Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Ánh sáng và màu sắc trong nhiếp ảnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.74 KB, 10 trang )


Ánh sáng và màu sắc trong nhiếp ảnh


Ảnh nào cũng được tạo nên từ ánh sáng và hiệu ứng ánh
sáng tác động lên vật thể càng làm nổi bật chủ thể trong ảnh.

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh.
Dưới đây là một số khả năng của ánh sáng giúp làm đẹp tác phẩm ảnh của
bạn theo trang web Photography.

1. Phổ màu (Color Spectrum).

Phổ màu của ánh sáng trắng. Ảnh: WIkipedia,


Theo một số quan điểm, ánh sáng từ mặt trời và một số nguồn đèn cao áp
có màu trắng. Tuy nhiên, nếu để những nguồn ánh sáng khác nhau này
chiếu qua một lăng kính, chúng sẽ tạo ra những dải màu như cầu vồng.
Hiện tượng này được giải thích như sau: Thứ "ánh sáng trắng" mà mắt
người cảm nhận được là tập hợp của vô số màu đơn sắc, kéo dài từ đỏ đến
tím, thậm chí có cả những sóng mà mắt người không cảm nhận được như
tia tử ngoại, hồng ngoại... Dải màu mà người thông thường thu được có thể
coi như một phổ màu tạo bởi thứ ánh sáng đó.

Khi ánh sáng chiếu tới một vật thể, vật đó có thể hấp thụ và phản xạ một số
thành phần đơn sắc khác nhau. Phần ánh sáng không bị hấp thụ sẽ phản xạ
lại, gây ra cảm giác màu sắc mà mắt người thu nhận được. Chẳng hạn, một
bông hoa hồng sẽ phản xạ phần lớn ánh sáng đỏ chiếu tới nó và hấp thụ gần
như toàn bộ các màu còn lại. Một vật thể có màu đen vì đã hấp thụ tất cả
ánh sáng đơn sắc chiếu tới nó.










2. Ánh sáng tự nhiên trong nhiếp ảnh.

Ảnh chụp trong ánh sáng ban trưa thường có màu tươi tắn và độ nét cao.
Ảnh: Flickr.


Ảnh chụp dưới ánh sáng hoàng hôn có sắc ấm, độ nét ở mức trung bình.
Ảnh: Flickr.


Bạn thường cho rằng ánh sáng tự nhiên là loại đơn giản và hài hòa nhất.
Điều này không hoàn toàn đúng. Vào những thời điểm khác nhau trong
ngày, thậm chí trong năm, ánh sáng tự nhiên sẽ tạo ra những hiệu ứng khác
nhau do có phổ màu khác nhau mà mắt người có thể nhận ra dễ dàng. Buổi
trưa, thành phần lục trong phổ màu chiếm ưu thế. Những bức ảnh chụp tại
thời điểm này có sắc mát ("cool" light) với độ nét và độ tương phản cao.
Trong khi đó, ánh sáng bình minh hay hoàng hôn có sắc đỏ chiếm tỉ lệ cao,
sản sinh ra những bức ảnh với gam màu ấm, độ nét và tương phản chỉ ở
mức trung bình. Do vậy, bạn nên tận dụng những điều chỉnh mặc cảnh hoặc
khả năng cân bằng trắng tự động trong máy để tránh hiện tượng ngả màu
thái quá của ảnh.











3. Ánh sáng nhân tạo trong nhiếp ảnh.

Ảnh chụp dưới đèn dây tóc cho sắc nóng với cảm giác không gian chật hẹp,
ấm áp. Ảnh: Prophotonut.


Hiệu quả mà loại ánh sáng này gây ra chủ yếu phụ thuộc vào loại đèn và
cách đánh đèn của tác giả. Chẳng hạn, sắc nóng của đèn dây tóc công suất
vừa phải tạo ra cảm giác ấm áp, chật hẹp hơn so với ánh sáng trắng của các
đèn hơi thủy ngân công suất mạnh.

×