Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.63 KB, 3 trang )
Điều trị huyết áp thấp
bằng các bài thuốc đơn
giản
Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức
năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là
huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg
(milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới
60mmHg.
Có hai loại: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát
(do các bệnh lý khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt
mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư
thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.
Gừng cũng là một trong những vị thuốc giúp tăng huyết áp
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt,
vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư
làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn
nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực
Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy
trì để tránh tái phát.
Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp:
Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống
ngày 2 lần.
Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước
uống ngày 2 - 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình
thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa.