Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.38 KB, 4 trang )
Tác dụng cây gừng – Cây gừng chữa
phong hàn, say xe, khó tiêu
Cây gừng có tên khoa học Zingiber officinal Rosc họ gừng Zingiberaceae hay dân
gian còn gọi cây gừng là Khương, Sinh khương, Can khương.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây gừng: cây gừng là một loại cây nhỏ. sống lâu
năm. Thân rễ mầm lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le không cuống, có
bẹ, hình mác dài 15-20cm, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vỏ có mùi
thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, cụm hoa thành bông mọc sát nhau. Loại gừng
trồng ít ra hoa. Cây gừng được trồng khắp nơi trong cả nước.
Cách trồng cây gừng: trồng bằng thân rễ, có nhiều mấu không bị dập nát.
Bộ phận dùng, chế biến của cây gừng: dùng thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô.
Sinh khương là thân rễ tươi. Can khươnglà thân rễ khô.
Công dụng chủ trị của cây gừng: cây gừng có vị cay, nồng ấm. Có tác dụng làm
nóng ấm,ra mồ hôi. Cây gừng giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp
kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, say tàu xe, cảm mạo phong hàn, chữa ho
mất tiếng.
Chú ý: không dùng gừng khi đã ra nhiều mồ hôi , thang thuốc có gừng không sắc
quá 15 phút.
Bài thuốc có cây gừng:
Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ: gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly
nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống,
Chữa đau bụng do lạnh: củ gừng 8g (nướng cháy vỏ) , riềng 12 g (sao vàng) , củ sả
(sao vàng), búp ổi (sao vàng). Đổ 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống ấm
trong ngày.
Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã