Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

công tác tổ chức của tổ chức cơ sở đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.41 KB, 20 trang )

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
=============o0o=============
BÀI SỐ: 4
CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA
CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
(Lớp bồi dưỡng Cấp uỷ viên)
=========o0o==========
Giảng viên kiêm chức: Lê văn Khuyên
Huyện uỷ Thạch Thành
Thạch Thành, Tháng 05 năm 2013
TRUNG TÂM BD CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Bài số: 4
CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CHI BỘ,


ĐẢNG BỘ CỞ SỞ
(Lớp bồi dưỡng Cấp uỷ viên)
I-PHẦN I:
1-Giới thiệu:
2-Mục đích, yêu cầu:
Giúp các đ/c Học viên nhận thức và nắm vững 02 ND chính sau đây:
* Một số vấn đề chung về công tác Tổ chức ở cơ sở. Bao gồm:
+Khái niệm về tổ chức và công tác tổ chức Đảng ở cơ sở.
+Vị trí, vai trò của công tác tổ chức Đảng ở cơ sở.
* Một số ND về công tác Tổ chức Đảng ở Chi bộ, Đảng bộ cơ sở(Trọng tâm)
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng.
+ Công tác đảng viên.

+ Công tác Cán bộ.
+ Công tác Bảo vệ Chính trị nội bộ.
=> Từ nhận thức đó, giúp các đ/c Cấp uỷ viên, Bí thư chi bộ thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ , có biện pháp chỉ đạo nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của
các TCCS Đảng, xây dựng đảng ở cơ sở vững mạnh toàn diện.
3-Phương pháp:
- Đối tượng truyền đạt: Đều là các đ/c Cấp ủy viên+BTCB: Cơ bản các đ/c đã
nắm vững các nguyên tắc, quy định về công tác Đảng
- Giảng viên truyền đạt từng phần theo đề cương quy định.
- Những nội dung trọng tâm, cần thiết- Nhấn mạnh để các đ/c ghi chép.
- Những nội dung mở rộng, liên hệ thực tế nói nhanh để các đ/c tham khảo.
- Giảng viên có thể ra câu hỏi kiểm tra học viên nhận thức, tiếp thu bài giảng.

4- Thời gian: 180 phút – Nghỉ giải lao 01 lần
5-Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu bồi dưỡng Công tác đảng cho BTCB và Cấp UV cơ sở-2013.
- Điều lệ Đảng CSVN khoá XI.
- Tài liệu bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ công tác Tổ chức, cán bộ…
2
PHẦN II: NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I/ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ
CƠ SỞ:
1- Tổ chức và công tác tổ chức của đảng :
a/ Khái niệm về Tổ chức: "Tổ chức là sự liên kết con người với con người,
theo những nguyên tắc, chế độ, điều lệ quy định nhất định, nhằm thống nhất về hành

động, đạt mục đích do tổ chức đó đề ra”.
* Trong khái niệm này cần nắm vững các nội dung sau:
+ Tổ chức đều do con người lập ra, là sự liên kết giữa con người với con người,
giữa bộ phận này với bộ phận kia, nhằm phát huy khả năng, sức mạnh của từng cá
nhân và các bộ phận riêng lẻ thành sức mạnh tổng hợp của tập thể.
Bác Hồ đã từng dạy:
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại, nên hòn núi cao”
Bác muốn hình tượng hóa sức mạnh của tập thể, được tổng hợp từ những
thành viên riêng lẻ, là hình tượng đơn giản nhất để nói lên vai trò của một tập thể con
người-một tổ chức…
+ Mọi thành viên và từng bộ phận trong 01 tổ chức đều hoạt động thống nhất

theo một nguyên tắc, chế độ, quy định nhất định.(Điều lệ, quy định…)
+ Tổ chức là một chỉnh thể, trong đó các bộ phận, các hệ thống hoạt động trong
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, cùng phát triển…
+ Có nhiều loại hình về tổ chức khác nhau: Các tổ chức Kinh tế, tổ chức văn
hoá, tổ chức Quân sự, tổ chức Chính trị-Xã hội, tổ chức Đảng
Trong đó: Tổ chức Đảng Cộng sản là một tổ tiên phong nhất, có hệ thống tổ
chức chặt chẽ, kỷ luật cao nhất và tính cách mạng triệt để nhất…
=> Tổ chức có vai trò quan trọng như vậy, Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác
tổ chức đồng thời với công tác xây dựng Tổ chức Đảng và các tổ chức CM vững mạnh.
b- Công tác Tổ chức của Đảng:
Công tác Tổ chức của Đảng là: " Công tác xây dựng, kiện toàn các mối quan
hệ trong tổ chức Đảng (Từ cơ sở đến toàn Đảng), hình thành hệ thống tổ chức, tạo nên

