Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nạn hồng thủy và motif quả bầu trong văn hóa việt nam và đông nam á dưới góc nhìn khu vực học (deluge and gourd motif in vietnamese and southeast asian culture from the perspective of regional study

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.32 KB, 16 trang )

Nạn Hồng thủy và motif quả bầu trong văn hóa Việt Nam và
Đơng Nam Á dưới góc nhìn Khu vực học
(Tạp chí Bảo tàng và Nhân học số 2/2018. Pp.42-56)

Nạn hồng thủy (Deluge trong tiếng Anh, Hong Shui-洪水 trong tiếng Hán,…) là một huyền
thoại phổ biến ở nhiều nền văn hóa, nhiều tơn giáo, tín ngưỡng khác nhau trên thế giới đề cập
đến một trận lụt hủy diệt. Sau khi trận lụt rút đi chỉ còn lại một vài sinh linh sống sót theo sự
sắp đặt của Thượng đế, từ đó mang đến sự hồi sinh của thế giới. Tương tự như những quan
niệm về Ngày tận thế (Doomdays), huyền thoại về nạn hồng thủy (NHT) có sức sống mãnh liệt
trong văn hóa của nhiều tộc người trên thế giới. Ở Việt Nam và Đông Nam Á, NHT được xem
như một huyền thoại tái sinh của nhân loại với “vật cứu tinh” là một quả bầu đã giúp họ thoát
khỏi trận lụt khủng khiếp. Quả bầu trong văn hóa các tộc người Việt Nam và Đông Nam Á
cũng được xem như một biểu tượng cội nguồn cho sự hình thành của nhiều tộc người trong
khu vực này.
Vì sao vật cứu tinh trong các huyền thoại về NHT ở Việt Nam và Đông Nam Á lại là một
quả bầu mà không phải là những con thuyền (như thuyền Noah trong Kinh thánh) hay những
“vật nổi” khác? Vật cứu tinh này có phải là đặc trưng về địa lý nhân văn của Đơng Nam Á hay
yếu tố đồng tộc (có chung nguồn gốc) như sự lý giải được nêu trong các huyền thoại? Yếu tố
địa chất, địa lý đóng vai trị như thế nào đối với mẫu số chung của các huyền thoại về NHT ở
Việt Nam và Đông Nam Á? Để trả lời những câu hỏi này trước hết chúng ta cần đặt quả bầu
trong vai trò của một motif điển hình trong các huyền thoại tái sinh của nhân loại ở Đơng Nam
Á. Mặt khác, motif này phải có sự đối sánh với các khu vực khác trên thế giới để tìm hiểu sự
khác biệt so với khu vực Đơng Nam Á.
Bên cạnh việc khảo sát các huyền thoại về NHT, nghiên cứu này cũng sẽ tìm hiểu các dấu
tích địa chất (geology) và địa lý (geography) trên cơ sở những di vết cịn sót lại trong q trình
biển tiến (transgression) và biển lùi (regression) ở Việt Nam và Đông Nam Á. Từ đó, thử tìm
những cách lý giải mới về NHT và motif quả bầu trong văn hóa ở khu vực này dưới góc nhìn
khu vực học. Xa hơn, nghiên cứu cũng muốn gợi mở một cách tiếp cận mới từ dấu tích huyền
thoại và dấu tích địa chất và địa lý về NHT để tìm hiểu về di vết lục địa Sundaland – một nền
văn minh cổ đại ở Đông Nam Á mà Stephen Openheimer1 cho là đã bị nhấn chìm ở ngồi khơi
biển Đơng Nam Á hiện nay.


1. Khu vực học với vấn đề nghiên cứu Đông Nam Á
Khu vực học (regional study) là một hướng tiếp cận mới trong nền học thuật thế giới vốn
được định hình trong các bộ mơn nghiên cứu khác và thực sự được sử dụng như một công cụ
nghiên cứu chuyên biệt và có hiệu quả từ nửa sau của thế kỷ 20. Iwona Sagan đã thống kê các
hướng tiếp cận khu vực học (KVH) thành ba hướng trọng yếu như sau: “Hướng tiếp cận niên
đại, Khoa học Vùng (Regional Science) và các diễn giải về văn hóa và xã hội khu vực đương
đại. Mỗi hướng tiếp cận được thể hiện qua ba khía cạnh: lý thuyết, phương pháp luận và thực
hành. Những biến đổi về vai trị và vị trí của địa lý học cũng được đề cập trong các nghiên cứu
KVH” (Sagan 2003: 5-19). Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đã và đang chứng kiến những biến
1

Ơng chính là người có cơng trình nghiên cứu cơng phu đã được dịch ra tiếng Việt Địa đàng ở phương đông - Lịch sử huy
hồng của lục địa Đơng Nam Á bị chìm đề cập đến nền văn minh Đơng Nam Á tiền sử mà chúng tơi sẽ phân tích kỹ hơn
trong mục 4.4. Hiện nay ông đang giảng dạy nhân học trong vai trò GS thỉnh giảng tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh.

1


2

động vô cùng lớn về di dân, chủ nghĩa khủng bố hay biến đổi khí hậu có ngun nhân từ con
người. Những biến đổi to lớn đó (bao gồm cả tích cực và tiêu cực) khơng chỉ đến từ những
ngun nhân có liên quan đến kinh tế chính trị hay cơng nghệ mà sâu xa hơn là nền tảng văn
hóa.
Trong khi châu Âu đang vật lộn với cuộc khủng hoảng di dân thì ở Đơng Nam Á – một khu
vực tưởng như bình yên – lại đang dậy lên những cơn sóng ngầm với các vấn đề tộc người và
lãnh thổ. Các chính sách cơng của nhiều cường quốc trên thế giới đối với khu vực Đông Nam
Á hiện nay (bao gồm cả chính sách Xoay trục của Mỹ) đa phần dựa trên các yếu tố địa chính
trị nhưng dường như lại đang thiếu đi yếu tố địa văn hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ không
đề cập đến các vấn đề „nổi cộm‟ của Đông Nam Á như lãnh thổ hay biển đảo mà chỉ đi sâu tìm

