Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TÌNH HÌNH THU hút và QUẢN lý vốn ODA của VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.59 KB, 21 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI :
TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Giáo viên hướng dấn : TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nhóm thực hiện : Nhóm 12
Trần Thị Thu Hằng
Nguyễn Thị Trang
Dương Thị Việt Hà
Trịnh Thị Vân
Trần Thị Khuyên
Lớp : Kinh tế quốc tế 52A
Hà Nội, 11/2013
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Chương I: NHỮNG Ý LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
(ODA) VÀ TỔNG QUAN ODA TRÊN THẾ GIỚI 3
1.1 Khái niệm, phân loại 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Phân loại 3
1.2 Đặc điểm 3
1.3 Điều kiện để tiếp nhận ODA 3
1.4 Vai trò của ODA 4
1.4.1 Đối với nước đi viện trợ 4
1.4.2 Đối với nước nhận viện trợ 4


1.5 Mối quan hệ ODA với nợ công 4
1.6 Tình hình và xu hướng ODA trên thế giới 4
1.6.1 Tình hình 4
1.6.2 Xu hướng 6
Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC (ODA) TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7
2.1 Thực trạng thu hút vốn ODA 7
2.1.1 Quy mô vốn ODA 7
2.1.2 Hình thức đầu tư 8
2.1.3 Lĩnh vực đầu tư 9
2.1.4 Địa bàn đầu tư 10
2.1.5 Các quốc gia đầu tư 12
2.2 Thực trạng quản lý vốn ODA 13
2.2.1 Chủ thể tham gia quản lý vốn ODA 13
2.2.2 Các công cụ, biện pháp quản lý vốn ODA 13
2.3 Đánh giá chung 14
2.3.1 Thành công 14
2.3.1.1 Đóng góp cho phát triển kinh tế: 14
2.3.1.2 Góp phần đối với việc thúc đẩy nông nghiệp nông thôn và kết hợp với công tác
xóa đói giảm nghèo 14
2.3.1.3 Đóng góp đối với một số lĩnh vực xã hội 15
2.3.2 Hạn chế 16
2.3.2.1 Tốc độ giải ngân 16
2.3.2.2 Năng lực quản lý và tình trạng thất thoát 16
2.3.2.3 Phân cấp 16
2.3.2.4 Trả nợ 16
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 17
Chương III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ NÂNG CAO QUẢN LÝ VỐN ODA
18
3.1 Giải pháp về chính sách, hệ thống luật pháp 18

3.2 Giải pháp hệ thống phân cấp quản lý 18
3.3 Giải pháp về việc quản lý việc sử dụng vốn ODA 18
3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
2
Chương I: NHỮNG Ý LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ TỔNG QUAN ODA TRÊN
THẾ GIỚI
1.1 Khái niệm, phân loại
1.1.1 Khái niệm
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance-ODA) là hình thức hỗ
trợ phát triển của Chính phủ của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ có tính chất song phương hoặc đa phương, bao gồm các khoản tiền mà các cơ
quan chính phủ viện trợ không hoàn lại (cho không) hoặc cho vay theo các điều khoản
tài chính ưu đãi.
1.1.2 Phân loại
 Phân loại theo hình thức hoàn trả vốn
- Viện trợ không hoàn lại
- Viện trợ có hoàn lại
- ODA cho vay hỗn hợp
 Phân loại theo nguồn cung cấp ODA
- ODA song phương
- ODA đa phương
1.2 Đặc điểm
- Vốn ODA mang tính ưu đãi
- Vốn ODA manh tính ràng buộc.
- ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
1.3 Điều kiện để tiếp nhận ODA
Điều kiện 1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp.
Điều kiện 2: Mục tiêu sử dụng ODA của các nước phải phù hợp với chính sách và

phương hướng ưu tiên xem xét mối quan hệ giữa các bên cấp và bên nhận ODA.
3
1.4 Vai trò của ODA
1.4.1 Đối với nước đi viện trợ
- Thông qua ODA, các nước đi đầu tư vận dụng được các lợi thế về chi phí sản xuất
thấp của các nước được đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển,
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, kéo dài chu sống của sản phẩm
- Giúp các công ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên nhiên vật liệu dồi
dào, ổn định với giá rẻ.
1.4.2 Đối với nước nhận viện trợ
- Bổ sung cho nguồn vốn trong nước, hoàn thiện cơ cấu kinh tế
- Giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế
- ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của
nước nhận viện trợ.
- Tăng khả năng thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài FDI và tạo điều kiện để mở
rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang phát triển và chậm phát triển.
1.5 Mối quan hệ ODA với nợ công
Dù là nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) có điều kiện ưu đãi cao nhất, cho đến các
khoản vốn vay thương mại thông thường trên thị trường tài chính quốc tế thì nghĩa vụ
nợ (bao gồm trả lãi và nợ gốc) cũng luôn luôn đặt ra cho người vay. Nếu vốn vay
không được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả, buộc những nước tiếp nhận vốn vay
phải tiếp tục tìm kiếm các khoản vay mới, với những điều kiện có thể khắt khe hơn.
Nợ-vay nợ mới-tăng nợ-tăng vay… Vòng xoáy này sẽ dẫn con nợ đến sự vỡ nợ hoặc
vòng xoáy lạm phát: Nợ-tăng nghĩa vụ nợ-tăng thâm hụt ngân sách-tăng lạm phát.
1.6 Tình hình và xu hướng ODA trên thế giới
1.6.1 Tình hình
- Tỉ trọng ODA song phương đang ngày càng tăng lên, ODA đa phương có xu thế
giảm đi.
Nguồn ODA song phương đã đạt 107,1 tỷ USD năm 2005 (tỷ lệ ODA trên GNI đã
tăng lên 0,33%) 128,7 tỷ USD tăng 6,5% sơ với 2009, tỷ lệ ODA trong tổng thu nhập

GNI đạt 0,32%.
Nguồn vốn ODA đa phương: tỷ lệ ODA đa phương chiếm 28% tổng ODA. Trong
những năm gần đây, tỷ lệ ODA đa phương trong tổng giá trị tương đối ổn định
4
- Sự cạnh tranh ngày càng tăng trong quá trình thu hút ODA: 10 quốc gia nhận ODA
nhiều nhất thế giới: Afghanistan (năm 2009: nhận 6,1 tỷ USD) , Ethiophia (năm 2009:
nhận 3,8 tỷ USD), Việt Nam, Palestin, Tanzania, Iraq, Pakistan, India, Bờ Biển Ngà,
Congo (năm 2009: nhận 2,3 tỷ USD).
BẢNG 1.1: PHÂN BỔ ODA CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRÊN
TỪNG CHÂU LỤC GIAI ĐOẠN 2002-2009
Nguồn: WB
Trong số 163 nước tiếp nhận vốn ODA trên thế giới, châu Phi có 56 quốc gia, châu
Mỹ: 38 quốc gia, châu Á: 41 quốc gia, châu Âu: 11 quốc giá và châu Đâị Dương: 17
quốc gia. Qua biểu đồ, viện trợ ODA dành cho châu Phi nhiều nhất, tiếp theo là châu
Á.
- Sự phân phối ODA theo khu vực nghèo của thế giới không đồng đều.
- Tình hình quan hệ ODA và nợ công trên thế giới
Mặc dù các điều khoản ưu đãi của ODA giúp các nước đi vay giảm bớt được áp lực nợ
công nhưng tỷ trọng nợ nước ngoài tăng cao làm tăng nguy cơ rủi ro về cơ cấu nợ
công của các nước trong tương lai. Trường hợp một số quốc gia có tỷ lệ vay nợ cao so
5
với GDP như Nhật Bản 200%, Pháp 87%, Canada 82%, Hoa kỳ 69% nhưng vẫn được
xem là những quốc gia có nền kinh tế vững mạnh bởi lẽ họ vừa là con nợ mà cũng vừa
là chủ nợ. Trái lại, một số quốc gia khác như Ý, Hy Lạp có nợ công cao (Hi Lạp :
135%, Ý : 120%) vừa bị khủng hoảng tiền tệ, hỗn loạn kinh tế bởi lạm phát, cơ cấu
sản xuất yếu kém và dân chúng mất niềm tin về khả năng lãnh đạo của chính phủ.
1.6.2 Xu hướng
- Nguồn vốn ODA tăng chậm: Trên thế giới, số lượng viện trợ của các nước như Na
Uy, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch luôn giữ tỷ lệ ODA/GNP không đổi qua các
năm.Tỷ lệ này thậm chí còn có xu hướng giảm.

- Cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong việc thu hút vốn ODA đang tăng lên
Trong khi các nước đang phát triển tích cực thu hút nguồn vốn này thì ODA lại có xu
hướng tăng chậm và giảm dần.Do vậy việc cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn này là
không thể tránh khỏi.
- Ngày càng có thêm nhiều cam kết quan trọng trong quan hệ hỗ trợ phát triển chính
thức
Năm 1996, Ủy ban hỗ trợ phát triển DAC cho ra đời bản báo cáo “Kiến tạo thế kỷ
XXI- Vai trò của hợp tác phát triển”.Trong bản báo cáo này các nước thành viên DAC
đã cam kết phấn đấu đạt được một số mục tiêu cụ thể như : Năm 2015 phải giảm một
nửa tỷ lệ những người đang sống trong cảnh nghèo khổ, phổ cập giáo dục tiểu học ở
tất cả các nước, giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi và giảm ¾ tỷ
lệ tử vong ở tuổi trưởng thành
- Triển vọng gia tăng nguồn vốn ODA thấp
Những nước có khối lượng ODA lớn như Nhật Bản, Mỹ thì tỷ lệ này mới chỉ đạt ở
mức trên dưới 0,3% GDP trong nhiều năm qua. Tuy có một số nước như Thụy Điển,
Na uy, Phần Lan, Đan Mạch đã có tỷ lệ ODA chiếm hơn 1% GNP, song khối lượng
ODA tuyệt đối của các nước này không lớn.
6
Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng thu hút vốn ODA
2.1.1 Quy mô vốn ODA
BIỂU ĐỒ 2.1: CAM KẾT, KÝ KẾT, GIẢI NGÂN VỐN ODA TRONG GIAI
ĐOẠN 1993-2012
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Có thể thấy mức giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ qua các năm song chưa tương xứng
với mức cam kết.
Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta có thể thấy một sự tăng liên tục nhưng không đồng đều lượng

vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012.
Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên
66,92% tổng vốn ODA ký kết.
Tính từ năm 1993 đến hết tháng 6/2013, lượng vốn ODA đã đạt gần 38,2 tỷ USD, bình
quân 1 năm đạt 1,91 tỷ USD. Lượng vốn ODA thực đã chiếm gần 3,4% GDP của cả
nước, chiếm trên 1/10 tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
7
Năm 2013, mới qua nửa thời gian nhưng lượng vốn ODA thực hiện đã đạt khoảng 2,2
tỷ USD, lớn hơn lượng vốn ODA thực hiện bình quân năm trong 20 năm trước đó.
2.1.2 Hình thức đầu tư
BẢNG 2.2: TỔNG VỐN CAM KẾT, KÝ KẾT GIẢI NGÂN THỜI KỲ 1993-2012
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
BIỂU ĐỒ 2.3: TỶ TRỌNG VỐN ODA VỐN VAY TRONG THỜI KỲ 1993-2012
Đơn vị: %
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012 đạt
trên 58,4 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi đạt
51,6 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và
chiếm khoảng 11,6%.
Theo báo cáo của chính phủ về tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn vay ODA
trong thời gian qua, tỷ lệ vốn vay có xu hướng tăng lên từ 81% (2001-2005) lên đến
8
93% (2006-2009) trong khi vốn viện trợ không hoàn lại có xu hướng giảm từ 19%
(2001-2005) xuống còn 7% (2006-2009). Và tính chung cả thời kì 2006- 2012 cơ cấu
hình thức vốn vay ODA được thể hiện ở biểu đồ 2.2 dưới đây.
Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ 80%
trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây đã ở mức 95,7% trong
hai năm 2011-2012.
2.1.3 Lĩnh vực đầu tư

