Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.52 KB, 4 trang )
Lưu ý khi sử dụng mật động vật làm thuốc
Mật của một số loài động vật như mật gà, trâu, bò, lợn, rắn đã được YHCT sử
dụng từ lâu đời. Chúng đều có điểm chung là có màu xanh và vị đắng, tuy nhiên
có những loại hầu như không đắng như mật rắn, mật cá quả. Thành phần của
mật gần giống nhau, đều chứa các acid cholic, acid ehydrocholic, cholesterol,
muối mật, sắc tố mật bilirulin và đều có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu
sưng, kháng khuẩn Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số điểm sau để
tránh những tai biến đáng tiếc.
Cần xác định đúng loại mật động vật cần lấy, tuyệt đối tránh những loại mật gây
ngộ độc cho cơ thể như mật cá trắm vì sau khi uống vào có thể gây viêm thận cấp
tính, dẫn đến bí tiểu tiện, đái ra máu Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy
hiểm đến tính mạng. Trong thực tế, các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh
báo rất nhiều, song hàng năm, vẫn có những ca bị ngộ độc những loại mật này.
Cần hết sức tránh nuốt nguyên cả cái mật, nhất là các loại mật lớn như mật lợn,
mật chó dễ bị tắc ở cổ họng, gây viêm nhiễm thực quản, thanh quản. Đôi khi
không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Mật động vật rất nhanh bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, khi đã lấy được mật rồi,
phải kịp thời xử lý nhanh, đúng phương pháp: trước hết lấy dịch mật ra, lọc để loại
sỏi, cặn (nếu có), cô cách thủy để giảm lượng nước hoặc cô thành cao đặc, rồi tiếp
tục sấy ở nhiệt độ 60 - 70
o
C để được cao khô, tiện bảo quản. Nếu muốn có nguyên
cả túi mật, để tránh bị ôi thiu, cần sấy ngay ở nhiệt độ bắt đầu từ 50 - 60
o
C, nâng
dần lên 70 - 80
o
C, cho tới khi khô hoàn toàn. Không nên sấy ở nhiệt độ quá cao, sẽ
bị cháy mật.