hiểu các yếu tố cấu thành bản sắc Đông Nam Á – một trong những nền tảng tạo nên những đặc
tính tương đồng của khu vực này. Từ đó xác định lại sự “thống nhất trong đa dạng” mà Đông
Nam Á đã đạt được cũng như những thách thức trong quá trình xây dựng một Đông Nam Á
bền vững và hiệu quả. Nghiên cứu này cũng sẽ tìm hiểu những yếu tố giống nhau cũng như
những sự khác biệt của văn hóa Đông Nam Á xưa và nay để hướng đến những nhận thức
chung cho các quốc gia ASEAN đối với các vấn đề khu vực dưới góc nhìn KVH.
Dưới góc nhìn KVH, Đông Nam Á là một khu vực địa lý cụ thể nằm ở đông nam của châu
Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ấn Độ và Trung Hoa trong quá khứ cũng như phương Tây hiện
nay. Tuy nhiên, Đông Nam Á lại có những nét đặc trưng bản địa mà khó có thể tìm thấy ở một
nơi nào trên thế giới. Đó là một trong những khu vực có số lượng ngơn ngữ tộc người và các
đặc tính văn hóa đa dạng nhưng lại có những nét chung của một khu vực địa lý, khí hậu đặc
thù. Để hiểu rõ những nét đặc trưng nói trên trong văn hóa Đông Nam Á, chúng tôi sẽ bắt đầu
từ một thành tố văn hóa cụ thể - đó là biểu tượng quả bầu - phổ biến khá rộng trong văn hóa
của khu vực này gắn với một huyền thoại phổ quát của nhân loại, đó là nạn hồng thủy từ góc
nhìn KVH.
2. Nạn Hồng thủy qua huyền thoại và dấu tích địa chất
2.1. Nạn hồng thủy qua các huyền thoại
Theo Kinh Cựu ước, Chúa phán với Noah rằng, “Ta cho hồng thủy đến trên cõi đất, mà hủy
hoại mọi xác thịt có sinh khí dưới gầm trời. Mọi sự trên đất sẽ biến thành thây ma. Nhưng với
ngươi, Ta lập giao ước của Ta. Và ngươi sẽ vào tàu, ngươi và con cái ngươi, vợ ngươi và vợ
con cái ngươi làm một với ngươi. Trong mọi sinh vật, mọi xác thịt, ngươi sẽ đem vào tàu mỗi
loại hai con, để hộ sinh cho chúng, làm một với ngươi. Chúng sẽ là một con đực, một con cái.
Thuộc chim chóc theo loại, thuộc thú vật theo loại, thuộc mọi côn trùng trên đất theo loại, phải
có mỗi thứ hai con đến với ngươi, hầu được độ sinh. Còn ngươi, hãy lấy mọi thức ăn được, hãy
tích trữ lấy với ngươi. Đó là lương thực của ngươi và của chúng nó” (Kinh Cựu ước: 5). Và
Noah đã làm y như vậy.
Trong sử thi Gilgamesh, NHT được mơ tả bằng một cột khói đen ở cuối đường chân trời.
Sau đó bầu trời tối sầm trong vòng một tuần và một cơn bão khủng khiếp đã gây nên một trận
đại hồng thủy. Người Sumer đã ghi lại rằng họ là những người sống sót sau một trận đại hồng
thủy gây nên bởi Annunaki. Trong nhiều thần thoại của Trung Quốc và Ấn Độ cũng kể về một



3

trận lũ khủng khiếp diễn ra trên khắp thế gian. Nhiều nền văn hóa ở Nam Mỹ và khu vực Thái
Bình Dương cũng có những truyền thuyết tương tự.
Ở Việt Nam, NHT “có ba motif quan trọng khơng thể thiếu là Lụt lớn, ít người may mắn
sống sót và sự tái sinh lồi người. Cơng thức cơ bản ổn định đó có thể vận động, biến đổi ở
từng khu vực, quốc gia và dân tộc... Nguyên nhân gây lụt trước hết được giải thích là ý định
của thần thánh. Lụt xuất hiện là do sự trả thù của trời và các vị thần trên trời đối với con người
do loài người vi phạm một quy định nào đấy hoặc do Thần lo sợ trước sức mạnh ngày càng lớn
của loài người. Lụt là biện pháp thần linh dùng để ngăn chặn sức mạnh của loài người, biểu
hiện nỗi lo sợ của thần linh đối với loài người.” (Nguyễn Thị Minh Thu 2015).
Trên thực tế, các motif huyền thoại về những trận lụt lớn kể trên trong văn hóa Việt Nam
cũng chính là một phần cơ bản trong các huyền thoại về sự ra đời các tộc người ở Đông Nam
Á. Trong một nghiên cứu được cơng bố trên Tạp chí Văn hóa Dân gian Hoa Kỳ, Đại học
Illinois xuất bản năm 1993, GS. Đặng Nghiêm Vạn đã tổng kết từ hơn 300 huyền thoại của các
tộc người về NHT để đưa ra một lược đồ như sau:
Sơ đồ 1: Cấu trúc huyền thoại quả bầu và NHT trong văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á.

Trận lụt lớn → Người đàn ông + Người đàn bà → Các tộc người
Nguồn: Đặng Nghiêm Vạn 1993

Theo ông, hầu hết các tộc người ở Đơng Nam Á đều có các huyền thoại về NHT với một
cốt truyện căn bản được mô tả là sau khi trận lụt lớn rút đi chỉ còn lại hai người sống sót, một
đàn ơng và một đàn bà, hai người này chính là tổ tiên của các tộc người Đơng Nam Á. Thơng
thường hai người sống sót này thường là anh em ruột hoặc một người với một con vật (chẳng
hạn như chó) tạo nên một cuộc hơn nhân loạn ln hoặc bất bình thường. Từ cuộc hơn nhân
này sản sinh ra một quả bầu hoặc một vật tương tự là nơi ra đời của các tộc người Đơng Nam
Á (Đặng Nghiêm Vạn 1993: 304-337).

Vậy điều gì đã khiến cho các tộc người ở Đông Nam Á vốn hết sức đa dạng về ngơn ngữ và
văn hóa lại có chung một huyền thoại về quả bầu? Tại sao huyền thoại về NHT ở Đông Nam Á
lại coi các tộc người ở khu vực này là anh em (sinh ra từ một nguồn gốc – quả bầu)? Đây là
những câu hỏi lớn, khơng dễ trả lời. Đã có nhiều cách lý giải từ góc nhìn của lý thuyết khuyếch
tán ngơn ngữ hay giao thoa văn hóa về nguồn gốc của NHT ở Đông Nam Á nhưng những cứ
liệu về trận lụt lớn đó lại có q ít trong các nghiên cứu được thực hiện từ khoảng giữa thế kỷ
20 trở về trước. Đây chính là nút thắt của các nghiên cứu có liên quan đến NHT và motif quả
bầu trong văn hóa Đơng Nam Á mà cho đến gần đây mới được nhìn nhận một cách rõ nét hơn
thơng qua các nghiên cứu địa chất, địa lý, khảo cổ học, di truyền học và khu vực học.
2.2. Nạn hồng thủy qua dấu tích địa chất – địa lý và khảo cổ học ở Đông Nam Á
Trong khi các huyền thoại về NHT tồn tại rộng khắp trên thế giới ở nhiều tộc người thì
những di vết thực sự của nó lại vơ cùng hiếm hoi trong các nền văn hóa. Tuy nhiên, nếu chúng
ta ngược dịng thời gian tìm trở lại những sự kiện có thực đã từng xảy ra là giai đoạn biển tiến
và biển lùi thì lại có thể tìm thấy các chứng cứ có thực từ hàng nghìn năm, thậm chí đến hàng
vạn năm trước qua những dấu tích địa chất – địa lý trên những vách đá cịn tồn tại đến ngày
hơm nay (xem H1).


4

Cùng với các di vết địa chất – địa lý mà các nhà khoa học tự nhiên đã khám phá được ở
nhiều nơi trên thế giới, nhiều di chỉ khảo cổ học cũng dần được phát lộ ở các tầng văn hóa gần
với di vết của các giai đoạn biển tiến và biển lùi đã đề cập ở trên. Nếu so sánh các di chỉ khảo
cổ có tồn tại đời sống của loài người cổ xưa ở Việt Nam với di chỉ khảo cổ học đại dương ở
ngoài khơi biển Đài Loan và Nhật Bản (xem H2) thì độ cao chênh nhau tới hàng chục, thậm
chí là hàng trăm mét. Vậy tại sao các di chỉ khảo cổ này lại có mức độ chênh lệch về độ cao
lớn như vậy?
Nếu xem xét các di chỉ ở cao độ thấp nhất chúng ta có thể thấy rằng các tầng văn hóa này
nằm ở các vùng bình địa hiện đã chìm sâu dưới biển. Nhưng nếu như đặt giả thuyết rằng mực
nước biển hiện nay rút xuống vài chục mét thì đó chính là vùng đất màu mỡ ven bờ biển để cư

dân có thể sinh sống tập trung thành những cộng đồng lớn. Vì vậy, chúng ta có thể đặt ra một
giả thuyết là ở giai đoạn biển lùi thì vùng đất nơi tồn tại di chỉ khảo cổ học đại dương ở Đài
Loan hay Nhật Bản là một vùng bình địa màu mỡ mà con người có thể đã sinh sống và xây
dựng nên một nền văn minh đủ lớn để có thể xây nên những cơng trình lớn như chúng ta thấy
ngày hôm nay qua các di chỉ khảo cổ học dưới nước.
Nếu xem xét các di chỉ ở vùng núi với cao độ như văn hóa Hịa Bình ở Việt Nam, chúng ta
có thể nhận thấy các cư dân cổ đại ở đây phải vật lộn với một đời sống hết sức khó khăn với
địa hình hiểm trở và thật khó để tìm kiếm thức ăn chứ chưa nói tới việc phát triển một nền văn
minh cao ở một khu vực tập trung đông dân cư trên một diện tích hẹp như vậy. Có lẽ vì lý do
này mà các di chỉ văn hóa Hịa Bình được tìm thấy ở nhiều nơi với một khu vực phân bố rộng
lớn ở nhiều quốc gia Đông Nam Á. Một điểm đáng lưu ý là các di chỉ thuộc nền văn hóa này
thường có độ cao khá lớn so với mực nước biển và độ cao của các di chỉ này tương đối giống
nhau. Liệu đây có phải là do mực nước biển ở giai đoạn biển tiến đã buộc các cư dân thuộc nền
văn hóa Hịa Bình phải dời lên vùng núi cao để tồn tại?
Trả lời được câu hỏi này có thể giúp chúng ta tiến gần hơn đến một giả thuyết về giai đoạn
biển tiến - biển lùi buộc con người cổ đại từ những vùng bình nguyên màu mỡ ven biển phải di
cư lên núi cao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải bổ sung thêm các chứng cứ khác ngoài các di
vết địa chất – địa lý và khảo cổ học để chứng minh cho sự hồi sinh của con người sau NHT từ
những huyền thoại tộc người đã đề cập ở trên. Một trong những di vết đáng chú ý là những vật
„cứu tinh‟ của loài người trong NHT.
2.3. Vật “cứu tinh” của loài người trong nạn hồng thủy
Khác với các huyền thoại khai thiên lập địa (thường gắn với các vị thần hoặc những anh
hùng huyền thoại “đội đất vá trời,” các huyền thoại tái tạo thế giới nói chung và NHT nói riêng
thường gắn với các vật biểu tượng mà cụ thể ở đây là những con thuyền trong văn hóa phương
tây hay quả bầu trong văn hóa Đơng Nam Á. Vật cứu tinh nổi bật trong văn hóa phương tây
gắn liền với truyền thuyết về thuyền Noah được ghi lại trong những trang đầu tiên của Kinh
Cựu ước. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của đạo Do thái và đạo Thiên chúa,
huyền thoại về thuyền Noah vẫn chỉ được xem như một câu chuyện hoang đường tựa như việc
Chúa tạo ra người đàn bà bằng “chiếc xương sườn thứ bảy” của người đàn ông.
Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi khi vào năm 1977, một nhà khoa học người Mỹ tên là Ron

Wyatt đã tới địa danh mà đại úy Llhan Durupinar thuộc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tìm ra năm 1959.
Ron Wyatt và những cộng sự đã nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực này trong nhiều năm. Cuối


5

cùng, ông và các nhà khoa học đồng nghiệp khẳng định di vết mà họ đang tìm hiểu là một con
tàu thời cổ đại có kích thước cực lớn nhưng lại nằm cheo leo trên sườn núi ở độ cao hơn
2.000m trên mực nước biển. Đối chiếu với kích thước và các dữ liệu được ghi lại trong Kinh
thánh, sử thi Gilgamesh, Kinh Quran và nhiều cuốn sách cổ có đề cập đến thuyền Noah, các
nhà khoa học đã xác định đây chính là con tàu Noah huyền thoại. Ngày 20/6/1987, chính phủ
Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức xác nhận đây là xác thuyền Noah. Thậm chí, ngay bây giờ chúng ta
có thể chiêm ngưỡng trực tiếp con tàu huyền thoại này từ bản đồ của Google (xem H3).
Như vậy, vật cứu tinh trong NHT của văn hóa phương tây đã được xác nhận một cách chính
thức thơng qua các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại. Tuy nhiên, ngồi những người
trên thuyền Noah sống sót qua NHT thì vẫn cịn nhiều người khác thuộc các chủng tộc khác
thốt khỏi NHT bằng những vật cứu tinh khác mà không lệ thuộc vào thuyền Noah. Bên cạnh
các huyền thoại quả bầu và NHT trong văn hóa Đơng Nam Á thì trong văn hóa Trung Hoa đã
ghi lại nhiều huyền thoại của các tộc người đề cập đến NHT và những quả bầu hồ lô như sau:

Bảng 1: Thần thoại hồ lô cứu sinh (Nguyễn Ngọc Thơ 2007)
STT

Tộc
người

Nhân vật thủy tổ

Thủy tai và hồ lô cứu sinh


Phối hôn, sản sinh nhân
loại

1

Đồng,

Tổ mẫu ấp trứng, sinh Tùng
Tang (松桑nam) và Tùng
Tư (松斯nữ). Hai thần kết
hôn, sinh lôi, rồng, hổ, rắn,
nhân thần.. 12 loại thần,
trong đó Na Huynh Na
Muội (傩兄傩妹) nhỏ nhất.

Các thần tranh chấp, lôi lên
trời, rồng xuống biển, hổ lên
rừng, rắn vào động. Lôi dâng
lũ trả thù, tiêu diệt con cháu
nhân thần. Na Huynh Na
Muội được thần mách, trốn
trong hồ lơ, thốt nạn

Na Huynh Na Muội kết
hôn, 3 năm sinh ra túi
thịt, chặt thành mảnh,
mỗi mảnh biến thành một
tộc người: thịt người
Đồng
(da

trắng);
ruột Miêu (thẳng tính);
xương Dao (rắn rỏi, lao
khổ); tim Hán (khơn
lanh)…

Á Oa (亚娲) sáng tạo ra lôi, Nhân thần tranh giành. Lôi
rồng, hổ và người.
thần dâng nước báo thù. Chỉ
hai anh em trú trong hồ lơ do
Á Oa tạo ra, thốt nạn.

Hai anh em kết hôn sinh
túi thịt, chặt thành mảnh.
Gan biến thành người
Thủy;
phổi Bố
Y;
ruột Miêu; xương Hán...

