Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

CÔNG TÁC THU CHI VÀ QUẢN LÝ QUỸ BHXH TẠI BHXH HUYỆN YÊN SƠN(TUYÊN QUANG) TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.34 KB, 25 trang )

CÔNG TÁC THU CHI VÀ QUẢN LÝ QUỸ BHXH TẠI BHXH HUYỆN
YÊN SƠN(TUYÊN QUANG) TRONG THỜI GIAN QUA
I/Cơ chế tạo lập và quản lý nguồn quỹ BHXH
Có thu mới có chi là nguyên tắc hoạt động của các cơ quan BHXH nhằm
đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính vì vậy mà công tác thu BHXH và
quản lý nguồn thu có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH. Do đó,
BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện thu BHXH theo mô hình 3 cấp từ TW đến
thành phố, tỉnh và đến các quận huyện. Hàng năm BHXH Việt Nam dựa vào kết
quả thu BHXH, số lượng lao động trên địa bàn tỉnh để đề ra kế hoạch nhiệm vụ của
ngành trong các năm tiếp theo. Đồng thời BHXH Việt Nam cũng dựa vào đó để đề
ra chỉ tiêu thu BHXH cho các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố. Trên cơ sở các chỉ
tiêu này, các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố sẽ xem xét lại quỹ tiền lương, số
lượng lao động, tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh thành phố và các quận huyện để
triển khai kế hoạch cụ thể đến từng cơ quan BHXH các quận huyện. Để có được
các chỉ tiêu kế hoạch nói trên thì hàng quý các cơ quan BHXH các quận huyện
phải tổng hợp kế hoạch thu BHXH của các đơn vị do mình chịu trách nhiệm tổ
chức thu ghi sổ BHXH gửi cho cơ quan BHXH tỉnh vào ngày 25 của tháng cuối
quý trước theo biểu 2- BCT ; các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố cũng tổng hợp kế
hoạch thu của tất cả các đơn vị trên địa bàn theo mẫu 3-BCT và gửi đồng thời về
BHXHVN vào ngày 30 của tháng cuối quý trước.
Sau khi kế hoạch, nhiệm vụ đã được triển khai thì các cơ quan BHXH các
tỉnh, thành phố, quận huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn mình lập
danh sách và quỹ tiền lương hàng tháng, quý để xác định số tiền BHXH mà các
đơn vị phải đóng. Số tiền này được tập trung vào một tài khoản của tỉnh, thành
phố, sau đó chúng lại được tập trung vào tài khoản của BHXHVN.
1/ Đối với cán bộ thu của BHXH tỉnh.
- Lập kế hoạch thu BHXH hàng quý năm.
- Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH
và phiếu điều chỉnh mức lương đóng BHXH hàng tháng.
- Kiểm tra phiếu điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, bảng đối chiếu kết quả
đóng BHXH do đơn vị BHXH các quận huyện gửi lên.


- Vào sổ theo dõi kết quả thu BHXH đến từng người lao động, từng cơ
quan đơn vị hàng tháng.
- Thông báo kịp thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH.
- Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH khi thực hiện chế độ BHXH
hoặc di chuyển nơi làm việc.
- Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Việt Nam theo quy định:
• Báo cáo 10 ngày/ lần.
• Báo cáo tháng vào ngày 05 tháng sau.
• Báo cáo quý vào ngày 15 tháng đầu quý sau.
• Báo cáo năm vào ngày 20 tháng đầu năm sau.
2/ Đối với cán bộ chuyên thu BHXH của BHXH huyện Yên Sơn.
- Phát hiện thêm các đối tượng phải tham gia BHXH trên địa bàn quản lý
của mình. Đây là công việc có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của BHXH nói trung và BHXH các tỉnh, huyện nói riêng. Bởi vì có
phát hiện thêm các cơ sở, đơn vị tham gia BHXH thì số lượng người lao
động sẽ tăng lên và nguyên tắc “ số đông bù số ít” trong hoạt động
BHXH càng thực hiện được tốt hơn, tính chất xã hội, nhân văn của
BHXH càng được thể hiện rõ. Bên cạnh đó công việc này còn làm tăng
trưởng nguồn quỹ BHXH, làm cho quỹ BHXH thoát ra khỏi sự nâng đỡ,
trợ giúp của ngân sách Nhà nước.
- Tiếp xúc với cơ quan đơn vị sử dụng lao động.
Để tạo điều kiện cho cán bộ chuyên quản lý BHXH tiếp xúc và làm việc với
các đơn vị sử dụng lao động được dễ dàng, thuận lợi. Giám đốc BHXH các quận
huyện nên có các cuộc tiếp xúc trước với lãnh đạo đơn vị sử dụng lao động, đặt
mối quan hệ ngay từ ban đầu giữa người tham gia BHXH với các đon vị BHXH.
Sau đó cán bộ chuyên quản lý BHXH được phân công phụ trách đơn vị sử
dụng lao động nào sẽ trực tiếp gặp gỡ cán bộ phụ trách công tác BHXH đơn vị đó
để thực hiện theo công văn số 480/LĐ- TBXH ngày 24/3/1999 của Bộ lao động -
Thương binh và Xã hội về việc bố trí cán bộ làm công việc sau:
• Tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách về BHXH, quyền lời