một chỉnh thể thống nhất, có tính ổn định và bền vững”.
* Bao gồm:
- Những quy định.
3
- Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động.
Bắt buộc tất cả các tổ chức Đảng và Đảng viên đều phải chấp hành, tạo nên sự
thống nhất ý trí và hành động…
* Chức năng, nhiệm vụ, công tác tổ chức của Đảng:
- Công tác tổ chức của Đảng thuộc chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy Đảng các
cấp.
(Một số quan niệm hiểu sai là của ngành tổ chức, hay Ban tổ chức, dễ dẫn đến
buông lỏng, khoán gọn cho CQ chuyên môn )

- CQ Tham mưu cho cấp uỷ các cấp về công tác tổ chức:
+ Cấp huyện trở lên: Là các Ban Tổ chức - là các cơ quan chuyên môn của cấp uỷ.
+ Cấp cơ sở: Là Thường trực cấp uỷ, trong đó quy định đ/c Bí thư chịu trách
nhiệm chính về công tác tổ chức trước BCH và Đảng bộ, chi bộ.
* Tham khảo một số nội dung về công tác tổ chức của Đảng bộ Huyện:
* Về tổ chức Đảng:
Đến tháng 6/2013, Huyện Thạch Thành có…60 tổ chức cơ sở Đảng, …439 chi
bộ trực thuộc 32 Đảng bộ cơ sở với … 6.595 Đảng viên, bao gồm :
+ 28……. Đảng bộ xã, thị trấn.
+ 08 Đảng bộ cơ quan, Doanh nghiệp và LLVT.
+ 24…… chi bộ cơ sở thuộc khối cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
Các TCCS Đảng trong huyện ổn định, thường xuyên được củng cố, kiện toàn ,

vai trò lãnh đạo không ngừng được tăng lên.
* Về bộ máy tham mưu Công tác Tổ chức Đảng:
- Tham mưu cho cấp ủy huyện: Ban Tổ chức Huyện ủy (Gồm Trưởng ban
(TV),…. các phó ban, chuyên viên, cán sự phụ trách các mảng nghiệp vụ - 08 đ/c).
- Tham mưu cho cấp ủy cơ sở:
+ Các Đảng bộ cơ sở: Ban Thường vụ cấp ủy, trực tiếp phụ trách là đ/c Bí thư,
giúp Bí thư có đ/c Phó BT thường trực và Văn phòng cấp ủy (nghiệp vụ).
+ Các Chi bộ cơ sở: Trực tiếp đ/c Bí thư cấp ủy phụ trách công tác Tổ chức.
2- Vị trí, vai trò của công tác tổ chức:
* Vị trí: Công tác tổ chức giữ vị trí là một trong những mặt cơ bản trong công
tác Xây dựng Đảng.
4

(Đảng thực hiện công tác xây dựng Đảng đồng thời trên cả 03 mặt: CT Chính
trị, CT tư tưởng và CT Tổ chức cán bộ - Trong đó CT Tổ chức cán bộ được hiểu là 01
trong 3 mặt cơ bản của CT XDĐ).
( Tham mưu cho cấp ủy về công tác XDĐ có các lĩnh vực công tác như: Công
tác Tuyên giáo; CT Tổ chức XDĐ; CT kiểm tra, Giám sát; CT Dân vận; CT VP của
Đảng trong đó CT Tổ chức XDĐ giữ một vị trí hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ
yếu đảm bảo cho hoạt động và phát triển của Tổ chức Đảng).
* Vai trò của công tác tổ chức:
- Công tác tổ chức của Đảng thực hiện quản lý, sắp xếp, phân công lực lượng
một cách khoa học.
+ Thực hiện nguyên tắc Đảng quản lý CT cán bộ.
+ Đội ngũ CB lãnh đạo của TC Đảng, CQ, ĐThể…được sắp xếp, phân công

hợp lý, khoa học, bố trí đúng người, đúng việc.(Bằng việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự
ứng cử vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các Tổ chức)
+ Công tác Tổ chức của Đảng đảm bảo có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
có đủ tiêu chuẩn và năng lực thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt là điều kiện quyết
định việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo cho việc giữ
vững kỷ cương và thống nhất trong Đảng, giữ gìn Đảng luôn trong sạch, vững
mạnh…)
- Công tác tổ chức của Đảng phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng hoạt động của Đảng
viên, các tổ chức Đảng và trong toàn Đảng.
+ Bằng việc mọi ĐV và TC Đảng đều phải thực hiện nghiêm túc và triệt để quy
định của ĐLĐ, các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Đảm bảo cho mọi
hoạt động trong toàn Đảng được thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng.