Cách
Lao,
Thổ
Gia

2

Thủy



6

3

Miêu

Cây phong sinh Hồ Điệp
Ma Ma (mẹ bướm), kết hôn
với bọt biển (泡沫) sinh 12
trứng, nở ra Khương (姜,
anh), Ương (央, em gái),
lôi, hổ, rồng…

Nhân thần tranh chấp, lôi
dâng lũ tiêu diệt lồi người.
Khương, Ương nấp trong hồ
lơ thốt nạn

Khương, Ương kết hơn
sinh ra túi thịt. Chặt
mảnh, mỗi mảnh hóa
thân thành một tộc người.

4

Bạch

Thiên thần A Tỷ (阿仳) báo
cho loài người biết về trận
hồng thủy sắp tới nhưng

mọi người không tin.

Duy chỉ có hai anh em A Hai anh em kết hôn, tái
Công (阿公),
A
Bà sinh nhân loại.
(阿婆)nghe theo, nấp trong
quả hồ lơ nên thốt mạng.

5

Hán

Một người đàn ơng có hai Hai anh em vì được tiên mách Hai anh em kết hôn, tái
con trai, gái. Người anh em bảo (hoặc bằng dự đốn) nấp tạo nhân sinh
của ơng này vì hận thù đã vào trong hồ lơ mà thốt nạn
cho dâng nước để trả thù

Có thể nói, các huyền thoại về quả bầu và NHT ở Đông Nam Á bao gồm cả nam Trung
Hoa cũng chính là những di vết “khảo cổ học nhân văn” quan trọng cần được tìm hiểu và
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng như thuyền Noah trong văn hóa phương tây.
3. Motif quả bầu trong đời sống và trong huyền thoại các tộc người ở Việt Nam và Đông
Nam Á
3.1. Quả bầu trong đời sống cư dân
Bầu là lồi dây leo thân thảo lá rộng, có lơng, hoa đơn tính, quả có vỏ dày, vỏ già sẽ trở nên
cứng do hoá gỗ. Bầu thuộc họ bầu bí với vơ số giống, lồi khác nhau. Có loại trịn, có loại dài,
lại có loại hình nậm rượu (hồ lơ), với nhiều kích thước khác nhau, hương vị khác nhau và
thành phần dinh dưỡng khác nhau. Bầu là một trong những loại rau quả thông dụng nhất hiện
nay bởi đặc tính dễ trồng, cho năng suất cao, dễ bảo quản, dễ vận chuyển và có thể ăn được cả
lá, hoa, quả và hạt. Với sự phong phú về chủng loại và nhiều ưu điểm như trên, bầu đã và đang

được trồng và sử dụng phổ biến khắp các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á. Bầu bí trở
thành một loài cây gần gũi thân thiết với mọi người dân và gắn bó với họ khơng chỉ như một
loại thực phẩm có giá trị mà cịn là những sản phẩm văn hóa có liên quan đến đời sống thường
ngày cũng như âm nhạc và nghệ thuật.
Quả bầu có một đặc tính vơ cùng quan trọng đối với đời sống con người khi xưa nhưng
hiện nay lại ít được nhắc tới đó là đặc tính có thể bảo quản trong điều kiện tự nhiên trong nhiều
tháng, thậm chí là hàng năm. Chính vì đặc tính này mà chúng được dùng làm thực phẩm dự trữ
mùa mưa lụt. Bầu canh phơi khơ, bí xanh, bầu lào (hay bí ngơ) ln được tích trữ trên chạn
(giống như một gác xép ở các ngôi nhà gỗ trước đây, đặc biệt là ở khu vực miền trung) trong
mùa bão lụt cùng với lúa gạo là nguồn thức ăn cho cả gia đình suốt mùa mưa bão.
Bầu già hóa gỗ:


7

Để chế tác được những vật dụng bằng đá hay bằng kim loại, con người thời cổ đại phải mất
rất nhiều cơng sức mới có được một cơng cụ cho mình. Trong khi đó, việc sử dụng một đặc
tính sẵn có của quả bầu (hóa gỗ) xem ra nhàn hạ hơn nhiều. Họ có thể nắn chỉnh quả bầu từ lúc
còn non hoặc cưa cắt quả bầu đã già một cách dễ dàng và linh hoạt để tạo thành các vật dụng
như bầu đựng nước, đựng rượu, làm gáo, làm bát, làm nhạc cụ,... Do được hóa gỗ nên quả bầu
già phơi khơ (nếu được gác bếp thì càng tốt) trở thành một vật dụng vừa nhẹ vừa chịu nước lại
không dễ bị nứt vỡ và bị mối mọt như các loại gỗ thông thường mà lại dễ chế tác (xem H5).
Đây chính là những đặc tính mà các chuyên gia đóng tàu rất cần cho những con tàu, con
thuyền của họ. Phải chăng vì những lý do này mà cư dân Đông Nam Á đã chọn quả bầu làm
„vật cứu tinh‟ trong NHT? Nghiên cứu sẽ trở lại câu hỏi này trong các mục sau.
Bầu làm thức ăn dự trữ:
Trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Đơng Nam Á, việc tích trữ thức ăn lâu dài là một
vấn đề cực kỳ nan giải. Do khí hậu ẩm lại nắng gắt mưa nhiều nên hầu hết các loại thức ăn tươi
đều nhanh chóng bị phân hủy và thức ăn khô lại thường bị nấm mốc. Một giải pháp dự trữ
khác hay được áp dụng là muối các món như dưa, cà cho đến thịt muối, các loại thực phẩm

ướp muối được áp dụng hết sức phổ biến trong không gian văn hóa Đơng Nam Á. Tuy nhiên,
thời gian bảo quản các món ướp muối này phải tỉ lệ thuận với độ mặn nên chúng thường là
thức ăn mặn chứ khó có thể thay thế cho món ăn thơng thường như rau quả và ngũ cốc.
Trước những thách thức đó, quả bầu trở thành một loại thức ăn dự trữ vơ cùng hữu hiệu với
vỏ cứng dễ vận chuyển, có hàm lượng dinh dưỡng cao (no lâu) vừa có nhiều vitamin (như bí
xanh) lại vừa có nhiều tinh bột và đường (như bí đỏ),… giúp con người có thể sống sót qua
mùa lụt kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều tháng trong năm. Rõ ràng, quả bầu ở đây không
thể hiện rõ là „vật cứu tinh‟ trong lũ lụt nhưng chắc chắn là „vật cứu đói‟ hết sức hiệu quả trong
hồn cảnh này. Vì vậy mà quả bầu từ vị trí của một danh từ riêng (một loại quả có tên gọi là
bầu) đã biến thành một danh từ chung chỉ một vật dụng phổ biến trong đời sống: bầu rượu, bầu
nước,… Như vậy, đặc tính bầu già hóa gỗ và bầu làm thức ăn dự trữ mùa mưa lụt chính là
những nét đặc trưng khu vực ở Việt Nam và nhiều nơi khác ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở
những vùng thường xảy ra lũ lụt (xem H4).
3.2. Motif quả bầu trong huyền thoại của các tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á
Trong vô số huyền thoại tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, motif quả bầu dường như
đang chiếm vị trí chủ đạo với mức độ phổ biến rộng và mức độ thống nhất khá cao. “Thần
thoại các dân tộc còn lưu giữ nhiều ký ức về trận lụt lớn, về nạn đại hồng thuỷ, nó giống như
một đại hoạ khủng khiếp khiến cho loài người bị tuyệt diệt và cùng với đó là ký ức về sự tái
sinh của con người nhờ những quả bầu kỳ lạ (…) Sau trận hồng thuỷ, con người đã được tái
sinh. Hệ thống thần thoại các dân tộc đã lưu truyền rộng rãi những câu chuyện kể về Quả bầu
nở ra hàng vạn người con với nhiều giống người. Loại truyện Quả bầu này có trong kho tàng
dân gian Đơng Nam Á và nó đã được dân tộc hoá tuỳ theo sự sáng tạo của từng dân tộc”
(Nguyễn Thị Huế 2008). Trong bảng dưới đây, chúng tôi đã tập hợp sơ bộ thành hệ thống các
huyền thoại tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á có liên quan đến NHT như sau:
Bảng 2: Tổng hợp một số huyền thoại tộc người có liên quan đến NHT
Tên gọi

