Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.51 KB, 2 trang )
Một số nguyên tắc điều trị béo phì ở trẻ
Béo phì đang ngày càng gia tăng ở trẻ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn
đến các bệnh cao huyết áp, tim mạch, xương khớp… Chính vì vậy, trẻ béo phì
cần được điều trị kịp thời, nhiều trường hợp cần có sự theo dõi của chuyên gia
dinh dưỡng.
Trẻ cần được theo dõi cân nặng thường xuyên.
Bác sĩ Hoàng Thanh Thủy, Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng I cho biết, nguyên
nhân của tình trạng trẻ béo phì có thể là do di truyền, do cân nặng lúc sinh của trẻ quá
lớn, do trẻ háu ăn, thường xuyên ăn các thức ăn giàu năng lượng, ít hoạt động thể
lực…
Theo bác sĩ Thủy, trẻ nhỏ béo phì sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì khi lớn lên, tăng tỷ lệ
bệnh tật và tử vong, là nguyên nhân gây các bệnh khó thở, cao huyết áp, đột quỵ, khó
thở, bệnh tim, bệnh xương khớp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, giảm chất lượng
cuộc sống và tuổi thọ. Béo phì cũng góp phần kìm hãm tăng trưởng ở tuổi dậy thì, tổn
thương về tâm lý.
Trẻ béo phì cần được điều trị kịp thời, nhiều trường hợp cần có sự theo dõi của
chuyên gia dinh dưỡng. Mục tiêu nhằm giảm tốc độ tăng tăng cân hoặc tránh tăng cân
thêm, đảm bảo tăng trưởng chiều cao.
Bác sĩ Thủy đưa ra một số nguyên tắc điều trị béo phì
Xác định cân nặng cần có, thường xuyên theo dõi cân nặng
Áp dụng các nguyên tắc ăn uống hợp lý. Trong chế độ ăn uống, trẻ nên ăn thịt nạc,
cá, hải sản, đậu hũ, uống sữa không béo, không đường. Nên ăn thức ăn có nhiều chất
xơ như rau củ, trái cây ít ngọt. Cụ thể, nên hạn chế cho bé ăn các loại quả quá ngọt
như xoài, chuối… mà nên cho bé ăn những loại quả ít ngọt hơn như thanh long, dưa
hấu, đu đủ…
Hạn chế ăn da, óc, tim, gan, cật, thay các món chiên, quay, xào bằng các món luộc,
hấp, kho. Trẻ cần được cho ăn nhiều vào buổi sáng, giảm về chiều, buổi tối hạn chế ăn