- Công tác tổ chức của Đảng thiết lập các mối quan hệ đúng đắn, phù hợp, gắn
bó giữa:
+ Cấp trên và cấp dưới;
+ Đảng viên với tổ chức Đảng.
+ Các tổ chức Đảng với nhau.
+ Tổ chức Đảng với các tổ chức khác trong xã hội.
+ Quan hệ giữa Đảng viên với tổ chức Đảng, giữa cấp dưới và cấp trên theo
nguyên tắc Tập trung dân chủ, đó là…
+ Quan hệ giữa tổ chức Đảng với các tổ chức khác trong xã hội; nhất là các tổ
chức trong hệ thống chính trị của Đảng là quan hệ lãnh đạo: “Điều lệ quy định: TC
5
Đảng vừa là thành viên trong hệ thống chính trị, đồng thời Đảng lãnh đạo hệ thống

đó…”
Câu hỏi: Làm rõ thành phần, chức năng các thành viên trong hệ thống Chính trị ?
HỆ THỐNG PHẦN I - CẦN TẬP TRUNG:
- Khái niệm Tổ chức chung (=>Tổ chức Đảng)
- Khái niệm công tác Tổ chức của Đảng.
- Vị trí, vai trò công tác tổ chức của Đảng.
II- MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC Ở CHI BỘ, ĐẢNG
BỘ CƠ SỞ:
1- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Tổ chức và sinh
hoạt Đảng:
* Nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng đầu và cơ bản nhất trong tổ

chức và sinh hoạt Đảng, đảm bảo cho sự thống nhất ý trí và hành động, tạo nên sức
mạnh của Đảng, bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của Đảng.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ còn được áp dụng trong toàn bộ hệ thống chính
trị của Đảng (TC Đảng, nhà nước và các Đoàn thể chính trị-xã hội).
Câu hỏi: (1) Đ/c hãy nêu ví dụ những hình thức cụ thể thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ trong hoạt động của Chi bộ nơi đ/c sinh hoạt?
(Bao gồm: + Chi bộ bàn, ban hành NQ lãnh đạo.
+ ĐH chi bộ bầu BCU, BT, Phó BT, bầu ĐB dự ĐH cấp trên…)
(2) Đ/c hãy cho ví dụ về những biểu hiện vi phạm nguyên tắc Tập trung dân
chủ ở các đơn vị cơ sở hiện nay ?.
(Bao gồm:+Biểu hiện ĐV nói và làm sai NQ CB (Dân chủ thiếu tập trung)VD:
+ Biểu hiện hách dịch, cửa quyền, CN cá nhân…ở một số CB lãnh

đạo (Dchủ hình thức)- Bàn cho hay, cho đủ thủ tục->lãnh đạo cứ quyết theo ý…)
- Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định tại điều 9 ĐLĐ (T13)(Bao
gồm 06 ND …)
- Thực hiên dân chủ trong Đảng được thể hiện chủ yếu bằng 02 hình thức chủ
yếu sau:
6
+ Dân chủ trực tiếp: Mọi ĐV trong tổ chức Đảng đều được bàn bạc trực tiếp,
thảo luận thống nhất các chủ trương (Ví dụ: Bỏ phiếu, biểu quyết các nội dụng: ra NQ,
kết nạp, kỷ luật ĐV, bầu cử trong Đại hội ĐV…)
+ Dân chủ đại diện: ý trí của TC Đảng hoặc Đảng viên được thể hiện thông
qua các cá nhân hoặc tập thể đại diện (người đại diện do bầu cử )
(Ví dụ: Đại biểu ĐH Đảng, cấp uỷ viên các cấp, )

* Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng
ở cơ sở tập trung vào một số nội dung sau:
a- Về quy chế làm việc của tổ chức Đảng:
Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở cơ sở: Yêu
cầu đầu tiên đối với các cấp ủy Đảng là phải xây dựng được và thực hiện nghiêm túc
quy chế hoạt động của cấp uỷ và tổ chức Đảng.
* Quy chế hoạt động của tổ chức Đảng phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Tuân thủ các quy định, không được trái với điều lệ Đảng và quy chế của cấp
uỷ cấp trên.
+ Quy định phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.
* Thủ tục ban hành quy chế hoạt động:
+ Quy chế hoạt động của tổ chức Đảng nào do cấp uỷ cấp đó ra quyết định ban

hành.
+ Tổ chức Đảng báo cáo cấp ủy cấp trên, thông báo cho tổ chức Đảng cấp dưới
biết quy chế làm việc của mình.
+ Bố cục, nội dung của quy chế được quy định thành chương, điều theo hướng
dẫn của cấp ủy cấp trên (BTC )
* Nội dung quy chế phải đảm bảo cơ bản được 4 phần chủ yếu sau:
+ Chương 1: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp uỷ, Thường
trực cấp uỷ của tổ chức đảng ( Bí thư, phó bí thư, Đảng uỷ viên)
+ Chương 2: Chế độ hoạt động , phương pháp công tác (chế độ sinh hoạt, hội
nghị, ban hành NQ, chế độ thông tin báo cáo, chế độ kiểm tra )
+ Chương 3: Mối quan hệ công tác.
(Với cấp trên, cấp dưới, với chính quyền, với đoàn thể).

+ Chương 4: Tổ chức thực hiện.
b- Chế độ tự phê bình và phê bình:
- Chế độ tự phê bình và phê bình là nguyên tắc được thực hiện thường xuyên
trong sinh hoạt Đảng.
7
Bác Hồ chỉ rõ: "Ngọc càng mài càng sáng; Cán bộ càng rèn luyện càng mau
tiến bộ, cán bộ phải dám nhìn thẳng vào sự thật mới sửa chữa được sai lầm, khuyết
điểm”.
Bác còn khẳng định: “tự phê bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó
giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh. Nhờ nó mà chúng ta sữa chữa
khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng…”
Câu hỏi: (1) Đ/c hãy nêu ví dụ về các hình thức thực hiện chế độ tự phê bình và

phê bình ở chi bộ nơi sinh hoạt?
* Các hình thức tự phê bình và phê bình ở chi bộ:
+ Kiểm điểm, đánh giá chất lượng ĐV hàng năm.
+ Kiểm điểm cấp ủy, CUV cuối nhiệm kỳ.
+ Kiểm điểm CB-ĐV vi phạm khuyết điểm, vi phạm nguyên tắc ĐLĐ…
+ Kiểm điểm CB-ĐV trong sinh hoạt Chính trị
( Chỉnh huấn, chỉnh quân (1953); gần đây như: Đợt SH CT theo CT 79-80 của
Bộ Chính trị(1986-1989); SH theo NQ 24 của Tỉnh ủy(1990); Thực hiện NQ TW 6(lần
2)(2004-2009)…
Hiện nay đang thực kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách
về xây dựng Đảng hiện nay”.

Đây là một đợt SH chính trị rộng lớn trong toàn Đảng, được tiến hành theo
một quy trình chặt chẽ, nghiêm túc từ TW đến tất cả các Chi bộ và Đảng viên. Thông
qua kiểm điểm lần này, Các cấp ủy Đảng từ TW đến địa phương đã mạnh dạn chỉ
rõ……………Gắn trách nhiệm……(Ví dụ:….)
Sau kiểm điểm, các cấp ủy, cán bộ, ĐV đều XD kế hoạch sữa chữa khắc phục
tồn tại, khuyết điểm; phân công phụ trách, theo dõi và định lịch thời gian khắc phục
tồn tại, khuyết điểm có hiệu quả….
* Thực hiện quy trình kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cơ sở cần chú ý:
- Trước khi kiểm điểm tự phê bình và phê bình:
+ Tập thể cấp ủy, các đồng chí cấp ủy viên và cán bộ lãnh đạo cần lấy ý kiến
đóng góp của cấp ủy cấp dưới trực tiếp, của lãnh đạo Ban, ngành, đoàn thể cùng cấp,
gợi ý kiểm điểm của cấp ủy cấp trên trực tiếp.

+ Lãnh đạo Ban, ngành, đoàn thể lấy ý kiến đóng góp của CQ chuyên môn và
cấp ủy cùng cấp.
(Thực hiện các quy định, quy chế của Đảng như:
8
+ HD 07-HD/BTCTW, đánh giá chất lượng TCĐ và ĐV hàng năm.
+ Quy chế (QĐ : 268-QĐ/TW; 488, 489-QĐ/TU) về đánh giá tập thể lãnh đạo,
cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý hàng năm và cuối nhiệm kỳ…(Ví dụ:….)
- Trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình, tập thể và cá nhân phải có kế hoạch
và chương trình hành động để phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm,
tồn tại.
* Các hình thức tổ chức tự phê bình và phê bình trong các Đảng bộ, Chi bộ
cơ sở:

+ Đảng viên: Kiểm điểm, tự đánh giá hàng năm, khi tổ chức Đảng có yêu cầu.
Nội dung: Kiểm điểm, đánh giá về thực hiện nhiệm vụ ĐV, chức trách nhiệm
được phân công. Rèn luyện về phẩm chất đạo đức và lối sống.
+ Cấp uỷ viên: Kiểm điểm, đánh giá hàng năm, cuối nhiệm kỳ, khi TCĐ yêu cầu.
Nội dung: Kiểm điểm về trách nhiệm được giao, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất
đạo đức, lối sống, chấp hành các nguyên tắc; Chống quan liêu, tham nhũng, trách
nhiệm cá nhân với vai trò lãnh đạo của cấp uỷ
+ Tập thể cấp uỷ: Kiểm điểm hàng năm, cuối nhiệm kỳ, khi cấp uỷ cấp trên yêu cầu:
Nội dung: Kiểm điểm về chấp hành NQ, chủ trương cấp trên, Đề ra và thực
hiện NQ, chủ trương cấp mình, Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, về đoàn kết
nội bộ, quản lý tài chính, ngân sách, đất đai
c- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc ra Nghị quyết:

Cụ thể hóa quy định tại điểm 5, điều 9, ĐLĐ như sau:
Nghị quyết của các cấp uỷ và tổ chức Đảng chỉ được ban hành và có liệu lực thi
hành khi có đủ các điều kiện:
- Biểu quyết Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ, Bỏ phiếu kết quả bầu cử
trong Đảng. Phải được quá ½ thành viên chính thức của tổ chức Đảng tán thành.
- NQ về kết nạp ĐV, công nhận chính thức ĐV, khai trừ ĐV, xoá tên ĐV phải
được 2/3 thành viên chính thức trở lên tán thành; Cấp uỷ quyết định (Cấp huyện-BTV)
quá ½ thành viên tán thành .
- Giải tán tổ chức Đảng: 2/3 cấp uỷ cấp trên trực tiếp tán thành, quá ½ thành
viên cấp quyết định (Cấp uỷ cách 01 cấp) tán thành .
* Cách tính tổng số (Quy chế bầu cử trong Đảng-QĐ 220-QĐ/TW;QĐ 45):
+ Đại hội đại biểu = tổng số đại biểu chính thức có mặt (- ĐB bị bác tư cách,

ĐB vắng mặt suốt thời gian ĐH). ví dụ…
9
+ Đại hội ĐV, hội nghị ĐV = Tổng số ĐV chính thức – ĐV giới thiệu SHĐảng
tạm thời(vắng mặt) - ĐV MSH vắng mặt - ĐV bị đình chỉ, khởi tố, truy tố, tạm giam
(giải thích). ví dụ…
+ Các cấp uỷ, BTV cấp uỷ, UBKT các cấp = tổng số UV đương nhiệm – thành
viên bị đình chỉ SH , khởi tố, truy tố, tạm giam. ví dụ…
2- Công tác Đảng viên:
Đối với công tác Đảng viên ở Chi bộ cần tập trung vào một số nội dung chủ
yếu như sau:
a- Công tác giáo dục Đảng viên:
* Giáo dục về chính trị, tư tưởng :

* Giáo dục, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng của ĐV:
* Giáo dục nâng cao về trình độ lý luận và chuyên môn:
( Đã được truyền đạt tại bài số 02 )
b- Công tác quản lý Đảng viên:
* Quản lý về chính trị, tư tưởng:
* Quản lý về trình độ, năng lực công tác:
* Quản lý sinh hoạt và quan hệ xã hội:
* Quản lý về đội ngũ Đảng viên:
( Đã được truyền đạt tại bài số 02 )
c- Phân công công tác cho Đảng viên:
d- Sàng lọc đội ngũ Đảng viên:
( Đã được truyền đạt tại bài số 02 )

đ- Công tác phát triển Đảng viên:
Kết nạp Đảng viên (Kể cả kết nạp lại) là một nhiệm vụ thường xuyên, là biện
pháp bổ sung, phát triển, tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của TC Đảng cơ sở.
Được thực hiện chủ yếu ở chi bộ Đảng; Gồm các nội dung cụ thể sau:
* Tiêu chuẩn kết nạp ĐV:
- Đối tượng là quần chúng ưu tú.
- Đối tượng có đủ tiêu chuẩn Đảng viên (Đ1, điều lệ Đảng)
* Điều kiện kết nạp vào Đảng: (4 đk sau)
- Đối tượng có đủ 18 tuổi trở lên, thừa nhận, tự nguyện thực hiện cương lĩnh,
điều lệ Đảng.
10
- Có đủ tiêu chuẩn ĐV (Đ1, Điều 1)

- Có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ (4 nhiệm vụ Đ2, ĐLĐ)
- Không vi phạm lịch sử chính trị (quy định Đ2 QĐ 57 BCT-BVCT Nội bộ)
* Công tác kết nạp Đảng viên mới tập trung làm tốt quy trình 3 bước sau:
Bước 1: Tạo nguồn đối tượng kết nạp Đảng:
Trách nhiệm của các Chi bộ Đảng là chủ động trong việc “tạo nguồn” đối tượng
(Khác với trước kia nhận thức : “tìm nguồn” đó là cách làm thiếu tính chủ động. Theo
cơ chế “ăn sẵn”, chờ có rồi mới tìm).
Chi bộ Đảng cần phải làm tốt những công việc chính sau đây : (4 việc chính)
- Thực hiện lãnh đạo củng cố phong trào hoạt động của các tổ chức Đoàn thể
quần chúng. (Hoạt động phải có phong trào -> xuất hiện quần chúng xuất sắc).
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về công tác phát triển Đảng đối với Đoàn viên,
Hội viên.

- Chi bộ chỉ đạo các Đoàn thể quần chúng sơ kết, tổng kết phong trào thi đua,
giới thiệu với Chi bộ những quần chúng xuất sắc, ưu tú đề nghị đưa vào diện cảm tình
Đảng.
- Hàng tháng : Chi bộ họp tiến hành xem xét, lựa chọn quần chúng ưu tú, đã
được tổ chức quần chúng giới thiệu đề nghị, đưa vào danh sách nguồn đối tượng Đảng.
Bước 2: Bồi dưỡng nguồn đối tượng Đảng:
Gồm 05 ND chính sau đây:
a. Hàng tháng, chi bộ họp, tiến hành xem xét, lựa chọn:
+ Bổ sung vào danh sách đối tượng Đảng những quần chúng ưu tú mới được
giới thiệu sang.
+ Đưa ra ngoài danh sách những đối tượng Đảng không còn đủ tiêu chuẩn ( tiêu
cực, thoả mãn, dừng lại, động cơ phấn đấu cơ hội, không rõ ràng, vi phạm tiêu chuẩn về

kết nạp Đảng viên )
Như vậy :
+ Danh sách nguồn đối tượng Đảng ở các chi bộ luôn luôn được bổ sung và lựa
chọn kịp thời.
+ Tránh hiện tượng : khi có thông báo mở lớp học đối tượng các chi bộ mới tiến
hành chọn lựa học tập hợp danh sách vội vã, thiếu chủ động và xem xét kỹ lưỡng.
b. Phân công Đảng viên chính thức (có kinh nghiệm) giúp đỡ đối tượng.
(Đảng viên được phân công có trách nhiệm: tuyên truyền, giác ngộ nâng cao
nhận thức về Đảng, hướng dẫn đối tượng phấn đấu, rèn luyện. Đảm bảo về phẩm chất
đạo đức, động cơ phấn đấu và lai lịch gia đình của đối tượng trước khi bộ.)
+ Những nơi đối tượng còn là Đoàn viên - phân công 1 Đảng viên chính thức.
11

+ Những nơi đối tượng còn tuổi Đoàn, không có tổ chức Đoàn mà có tổ chức
Công Đoàn chỉ cần phân công 1 Đảng viên chính thức.
+ Các đối tượng khác đều phải phân công 2 Đảng viên chính thức (Phải được
đưa vào Nghị quyết chi bộ).
c. Thông qua chính quyền, đoàn thể giao nhiệm vụ thử thách đối tượng.
d. Xét chọn nguồn đối tượng có triển vọng và đủ điều kiện kết nạp vào Đảng gửi
đi học chương trình bồi dưỡng đối tượng Đảng.
- Tránh hiện tượng: cho đi học đối tượng tràn lan (động cơ, lai lịch không rõ
ràng, vi phạm tiêu chuẩn ) khi về không đủ điều kiện, không kết nạp được.
c. Chi bộ xét, quyết định cho đối tượng Đảng có đủ điều kiện “chín muồi” được
làm thủ tục đề nghị kết nạp Đảng.
Điều kiện chín muồi: Là những quần chúng ưu tú nhất, đã học qua lớp đối tượng

Đảng. Có động cơ phấn đấu kiên định, bền bỉ. Có nhận thức cơ bản về tổ chức Đảng, có
uy tín trong quần chúng nhân dân, có đủ 4 điều kiện và tiêu chuẩn Đảng viên.
* Lưu ý :
- Đối tượng khi được đưa vào danh sách đối tượng Đảng không nhất thiết phải
gửi đi học lớp đối tượng Đảng ngay. (không phụ thuộc thời gian).
- Chi bộ chỉ xét chọn gửi đi học đối tượng Đảng những quần chúng có triển
vọng và phải đủ điều kiện có thể kết nạp Đảng được.
- Khi quần chúng đã học qua lớp đối tượng Đảng, việc quyết định cho đối tượng
làm thủ tục kết nạp không có quy định bắt buộc về thời gian (3, 6 tháng hoặc 1, 2 năm).
Yếu tố quyết định là đối tượng đủ điều kiện chín muồi (có thể đi học về tiến hành thủ
tục kết nạp ngay hoặc tiếp tục thử thách rèn luyện).
Bước 3: Thực hiện nguyên tắc, thủ tục kết nạp:

Sau khi chi bộ Đảng quyết nghị cho đối tượng Đảng được làm thủ tục đề nghị
kết nạp Đảng :
a/ Đối tượng Đảng :
+ Viết đơn xin vào Đảng (Mẫu 1-KNĐ)
+ Khai lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-KNĐ): Chi uỷ + Đảng viên được
phân công hướng dẫn.
Yêu cầu :
* Đơn xin vào Đảng: phải do đối tượng tự viết (không đánh máy). Đơn phải
đảm bảo đủ 3 nội dung chủ yếu sau:
+ Nhận thức của đối tượng về mục tiêu, lý tưởng của Đảng (chính là tôn chỉ mục
đích của Đảng tại phần I của Điều lệ Đảng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của Đảng viên).
+ Động cơ xin vào Đảng của đối tượng

+ Lời tuyên thệ.
Tránh hiện tượng viết đơn quá sơ sài (ngắn, văn nghệ, thiếu nghiêm túc. ví dụ.)
12
* Lý lịch của người xin vào Đảng: phải do đối tượng tự khai (không nhờ khai,
viết hộ).
+ Lý lịch khai không tẩy xoá, không viết 2 loại mực
+ Khai lý lịch đủ 26 chỉ tiêu (theo điểm 2.4 Mục I. HD 12-HD/BTCTW)
+ Chú ý : + tại chỉ tiêu 24 (HD 12) khai về hoàn cảnh gia đình vẫn phải khai đầy
đủ về ông bà nội ngoại (đủ 3 đời).
+ Các đối tượng được khai trong lý lịch, phải đủ các yếu tố : họ tên; năm sinh;
mất; quê quán; nghề nghiệp; hoàn cảnh; kinh tế chính trị (nhất là các đối tượng : Bố
mẹ, bản thân, vợ (chồng), (nhiều lý lịch còn quá sơ sài).

Sau khi lý lịch của người xin vào Đảng tự khai xong, Chi bộ và cấp ủy cơ sở
xem xét, kiểm tra, đóng dấu giáp lai trước khi cử người đi thẩm tra, xác minh lý lịch
(Trang 23-28). Khi đã có đủ kết quả thẩm tra, xác minh, chi bộ và cấp ủy cơ sở mới ghi
nhận xét và xác nhận lý lịch (Trang 22)
b/ Thẩm tra và xác nhận lý lịch đối tượng Đảng:
* Không phải thẩm tra lý lịch đối với các trường hợp sau :
- Những đối tượng có quê gốc tại địa phương (từ đời ông bà nội đến nay). Người
thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở Đảng thì chi bộ,
cấp uỷ cơ sở kết luận, chứng nhận, không cần có bản thẩm tra riêng.
- Những đối tượng có một trong các trường hợp: bố mẹ đẻ, anh chị em ruột, con
đẻ là Đảng viên cộng sản (có căn cứ xác định) ( xác nhận của cấp uỷ nơi người thân là
Đảng viên; hồ sơ, lý lịch gốc đã được xác nhận ) Lý lịch đã khai rõ ràng, đầy đủ thì

không phải thẩm tra, xác minh.
- Đối tượng vào Đảng là lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của đối
tượng khi nhập ngũ, hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng; nội dung vào chưa rõ phải
tiến hành thẩm tra để làm rõ.
Các đối tượng khác đều phải thẩm tra lý lịch trước khi chi bộ xét kết nạp.
* Đối tượng cần thẩm tra về lý lịch gồm :
- Bản thân người vào Đảng
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng), vợ (chồng) của người vào Đảng.
* Nội dung thẩm tra :
- Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị trước kia và hiện nay, việc chấp hành
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước với các đối tượng thuộc diện thẩm
tra trên.