BIỂU ĐỒ 2.4: ODA KÝ KẾT THEO NGÀNH LĨNH VỰC THỜI KỲ 1993-2012
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Lĩnh vực giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được ưu tiên tiếp nhận và sử
dụng nguồn vốn ODA lớn nhất trong tổng số 7 lĩnh vực khoảng 16,47 tỷ USD, trong
đó 15,9 tỷ USD là ODA vốn vay.
Trong thời kỳ 1993-2012, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành và đang thực hiện
132 dự án, trong đó đã hoàn thành 83 dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và đang thực
hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD.
BIỂU ĐỒ 2.5: ODA KÝ KẾT THEO LĨNH VỰC THỜI KỲ 1993-2012
Đơn vị: %
9
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Ngành năng lượng và công nghiệp có tổng vốn ODA được ký kết trong thời kỳ 1993-
2012 đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại không đáng kể, khoảng
0,1%. Tổng số nhà tài trợ là 32, trong đó có 26 nhà tài trợ song phương và 6 nhà tài trợ
đa phương.
Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo nhận được
nguồn vốn ODA đứng thứ ba với tổng trị giá ký kết khoảng 8,85 tỷ USD (ODA vốn
vay: 7,43 tỷ USD, ODA viện trợ không hoàn lại: 1,42 tỷ USD)
Theo biểu đồ này, lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và
đô thị chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 36,78%) với các dự án trọng điểm: cầu Mỹ
Thuận, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, dự án đường cao tốc
Hà Nội-Lào Cai…
Đứng thứ hai là là lĩnh vực y tế, giáo dục (chiếm 28,04%) nhằm cải thiện các dịch vụ
công đang yếu kém như: “dự án làng Đại học Đà Nẵng, dự án xây dựng đại học Cần
Thơ… Dự án nâng cấp các bệnh viện trọng điểm thuộc các bệnh viện Truyền nhiễm và
nhiệt đới quốc gia và trường Đại học Y dược Cần Thơ.
2.1.4 Địa bàn đầu tư
BIỂU ĐỒ 2.6: VỐN ODA KÝ KẾT PHÂN THEO VÙNG

Đơn vị: tỷ USD
10
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Hiện vẫn tồn tại tình trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA không đồng đều giữa
các tỉnh trên địa bàn các vùng trong cả nước trong đó vùng đồng bằng sông Hồng tiếp
nhận nguồn vốn ODA lớn nhất với 10,42 tỷ USD và vùng Tây Nguyên tiếp nhận
nguồn vốn ODA thấp nhất với 1,36 tỷ USD.
BIỂU ĐỒ 2.7: TỶ TRỌNG ODA THEO VÙNG TRÊN CẢ NƯỚC
Đơn vị: %
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Chính phủ Việt Nam có chính sách sử dụng ODA để hỗ trợ các ngành, lĩnh vực và địa
phương ưu tiên, nhất là đối với những địa bàn có nhiều khó khăn trong từng thời kỳ
phát triển.
11
Qua biểu đồ có thể thấy, lượng vốn ODA phân bố không đồng đều giữa các vùng.
ODA đầu tư vào vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ rất thấp trong khi
các vùng này cần vốn để phát triển kinh tế-xã hội và tập trung chủ yếu ở Đồng bằng
sông Hồng và Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
2.1.5 Các quốc gia đầu tư
BIỂU ĐỒ 2.8: TỶ TRỌNG ODA THEO VÙNG TRÊN CẢ NƯỚC
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012
với khoảng 19,81 tỷ USD. Pháp đứng thứ hai với 3,91 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ ba
với 2,33 tỷ USD.
WB đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tỷ USD. Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14,23 tỷ USD vốn ODA cam kết.
Theo báo cáo của Vụ kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện Việt Nam có 51
nhà tài trợ gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương với những
chương trình ODA thường xuyên. Bên cạnh các hình thức trên, vốn ODA còn tài trợ

cho Việt Nam theo các dự án, chương trình phát triển kinh tế.
10 nhà tài trợ hàng đầu của Việt Nam: Nhật Bản, WB, ADB, Pháp, Đức, Đan Mạch,
Thụy Điển, Trung Quốc, Oxtraylia, EU.
12
2.2 Thực trạng quản lý vốn ODA
2.2.1 Chủ thể tham gia quản lý vốn ODA
Theo Nghị định 38/2013/NĐ-CP thay thế cho nghị định 131/2006/NĐ-CP Việt Nam
có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA (Ban QLDA,
Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan quản lý nhà nước về ODA).
- Ban QLDA: Đơn vị giúp Chủ dự án về quản lý thực hiện chương trình, dự án ODA.
- Chủ dự án: Là đơn vị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn
ODA và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án.
- Cơ quan chủ quản: Là các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính
phủ, các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp,
các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao
- Các cơ quan quản lý nhà nước về ODA: Gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ.
Quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước
về ODA và vốn vay ưu đãi, bao gồm các nội dung sau:
- Quyết định chiến lược, chính sách, quy hoạch, định hướng thu hút và sử dụng ODA
và vốn vay ưu đãi cho từng thời kỳ.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA và vốn vay
ưu đãi theo thẩm quyền.
- Điều hành vĩ mô công tác quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi.
2.2.2 Các công cụ, biện pháp quản lý vốn ODA
- Quản lí bằng các văn bản pháp lý:
Chính phủ Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài
trợ quốc tế vào năm 1993 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành 5 Nghị định về

quản lý ODA (Nghị định 20/CP (15/3/1994), Nghị định 87/CP (5/8/1997), Nghị định
17/2001/NĐ-CP (4/5/2001), Nghị định 131/2006/NĐ-CP (09/11/2006) và Nghị định
38/2013/NĐ-CP (6/6/2013)).
- Phân cấp quản lí vốn ODA
Chính phủ thống nhất quản lí vốn ODA, nhưng có phân chia ra vai trò và nhiệm vụ
của các bộ ban ngành cụ thể quản lí ở cấp độ vi mô và vĩ mô
13
Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng công tác thông tin ra bên ngoài, tạo điều kiện
cho thế giới hiểu biết hơn về Việt Nam, phát triển mạnh mẽ các quan hệ song phương
và đa phương, hoàn thiện dần thể chế pháp lí về ODA, tổ chức nhiều Hội thảo chuyên
đề về ODA, thực thi các biện pháp kiểm soát nguồn vốn ODA…
Đối với các hành vi tham nhũng vốn ODA, hai bên đã áp dụng các biện pháp như thiết
lập đường dây nóng, công khai thông tin đấu thầu, mời bên thứ ba cùng đánh giá thầu
và tăng cường giám sát kiểm tra đối với quá trình đấu thầu, phối hợp thành lập Ủy ban
hỗn hợp chống tham nhũng trong các dự án ODA.
2.3 Đánh giá chung
2.3.1 Thành công
ODA đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, thúc
đẩy phát triển nông thôn xóa đõi giảm nghèo, và một số lĩnh vực xã hội khác.
2.3.1.1 Đóng góp cho phát triển kinh tế:
- Góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, do quá trình
này cần rất nhiều yếu tố, trong đó vốn và kỹ thuật là hai yếu tố quan trọng.
+ vốn ODA cam kết 5617 triệu USD đồng thời giải ngân 3759 triệu USD (năm 2012)
+ Bên cạnh việc cung ứng vốn, các dự án ODA cũng mang lại công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến
- Ngoài hỗ trợ vốn và kỹ thuật, ODA có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc góp
phần tăng cường thể lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công
cuộc cải cách hành chính (dự án Cải Cách Hành Chính Thuế giai đoạn 1, giai đoạn
2…) hay hỗ trợ cải cách cơ cấu kinh tế (sáng kiến NEW Miayzawa…). Điều này, đã
giúp cải tạo môi trường đầu tư của Việt Nam, từ đó thu hút được thêm nhiều vốn đầu

tư nước ngoài.
- góp phần bù đắp một lượng vốn cho thâm hụt ngân sách của nước ta, ví dụ: tỷ trọng
ODA trong GDP chiếm khoảng 4,2%
2.3.1.2 Góp phần đối với việc thúc đẩy nông nghiệp nông thôn và kết hợp với
công tác xóa đói giảm nghèo
ODA hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một số bước quan trọng trong đời sống
người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những vùng khó
khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công: y tế, giáo dục…
14
Số liệu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22% năm 2006 và đến năm 2011chỉ còn
12,2%, năm 2012: 10%
2.3.1.3 Đóng góp đối với một số lĩnh vực xã hội
Nguồn vốn ODA đóng góp một phần quan trọng trong tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm
khoảng 12-13% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Góp phần phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam từ cấp Trung Ương đến địa
phương, từ giáo dục tiểu học đến đào tạo sau đại học. Nguồn vốn ODA khắc phục cho
chúng ta những khó khăn về cơ sở hạ tầng giáo duc, đồng thời tạo điều kiện cho ngành
giáo dục Việt Nam hòa nhập vào nền giáo dục thế giới. Ngành giáo dục dào tạo đã đưa
ra những định hướng đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến
vào một số lĩnh vực chủ chốt: khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế
nông lâm nghiệp, điện tử viễn thông, tự động, dược phẩm…
Bên cạnh đó, một lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
đặc biệt là vùng sau, vùng xa…
Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông chiếm
tỷ trọng lớn nhất, với rất nhiều công trình được xây dựng nâng cao bằng nguồn vốn
này, như Quốc lộ 5, 10, 18, đường xuyên Á đoạn TP.HCM – Mộc Bài, đường hầm đèo
Hải Vân, các cảng Cái Lân, Tiên Sa, Sài Gòn, các cầu lớn Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh
Trì, Bãi Cháy, hệ thống thông tin liên lạc ven biển, điện thoại nông thôn và Internet
cộng đồng,…
Năng lượng và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, với sự cải tạo, nâng cấp, phát

