Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Chiếu sáng và kiến trúc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.29 KB, 16 trang )






Chiếu sáng và kiến trúc


Ánh sáng là một yếu tố không tách rời của kiến trúc, làm tăng giá trị của công
trình kiến trúc ở cả khía cạnh công năng và thẩm mỹ.
Vấn đề ánh sáng và chiếu sáng luôn quan hệ chặt chẽ với các thành phần kiến trúc
liên quan như tường, mái, cửa… Thiết kế chiếu sáng cũng không thể tách rời hoàn
toàn với thiết kế kiến trúc, nội thất. Một công trình tốt đồng nghĩa với việc có một
hệ thống chiếu sáng tốt – cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo.

Những hệ kết cấu mái tạo nên hiệu ứng bóng đổ khi ánh nắng
chiếu v
Đón ánh sáng trời
Ánh sáng mặt trời là món quà vô giá thiên nhiên ban tặng cho trái đất và con
người. Trước khi con người tạo ra được những nguồn sáng nhân tạo, thì nguồn
sáng dành cho con người và chiếu sáng cho công trình kiến trúc hoàn toàn phụ
thuộc vào thiên nhiên, đó là nguồn sáng mặt trời. Việc khai thác nguồn sáng tự
nhiên, nguồn sáng mặt trời để chiếu sáng cho công trình là một điều vô cùng quan
trọng. Công trình kiến trúc sẽ không còn ý nghĩa nếu không khai thác được công
năng của nó (ở, sinh hoạt, làm việc…), mà để con người có thể hoạt động được
trong công trình kiến trúc nhất thiết phải có ánh sáng.

Ở một góc khác, ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời) có chất lượng cao nhất (so
với các loại ánh sáng nhân tạo), tốt nhất cho sức khoẻ và thị giác con người, tạo
năng suất làm việc, lao động cao. Ánh sáng tự nhiên làm tâm lý con người thoải
mái, phấn khởi; và cũng thư thái, bình yên. Ánh sáng tự nhiên còn có ý nghĩa quan


trọng cho thế giới tự nhiên, môi trường thiên nhiên (cây cối, động vật) mà một
phần cũng gắn liền với cuộc sống và sự làm việc của con người.

1. Các giải pháp kiến trúc khai thác ánh sáng tự nhiên

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, trong nhà ở và công trình công cộng phải có chiếu sáng
tự nhiên để đảm bảo sự làm việc và hoạt động bình thường của người và các
phương tiện vận chuyển. Chiếu sáng trong nhà ở và công trình công cộng được
phân chia như sau:

– Chiếu sáng trên
– Chiếu sáng bên
– Chiếu sáng hỗn hợp (bao gồm cả chiếu sáng bên và chiếu sáng trên)

Theo sự phân chia đó, có các giải pháp kiến trúc tương ứng; đó là khai thác ánh
sáng qua các hệ kết cấu bao che ở bên (tường, vách, cửa); và khai thác ánh sáng từ
mái. Tất cả các bộ phận kiến trúc này ngoài nhiệm vụ bao che, tạo hình kiến trúc,
tạo thông thoáng còn có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là đón ánh sáng trời vào trong
công trình. Khi thiết kế, kiến trúc sư phải nắm được tương quan và tính toán để đạt
yêu cầu trên mọi phương diện: công năng, thẩm mỹ kiến trúc, kinh tế.

Trong những trường hợp có những mâu thuẫn thì yếu tố công năng – cụ thể ở đây
là chiếu sáng, phải được ưu tiên hơn các yếu tố khác. Không thể vì một hoặc vài ô
cửa có kích thước “đẹp” nhưng lại thiếu sáng. Hoặc ngược lại, không thể vì một
mặt tiền “đẹp” toàn kính mà lại đón nắng, gây chói sáng. Với hệ thống cửa nói
chung – một dạng kết cấu bao che có cơ chế đóng mở linh hoạt, giải pháp chiếu
sáng tự nhiên thường song hành với giải pháp thông gió tự nhiên.