và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
• Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và quỹ
tiền lương tham gia đóng BHXH.
• Hướng dẫn đơn vị làm phiếu tăng giảm mức đóng BHXH hàng
tháng đến từng người lao động , lập bảng đối chiếu nộp BHXH
• Thông báo cho các đơn vị về số tài khoản thu BHXH, mức thu
BHXH.
• Thống nhất với các đơn vị về lịch làm việc hàng tháng giữa cán bộ
chuyên quản với đơn vị sử dụng lao động.
• Kiểm tra sổ lương(bảng thanh toán lương) đối chiếu với danh sách
với đơn vị đã đăng ký BHXH để yêu cầu đơn vị đăng ký đóng
BHXH cho những người trong diện đóng BHXH bắt buộc(nếu đơn
vị chưa đăng ký đóng)
- Đôn đốc, theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH:
• Hàng tháng căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương đơn vị
đã đăng ký và phiếu tăng giảm mức đóng BHXH để xác định số
tiền BHXH phải đóng, đôn đốc đơn vị đóng BHXH theo đúng quy
định .Thông báo kịp thời những đơn vị nợ tiền đóng BHXH từ 02
tháng trở lên.
• Ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị vào đầy đủ
các cột trong sổ, hàng tháng đối chiếu với cán bộ tổng hợp thu của
tỉnh về kết quả đóng BHXH của từng đơn vị được phân công theo
dõi, quản lý.
• Hàng tháng đối chiếu kết quả đóng BHXH của các cơ quan, đơn vị
được phân công theo dõi.
BHXHViệt Nam BHXHTỉnh Tuyên Quang BHXHCác huyện, thị
Các đơn vị cơ sở
• Số lao động và quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH của các tháng
trong kỳ đối chiếu( có đối chiếu với bảng thanh toán lương hoặc sổ
lương của đơn vị) để xác định số tiền đơn vị phải đóng theo luật

định của đơn vị.
- Hàng quí tổng hợp kết quả đóng BHXH theo khối quản lý
Ngoài ra cán bộ thu BHXH cũng phải xác nhận để thanh toán 2 chế độ
ốm đau, thai sản và hướng dẫn các đơn vị viết các tờ khai cấp sổ BHXH,
ghi chép vào sổ BHXH.
Như vậy, cơ chế thực hiện thu và quản lý quỹ BHXH được thể hiện qua
sơ đồ:
Chú thích:
: Lập và giao chỉ tiêu kế hoạch
: Giao nộp báo cáo kế hoạch
: Cơ quan BHXH hướng dẫn đơn vị nộp BHXH
: Nộp BHXH vào tài khoản của các cơ quan BHXH.
3/ Quản lý quỹ BHXH.
Theo nghị định 12/CP của Chính phủ( ban hành ngày 26/1/19950),
BHXH ở nước ta đã được mở rộng, không chỉ bao gồm công nhân viên
chức,lực lượng vũ trang mà gồm tất cả mọi người lao động làm việc
trong mọi thành phần kinh tế quốc dân, ở những nơi có quan hệ lao động
với 10 lao động trở lên( đối với hình thức BHXH bắt buộc). Theo quy
định hiện hành, quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau,
trong đó chủ yếu là sự đóng góp của người lao động (5% tiền lương) và
người sử dụng lao động (15% tổng quỹ tiền lương của đơn vị), ngoài ra
có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước và các nguồn thu khác như viện trợ nước
ngoài, sự ủng hộ của các tổ chức và lãi từ hoạt động đầu tư ...
a/ Phân loại quỹ BHXH.
Có hai loại nguồn quỹ cơ bản:
- Nguồn từ NSNN : Dùng để chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng
hưởng từ năm 1995 trở về trước.
- Nguồn qũy BHXH : Dùng để chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng
hưởng từ năm 1995 trở lại đây.
b/ Cân đối quỹ BHXH và quản lý quỹ.

- Quỹ BHXH Việt Nam lấy nguyên tắc hạch toán độc lập với NSNN và cân
đối thu chi làm căn bản. Xác định mức thu chi hợp lý trong từng giai đoạn
trên cơ sở dự báo một cách tương đối chính xác về số đối tượng tham gia,
mức đóng và hưởng của các đối tượng này và tính đến các yếu tố tác động
như giá cả, khả năng đầu tư tài chính, xác định mức độ chi quản lý bộ máy
tiết kiệm nhưng đạt kết quả cao.
- Với chức năng bảo đảm xã hội Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm nguồn
từ NSNN cho quỹ BHXH để thực hiện chi trả các chế độ BHXH như trả
lương hưu, trợ cấp ốm đau, thai sản và các chế độ BHXH khác cho các
đối tượng hưởng các chế độ này từ năm 1995 trở về trước. Hơn nữa, hỗ
trợ, bù thiếu cho quỹ BHXH trong việc chi trả cho các đối tượng hưởng
BHXH từ năm 1995 trở đi.
- BHXH huyện Yên Sơn quản lý chặt chẽ công tác thu BHXH nhằm phát
triển quỹ BHXH. Đặc biệt năm 2002 cơ quan BHXH kết hợp với các cơ
quan chức năng triển khai thu BHXH ở các đơn vị ngoài quôc doanh
trong địa bàn huyện. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát
triển quỹ BHXH.
- Công tác chi trả được BHXH huyện Yên sơn quản lý tốt, đảm bảo chi
đúng, chi đủ, chi kịp thời cho các đối tượng hưởng BHXH.
II . Cơ chế chi và quản lý chi BHXH

Chi trả trợ cấp BHXH bao gồm 5 chế độ : ốm đau, thai sản, hưu trí,
TNLĐ-BNN, tử tuất. Mỗi loại chi này có những đặc điểm riêng biệt nên
việc chi trả phải tách riêng ra từng loại hoặc từng nhóm. ở nước ta, xuất
phát từ việc chi trả 2 chế độ BHXH là giống nhau. Mặt khác, đối tượng
loại trợ cấp này phát sinh trực tiếp trong quá trình hoạt động của các
doanh nghiệp, do đó quá trình được thực hiện thông qua cán bộ quản lý
thu của các đơn vị đó. Ba chế độ còn lại được thực hiện bởi các cán bộ
chính sách của các cơ quan BHXH. Như vậy, chi trả trợ cấp BHXH được
chia làm 2 loại :

