Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Lưu ý khi xử lý xoài ra hoa nghịch vụ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.47 KB, 2 trang )

Lưu ý khi xử lý xoài ra hoa nghịch vụ

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Xử lý xoài ra hoa mùa nghịch thường gặp hai yếu tố bất lợi: mưa nhiều
và nước ngập làm cho cây không ra hoa hoặc làm giảm tỉ lệ đậu hoa và trái.
Tiến sĩ Trần Văn Hâu, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng (ĐH Cần
Thơ) lưu ý với nhà vườn như sau:
Trước hết phải xem cây có khả năng ra hoa hay không và có bị sâu bệnh
không. Đối với
những cây mới ra hoa 2-3 mùa thì không nên xử lý vì hiệu quả
sẽ thấp
hơn rất nhiều so với cây trưởng thành. Chỉ nên thúc cho cây ra hoa trái vụ
ở mức vừa phải, nếu không cây sẽ mau suy kiệt không cho trái lâu dài. Sau mỗi
mùa thu hoạch nên bón phân, chăm sóc, kích thích cho cây ra đọt để hồi phục trở
lại. Tỉa bớt nếu trái sai quá hay các trái dị dạng, tùy theo tuổi cây mà để số lượng
trái nhất định.
Khi sử dụng Paclobutrazole để xử lý xoài ra hoa cần lưu ý: đối với những
cây còn tơ nên sử dụng nồng độ cao hơn những cây đã già.
Sử dụng
Paclobutrazole năm thứ nhất với liều lượng theo khuyến cáo nhưng đến năm thứ
hai thì giảm một nửa vì lượng thuốc còn lưu tồn trong đất sẽ tiếp tục tác động lên
sự ra hoa của cây ở năm sau và sang năm thứ ba thì nên cho cây nghỉ không xử lý
ra hoa nữa
. Paclobutrazole là chất ức chế sinh trưởng không có khả năng làm chết
cây nhưng nếu lạm dụng thì sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng, cây bị suy kiệt và
không có khả năng cho trái lâu dài.
Bên cạnh đó, xoài ra hoa mùa nghịch cũng gặp nhiều sâu bệnh phát sinh,
đặc biệt là bệnh thán thư trong mùa mưa. Nấm bệnh có thể tấn công lên lá, hoa và
trái, làm giảm năng suất nếu nhà vườn không có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Để
phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát
hiện bệnh và phun thuốc kịp thời. Hàng năm cần vệ sinh vườn, cắt tỉa cành sâu


bệnh, tạo cho vườn thông thoáng. Với những vườn thường xuyên bị bệnh thán thư
thì nên phun thuốc ngừa bệnh khi cây ra đọt non. Kinh nghiệm một số nhà vườn
chuyên trồng xoài ở Đồng Tháp là sau cơn mưa có thể rung cây hoặc dùng máy
phun nước rửa cây để nấm bệnh rớt bớt xuống dưới, sau đó phun thuốc phòng trị
bệnh thán thư sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện nay nhà vườn không cần phải tốn
công rửa cây hay phun thuốc rửa bông sau khi trời mưa nhờ áp dụng giải pháp
phòng ngừa bệnh thán thư bằng thuốc Amistar. Đây là loại thuốc có nguồn gốc
thiên nhiên, được chiết xuất từ nấm, rất an toàn đối với môi trường và thiên địch.
Thuốc sau khi phun lên cây trồng sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào mô cây, do
vậy không sợ mưa rửa trôi cũng như khi tưới nước.
Ông Lê Văn Xườn trồng 1,9ha xoài cát Hoà Lộc ở xã Trung Chánh (Vũng
Liêm - Vĩnh Long) cho biết: “Giữa lần phun thứ nhất và thứ 2 (10 ngày), dù trời
mưa liên tục nhưng không phải phun lại mà bông xoài vẫn sáng đẹp, không có vết
nâu của bệnh thán thư. Trong khi sử dụng các loại thuốc khác thì phải phun lại
hằng ngày, vừa tốn công vừa tốn kém”. Thuốc Amistar còn được khuyến cáo sử
dụng thêm lần thứ 3 trước khi thu hoạch 15 ngày để phòng ngừa bệnh thán thư và
một số nấm bệnh trên vỏ trái giúp kéo dài thời gian bảo quản, làm cho vỏ trái có
màu sắc đẹp và bán được giá.
Amistar là loại thuốc mới do Công ty Syngenta sản
xuất và hiện đang được Công ty CP BVTV An Giang phân phối trên thị trường. Đ
ây là loại thuốc đặc trị bệnh thán thư trên xoài, giúp sáng bông, bóng trái.

×