Tên nhân vật
chính


Tộc người

Nhóm ngơn
ngữ

Địa bàn cư trú
hiện nay


8

1

Đẻ đất đẻ nước

Chim ây cái ứa

Mường

2

Ẩm ẹt luông

Hai anh em ruột

Thái

3

Quả bầu mẹ


Hai anh em ruột

Kh‟Mú

4

Mon Ten

Mon Ten

Mảng

5

Rồng dâng nước

Cục thịt

Lô lô

6

Nạn hồng thủy

Hai anh em ruột

Giáy

7


An xoar Yang Arơbang

Chó

Tà Ơi

8

Bok Xơgơr

Hai anh em ruột

Bahnar

9

Hồng thủy

Hai anh em ruột

Dao

10

Hai người thượng

Raglei

11


Cơi Maisrĩh Mỏq Vila,
Kay Misiriq, Muq Pila
Hồng thủy

Hai anh em ruột

Lơlơ

12

Hồng thủy

Hai anh em ruột

H‟Mơng



Nhóm Việt
– Mường
Nhóm Tày
Thái
Nhóm MơnKh‟mer
Nhóm MơnKh‟mer
Nhóm Hán
– Tạng
Tày Thái
MơnKh‟mer
MơnKh‟mer

H‟Mong Dao
Mã Lai đa
đảo
Hán – Tạng
H‟Mơng Dao

Việt Nam
Nam Trung Hoa,
Việt Nam, Lào
Việt Nam, Lào
Nam Trung Hoa,
Việt Nam
Nam Trung Hoa,
Việt Nam
Nam Trung Hoa,
Việt Nam
Việt Nam, Lào
Việt Nam, Lào
Nam Trung Hoa,
Việt Nam
Việt Nam, Lào,
Nam Trung Hoa,
Việt Nam
Nam Trung Hoa,
Việt Nam, Lào

Thông qua bảng tổng hợp trên chúng ta dễ dàng nhận thấy vật cứu tinh hay vật biểu tượng
có liên quan đến quả bầu trong NHT có mặt ở hầu hết các nhóm ngơn ngữ tộc người Đơng
Nam Á. Điều đó khẳng định những chức năng phổ biến của quả bầu trong đời sống của cư dân
cổ đại trong nền văn minh thực vật ở Đông Nam Á (thuật ngữ của Piere Gourou 2015, 1936).

Thậm chí, quả bầu cịn phổ biến rộng hơn ở hầu khắp khu vực Nam Trung Hoa, đặc biệt là các
nhóm cư dân cư trú ở bờ nam sơng Dương Tử. Với vai trị và vị trí quan trọng trong đời sống
cư dân Đơng Nam Á, quả bầu đã đi vào huyền thoại của các tộc người Đông Nam Á một cách
hết sức tự nhiên. Tuy nhiên, để trở thành một motif điển hình được phổ biến rộng rãi như vậy
thì cần phải trải qua q trình biểu tượng hóa và tơn giáo hóa mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong
các chuyên mục dưới đây.
4. Luận giải về motif quả bầu và NHT ở Việt Nam và Đông Nam Á
4.1. Motif quả bầu và NHT từ góc nhìn chức năng luận
Để tìm hiểu căn nguyên vì sao motif quả bầu lại phổ biến ở mức độ rộng khắp khu vực
Đông Nam Á như vậy, chúng ta cần tìm hiểu chức năng của quả bầu thơng qua phương pháp
tiếp cận hệ thống. Theo đó, quả bầu trong nền văn minh thực vật ở Đông Nam Á nổi bật với ba
chức năng sau:
Vật nổi


9

Thức ăn giàu dinh dưỡng
Thực phẩm tích trữ
Đây là những chức năng quan trọng gắn với một loài thực vật mang những đặc trưng địa lý
nhân văn và cả những đặc trưng của tiểu vùng khí hậu của khu vực Đơng Nam Á [hiện tượng
gió mùa (monsoon) và hiện tượng lũ lụt xảy ra thường niên].
Có thể thấy, Đơng Nam Á là lưu vực của một trong những con sông lớn nhất thế giới Mekong - nơi sản xuất gạo đứng đầu thế giới. Đây cũng là nơi tập hợp những vùng đồng bằng
châu thổ nhỏ hơn của nhiều con sơng có độ dốc cao như sơng Ayeyarwady (Myanmar), sơng
Hồng (Việt Nam), sơng Chao Phraya (Thái Lan),… Vì độ dốc cao này mà hiện tượng lũ lụt là
một trong những mối lo thường trực của cư dân khu vực Đông Nam Á mà đại đa số là những
cư dân nông nghiệp. Ở Việt Nam, hệ thống đê sông Hồng được xây đắp trong hàng nghìn năm
qua được xem như cơng trình thủy lợi vĩ đại nhất của người Việt. Trong một bối cảnh địa lý và
khí hậu đặc thù như vậy, các cư dân Đông Nam Á cần phải tự thích nghi để tồn tại. Bên cạnh
chức năng làm thức ăn thì quả bầu trở thành một chiếc phao cứu sinh hay một “công cụ” trong

