Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thiết kế kiến trúc Nhà hẹp và sâu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.24 KB, 5 trang )

Nhà hẹp và sâu
Tôi sinh tháng 6/1968, có mảnh đất diện tích 3,9 x 28,8 m, mặt đường rộng 8
m, hè 2,5 m, hướng đông, hai bên giáp nhà hàng xóm, phía sau thoáng. Gia
đình gồm hai vợ chồng và một con trai, một con gái. (Hoàng Văn Nghiêm)
Yêu cầu:
Chúng tôi muốn thiết kế nhà ba tầng với một số lưu ý. Tầng một, sân trước nhà là
5,5 m, tiếp đến phòng khách, cầu thang cuốn, dưới chân cầu thang làm tiểu cảnh,
tiếp đến là phòng ngủ, khu vệ sinh, bếp và phòng ăn. Phía sau để ra 1 m lấy ánh
sáng và khoảng thoáng vào phòng ăn.
Tầng 2 gồm hai phòng ngủ, khu vệ sinh phía sau cầu thang. Phía trước cầu thang là
phòng sinh hoạt chung.
Tầng 3: Trước cầu thang là phòng thờ, sân vườn. Sau cầu thang là phòng ngủ,
phòng giặt, sân phơi.
Trả lời:
Khu đất của bạn có mặt tiền khá hẹp lại dài, nên giải pháp mà kiến trúc sư đưa ra là
nhà lệch tầng. Đây là cách tạo không gian sinh hoạt ở giữa, giảm thiểu không gian
phụ không cần thiết (cầu thang ), nới rộng, làm thông thoáng và rộng rãi phần
sinh hoạt.
Chủ nhà sinh năm 1968, hướng đất là chính đông không được thuận. Vì thế, khi
thiết kế nên làm cửa chếch 2-3 độ, chọn hướng đông bắc sẽ hợp với phong thủy.

Ph

i c

nh công trình g

i ý.

Với yêu cầu của chủ đầu tư, chúng tôi đưa ra một số gợi ý


Tầng 1 được xem là bộ mặt của ngôi nhà. Để bố trí phù hợp với đặc trưng của ngôi
nhà, kiến trúc sư chia không gian thành nhiều khu nhỏ tiện cho mục đích sử dụng.
Phía ngoài là phần sân trước. Đây là khoảng không chuyển tiếp giữa không gian
ngoài nhà để tiếp cận với căn hộ của mình.
Ngoài việc có thể tận dụng vị trí này để xe, nơi đây còn có tác dụng lớn về mặt vật
lý kiến trúc. Sự thông thoáng luôn là một vấn đề đối với nhà ống, hơn nữa khu vực
này tiếp xúc gần gũi nhất với thiên nhiên, tận dụng không gian tiền sảnh vừa để xe,
vừa lưu thông không khí, lại có thể bố trí thêm chút tiểu cảnh sẽ gây ấn tượng ban
đầu cho khách.
Phòng khách và tiểu cảnh trong nhà có diện tích khá rộng, sử dụng để tiếp khách
và bố trí nội thất. Dọc các mép tường, có thể chêm vài giỏ hoa cảnh với màu sắc
phù hợp mảng tường, phông nền, giảm bớt sự đơn điệu. Phòng ăn đặt gần tiểu
cảnh, mang lại cảm giác thoải mái và mở rộng không gian giữa hai khu vực. Bếp ở
phía bên trong, cạnh quầy bar mang tính chất phục vụ. Phòng ngủ dành cho ông bà
có diện tích khoảng 18-24 m2, gần gũi với thiên nhiên, không gian khá yên tĩnh,
không gây bất tiện cho người cao tuổi.
Tầng 2, các phòng ngủ đều rất thông thoáng, tận dụng được ánh sáng thiên nhiên
và hướng gió, và bố trí đối xứng sang hai bên của buồng thang. Sảnh tầng 2 liên
thông tầng lên tầng 2, kết hợp với hai vế thang khá rộng để tầng này có đủ lượng
sáng cần thiết. Đây cũng là đầu mút giao thông để bố mẹ có thể sang phòng của
các bé.
Ấm cúng, thông thoáng, gần gũi là cơ cấu không gian sinh hoạt chung để có cảm
giác thư giãn, nghỉ ngơi của gia đình. Bố trí thêm cây xanh không chỉ che đi phần
không rộng, mà đáp ứng cho chức năng và cơ cấu của phòng.
Tầng 3, kiến trúc là trò chơi hình khối dưới ánh sáng mặt trời. Việc bố trí khu thể
thao và phòng làm việc có được lượng sáng tối đa là ý đồ của kiến trúc sư. Phòng
ngủ và làm việc của gia chủ nên bố trí cạnh nhau, và ở những nơi yên tĩnh của ngôi
nhà. Cuối tầng bố trí thêm một nhà vệ sinh phụ. Tầng trên cùng gồm phòng ngủ
cho khách, phòng thờ và sân phơi.


×