Giảm bớt sự chói sáng cho hành lang bằng bức “rèm hoa đá” ở
công trình Dinh Thống Nhất (Tp.HCM).


2. Các giải pháp vật liệu

Thực ra, giải pháp vật liệu cũng là một phần của giải pháp kiến trúc, có sự gắn bó
hữu cơ với giải pháp kiến trúc. Sử dụng các loại vật liệu có thể chủ động khai thác
hay điều chỉnh nguồn sáng chính là điều cốt lõi của giải pháp này. Để khai thác
nguồn sáng, tức là cho ánh sáng đi vào nơi cần đến, vật liệu cần thiết là các dạng
vật liệu cho phép ánh sáng đi qua; mà phổ biến nhất là kính. Kính trắng – trong cho
phép ánh sáng đi qua gần đạt mức 100%.

Một số loại vật liệu khác cũng được sử dụng thay kính là các loại tấm nhựa, có thể
trong suốt hoặc mờ, có thể có màu, tuỳ loại. Vật liệu kính và các loại tấm nhựa
trong có tác dụng ngăn kín, và vẫn khai thác được ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp cần thiết có kết cấu bao che mang tính chất bảo vệ, cần
ánh sáng mà vẫn cần thông thoáng, thì có thể sử dụng các loại nan chớp, hệ lam,
gạch lỗ, tường hoa…

3. Chắn sáng và lọc sáng

Khai thác ánh sáng tự nhiên là điều cần thiết, song không phải lúc nào cũng cần tới
ánh sáng tự nhiên một cách… tự nhiên. Có một số chỗ, một số thời điểm ta không
cần hoặc phải giảm bớt cường độ sáng của ánh sáng tự nhiên. Nói một cách khác là
phải có giải pháp điều chỉnh, điều hoà ánh sáng tự nhiên để có độ sáng cần thiết
tương ứng với hoạt động của con người trong không gian đó, phù hợp với các thời
điểm.

Ở trong các không gian sinh hoạt và làm việc của con người, ánh sáng tự nhiên
không nên nhận từ hướng chiếu trực tiếp của mặt trời; vì khi đó sẽ gây cảm giác
thừa sáng, chói loá, khó chịu. Giải pháp quy hoạch – kiến trúc nên ưu tiên các
hướng chính của công trình, các hướng khai thác ánh sáng (chính) cho không gian

sinh hoạt và làm việc là hướng bắc – nam. Trong các trường hợp khai thác ánh
sáng tự nhiên từ hướng đông – tây; cần phải có các kết cấu bao che bên ngoài (cửa
chớp, các hệ lam, ô văng chắn nắng…) hoặc bên trong (các loại mành rèm).

Phòng ngủ trong nhà ở không thể quá sáng khi ngủ nhưng cũng cần ánh sáng tràn
ngập để sinh hoạt, để phấn chấn tinh thần khi ngủ dậy; các không gian cần sự kín
đáo, nghiêm túc, tĩnh tại cũng chỉ cần ánh sáng có mức độ, vừa phải. Ở công trình
công cộng, một số không gian lớn như sảnh chung, hành lang nếu để trống cũng
quá thừa sáng, dễ gây chói (khi trời nắng gắt) công trình cũng nóng hơn khi nhận
bức xạ mặt trời ở sâu phía trong. Vì vậy, việc đưa ra một giải pháp chắn sáng, và
lọc sáng là điều rất cần thiết để điều tiết ánh sáng tự nhiên cho công trình.

