Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.46 KB, 3 trang )

Cơ chế nhiễm sắc thể xác định
giới tính

Cơ chế xác định giới tính kiểu X - Y
Ở người và các loài động vật có vú khác, cơ chế xác định giới tính được xác
định bằng các nhiễm sắc thể X và Y. Giới cái có kiểu nhiễm sắc thể XX và
giới đực có kiểu nhiễm sắc thể XY. Nhiễm sắc thể XY ở người có phần
tương đồng rất rõ nằm ở hai đầu mút nhiễm sắc thể giúp chúng tiếp hợp với
nhau trong quá trình giảm phân, còn phần còn lại (rất lớn) là không tương
đồng (trên X có gen nhưng trên Y không có gen tương ứng).
Năm 1990, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra một gen được gọi là SRY
(sex determining of Y) nằm ở đầu của nhiễm sắc thể Y quy định sự phát triển
của tinh hoàn. Gen này quy định prôtêin có chức năng điều hòa hoạt động của
các gen khác tham gia vào quá trình hình thành các đặc điểm giới tính nam.
Nếu không có gen này thì phôi sẽ phát triển buồng trứng và hình thành cơ thể
nữ. Hiện nay, người ta đã biết trên NST Y của người có 78 gen mã hóa cho
khoảng 25 loại prôtêin khác nhau (số lượng gen nhiều hơn số loại prôtêin vì
nhiều gen trong số này được lặp lại nhiều lần). Khoảng một nửa số lượng gen
trên Y chỉ hoạt động ở tinh hoàn, một số khác cần cho sự hoạt động bình
thường của tinh hoàn.
Chương trình giải mã hệ gen người (năm 202) đã phát hiện thấy trên nhiễm
sắc thê X có 754 gen.
Mặc dù giới tính ở người và động vật có vú khác đều được xác định theo kiểu
XX - giới cái và XY - giới đực nhưng cơ cơ chế này có một số điểm khác biệt
sau:
- Nhiễm sắc thể Y lại giữ vai trò quan trọng trong việc quy định nam tính ở
người. Khi có nhiễm sắc thể Y sẽ cho ra nam giới, còn nếu không có Y sẽ là
nữ giới.
- Trong hai nhiễm sắc thể X ở nữ giới chỉ có một nhiễm sắc thể X hoạt động
còn nhiễm sắc thể kia bị bất hoạt về mặt di truyền (hầu hết các gen đều không
hoạt động).


Ở ruồi giấm, cơ chế xác định giới tính cũng theo kiểu XX - giới cái và XY -
giới đực như ở động vật có vú. Tuy nhiên, nhiễm sắc thể Y ở ruồi giấm lại
không có chức năng trong việc xác định giới tính như ở động vật có vú (có
nhiêm sắc thể Y thì sẽ phát triển thành con đực, không có Y thì phát triển
thành con cái). Nếu phôi của ruồi giấm có 2X thì sẽ phát triển thành con cái,
còn phôi chỉ có 1 nhiễm sắc thể X sẽ phát triển thành con đực.


Cơ chế xác định giới tính kiểu X - O
Ở một số loài châu chấu, dế và một số loài côn trùng khác, con cái có hai
nhiễm sắc thể X còn con đực chỉ có một nhiễm sắc thể X. Giới tính của cá thể
phụ thuộc vào việc trứng được thụ tinh bởi tinh trùng có mang nhiễm sắc thể
X hay không.
Cơ chế xác định giới tính kiểu XX - giới đực và XY - giới cái
Ở chim và một số loài cá cũng như một số loài côn trùng, con cái có nhiễm
sắc thể X và Y còn con đực có 2 nhiễm sắc thể XX. Như vậy, giới tính của cá
thể phụ thuộc vào nhiễm sắc thể giới tính của trứng. Nếu trứng có nhiễm sắc
thể Y kết hợp với tinh trùng mang X sẽ con cái, còn trứng mang nhiễm sắc
thể X kết hợp với tinh trùng mang X sẽ cho ra con đực.
Cơ chế xác định giới tính kiểu đơn bội - lưỡng bội
Ở hầu hết các loài ong và kiến, tế bào không có nhiễm sắc thể giới tính riêng
và giới tính được xác định bằng mức bội thể. Nếu trứng được thụ tinh thì hợp
tử (2n) sẽ cho ra con cái (ong chúa hoặc ong thợ) còn nếu trứng không được
thụ tinh (n) sẽ cho ra ong đực.

×