giao thông thủy vô cùng tiện lợi đã được ghi lại trong nhiều sử sách.2
Sự thích nghi với lũ lụt đã khiến cho kỹ năng sinh tồn của cư dân Đơng Nam Á tự hồn
thiện theo thời gian. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đó là thích nghi với lũ lụt – đây
cũng là căn nguyên ra đời câu thành ngữ: Sống chung với lũ – ngụ ý phải chấp nhận thực tế
khó khăn mà không thể thay đổi được. Trong bối cảnh đó, cùng với những con thuyền gỗ hay
thuyền nan của các ngư dân thì một quả bầu rỗng để làm một chiếc phao trong mùa mưa lũ
dường như là một lựa chọn hợp lý nhất để sinh tồn của mọi người dân bình thường khi chưa có
các vật dụng tiện ích như chúng ta thấy ngày hơm nay. Rất có thể, kỹ năng sinh tồn này được
nhiều người sử dụng nên vật nổi – quả bầu giống như một chiếc phao cứu sinh trở thành một
vật dụng thiết yếu của đa số người dân.
Bên cạnh chức năng vật nổi thì quả bầu chính là một loại thức ăn phù hợp nhất cho mùa
mưa bão vì nó có thể đáp ứng được cho số đông người dân. Quả bầu dễ trồng và dễ thích nghi
với các địa hình phức tạp nên mọi người dân đều có thể tự trồng, tự thu hoạch và tự bảo quản.
Đây chính là điểm quan trọng để quả bầu được xem như một loại thực phẩm đắc dụng nhất của
mọi người dân trong những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Ngồi đặc tính
dễ trồng, dễ sử dụng và dễ vận chuyển thì một trong những ưu điểm lớn nhất của loại thực
phẩm này (đã được chúng tôi đề cập ở mục 3.1) là dễ tích trữ vì đặc tính tươi lâu và giàu dinh
dưỡng nên quả bầu trở thành loại thức ăn không thể thiếu trong mùa mưa lũ. Như vậy, với các
chức năng nổi bật của một vật nổi được và là loại thực phẩm đắc dụng nhất của địa phương,

2

„Nhờ đặc điểm rỗng ruột, chỉ cần bịt kín phần miệng, hồ lô sẽ trở thành một loại “phao” đặc biệt. Các sách Kinh Thi,
Trang Tử, Quốc Ngữ đều có nhắc đến loại “công cụ” giúp người qua sông, suối này. Dân gian Trung Hoa gọi loại “công
cụ” đặc biệt này là “thuyền eo” (腰舟yếu chu). Ngày nay, vùng nông thơn Hà Nam, Sơn Đơng, Tứ Xun vẫn cịn dùng
loại công cụ này khi qua sông, suối nhỏ. Người Khách Gia ở Quảng Đông khi đánh cá dưới sông đeo quanh eo vài chiếc hồ
lô cứu sinh. Trẻ em đeo vài chiếc hồ lô nhỏ quanh thân ngụ ý trừ tà, đồng thời sẽ giúp cứu trẻ trong trường hợp bị rơi xuống
nước. Ở đảo Hải Nam, người Lê dùng một quả hồ lơ to rỗng, bịt kín miệng, thả xuống sông, suối, ôm trầm lấy mà bơi qua.
Ở Đài Loan, người Amei, người Cao Sơn cũng làm cách này [Tống Triệu Lân 2001: 19-20, 38-39]. Ở một số vùng khác,
người ta làm bè hồ lô qua vượt qua những khúc sơng có q nhiều ghềnh thác. Trong thần thoại, hồ lơ rỗng với đặc tính nổi

trên mặt nước đã được mượn làm biểu tượng cứu sống nhân loại. Học giả Văn Nhất Đa (1899-1946) tiến hành phân tích 49
thần thoại hồng thủy của các dân tộc thiểu số kết luận rằng hồ lô là dụng cụ cứu sinh phổ biến nhất‟ (Nguyễn Ngọc Thơ
2007).


10

quả bầu trở thành một phần không thể thiếu của cư dân Đơng Nam Á trong điều kiện, hồn
cảnh của cư dân Đông Nam Á trong mùa mưa lũ.
4.2. Motif quả bầu và NHT từ góc nhìn biểu tượng luận
Mặc dù quả bầu hội tụ đầy đủ những chức năng quan trọng nhất cho điều kiện và hoàn cảnh
của cư dân Đông Nam Á như đã nêu ở trên nhưng để trở thành một vật biểu tượng mang tính
phổ quát đối với một vùng văn hóa đa dạng và phức tạp như Đơng Nam Á thì quả bầu cần phải
có thêm những đặc tính vượt trội so với những thành tố văn hóa khác. Có lẽ vì vậy mà trước
khi trở thành một vật cứu tinh trong NHT, quả bầu phải được biểu tượng hóa thành một biểu
tượng trọng tâm của văn hóa Đơng Nam Á. Điều này cần đến vai trị khơng thể thiếu của văn
hóa dân gian truyền miệng, đặc biệt là các huyền thoại đã góp phần đưa một vật/vật phẩm bình
thường trong văn hóa Đơng Nam Á trở thành một biểu tượng văn hóa của các tộc người ở
Đông Nam Á.
Khi quả bầu đã trở thành một biểu tượng trọng tâm trong văn hóa Đơng Nam Á thì con
đường đưa biểu tượng trọng tâm này từ một vật biểu tượng (cái biểu đạt) thành một vật cứu
tinh (cái được biểu đạt) sánh ngang với thuyền Noah trong văn hóa phương tây dường như là
một q trình tất yếu. Có thể tóm tắt q trình biểu tượng hóa quả bầu trong văn hóa Đơng
Nam Á thành một vật cứu tinh trong NHT qua mơ hình sau:

Sơ đồ 2: Q trình biểu tượng hóa quả bầu trong văn hóa Đơng Nam Á thành một vật cứu tinh

Tuy nhiên, để có thể „biến‟ thành một vật cứu tinh huyền thoại như thuyền Noah thì quả
bầu trong vai trị của một biểu tượng trọng tâm của văn hóa Đơng Nam Á cần phải có thêm
một yếu tố khơng thể thiếu, đó là những đặc tính của tơn giáo, tín ngưỡng.

4.3. Motif quả bầu và NHT từ góc nhìn tơn giáo tín ngưỡng


11

Trong chun mục trên chúng tơi đã tóm lược các chức năng của quả bầu trong văn hóa và
trong đời sống của cư dân Đông Nam Á để trở thành một vật biểu tượng và một vật cứu tinh.
Tuy nhiên, cho dù là một vật biểu tượng hay một vật cứu tinh thì quả bầu trong văn hóa Đơng
Nam Á cần phải được bổ sung tính thiêng. Bởi nếu thiếu đi tính thiêng thì quả bầu khơng thể
trở thành một vật thiêng để góp mặt trong các huyền thoại tộc người của cư dân Đông Nam Á.
Sơ đồ 3: Quá trình thiêng hóa của quả bầu trong văn hóa Đơng Nam Á

Vậy tính thiêng ở đây là gì? Theo Từ điển tiếng Việt thì từ thiêng là “có phép lạ làm được
những điều khiến người ta phải kính sợ” (Hồng Phê cb. 1998: 909). Dưới góc độ hiện tượng
học “tính thiêng tôn giáo trong xã hội hiện đại gần như là một hiện tượng cộng sinh với nhu
cầu xã hội. Trên thực tế, nó cùng với nhu cầu xã hội tạo thành một chỉnh thể nội tại không thể
tách rời. Nếu liên kết xã hội là quy phạm của tôn giáo, thì bức tranh tồn cảnh phức tạp cấu
thành bởi tồn bộ đời sống của nhân loại khơng chỉ là một bức tranh về nhu cầu và thể nghiệm
của thực tế xã hội, mà cịn có tác dụng dẫn dắt những quan niệm phổ biến khác của thực tế xã
hội, khiến cho chúng gắn kết nội tại với những thứ như lý trí. Do đó, đối tượng tơn giáo có thể
làm cho thực tế xã hội trở nên thiêng liêng hơn, lớn mạnh hơn” (Trương Hiếu 2014: 3-14). Có
thể thấy sự “dẫn dắt những quan niệm phổ biến khác của thực tế xã hội” ở trên chính là q
trình thiêng hóa quả bầu từ những yếu tố hết sức bình thương như là vật nổi hay thức ăn dự trữ
thành một vật thiêng và cuối cùng được huyền thoại hóa thành vật cứu tinh trong các huyền
thoại tộc người ở Đông Nam Á.
Tương tự như thuyền Noah trong Kinh Thánh, quả bầu hay con thuyền trong các huyền
thoại về NHT là những vật dụng cụ thể đã trở thành một biểu tượng trọng tâm của văn hóa và
được thiêng hóa thành những vật thiêng trong các huyền thoại. Những vật thiêng này vừa là
những vật mang tính biểu tượng của tơn giáo, tín ngưỡng vừa góp phần củng cố niềm tin của
các tín đồ đối với tơn giáo hay tín ngưỡng của họ. Đây chính là những yếu tố cốt lõi để quả bầu