Giếng trời là giải pháp kiến trúc được sử dụng phổ biến trong nhà
phố để lấy ánh sáng và thông thoáng.
Chiếu sáng nhân tạo, bước tiến dài từ lịch sử
Dù ánh sáng tự nhiên là tuyệt vời, thì mặt trời cũng tắt khi hết ngày. Và để đón một
chu kỳ mới của ánh sáng mặt trời, ta phải trải qua một khoảng thời gian tương
đương trong bóng tối, không có ánh sáng mặt trời. Khi loài người chưa tìm ra lửa,
thì nguồn sáng tự nhiên duy nhất có thể khai thác được vào ban đêm chính là…
mặt trăng. Lửa đã chiếu sáng và tạo nên những công cụ chiếu sáng nhân tạo đầu
tiên cho con người, là các loại đuốc, đèn, nến…

Trải qua hàng ngàn năm, cho tới năm 1879, Thomas Alva Edison, nhà phát minh
người Mỹ đã nghiên cứu và chế tạo thành công ra bóng đèn điện, thì loài người đã
thực sự bước sang một giai đoạn mới: chiếu sáng nhân tạo bằng năng lượng điện
và không cần đốt lửa. Đó là một sáng chế vĩ đại, một trong những ảnh hưởng lớn
nhất ở thế kỷ 20. Hơn 100 năm từ chiếc bóng đèn điện đầu tiên, chiếu sáng nhân
tạo đã thay đổi bước dài.

Trở lại vấn đề thực tế là chiếu sáng nhân tạo trong công trình xây dựng; đây cũng

là một tiêu chuẩn cần thiết như chiếu sáng tự nhiên. Công trình nào cũng cần hệ
thống chiếu sáng nhân tạo bởi đều có những hoạt động thường xuyên hoặc không
thường xuyên vào buổi tối, ban đêm; hoặc khi ánh sáng tự nhiên ban ngày không
đủ đáp ứng (khi trời nhiều mây). Ngoài ra, chiếu sáng nhân tạo còn có tác dụng
trang trí công trình một cách chủ động. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo là một phần
không thể thiếu cùng các hệ thống điện khác trong thiết kế kỹ thuật công trình.

Một hệ thống chiếu sáng nhân tạo tốt, có chất lượng phụ thuộc vào hai yếu tố
chính: đó là chất lượng của thiết kế và chất lượng của thiết bị chiếu sáng (đèn).
Hiện nay, các công trình kiến trúc ngày càng đòi hỏi chất lượng hệ thống chiếu
sáng nhân tạo cao hơn, thậm chí đạt tới tầm nghệ thuật; chứ không đơn thuần chỉ là
đủ sáng phục vụ công năng (sinh hoạt, làm việc, giao thông). Tất nhiên chất lượng
chiếu sáng không tách rời giá trị thẩm mỹ của kiến trúc công trình và không gian
nội – ngoại thất.
N

ng l

p lánh qua nh

ng lam bêtông.


Chiếu sáng nhân tạo trong công trình phải được nghiên cứu kỹ cùng kiến trúc, nội
thất công trình ở cả phương diện mỹ thuật và kỹ thuật. Hệ thống chiếu sáng phải
đảm bảo được các giá trị công năng và tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình, tôn
hình khối và không gian công trình lên, nhấn mạnh các yếu tố tạo hình, trang trí,
các điểm nhấn về chi tiết kiến trúc, nội thất. Tuỳ từng không gian, từng trường hợp
cụ thể mà sử dụng ánh sáng trực tiếp (chiếu từ đèn) hay ánh sáng gián tiếp (qua các
mảng chắn, khe hắt trên trần, tường).


Trong mỗi không gian cần phân loại rõ các hệ thống chiếu sáng để thiết kế cục bộ
và phối hợp. Thường có thể có tới ba hệ thống chiếu sáng. Đó là:

+ Chiếu sáng chung không gian: đó là hệ thống chiếu sáng chung cho không gian,
đảm bảo đều, khắp cho những sinh hoạt, giao tiếp thông thường và cho giao thông.
Chiếu sáng chung phải “phủ” được những không gian và diện tích người ta có thể
lui tới và sinh hoạt trong phạm vi đó. Chiếu sáng chung cần ánh sáng đều, không
chói.

