Huyết áp thấp: đừng chủ
quan
Lâu nay, người ta vẫn thường nói nhiều đến cao huyết áp mà ít chú ý
đến vấn đề huyết áp thấp. Mặc dù đây không phải là một chứng bệnh
quá nguy hiểm, nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu của những rắc rối khác
về sức khỏe mà bạn cần phải quan tâm theo dõi kỹ hơn.
1. Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp còn được gọi là chứng giảm huyết áp. Nếu ở mức độ nhẹ,
huyết áp thấp không cần phải điều trị. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể gây
ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị ngất, choáng và
còn dẫn tới một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết. Khi ảnh
hưởng đến những cơ quan quan trọng, giảm huyết áp sẽ làm cho các cơ quan
này thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng cơ thể bị “shock”,
choáng, đe dọa đến tính mạng.
2. Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Một số nguyên nhân sau được xem là những lý do khiến huyết áp tụt giảm:
- Phản ứng ngược của một số loại thuốc, bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc gây
tê hay gây mê, nitrat, thuốc ngăn ngừa canxi, một số loại thuốc chống trầm
cảm hoặc thuốc chữa chứng cao huyết áp.
- Mất nước (do đổ mồ hôi quá nhiều, mất máu hay tiêu chảy cấp).
- Các cơn ngất, choáng.
- Chuyển tư thế đột ngột, đang nằm hoặc ngồi bỗng đột nhiên đứng dậy.
- Choáng vì chảy máu trong, do nhiễm trùng cấp tính hay chứng suy tim, đau
tim, nhịp tim bất thường.
- Kháng phản vệ (một phản ứng do dị ứng nặng).
- Người bị thần kinh đái tháo đường hay mắc các bệnh về thần kinh ngoại
biên.
- Có thể liên quan tới việc mang thai.
3. Triệu chứng của huyết áp thấp
- Mệt mỏi
- Suy nhược cơ thể
- Đau đầu nhẹ và choáng, ngất
- Thị lực giảm (nhìn mọi vật mờ đi)
- Hoa mắt, chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp
- Buồn nôn
- Mất ý thức tạm thời.
4. Phòng ngừa huyết áp thấp
Những việc bạn nên làm là:
- Uống nhiều nước: Cần uống thật nhiều nước vì nước giúp ngăn ngừa sự
mất nước và làm tăng lượng máu. Nên hạn chế những loại đồ uống có chứa
chất cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp,
ngay cả khi bạn đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy cung cấp tất cả những dưỡng chất mà cơ
thể cần để duy trì sự khỏe mạnh bằng cách tập trung vào nhiều loại thức ăn
khác nhau, bao gồm: gạo thô, trái cây, rau xanh, thịt gà nạc và cá.
- Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate: Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột
sau bữa ăn, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và
cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu carbonhydrate (tinh bột) như
khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mì… Uống loại trà hay cà phê đã tách chất
caffeine cũng là cách giúp tăng huyết áp tạm thời, trong một số trường hợp,
mức huyết áp có thể tăng từ 3 đến 14 mm thủy ngân (mm Hg). Chất caffeine
có thể gây ra nhiều rắc rối khác nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để
quyết định lượng caffeine mà bạn có thể nạp vào cơ thể.
- Ăn củ cải đường: Nước ép từ củ cải đường tươi là một trong những phương
pháp điều trị tại nhà hiệu quả nhất đối với chứng hạ huyết áp. Để trị bệnh,
bạn có thể uống loại nước ép này hai lần mỗi ngày. Chỉ trong 1 tuần, các
triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
- Ăn mặn hơn người bình thường: Những người được chẩn đoán mắc chứng
huyết áp thấp đều được khuyến khích tăng cường lượng muối trong chế độ
ăn uống của họ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối cũng sẽ không tốt cho
tim, do đó, chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định, không dùng quá mức.
- Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể: Để hạn chế nguy cơ bị hoa
mắt, chóng mặt và đau đầu nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng
dậy, bạn cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng
thật nhẹ nhàng. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thở sâu trong
vòng vài phút, sau đó, ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Vị trí đầu
giường ngủ nên kê cao hơn nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực.
Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, bạn nên
đứng thẳng người và hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường
hay gác trên ghế), nghiêng người về phía trước hết sức. Động tác này có tác
dụng kích thích máu chảy từ chân ngược về tim Di chuyển chậm khi muốn
thay đổi vị trí cơ thể: Để hạn chế nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu
nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng dậy, bạn cần thả lỏng người
để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng. Trước khi ra
khỏi giường vào buổi sáng, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó, ngồi
dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Vị trí đầu giường ngủ nên kê cao hơn
nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực. Nếu triệu chứng hạ huyết áp
bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, bạn nên đứng thẳng người và hít thở
đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường hay gác trên ghế), nghiêng
người về phía trước hết sức. Động tác này có tác dụng kích thích máu chảy
từ chân ngược về tim.
- Tắm nước ấm có pha thêm muối ma-nhê: Đây là một trong những biện
pháp đơn giản nhất để điều trị huyết áp thấp, ngoài ra loại nước tắm này còn
giúp cơ thể thư giãn.