triển mới nhiều công trình, như các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, Ô Môn,…
các nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh,…; cải tạo, phát triển mạng
tuyền tải và phân phối điện quốc gia
Tăng cường cải cách hành chính, pháp luật khiến cho môi trường đầu tư Việt Nam
ngày càng trở nên hấp dẫn…Nhờ đó mà, ngày càng có nhiều luồng vốn FDI đầu tư vào
Việt Nam….
Chỉ số phát triển HDI…Trong báo cáo về phát triển con người 2011, chỉ số phát triển
con người HDI của Việt Nam là 0,728. Chỉ số này đã tăng 11% so với mức 0,651 được
công bố 10 năm trước năm 2001.
15
2.3.2 Hạn chế
2.3.2.1 Tốc độ giải ngân
Tỷ lệ giải ngân còn thấp chỉ khoảng 15%
2.3.2.2 Năng lực quản lý và tình trạng thất thoát
Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ trong công tác quản lý và thực hiện ODA còn yếu
và chưa đáp ứng những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả ODA. Theo bảng xếp hàng
về tình trạng tham nhũng thì Việt Nam năm 2012 đứng thứ 123/176 quốc gia.
2.3.2.3 Phân cấp
Phân cấp quản lý và sử dụng ODA đã được thực hiện và thu được những kết quả quan
trọng. Tuy nhiên, chính sách phân cấp quản lý và sử dụng ODA chưa thực sự thống
nhất giứa Trung ương và địa phương, những hạn chế về năng lực đội ngũ cán bộ ở địa
phương, sự phối hợp kém giữa trung ương và địa phương… dẫn đến, việc sử dụng
ODA gây ra lãng phí và kém hiệu quả.
2.3.2.4 Trả nợ
Việt Nam mới chỉ chú trọng đến việc thu hút ODA với những điều kiện dễ dàng, tuy
nhiên nguồn lực và khả năng trả nợ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Theo dữ liệu của Bộ Tài chính, trong những năm gần đây nợ nước ngoài so với GDP
của Việt Nam tăng nhanh, từ 31,4% năm 2006 lên 41,5% năm 2011 (ở mức 1.042
nghìn tỷ đồng, khoảng 50 tỷ USD). Trong cơ cấu nợ công Việt Nam, nợ nước ngoài
hiện chiếm tới 30%, và do vậy, khi nợ nước ngoài tăng kéo theo tổng nợ công tăng lên.

So với một số nước trong khu vực, mức nợ công của Việt Nam hiện đang ở mức quá
cao: Thái Lan là 44% GDP, Indonesia là 39,7% GDP và Philippines là 47,3%
GDP. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục và không có các biện pháp quản lý, kiểm soát
chặt chẽ, hiệu quả thì có thể nợ nước ngoài trở nên không an toàn (Hình 1).
Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Theo số
liệu mà Economist đưa ra, năm 2012 tổng mức nợ công của Việt Nam hiện vào
khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm 2011. Mức nợ
công bình quân đầu người của Việt Nam đang là 756,9 USD.
BIỂU ĐỒ 3.1: TÌNH HÌNH NỢ QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2002 - 2011
(Tổng nợ công: % GDP); Nợ quốc gia: % GDP; Tổng dự trữ quốc gia: Tỷ USD)
16
Nguồn: IMF và Bộ Tài Chính
Nhìn trên biểu đồ, chỉ số nợ của Việt Nam ở mức trung bình. Kế hoạch trả nợ hàng
năm khoảng 14%-16% tổng thu ngân sách nhà nước (thấp hơn giới hạn cảnh báo là
dưới 30%), bằng khoảng 4,5% kim ngạch xuất khẩu (thấp hơn giới hạn cảnh báo là
dưới 15%). Đây được coi là các chỉ tiêu an toàn, và chỉ số nợ công của Việt Nam được
xếp loại ở mức trung bình so với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm.
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế
- thông thường các dự án về cơ sở hạ tầng phải mất một khoảng thời gian dài để các
chương trình và dự án ODA được triển khai, khoảng 50% nguồn vốn đầu tư dành cho
cơ sở hạ tầng, lĩnh vực này cần nhiều thời gian để tiến hành và thậm chí kết thúc chậm
3-5 năm so với các lĩnh vực khác.
- Năng lực quản lý, giám sát thực hiện dự án và chương trình ODA của Việt Nam còn
hạn chế và bất cập, đặc biệt khi có sự tham gia của chính quyền địa phương.
- Khuôn khổ pháp lý còn chưa đồng bộ và việc thực hiện các văn bản này cũng không
thống nhất.
- sai lầm về nhận thức: do Việt Nam quá chú trọng đến việc thu hút, nên rất khó tránh
khỏi trong việc sử dụng hiệu quả vốn ODA và gây rat tham nhũng, lãng phí.
17