+ Chi trả ốm đau, thai sản:
Hàng tháng, các đơn vị lập báo cáo chi 2 chế độ theo mẫu C03-BHXH và
.. tổng hợp các chứng từ khác như giấy khai sinh, giấy ra viện, giấy nghỉ
hưởng BHXH ... để gửi cho cơ quan BHXH chậm nhất là ngày 10 tháng
sau. Trên cơ sở các chứng từ này, cán bộ thu BHXH của đơn vị sẽ tiến
hành kiểm tra tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi người lao động
nghỉ ốm hoặc sinh đẻ. Sau đó cán bộ thu sẽ đối chiếu số ngày nghỉ hưởng
BHXH với bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp
ngày nghỉ. Cuối cùng, cán bộ thu sẽ lập bảng thanh toán nội bộ và
chuyển chứng từ chi sang bộ phận kế toán để thanh toán cho đơn vị.
Trong trường hợp nếu đơn vị chưa nộp đủ tiền BHXH thì vẫn phải thanh
toán cho 2 chế độ này để cơ quan BHXH sẽ làm thủ tục chuyển tiền cho
đơn vị. Thông thường, việc thanh toán này sẽ được thực hiện thông qua
hệ thống tài khoản, tức là cơ quan BHXH sẽ viết ủy nhiệm chi để chuyển
tiền từ tài khoản của cơ quan BHXH sang tài khoản của đơn vị. Trong
trường hợp đơn vị không có tài khoản ở hệ thống ngân hàng, kho bạc thì
cơ quan BHXH sẽ thực hiện thanh toán bằng tiền mặt cho đơn vị khi có
giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu của đơn vị cử người đi lĩnh tiền
- Chứng minh thư nhân dân đi lĩnh tiền
+ Chi chế độ hưu trí, tử tuất, MSLĐ, TNLĐ-BNN:
Việc chi trả các chế độ này được thực hiện như sau:
Chi trả theo các đại lý ,sau mỗi tháng số đối tượng bắt đầu đăng ký hưởng
BHXH sẽ được đưa vào danh sách trả trợ cấp hàng tháng. Trên cơ sở danh
sách này , BHXH tỉnh sẽ tiến hành chuyển tiền cho các cơ quan BHXH
huyện,thị vào ngày 5-8 đầu tháng thông qua hệ thống kho bạc. Ngay sau khi
tiền mặt được chuyển về BHXH các huyện thì đại diện chi trả của các xã sẽ
đến BHXH để nhận tiền và phát cho cá đại lý chi trả trợ cấp cho các đối
tượng. Khi nhận tiền trợ cấp ,các đối tượng phải ký nhận vào bảng lương và
trợ cấp BHXH. Sau khi chi trả hết tiền trợ cấp, các đại lý sẽ đem nộp lại

bảng lương và trợ cấp cho cơ quan BHXH. Riêng chế độ tử tuất thì đăng ký
tại BHXH huyện để hưởng trợ cấp mộtlânf hoặc hàng tháng.
III. Các kết quả đã đạt được.
1. Các thành tựu chung của BHXH tỉnh Tuyên Quang và huyện Yên sơn
Trong những năm qua, ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Tuyên
Quang nói riêng đã có được những bước đột phá, những bước tiến rất quan
trọng tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của toàn ngành, và của BHXH tỉnh
Tuyên Quang cả về mặt tổ chức và thực hiện chức năng của mình. Quỹ tài
chính của BHXH Tỉnh đã được ổn định và phát triển trên cơ sở hình thành
được quỹ BHXH độc lập ngoài NSNN. Với nguồn đóng góp chủ yếu là từ
NLĐ và NSDLĐ. Quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH được tiến hành
theo nguyên tắc có đóng mới có hưởng. Chính vì vậy mà các quan hệ tài
chính trong BHXH đã rõ ràng, việc quản lý quĩ được thực hành rất tốt, phục
vụ tốt hơn quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ. Do đó trong thời gian này BHXH
Tỉnh đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực.Trung bình mỗi
năm, từ 1995 – 2001 có 26.348người đăng ký tham gia BHXH với mức thu
gần 30 tỷ đồng. Số người tham gia BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn
năm trước; số tiền thu được cũng tăng lên(xem bảng 1)

Bảng 1: Số thu BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang 1995- 2001
Năm Số người đăng ký
đóng BHXH
Số tiền thu
( triệu đồng)
đạt % kế hoạch
Quý IV 1995 22.039 4.868 87,29%
1996 23.431 16.037 128,3%
1997 26.311 24.602 127.61%
1998 29.440 23.075 94%
1999 30.000 27.075 108,3%

