trình thể tích theo phương pháp tương quan trong
điều kiện của rừng miền Bắc nước ta, Đồng Sĩ Hiền (1974) [6] đã thử nghiệm hai
dạng parabol và 3 dạng lũy thừa dưới đây cho một số loài cây rừng tự nhiên ở nước
ta:

V = a + b.d
2
(1.19)
V = a + b
1
d + b
2
d
2
(1.20)
LogV = a + b.logd (1.21)
LogV = a + b
1
.logd + b
2
.logh (1.22)
LogV = a + b
1
.logd + b
2
.logh + b
3
.logq
2
(1.23)
Kết quả cho thấy hai dạng parabol thường thích hợp nhưng đối với hai loài
Sâng và Táu và dạng đầu với Bứa thì có sai dị rõ rệt giữa r
2
và ƞ
2

.
Về các dạng lũy thừa thì biến số q
2
nhiều khi không cần thiết mà có thể xác
định thể tích qua đường kính và chiều cao. Có thể dùng ba phương trình dạng lũy
thừa để lập biểu với 1 hoặc 2 hoặc 3 nhân tố, nhưng ở nước ta biểu 3 nhân tố
không có tác dụng thực tế. Trong điều kiện của nước ta có thể áp dụng tốt hai dạng
phương trình (1.19) và (1.20).
Về lập biểu thể tích bằng phương pháp đường sinh, Đồng Sĩ Hiền (1974) [6]
đã sử dụng biến số phụ thuộc (hàm số) là hệ số thon tự nhiên.
Về phương pháp tiếp cận đường sinh, tác giả đã sử dụng phương trình đa
thức:
k
k
xbxbxbby ++++=


2
210
(1.24)
Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999) [13] đã tổng kết rằng, để lập
biểu thể tích đo tính trữ lượng gỗ cây đứng ở nước ta thường dùng 3 phương pháp
sau:
(1)- Nghiên cứu các nhân tố cấu thành thể tích theo công thức V = G.H.f,
trong đó G và H thường đo trực tiếp tại rừng, còn f
1.3
hay f
01
cần lập thành biểu
trong tương quan với các nhân tố dễ xác định như H, D, ƞi, q

2

(2)- Sử dụng tương quan trực tiếp giữa thể tích thân cây với các nhân tố đo
được như D, G, H, q
2
và tổ hợp giữa chúng như các tương quan kép:
V = f( D, D
2
, H, DH, D
2
H, G, q
2
) trong đó dạng V = a+ b
1
D+ b
2
H+ b
3
D
2
H
được sử dụng ở nhiều nơi và được giới thiệu trong biểu đối với rừng Thông ba lá
Việt Nam.
(3)- Phương pháp đường sinh thân cây, dựa trên cơ sở các độ thon tương đối
ổn định cho từng loài cây gỗ, nên có thể tạo ra 1 hàm số hoặc 1 tương quan đường
sinh biểu thị độ thon bình quân, đường sinh quay quanh trục H sẽ tạo thành thể tích
thân cây, đây là phương pháp mới đề xuất trong thời gian giữa thế kỷ 20 bởi
Djurjue ở Rumani (1963) và Đồng Sĩ Hiền ở Việt Nam (1967)[4].
Cũng trong nghiên cứu này, Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999)
[13] đã thử nghiệm các dạng phương trình thể tích như sau:

V = a + bD
2
H (1.25)
V = a + b
1
H + b
2
G (1.26)
V = a + b
1
D + b
2
H + b
3
D
2
H (1.27)
LogV = a + b.logD (1.28)
LogV = a + b
1
logD + b
2
logH (1.29)
LogV = a + b
1
logD + b
2
logH + b
3
logq

2
(1.30)
Kết quả thử nghiệm cho thấy, hệ số tương quan R của dạng phương trình
đơn giản nhất V = a + bD
2
H và V = a + b
1
H + b
2
G đạt tới lớn hơn 0.99, dạng LogV
= a + b.logD cũng có R = 0.9734. Kiểm tra sự tồn tại của mọi tham số phương
trình b
i
bằng tiêu chuẩn
b
b
S
b
t =
đều đạt yêu cầu.
Lập biểu thể tích cho loài cây Keo tai tượng Đào Công Khanh (2001) [11]
đã thử nghiệm các dạng hàm:
V = K.d
a
.h
b
(1.31)
V = K(d
2
h)

a
(1.32)
V = a
0
+ a
1
d
2
+ a
2
h + a
3
d
2
h (1.33)
để lập biểu thể tích cho một số loài cây trong đề tài, trong đó dạng phương
trình V = K.d
a
.h
b
là phù hợp nhất và nhân tố hình dạng đã được phản ánh qua
đường kính và chiều cao trong công thức này.
Phan Nguyên Hy (2003) [4] đã sử dụng SPSS để thử nghiệm một số dạng
phương trình sau:
V = a + b.d
2
.h (1.34)
V = a + b.h + c.d
2
.h (1.35)