+ Chiếu sáng tập trung (còn gọi là chiếu sáng cục bộ): là loại chiếu sáng dành cho
các công việc hay sinh hoạt đặc thù; ví dụ như khu vực tiếp khách, khu vực làm
việc, bàn ăn Chiếu sáng tập trung cần nghiên cứu kỹ tính chất, yêu cầu công việc
(sinh hoạt) để đưa ra công suất bóng đèn phù hợp. Chiếu sáng tập trung có ảnh
hưởng trực tiếp đến tâm lý người sinh hoạt và làm việc.
Phòng ng


c
ũng c

n ánh sáng t


nhiên chan hoà đ


s

ng khoái khi t


nh d

y.


+ Chiếu sáng trang trí: là hệ thống chiếu sáng nhằm làm tăng giá trị thẩm mỹ công
trình kiến trúc. Chiếu sáng trang trí có thể là hệ thống quy mô lớn ở các công trình
công cộng, nhằm làm nổi bật công trình hay một phần công trình; cũng có thể là
chiếu sáng tạo điểm nhấn ở một số vị trí. Trong nội thất, chiếu sáng trang trí có thể
đặc tả một góc, một diện có những chi tiết hay vật liệu cần nhấn mạnh như mảng
tường âm, tranh, tượng… Chiếu sáng trang trí hiện nay cũng được đầu tư khá
nhiều trong các công trình nhà ở gia đình.

Nói chung, chiếu sáng nhân tạo trên thực tế không dễ, đòi hỏi người thiết kế phải
am hiểu trên nhiều phương diện: kiến trúc – nội thất, vật lý kiến trúc, kỹ thuật
điện… và phải biết lựa chọn, ứng dụng những loại đèn và các thiết bị chiếu sáng
hiện có trên thị trường. Việc thiết kế hệ thống quản lý và điều khiển chiếu sáng
(cầu dao, aptomat, công tắc, chiết áp…) phải thật khoa học, có nguyên tắc rõ ràng;
để thuận tiện trong quá trình vận hành, sử dụng cũng như sửa chữa, thay thế.
Chiếc đũa thần ánh sáng
Ánh sáng là một phần của kiến trúc. Ánh sáng góp phần làm tăng những giá trị của
kiến trúc, tôn vinh kiến trúc, nâng giá trị thẩm mỹ của kiến trúc lên cao hơn. Chiếu
sáng tự nhiên được nhiều kiến trúc sư ứng dụng như một yếu tố cấu thành tác
phẩm. Ánh sáng tự nhiên luôn tạo nên cảm xúc về sự bất ngờ và biến đổi qua
cường độ, qua thời gian, qua chất cảm vật liệu và tạo nên sự thanh khiết, hướng
thiện trong tâm hồn con người.

Chi
ế

u sáng có tác d

ng đ

nh tuy
ế
n.


Ánh sáng, và bóng đổ trên bề mặt kiến trúc làm cho hình khối, đường nét kiến trúc
phong phú hơn, đẹp hơn, có chiều sâu và tạo nên những so sánh, liên tưởng thú vị.
Chiếu sáng nhân tạo thường lại gây ấn tượng một cách khác, gây sự chú ý và đẩy
mạnh cảm xúc, lưu giữ hình ảnh. Chiếu sáng nhân tạo còn được sử dụng như một
thủ pháp nội thất để phân định không gian, dẫn tuyến cho công trình.
Chi
ế
u sáng là m

t ph

n t

o nên không gian n

i th

t c

a các quán càphê



Khai thác ánh sáng thiên nhiên và thiết kế hệ thống chiếu sáng (nhân tạo) luôn
song hành, gắn liền với nhau, không tách rời. Thậm chí khi sử dụng cũng cần
thường xuyên kết hợp ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Câu chuyện chiếu
sáng có thể sẽ còn dài nữa khi vấn đề tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa toàn cầu
nhưng nhu cầu chiếu sáng nhân tạo cũng ngày càng tăng lên do tính chất công trình
và do cả cuộc sống hiện đại không ngưng nghỉ.
Chi
ế
u sáng n

i th

t, hi

u qu


ngo

i th

t v

i các vách kính l

n.




×