2000 31.075 28.360 111,2%
2001 32.560 30.275 121%
( Nguồn: BHXH tỉnh Tuyên Quang)
Công tác chi trả các chế độ BHXH được giải quyết theo quy trình khép kín,
tập trung vào một đầu mối, đảm bảo an toàn, kịp thời, công khai và công
bằng. Đặc biệt, đối với chế độ hưu trí, MSLĐ, trợ cấp hàng tháng, BHXH
tỉnh đã thực hiện chi trả đến tận tay người thụ hưởng theo địa bàn cư trú tại
phường, xã có sự tham gia của các cấp chính quyền và công an trong suốt
quá trình chi trả(xem bảng 2)
Bảng 2: Chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang
Năm Tổng số tiền chi trả(triệu đồng)
1995 13.783
1996 55.630
1997 66.909
1998 67.270
1999 65.327
2000 64.450
2001 66.875
(Nguồn :BHXH tỉnh Tuyên Quang )
Đóng góp vào những kết quả trên của BHXH tỉnh Tuyên Quang phải kể đến
vai trò của cơ quan BHXH huyện Yên sơn. Kể từ khi chính thức hoạt động
vào ngày 1/10/1995 đến nay, BHXH huyện Yên sơn đã được sự quan tâm
của Tỉnh ủy, UBND, HĐND huyện, sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh, sự
kết hợp của ủy ban, ban hưu trí, đại diện chi trả các xã, sự tạo điều kiện của
các cơ quan đóng trên địa bàn huyện, sự đoàn kết, nhất trí , quyết tâm của
tập thể CBCNV và ban lãnh đạo cơ quan nên hàng năm BHXH huyện Yên
sơn đều hoàn thành các chỉ tiêu của BHXH tỉnh giao cho với tinh thần năm
sau cao hơn năm trước, chất lượng hơn, cụ thể như sau:
1) Công tác đảng, đoàn thể:
Là một cơ quan từ khi thành lập đến nay có tất cả 8 cán bộ viên chức

trong đó có một cán bộ hợp đồng.
Về tổ chức công đoàn: là một công đoàn cơ sở trực thuộc liên đoàn lao
động huyện Yên sơn ngày càng củng cố và phát triển thêm đoàn viên
công đoàn.
Với tinh thần và trách nhiệm cao nên hàng nămđêuf hoàn thành xuất sẵc
nhiệm vụ được giao, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong công tác công đoàn,
được liên đoàn lao động huyện Yên sơn đánh giá là công đoàn cơ sở
vững mạnh hàng năm.
2) Công tác đối chiếu quỹ BHXH: các số liệu tính toán, cập nhật của cơ sở,
huyện, tỉnh được thống nhất, ổn định hơn, việc thực hiện nghĩa vụ tính
đóng BHXH theo điều luật 141,149 dần ổn định hơn.
3) Công tác duyệt và cấp kinh phí chi trả chế độ( ốm đau, thai) ngày càng
ổn định, giải quyết kịp thời ngay sau khi cơ sở tập hợp và gửi chứng từ
lên BHXH huyện, đảm bảo đúng nguyên tắc về thủ tụctheo qui định của
Bộ tài chính và BHXH cấp trên.
4) Công tác chi trả lương hưu, các chính sách xã hội : đảm bảo được thời
gian quy định của tỉnh, tạo được niềm tin đối với cán bộ hưu trí trên địa
bàn huyện, công tác quản lý tiền mặt, các thủ tục chứng từ thanh quyết
toán của xã, huyện, tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng nguyên tắc.
5) Công tác cấp sổ BHXH : cơ bản được hoàn thành góp phần củng cố bổ
sung các văn bản hồ sơ của cán bộ công chức thực hiện chỉ thị 15 của Bộ
chính trị và các chỉ thị của tỉnh.
6) Tham gia các hoạt động tại địa phương:
Cơ quan BHXH huyện luôn có sự lãnh đạo trực tiếp của huyện ủy,
UBNDhuyện.Mỗi cán bộ viên chức ngành BHXH huyện luôn xác định trách
nhiệm của mình là phục vụ thế nào để đáp ứng nhu cầu mong đợi của người
dân trên địa bàn huyện Yên sơn.
Với tinh thần trách nhiệm đó, trong thời gian qua BHXH huyện Yên sơn
đã tổ chức động viên cán bộ công chức tham gia đầy đủ của Huyện phát
động như:

- Phong trào thi đua kỷ niệm của dân tộc, đất nước.
- Các phong trào xây dựng quĩ do hội phụ nữ huyện phát đọng, phong traò
ủng hộ đồng bào bị thiên tai, phong trào vì trẻ thơ một cách đầy đủ và
hiệu quả, tạo được mối quan hệ giữa các phòng ban, ngành, xã với cơ
quan BHXH huyện.
Với khách quan công tác trên BHXH huyện Yên sơn được tỉnh đánh giá
cao trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành giao cho.

×