V = a.d
b
.h
c
(1.36)
để lập biểu thể tích rừng Thông nhựa. Kết quả cho thấy cả 3 dạng phương
trình đều thích hợp cao.
III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống bảng biểu phục vụ cho công tác điều tra
và kinh doanh gỗ rừng cho một số loài cây khai thác phổ biến vùng Bắc Trung Bộ.
- Mục tiêu cụ thể:
Lập được biểu thể tích gỗ sản phẩm cho một số loài cây khai thác phổ biến vùng
Bắc Trung Bộ theo một số phương trình khác nhau, theo biểu thể tích một nhân tố
và biểu hai nhân tố.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1Nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan đến
quy trình lập biểu thể tích
3.2.1.1. Kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài cao su
3.2.1.2. Nghiên cứu về quy luật phân bố của hình số tự nhiên f
01
3.2.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa các yếu tố cấu thành biểu thể
tích
- Loại bỏ số liệu ngoại lai
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang
ngực
- Nghiên cứu tương quan giữa đường kính ngang ngực có vỏ và đường kính
ngang ngực không vỏ

- Nghiên cứu tương quan giữa chiều cao dưới cành và đường kính ngang
ngực
3.2.2. Xây dựng biểu thể tích một nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành
cho một số loài cây khai thác phổ biến tại khu vực nghiên cứu.
3.2.2.1. Lập biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố
- Lập biểu thể tích thân cây với đường kính ngang ngực
- Kiểm tra biểu thể tích một nhân tố
3.2.2.2. Lập biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố
- Lập biểu thể tích thân cây dưới cành với đường kính ngang ngực
- Kiểm tra biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố
3.2.3. Lập biểu thể tích thân cây hai nhân tố vút ngọn và dưới cành
3.3.3.1. Lập biểu thể tích hai nhân tố theo phương pháp tương quan
- Lập biểu thể tích thân cây vút ngọn hai nhân tố
- Lập biểu thể tích thân cây dưới cành hai nhân tố và kiểm tra biểu thể tích
3.2.3.2. Lập biểu thể tích theo hình số tự nhiên và đường kính, chiều cao
- Lập phương trình đường sinh thân cây
- Lập biểu thể tích và kiểm tra biểu thể tích
3.2.4. Lựa chọn biểu thể tích và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích
3.2.4.1. Lựa chọn biểu thể tích
3.2.4.2. Hướng dẫn sử dụng biểu thể tích
3.2.5. Tính tỷ lệ phần trăm thể tích gỗ cành với thể tích thân cây
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Cơ sở lý luận
Trên quan điểm nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất kinh doanh rừng thì trong
quá trình nghiên cứu, đề tài cũng kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác
giả đi trước làm cơ sở lựa chọn những mô hình toán học phù hợp, đảm bảo độ
chính xác cho phép và đơn giản khi sử dụng.
Trong quá trình nghiên cứu cần áp dụng phương pháp toán học thống kê
hiện đại, trên cơ sở tôn trọng các quy luật sinh vật học của cây rừng và lâm phần.
Với nguyên tắc chung là các phương pháp được sử dụng bao gồm cả những

phương pháp kế thừa phải thống nhất từ bước thu thập số liệu đến xây dựng và
đánh giá mô hình lý thuyết.
3.3.1.1.Sự cần thiết về nghiên cứu tương quan trong lập biểu thể tích
Trong công tác điều tra rừng, việc nghiên cứu các quy luật tương quan giữa
các đại lượng của cây trong lâm phần, cũng như tìm hiểu và nắm vững quy luật này
là hết sức cần thiết. Trong đó, quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính là
một trong những quy luật cấu trúc cơ bản nhất. Thông qua quy luật này, kết hợp
với một số quy luật tương quan f
1.3
/d, h; V/d…có thể xác định được các đại lượng
khó đo đạc như chiều cao, hình số, thể tích thân cây đứng từ các đại lượng dễ đo
đạc hoặc tính toán đơn giản hơn. Hơn nữa, chiều cao là một trong những nhân tố
cấu thành thể tích thân cây và trữ lượng lâm phần và nó cũng là một nhân tố cấu
thành các bảng biểu chuyên dụng phục vụ cho công tác điều tra, kinh doanh lợi
dụng rừng. Mặt khác, việc đo chiều cao rất phức tạp và khó khăn vì thế khi xác
định được dạng tương quan và đưa ra được các phương trình tương quan cụ thể có
thể tiết kiệm được thời gian trong việc đo và đảm bảo được độ chính xác của mục
tiêu đề ra. Chính vì vậy, quy luật này đã được nhiều nhà Lâm Học, Điều tra rừng
quan tâm nghiên cứu cho các đối tượng khác nhau như: Đồng Sỹ Hiền (1971), Vũ
Văn Nhâm (1988), Phạm Ngọc Giao (1996), Nguyễn Trọng Bình (1998), Vũ Tiến
Hinh (2012)…Về cơ bản các tác giả đều đưa ra nhận định: giữa chiều cao vút ngọn
và đường kính của những cây trong lâm phần đều tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ.
Các dạng phương trình biểu diễn cho tương quan này cũng rất đa dạng và vấn đề
đặt ra là làm sao để tìm và xác định được một phương trình phù hợp nhất.
3.3.2. Công tác chuẩn bị
Thu thập và tham khảo tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm cơ sở
xây dựng đề cương
Chuẩn bị thu thập số liệu ngoại nghiệp và điều kiện làm công tác nội nghiệp
phục vụ cho công tác nghiên cứu
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu

Để đạt được mục tiêu đặt ra , đề tài sử dụng các phương pháp dưới đây để giải
quyết cụ thể:
_Xác định loài cây khai thác chủ yếu để lập biểu thể tích
Những loài cây thu thập số liệu để lập biểu thể tích được căn cứ vào số liệu
thiết kế khai thác ở từng địa điểm khai thác của từng vùng ( Vùng Tây Nguyên,
Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ)
Mỗi loài ở từng vùng thu thập số liệu từ 45 đến 60 cây, trong đó 30 đến 45 cây
dùng để tính toán lập biểu và 10 đến 15 cây dùng để đánh giá độ chính xác của
biểu
_Xác định kích thước các loại gỗ khai thác thân, cành, ngọn để lập biểu
Kích thước các loại gỗ khai thác được dựa vào qui định số 40/2005/QD_BNN,
về việc ban hành qui chế về khai thác gỗ và lâm sản khác.
_Phương pháp điều tra cây ngả
+ Đo chiều dài men thân bằng thước dây và chia thân cây thành 10 đoạn bằng
nhau theo các vị trí tương đối 00,01.02,03,04 ,09. Đo đường kính có vỏ và
không vỏ tại vị trí 1,3 m kể từ gốc cây và các vị trí tương đối khác đã chia trên
thân cây
+ Đo chiều cao đường kính có vỏ và không vỏ gốc chặt
+ Đo chiều cao dưới cành
+ Xác định chiêu cao thân cây tại vị trí d có vỏ bằng 25 cm (H
d=25
)
+ Đo đường kính gốc cành ( d
oc
) của những cành có đường kính cả vỏ lớn hơn
25 cm. Đo chiều dài từ vị trí phân cành đến vị trí cành có đường kính cả vỏ
bằng 25cm(dc=25), trên đó đường kính cành có vỏ và không vỏ theo phân đoạn
2m
3.4 Xử lí số liệu
3.4.1. Tính thể tích thân cây và thể tích gỗ lợi dụng

_ Tính thể tích thân cây
Thể tích thân cây được tính theo công thức kép tiết diện bình quân với 10 đoạn
có chiều dài tương đối bằng nhau:
V=10
-4
*
Trong đó : V là thể tích thân cây, d
00
,d
01,
,d
02
, d
09
là đường kính tại các vị trí
phần mười thân cây, h là chiều cao thân cây
_ Tính thể tích gỗ gốc chặt
V
gc
= 10
-4
* *( d
2
oo
+d
2
gc
)*
_ Tính thể tích gỗ dưới cành:
V

