Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bài thuốc trị chứng hư lao doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.35 KB, 4 trang )

Bài thuốc trị chứng hư lao
Một số người có tình trạng hay mệt mỏi, không có sức làm việc; thường xuyên đổ
mồ hôi quá mức, hay nhức đầu, chóng mặt, bàn chân hay bị lạnh.
Nguyên nhân
Theo y học cổ truyền, chứng hư lao còn gọi là hư tổn. Hư là bệnh lâu làm mất tinh khí,
người gầy yếu, tổn là hư tích lại không phục hồi được. Hư lao (hư tổn) là tiên trung của
các bệnh lâu ngày không khỏi chuyển thành, thường là các bệnh của tạng phủ bị tổn hư,
nguyên nhân khí suy hư. Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, người xưa phân ra thành ngũ
lao: tâm lao (tổn thần), can lao (tổn huyết), tỳ lao (tổn thực), phế lao (tổn khí), thận lao
(tổn tinh).
Nguyên nhân có thể do bẩm sinh yếu kém, tiên thiên bất túc, có thể do ăn uống không
chừng mực, ham muốn quá độ, lao tâm, lao lực quá độ làm tổn hại khí huyết, tinh hao
thủy kiệt, hỏa bốc, có thể do dinh dưỡng kém gây nên khí huyết hậu thiên bất túc. Như
vậy, có hư lao do tiên thiên mấu chốt ở thận, có hư lao di hậu thiên mấu chốt ở tỳ, trong
biện chứng thường lấy âm dương, khí huyết gắn với ngũ tạng để xem cụ thể.
Chữa trị
Thời gian điều trị, theo lương y Vũ Quốc Trung, hư lao phải dài hơi, theo các hướng: tổn
già ích chí (tổn thương thì bổ nó), lao giả ôn chi (lao thì ôn nó), hình bất túc giả ôn chi dĩ
khí (hình thể không đầy đủ thì lấy khí của thuốc để ôn) chú trọng bổ thận, bổ âm, bổ
dương (tiên thiên), bổ tỳ, bổ khí, bổ huyết (hậu thiên): “bệnh nặng chữa âm dương, bệnh
nhẹ chữa khí huyết”. Còn vận dụng nguyên tắc con hư thì bổ mẹ – như phế hư thì bổ tỳ,
can hư thì bổ thận. Cũng cần lưu ý vì tỳ vị là nguồn sinh hóa của khí huyết sinh tân dịch,
cho nên cần coi trọng bổ tỳ (lấy ăn được là chính) trong điều trị hư lao.

Bạch thượt – Ảnh: Khánh Vy
Hư lao có nhiều thể bệnh với các triệu chứng và cách điều trị riêng cho từng thể bệnh,
như: dương hư, âm hư, khí hư, huyết hư, tỳ dương hư, tỳ âm hư, thận dương hư, thận âm
hư, can âm hư, vị âm hư, can huyết hư… Muốn xác định thể, cần phải có thầy thuốc
chuyên môn chẩn trị.
Với những trường hợp bệnh, có triệu chứng thường xuyên đổ mồ hôi, tay chân lạnh đó là
triệu chứng của chứng khí hư (dương hư sinh ngoại hàn). Vì vậy đối với trường hợp này


phải bổ khí, trợ dương. Tuy nhiên dương hư kéo theo âm hư, khí hư sẽ kéo theo huyết hư,
vì thế phải bổ cả khí cả huyết và để làm cho khí huyết cùng bổ phải kiện tỳ vị. Trường
hợp này, có thể dùng bài thuốc thập toàn đại bổ, kèm kiện tỳ vị, với các vị thuốc như:
đương quy, bạch thược, bạch linh, bạch truật, đảng sâm, thục địa, hoàng kỳ (mỗi loại 12
gr), xuyên khung 10 gr, chích thảo 6 gr, nhục quế (mỗi loại 6 gr), 5 quả đại táo đem sắc
(nấu) uống trong ngày.
Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy thuốc cổ truyền khi dùng bài thuốc.

×