Chương III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ NÂNG
CAO QUẢN LÝ VỐN ODA
3.1 Giải pháp về chính sách, hệ thống luật pháp
Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp lý về ODA về một số lĩnh
vực quan trọng: chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng…
Các chính sách và luật pháp phải đảm bảo tính minh bạch, công khai, đồng bộ và triển
khai, thông báo cho tất cả từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
Soạn thảo và củng cố những chính sách có tính chiến lược cao để đảm bảo và thu hút
vốn ODA một cách thuận lợi nhất.
3.2 Giải pháp hệ thống phân cấp quản lý
- có sự phân cấp các cơ quan quản lý rõ ràng hợp lý từ trung ương đến địa phương với
chức năng và trách nhiệm nhất định và ổn đinh, tránh có sự chồng chéo, gây mâu
thuẫn.
- mỗi cơ quan, bộ ngành đều có một nhiệm vụ và chức năng, không để xảy ra tình
trạng tham nhũng, lãng phĩ nguồn vốn đầu tư và viện trợ.
3.3 Giải pháp về việc quản lý việc sử dụng vốn ODA
- Nhà nước cần phải đẩy mạnh công tác quản lý ODA, cần có những bước đột phá
trong việc thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử
dụng tiết kiệm, đúng mục đích… Những sai lầm trước đây về quản lý và phân cấp sử
dụng vốn ODA cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc để tránh những sai lầm không
đáng có.
- đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai minh bạch trong tất cả các khâu
của quá trình đầu tư và có sự quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các chủ
đầu tư trong việc thẩm tra, thẩm định, phê duyệt các dự án ODA. Đảm bảo hài hòa thủ
tục đối với các dự án sử dụng vốn ODA. Tăng cường phân cấp cho các địa phương
làm chủ đầu tư, việc phân cấp phải đi kèm cới các điều kiện để thực hiện phân cấp
hiệu quả.
- đẩy mạnh tiến độ cũng như chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án ODA (từ
khâu lập, thẩm đinh, ra quyết định), nhằm sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, cũng
như đảm bảo tính công khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư trong quá trình hoạt

động.
18
- đẩy mạnh công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát trong tất cả các khâu của quá trình
đầu tư. Nâng cao vai trò của tổ chức thanh tra trong việc thanh tra để chấn chỉnh và
nâng cao trách nhiệm cảu các ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn.
3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực
- nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý điều hành của các ban quản lý dự án, cần
tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hóa, cần bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ dự án.
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài báo “Nợ nước ngoài của VN Những vấn đề đáng lo ngại và giải pháp” -
TS. Ngô Thị Tuyết Mai
2. Bộ kế hoạch và đầu tư:
/>%E1%BA%A3nl%C3%BDnh%C3%A0n%C6%B0%E1%BB%9Bcv%E1%BB
%81ODA/tabid/171/articleType/ArticleView/articleId/189/Qun-l-Nh-nc-v-
ODA.aspx
/>%20TV%20QD%20Clean.pdf
3. Bộ tài chính:
/>ODA-cua-Viet-Nam-giai-doan-19932012/34247.tctc
4. Luận văn
/>gioi-1453/
/>thuc-oda-nhat-ban-vao-viet-nam-15038/
/>lin-h-thc-t-vn
/>6711/
kênh thông tin đối ngoại của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
(VCCI)
/>5. Trang web báo online
Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
/>vay-uu-dai/20134/167264.vgp

Báo mới:
20
/>ODA/122/7373374.epi
/>ODA/122/10021045.epi
/>cao/45/11391321.epi
Kênh thông tin kinh tế - tài chính:
/>usd-20111117104039847ca33.chn
Kinh tế 24h:
/>21

×