và NHT hình thành nên một motif độc đáo trong các huyền thoại và truyền thuyết tộc người ở
Đơng Nam Á có thể sánh với thuyền Noah trong văn hóa phương tây.
4.4. Từ quả bầu trong văn hóa Đơng Nam Á đến giả thuyết về nguồn gốc các tộc người
Đơng Nam Á
Mặc dù có rất nhiều huyền thoại, truyền thuyết đề cập đến yếu tốc đồng tộc hay cùng chung
nguồn gốc của cư dân Đông Nam Á nhưng sự phong phú, đa dạng và những khác biệt vơ cùng
lớn giữa các tộc người hay nhóm ngơn ngữ ở khu vực này khiến cho yếu tố đồng tộc của cư
dân Đông Nam Á bị xem như một giả thuyết vơ giá trị hay một câu hỏi khơng có lời giải đáp.
Tuy nhiên, nếu đặt các thành tố văn hóa Đơng Nam Á dưới góc nhìn khu vực học, chúng ta có
thể nhìn nhận rõ hơn về mối liên kết giữa các tộc người ở khu vực này với nhau và với nhiều
khu vực khác trên thế giới.


12

Ở trên chúng tôi đã luận giải về motif quả bầu và NHT ở Việt Nam và Đông Nam Á từ các
góc nhìn khác nhau của chức năng luận, biểu tượng luận và tơn giáo tín ngưỡng. Tuy nhiên, sự
phổ biến của motif quả bầu trong huyền thoại tộc người khắp khu vực Đông Nam Á và xa hơn
là các tộc người ở Nam Trung Hoa vẫn chưa có câu trả lời. Dựa vào những nghiên cứu mới
được công bố gần đây và nếu đặt đối tượng nghiên cứu (motif quả bầu và NHT) dưới góc nhìn
KVH, chúng ta cũng có thể lần ra một số “manh mối” để đặt ra những giả thuyết mới.
Yếu tố có chung một nền văn minh tiền sử khi tìm hiểu nguồn gốc các tộc người Đơng Nam
Á ít nhiều đã được các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau chứng
minh thông qua sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học, xã hội học, khảo cổ học,… Tuy nhiên, khi
áp dụng các phương pháp liên ngành hoặc mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu thì các giả thuyết
đó trở nên thiếu vững chắc khi không thể chứng minh được (là có nguồn gốc chung). Trong
một nghiên cứu được xuất bản gần đây, Stephen Openheimer (trong cuốn Địa đàng ở phương
Đông - Lịch sử huy hồng của lục địa Đơng Nam Á bị chìm) đã đưa ra một giả thuyết gây tranh
luận sôi nổi trong giới học thuật về di vết lục địa Sunda (Sundaland) – một nền văn minh thời
tiền sử ở Đông Nam Á - mà ông cho là đã bị nhấn chìm ngồi khơi biển Đơng Nam Á hiện nay

(xem H6).
Năm 1998, cuốn sách của ông được Phoenix xuất bản đã gây một tiếng vang lớn đối với
giới học thuật phương tây bởi nó mang đến một cái nhìn ngược về hành trình truyền bá văn
minh trong lịch sử nhân loại. Năm 2005, cuốn sách này được dịch ra tiếng Việt cũng đã mang
đến một làn sóng tranh luận học thuật đối với các học giả Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu tìm
hiểu về cội nguồn dân tộc Việt đang nóng bỏng vì thiếu tư liệu học thuật thực sự thuyết phục.
Cũng cần phải nói thêm rằng bài giới thiệu sách của Nguyễn Văn Tuấn trong bản dịch tiếng
Việt này cũng đã góp phần “nâng tầm” cuốn sách của Openheimer lên một tầm cao mới ở Việt
Nam.
Tiếp theo bài giới thiệu này, một bài viết tiếp theo của Cung Đình Thanh trên tạp chí Văn
hóa Nghệ An đã đề cập đến “khám phá mới của nhà bác học J.Y. Chu cùng 13 đồng nghiệp
khác tại các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Hoa đã công bố một nghiên
cứu thành công về Di truyền học DNA mang tên Genetic Relationship of Population in
China, đăng trong Tạp chí Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia của Hoa Kỳ (The Nation
Academy of Sciences – USA – Vol.95, issue 20, 1763-1768, 29 tháng 7, 1998). Báo cáo này
khẳng định nguồn gốc của người Trung Hoa, và nói chung, người Ðơng Á là do giống người ở
Ðơng Nam Á di lên. Những người này có gốc gác từ Phi Châu đã di đến Ðông Nam Á qua ngả
Nam Á từ nhiều năm trước” (Cung Đình Thanh 2015).
Những chứng cứ mới được phát hiện và những tư liệu mới được công bố ngày ngày càng
nhiều và ngày càng rõ nét hơn khiến cho chúng ta khó có thể phủ nhận vai trị của nền văn
minh Đơng Nam Á thời tiền sử. Từ những nghiên cứu nói trên, chúng ta có thể đặt ra một giả
thuyết là nền văn minh thời tiền sử ở lục địa Sundaland rộng lớn đã phát triển đến một mức độ
cao nhưng vào giai đoạn biển tiến nó đã bị nhấn chìm. Hồn cảnh này đã đẩy các cư dân ở nơi
này lên các vùng núi cao và trôi dạt tới nhiều đảo và lục địa tạo thành các bộ lạc có chung
những đặc điểm về di truyền, văn hóa hay chủng tộc.
Nếu giả thuyết này được chứng minh thì yếu tố đồng tộc của cư dân Đông Nam Á (thông
qua các huyền thoại về NHT và motif quả bầu) sẽ được sử dụng để lý giải các yếu tố tương
đồng xuyên thời gian trong văn hóa Đơng Nam Á. Chẳng hạn như hình vẽ trên trống đồng
Đông Sơn, Việt Nam và ngôi nhà Tongkonan ở Borneo, Indonesia trong hình minh họa dưới