dc
=10
-4
**
Trong đó :
V
dc
: Thể tích gỗ dưới cành
d
00
,d
01
,d
02
, :đường kính tại các vị trí phần mười trên cây
d
dc
: đường kính ở vị trí dưới cành
d
n
: đường kính tại đoạn chia cuối cùng trước vị trí đo đường kính dưới cành
L
dc
: chiều dài từ vị trí chia cuối cùng đến vị trí đo đường kính dưới cành
_ Thể tích gỗ lớn :
V
L
= V
dc
- V

gc
Trong đó V
dc
là thể tích đoạn thân cây tính từ mặt đất đến vị trí dưới cành
Thể tích V
d25
V
25
=*
Trong đó:
V
25
: thể tích thân cây từ mặt đất đến vị trí có đường kính cả vỏ bằng 25cm
d
00,
d
01
,d
02
, : đường kính ở các vị trí phần mười thân cây
d
n
: đường kính ở vị trí chia cuối cùng trước vị trí đó có đường kính bằng 25
cm
L
d25
: chiều dài từ vị trí chia cuối cùng (d
n
) đến vị trí có đường kính bằng 25
cm

Khi đường kính dưới cành (tại vị trí phân cành đầu tiên ) ≤ cm thân cây không
có gỗ tận dụng mà chỉ cho gỗ lớn và củi. Khi đường kính dưới cành lớn hơn 25
cm thì cây rừng sẽ có đủ các loại gỗ lớn, gỗ tận dụng và củi
_ Thể tích gỗ tận dụng:
V
td
= V
d25
- V
dc
_Thể tích gỗ lợi dụng:
V
ld=
V - V
gc
_Thể tích củi:
V
c
= V
ld
- V
L
- V
td
3.4.2 .Tính hình số tự nhiên và tỉ lệ các loại gỗ lợi dụng
Hình số tự nhiên thân cây:
F
01
=
Hình số tự nhiên gỗ lợi dụng:

F
01
(Ld) =
Hình số tự nhiên gỗ lớn:
F
01
(L) =
Hình số tự nhiên gỗ tận dụng:
F
01
(td) =
Hình số tự nhiên gỗ củi:
F
01(c)
=
Tỉ lệ gỗ lợi dụng :
P
Ld
=100*
Tỉ lệ gỗ lớn :
P
L
= 100*
Tỉ lệ gỗ tận dụng :
P
td
=100*
Tỉ lệ gỗ củi :
P
c

= 100*
3.4.3. Công thức tính sai số
Khi kiểm nghiệm biểu hay xác định sai số của các phương trình thể tích , đề tài sử
dụng một số loại sai số thường dùng :
_ Sai số tương đối về thể tích cây đơn lẻ :

%
= 100*
_Sai số lớn nhất mắc phải ở cây đơn lẻ : ∆% max
_Sai số bình quân =
_Sai số quân phương :

sq
=
_Hệ số chính xác:
P% =
3.4.4. Xác lập mối quan hệ giữa thể tích với các nhân tố điều tra.
3.4.5. Phương pháp lập biểu thể tích 1,2 nhân tố
_ Có 3 phương pháp lập biểu chính
+ Phương pháp phân tích
+Phương pháp tổng hợp
+Phương pháp đường sinh thân cây
Phương pháp nào cũng xuất phát từ công thức đơn giản thể tích thân cây
V= ghf= *d
2
*h*f
3.4.6. Phương pháp kiểm tra tính thích ứng của biểu
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
4.1. Quan hệ giữa thể tích với các nhân tố điều tra
4.1.1. Kết quả nghiên cứu mối quann hệ VD1.3

4.1.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ V, D, H
4.2. Lập biểu thể tích
4.2.1. Lập biểu thể tích một nhân tố
4.2.2. Lập biểu thể tích hai nhân tố
4.3 Kiểm tra tính thích ứng của biểu
4.4. Đề xuất một số ứng dụng kết quả nghiên cứu
V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Nhằm hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp đạt kết quả tốt, tôi có xây dựng kế
hoạch thực hiện chuyên đề tốt nghiệp như sau :
STT Nội dung Thời gian Địa điểm
1 Xây dựng đề cương 18/3- 24/3 Trường ĐHLN
2
Thu thập số liệu 25/3- 14/4 Tại địa bàn nghiên
cứu
3 Phân tích xử lý số liệu và viết KLTN 15/4 – 19/5 Trường ĐHLN
4 Chỉnh sửa KLTN 20/5 – 31/5 Trường ĐHLN
5 Hoàn thiện và nộp KLTN 1/6 Trường ĐHLN
Hà Nội, ngày…….tháng…….năm 2013
CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NGƯỜI VIẾT ĐƠN

×