Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Vitamin C làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh! ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.67 KB, 11 trang )



Vitamin C làm giảm
nồng độ acid uric huyết
thanh!
Mục tiêu: Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng vitamin C làm tăng đào
thải acid uric qua niệu, tuy nhiên họ không đánh giá liệu vitamin C có làm
giảm nồng độ acid uric máu không. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này để đánh giá ảnh hưởng của vitamin C tới nồng độ acid uric trong huyết
thanh.

Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và đánh giá so sánh giữa 2
nhóm sử dụng vitamin C (500 mg/ngày) và nhóm giả dược trong vòng 2
tháng.
Kết quả: Sau 2 tháng, nhóm dùng vitamin C 500 mg/ngày có nồng độ acid
uric huyết thanh giảm 0,5 mg /dl, trong khi đó nhóm giả dược không thay
đổi đáng kể. Trong các phân nhóm về độ tuổi, giới tính, chỉ số BMI, bệnh
mãn tính, chủng tộc, sử dụng thuốc lợi tiểu, và tứ phân vị của nồng độ acid
uric đều có tác dụng giảm nồng độ acid uric huyết thanh. So sánh với giả
dược, vitamin C có tác dụng tăng lọc cầu thận.
Kết luận: Bổ sung 500 mg vitamin C 500 mỗi ngày, duy trì trong 2 tháng để
làm giảm acid uric trong huyết thanh do đó vitamin C có tác dụng ngăn
ngừa, kiểm soát bệnh gút và các bệnh liên quan đến urate.
Vitamin C là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu tham gia vào một số phản ứng
enzyme quan trọng. Nó cũng có tác dụng chống oxy hóa các gốc tự do và
các loại phản ứng oxy và nitơ. Vitamin C có nhiều tác dụng như chống cảm
lạnh thông thường, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh lão
hóa khác.
Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng vitamin C có tác dụng tăng đào
thải acid uric, do đó làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh. Tuy nhiên
những nghiên cứu này đều thực hiện quy mô nhỏ, trong thời gian ngắn và sử


dụng vitamin C liều cao (1 lần uống 3-12 g trong khoảng vài ngày). Nếu có
bằng chứng vitamin C giảm nồng độ acid uric trong máu, thì vitamin C có ý
nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh gút và các bệnh
liên quan đến urat. Tuy nhiên, vẫn chưa có tài liệu nào công bố về kết quả
trên.
Chúng tôi thiết kế thí nghiệm phân tích ảnh hưởng vitamin C và vitamin E
trong trong peroxidation lipid. Các nghiên cứu trước đó chưa đánh giá ảnh
hưởng vitamin E tới acid uric huyết thanh và bởi vì không. Bởi vì trước đó
không có phân tích ảnh hưởng của vitamin E và tương tác vitamin E và
vitamin C ảnh hưởng tới nồng độ acid uric huyết thanh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Dự thảo nghiên cứu này được thông qua ban giám đốc viện Johns Hopkins.
Cá nhân tham gia được đồng ý bằng văn bản trước khi thực hiện nghiên cứu.
Đánh giá chung: 184 người trưởng thành, không hút thuốc (khu vực đô thị
Baltimore, Maryland) được chọn ngẫu nhiên tham gia nghiên cứu.
Yêu cầu:
- Không tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động 1 giờ/ 1 ngày.
- Không uống quá 14 chén mỗi tuần
- Không bổ sung vitamin khác trong vòng 2 tháng.
Tiến hành thử nghiệm: Những người tham gia cung cấp dữ liệu cơ bản, bao
gồm mẫu máu (được lấy sau khi nhịn ăn12 h) và một số câu hỏi về thực ăn
hàng ngày. Người đủ điều kiện được phân ngẫu nhiên 1 trong 4 nhóm sau:
Nhóm I: giả dược (dicalcium phosphate 380mg/ngày và dầu đậu tương 500
mg/ngày)
Nhóm II: Vitamin C và giả dược (500 mg ascorbate / ngày và dầu đậu tương
500 mg / ngày)
Nhóm 3: Vitamin E và giả dược (400 IU RRR-Tocopheryl acetate / ngày và
dicalcium phosphate 380 mg / ngày)
Nhóm 4: Vitamin C và vitamin E (500 mg ascorbate / ngày và 400 IU RRR -
Tocopheryl acetate / ngày).