13

đây (xem H7) cho thấy sự giống nhau đến kỳ lạ của motif kiến trúc. Thậm chí, dấu vết hình
thuyền của những ngôi nhà này cho chúng ta sự liên tưởng đến một loại “thuyền Noah của cư
dân Đông Nam Á” trong NHT xa xưa mà chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu.
***
Có thể nói NHT và motif quả bầu trong văn hóa Việt Nam và Đơng Nam Á là một trong
những motif hằng xuyên trong lịch sử phát triển của khu vực này từ giai đoạn tiền sử. Dưới
góc nhìn KVH, NHT và motif quả bầu chính là những biểu tượng trọng tâm kết nối các thành
tố văn hóa mang tính bản địa tạo nên một khơng gian thiêng. Từ các diễn giải về văn hóa và xã
hội khu vực đương đại, theo quan điểm của Iwona Sagan, chúng ta có thể tiếp cận đối tượng
nghiên cứu này dưới góc nhìn KVH do khái niệm khu vực phụ thuộc vào khơng gian. Tại đây,
“KVH có mối liên hệ với các quá trình điều tra, các hệ thống và cấu trúc nổi bật...” (Iwona
Sagan 2003: 8). Từ hướng tiếp cận này chúng ta có thể tìm hiểu về huyền thoại quả bầu và
NHT thơng qua dấu tích địa chất để nhìn nhận lại “nền văn minh biển lùi” ở Đơng Nam Á.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ hiện nay, các hướng tiếp cận mới
như khu vực học, khảo cổ học đại dương (marine archaeology), khảo cổ học nhân văn
(humanistic archaeology),… giúp chúng ta có thêm cơ sở để lý giải sự xuất hiện của những
ngơi nhà hình thuyền và các tộc người Mã-Lai-đa-đảo/Malayopolinesian ở Tây Nguyên (với
độ cao cách mực nước biển hiện nay hàng trăm mét) trong sự liên hệ với những di vết nhà hình
thuyền trên trống đồng Đơng Sơn. Từ đó hướng đến một nghiên cứu có hệ thống về một nền
văn minh biển lùi (marine regressive civilization) mà Sundaland là một đối tượng nghiên cứu
rất đáng lưu ý. Hy vọng chúng tôi sẽ trở lại với vấn đề này trong một nghiên cứu dài hơi trong
tương lai.
Tài liệu trích dẫn
Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên) 2000. Văn học dân gian - Những tác phẩm chọn lọc. Nxb Giáo dục. Tp. Hồ Chí
Minh
Bùi Văn Ngun, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Ngọc Cơn, Bùi Duy Tân, Phạm Hóa 1965. Truyện cổ Ba Na Tây
Nguyên. Nxb Văn học. Hà Nội

Phạm Đức Dương 2000. Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á. Nxb. KHXH. Hà Nội
Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam. Nxb. KHXH, Hà Nội
Cung Đình Thanh “Phải chăng đã đến lúc chúng ta khẳng định được nguồn gốc dân tộc Việt Nam.” Tạp chí
Văn hóa Nghệ An. trong: />Đặng Nghiêm Vạn 1993. „The Flood Myth and the Origin of Ethnic Groups in Southeast Asia,‟ The
Journal of American FolkloreVol. 106, No. 421 (Summer, 1993), pp. 304-337
Đặng Nghiêm Vạn 2003. Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh
Đinh Hồng Hải 2014. Nghiên cứu biểu tượng – Một số hướng tiếp cận lý thuyết. Nxb. Thế giới. Hà Nội
Hoàng Phê Cb. 1998. Từ điển tiếng Việt. Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học xuất bản. Hà Nội – Đà
Nẵng


14

Iwona Sagan 2003. “Contemporary regional Studies – Theory, Methodology and Practice. ” Regional and
Local Studies. special issue. ISSN 1509–4995
Jacques Dournes (Nguyên Ngọc dịch) 2003. Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền Nam Đông Dương).
Nxb Hội nhà văn. Hà Nội
Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt, góc nhìn thể loại, Nxb. KHXH, Hà Nội
Kinh thánh – Cựu ước và Tân ước (bản tiếng Việt) 2008. Amerrican Bible Society, New Yorrk
Liên hiệp Kinh thánh hội
Nguyễn Đổng Chi 2003. Lược khảo về thần thoại Việt Nam. Nxb. KHXH. Hà Nội
Nguyễn Thị Huế 2012. „Thần thoại các dân tộc Việt Nam, thể loại và bản chất.‟ Tạp chí Nghiên cứu Văn
học số 2/2008
Nguyễn Tuấn Triết 2000. Lịch sử phát triển các tộc người Mã Lai - Đa Đảo. Nxb. KHXH, Hà Nội
Nguyễn Ngọc Thơ 2007. “Hình tượng hồ lơ trong văn hóa Trung Hoa.” Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân
văn, Trường ĐH KHXH&NV. tháng 9/2007
Nguyễn Thị Minh Thu 2015. “Thần thoại các dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam.” truy cập
15/9/2016. Truy cập 12/12/2017
Phan Đăng Nhật 1981. Quá trình hình thành biểu tượng bọc thai chung (đồng bào) với ý thức cộng đồng

hòa hợp dân tộc. Luận văn Phó Tiến sĩ. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hà Nội
Piere Gourou 2015, 1936. Người nông dân Châu thổ bắc Kỳ: nghiên cứu địa lý nhân văn. Nxb Trẻ
Stephen Oppenheimer 2005. (Lê Sỹ Giảng, Hoàng Thị Hà dịch). Địa đàng ở phương đơng - Lịch sử huy
hồng của lục địa Đơng Nam Á bị chìm. Nxb. Lao động, Hà Nội
Trần Quốc Vượng Cb. 1996. Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb. KHXH, Hà Nội
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia 1999. Thần thoại - Truyền thuyết,Tập 1. Nxb Giáo dục.
Hà Nội
Trương Hiến 2014. “Tôn giáo: Thiêng hay tục phân tích tơn giáo từ góc độ hiện tượng học.” Tạp chí
Nghiên cứu tơn giáo số 2/2014
Võ Quang Nhơn 1977. “Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc ít người, một bộ phận của nền văn học dân
gian Việt Nam thống nhất mà đa dạng.” Tạp chí Văn học số 6 tr.49-57.

Phụ lục

H1: Ngấn nước biển cổ (biển tiến cực đại Holocen trung) trong đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (Ảnh Trần Nghi, 1999)


15

Di chỉ khảo cổ mái đá làng Vành, Hịa Bình ở độ cao
hơn 200m trên mực nước biển hiện nay. Nguồn:
/>
Di chỉ Yonaguri ở Nhật Bản sâu hàng trăm mét dưới
mực nước biển hiện nay. Nguồn:
/>
H2: Di chỉ khảo cổ ở Hịa Bình ở độ cao 1000m trên mực nước biển hiện nay và di chỉ Yonaguri ở Nhật Bản

H3. Di chỉ khảo cổ của thuyền Noah và sự xác nhận của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ



16
H4: Quả bầu hồ lô (ảnh tác giả) và bầu Lào/bí ngơ (nguồn: )

H5. Một số vật dụng từ quả bầu hoặc mang hình quả bầu:
Đàn goong, gáo quả bầu, bầu nước/rượu, bầu thờ, nậm trang trí

H6. Vùng thềm lục địa Đông Nam Á (màu xanh nhạt) – nơi được cho là lục địa cổ Sundaland.
Nguồn: Google map, truy cập 12/9/2016.

H 7. Hình nhà trên trống đồng Đơng Sơn và ngôi nhà Tongkonan hiện nay. Nguồn:



×