Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.45 KB, 5 trang )
Tác dụng cây bạch hoa xà – Cây bạch hoa
xà chữa bệnh ngoài da
Hình ảnh cây bạch hoa xà
Cây Bạch hoa xà có tên khoa học là Plumbago zeylanica L., Họ Đuôi công –
Plumbaginaceae. Cây bạch hoa xà có tên khác là bạch tuyết hoa, cây Chiến, cây
Đuôi công.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây Bạch hoa xà: Bạch hoa xà là loại cỏ cao 0,6
– 0,7m, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn. Lá mọc so le, mép nguyên, không có lông,
mặt dưới hơi trắng nhạt, hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm. Cây mọc hoang
khắp nơi trong cả nước.
Cách trồng cây Bạch hoa xà: Trồng bạch hoa xà bằng cây con vào mùa xuân.
Bộ phận dùng, chế biến của cây Bạch hoa xà: Thường dùng rễ Bạch hoa xà tươi
hoặc lá Bạch hoa xà tươi. Giã nát rễ hoặc lá tươi, cho thêm ít muối, thêm lá Dâm
bụt hoặc củ Khoai sọ sống (trọng lượng bằng nhau), giã nát trộn đều đắp lên vết
thương, vết loét, nơi sưng tấy, chốc đầu, chàm (ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 10 – 15
phút).
Công dụng, liều dùng Bạch hoa xà: Chữa các bệnh ngoài da, vết thương, vết loét,
mụn nhọt sưng tấy chưa có mủ, chữa ghẻ và chữa rắn độc cắn (giã đắp, cấm uống).
Liều dùng Bạch hoa xà: Tùy theo diện tích viêm tấy mà tăng giảm liều lượng
thuốc. Dùng nước rễ Bạch hoa xà sắc đặc để bôi chữa ghẻ.
Chú ý:
Rễ cây có chất Plumbagin mùi hắc và gây xung huyết da, gây bỏng da, vì vậy khi
đắp lên vết = thương nếu thấy chỗ đắp nóng rát thì phải bỏ ra ngay.
Không dùng cho phụ nữ có thai bằng đường uống. Thuốc gây sảy thai.
Cây dễ nhầm lẫn: Lá Bạch hoa xà mới nhìn dễ nhầm với lá cây Hoa nhài, nhưng lá