Người tham gia được hướng dẫn sử dụng các vitamin C, vitamin E, giả dược
mỗi ngày, và để tránh dùng thêm các sản phẩm khác trong thời gian tham gia
nghiên cứu. Đánh giá kết quả dựa vào định lượng acid uric và creatinine
huyết thanh.
Phân tích thông kê: So sánh sự khác nhau giữa nhóm giả dược và vitamin
C bằng test –t hoặc test – Wilcoxon cho các biến liên tục và test chi-square
cho biến phân loại. Đối với mỗi biến đầu ra, đều phân tích hồi quy để đánh
giá ảnh hưởng của vitamin C đến nồng độ acid uric trong máu. Các nhóm
thứ cấp được phân tích hồi quy tuyến tính theo độ tuổi (so với dưới độ tuổi
trung bình 62), giới tính, chủng tộc (da trắng so với người Mỹ gốc Phi), chỉ
số cân nặng (BMI) (25 so với 25 kg/m2), bệnh mãn tính ( so sánh người mắc
bệnh hoặc không mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, và hoặc
cholesterol cao), sử dụng thuốc lợi tiểu (có hay không), tứ phân vị của
đường nền nồng độ axit uric ( < 4,2 mg/dl; 4,2-5,0 mg/dl; 5,0 – 6,4 mg/dl; >
6,4 mg/dl), tứ phân vị của nồng độ axit ascorbic (< 52,8 mol/l; 52,8- 61,9 ;
61,9 - 72,7 mol / lít), và tăng acid uric (so sánh với nồng độ acid uric huyết
thanh > 7 mg /dl và nhóm < 7mg/dl).
KẾT QUẢ
Trong số 318 cá nhân được kiểm tra, 184 người được chọn ngẫu nhiên đưa
vào trong nghiên cứu. Đánh giá các yếu tố cơ bản và lượng protein ăn vào,
thực phẩm giàu purine, và các sản phẩm sữa là tương tự nhau trong nhóm
giả dược và nhóm dùng vitamin C, trừ một tỷ lệ người Mỹ gốc Phi trong
nhóm giả dược cao hơn nhóm vitamin C (Bảng 1). Nam giới có nồng độ acid
uric cao hơn phụ nữ (Nam giới 5,9 ± 1,2 mg/dl so với nữ giới 4,6 ± 1,4
mg/dl; P< 0,0001). Người có bệnh mãn tính (5,4 ± 1,3 mg/dl) có nồng độ
axit uric cao hơn so với người không có bệnh mãn tính (4,7 ± 1,4 mg/dl).
Các đối tượng tham gia được theo dõi và có ý thức tuân thủ dùng thuốc và
không có sự khác biệt giữa các nhóm. 92% đối tượng hoàn thành 2 tháng
nghiên cứu, và 93% đối tượng uống hơn 90% thuốc nghiên cứu. Tại thời
điểm kết thúc nghiên cứu, nhóm bổ sung vitamin C có nồng độ acid ascorbic

tăng ý nghĩa.
Bảng 1:


Vitamin E cũng không gây ảnh hưởng đến nồng độ acid uric huyết thanh và
cũng không có ảnh hưởng tương tác giữa vitamin C và vitamin E. Tại thời
điểm kết thúc nghiên cứu, nồng độ acid uric trong máu giảm đáng kể trong
nhóm bổ sung vitamin C nhưng không thay đổi trong nhóm giả dược
(P<0,0001) (Bảng 2). Kết quả trên cũng không thay đổi khi điều chỉnh tuổi
tác, giới tính, và nồng độ acid ascorbic (vitamin C) và acid uric trong
máu.Nồng độ acid uric trong máu thay đổi tỷ lệ nghịch với nồng độ acid uric
trong máu. GFR (mức lọc cầu thận) tăng trong nhóm vitamin C.


Vitamin C có tác dụng giảm acid uric huyết thanh trong các phân nhóm tuổi,
giới tính, chủng tộc, BMI, bệnh mãn tính, sử dụng thuốc lợi tiểu, tứ phân vị
acid ascorbic huyết thanh. (Bảng 3). Những người có acid uric cao (>
7mg/dl), bổ sung vitamin có tác dụng giảm nồng độ acid uric huyết thanh
khoảng 1,5 mg/dl (P = 0,0008 sau khi đã điều chỉnh tuổi, giới tính và nồng
độ acid ascorbic, acid uric).

THẢO LUẬN
Trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát này đã phát hiện rằng:
bổ sung vitamin C 500 mg/ngày trong vòng 2 tháng có tác dụng giảm acid
uric huyết thanh. Điều này đúng với tất cả các phân nhóm tuổi tác, giới tính,
chủng tộc, BMI, bệnh mãn tính, sử dụng thuốc lợi tiểu. Acid uric huyết
tương giảm tỷ lệ nghịch với nồng độ ascorbic huyết tương.
Ưu điểm của nghiên cứu này:
+ Thiết kế thí nghiệm giả dược có kiểm soát, ngẫu nhiên
+ Tuân thủ dùng thuốc tốt

+ Nghiên cứu thực hiện có tới 55 % phụ nữ và 50 % người Mỹ gốc Phi) do
đó kết quả này được áp dụng cho dân số trưởng thành nói chung.
Hạn chế của nghiên cứu này:
+Không đánh giá ảnh hưởng lâu dài của vitamin C trên lâm sàng.
+Chỉ nghiên cứu 1 liều vitamin C.
Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và khắc phục những hạn chế này.
Cơ chế giảm acid uric của vitamin C
+ Tăng mức lọc cầu thận và/ hoặc cạnh tranh tái hấp thu tại ống lượn gần.
Vitamin C và acid uric đều cùng tái hấp thu theo cơ chế trao đồi anion ở ống
lượn gần.
+Tăng lọc cầu thận do tác dụng chống oxy hóa làm giảm thiếu máu cục bộ ở
cầu thận và dẫn tới tăng dòng máu đến thận, giãn mạch máu và cạnh tranh
tái hấp thu ions như natri và kali.
Kết luận:
Nghiên cứu này chỉ ra rằng, bổ sung 500 mg vitamin C mỗi ngày, duy trì
trong 2 tháng có tác dụng giảm nồng độ acid uric. Do đó, vitamin C có lợi
trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gút.
(DS. Thanh Tú - Tổng hợp)
Số điện thoại tư vấn: 0976.957.908
Tài liệu tham khảo



×