* Phương pháp thẩm tra : gồm 02 phương pháp sau:
- Cử Đảng viên hoặc cấp uỷ viên trực tiếp đi thẩm tra:
+ Sử dụng giấy giới thiệu (Mẫu 19-KNĐ. Trang 95- HD 12)
+ Mang theo lý lịch đối tượng tự khai đến cấp uỷ nơi cần thẩm tra, xác nhận trực
tiếp.
- Không có điều kiện cử người trực tiếp đi thẩm tra:
13
+ Cấp uỷ cơ sở gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu
20-KNĐ T 96 HD 12) đến cấp uỷ nơi cần thẩm tra.(LL đóng dấu giáp lai)
+ Chi uỷ tổng hợp kết quả thẩm tra và xác nhận vào lý lịch đối tượng.
c/ Chi uỷ có đối tượng xin vào Đảng đồng thời phải chuẩn bị một số công
việc sau:

- Nghị quyết BCH Đoàn TN hoặc BCH Công đoàn cơ sở.
+ Nếu đối tượng còn sinh hoạt trong tổ chức Đoàn TN, chi uỷ chỉ đạo tổ chức
Đoàn giới thiệu quần chúng ưu tú đề nghị kết nạp Đảng viên. (giới thiệu ở 2 cấp, chi
đoàn và Đoàn cơ sở (M4-KNĐ (nơi có tổ chức Đoàn, đối tượng còn tuổi Đoàn bắt buộc
phải sinh hoạt trong tổ chức Đoàn).
+ Nếu đối tượng còn tuổi Đoàn, nhưng đơn vị không có tổ chức Đoàn TN, thì
lấy nghị quyết giới thiệu của BCH Công Đoàn thay thế (M4A KNĐ).
Nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đoàn hoặc tổ chức công đoàn thay cho 1
Đảng viên giới thiệu.
- Đảng viên được phân công giúp đỡ viết giấy giới thiệu người vào Đảng. (M3-
KNĐ). Nếu đối tượng không còn tuổi Đoàn hoặc còn tuổi Đoàn nhưng không có Nghị
quyết của BCH Đoàn TN (Công đoàn) giới thiệu thì phải đủ 2 Đảng viên chính thức

giới thiệu. ( )
- Ban chi uỷ chỉ đạo lấy ý kiến đại diện các tổ chức quần chúng nơi công tác
(quần chúng là thành viên) nhận xét đối tượng.(Theo mẫu) (biểu quyết tán thành phải
đạt trên 1/2 đa số)
- Ban chi uỷ liên hệ với chi uỷ nơi cư trú của đối tượng (nếu có) lấy ý kiến nhận
xét (Theo mẫu).
- Ban chi uỷ tổng hợp biên bản 2 loại ý kiến trên vào mẫu (M5 KNĐ)
d/ Xét kết nạp Đảng viên:
Sau khi hoàn tất các công việc chuẩn bị về hồ sơ của đối tượng, việc tiến hành
xét kết nạp Đảng viên được tiến hành tuần tự như sau:
* Xét kết nạp tại chi bộ Đảng (kể cả chi bộ cơ sở):
- Đ/c Bí thư (hoặc CUV được phân công) báo cáo với chi bộ:

+ Đơn xin vào Đảng của đối tượng.
+ Lý lịch xin vào Đảng, kết quả thẩm tra xác minh lý lịch.
+ Nghị quyết giới thiệu Đảng viên ưu tú của BCH Đoàn cơ sở hoặc BCH công
đoàn cơ sở.
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của Đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú.
- Đ/c Đảng viên được phân công giúp đỡ đối tượng báo cáo:
+ Văn bản giới thiệu người vào Đảng (M3-KNĐ)
+ Nhận xét tóm tắt về quá trình rèn luyện, phấn đấu, phẩm chất đạo đức của đối
tượng, đảm bảo về lai lịch chính trị của đối tượng.
- Chi bộ thảo luận (với các nội dung):
14
+ Ý thức giác ngộ chính trị của đối tượng (thể hiện : nhận thức, tác phong, động

cơ, phát ngôn, quan hệ )
+ Ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, quan hệ quần
chúng
- Chi bộ biểu quyết đề nghị kết nạp đối tượng (bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết
bằng thẻ Đảng viên).
+ Nếu đủ 2/3 Đảng viên chính thức tán thành trở lên, chi bộ ra Nghị quyết đề
nghị kết nạp Đảng (M6-KNĐ) và chuyển hồ sơ lên Đảng uỷ. (chi bộ cơ sở chuyển
thẳng về Huyện uỷ (qua Ban tổ chức)
+ Nếu chưa đủ 2/3 Đảng viên chính thức tán thành, đối tượng được để lại để tiếp
tục theo dõi, bồi dưỡng và phấn đấu tiếp.
Lưu ý: - Theo quy định mới trong quy định 45-QĐ/TW, thời gian từ khi chi bộ
có nghị quyết đề nghị kết nạp đến khi cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp không

quá 60 ngày. Nên các Đảng uỷ cơ sở phải gửi hồ sơ về Huyện uỷ không để quá 30
ngày. Nếu quá thời gian trên mà không có lý do chính đáng thì cấp nào để chậm cấp đó
chịu trách nhịêm trước cấp ủy cấp trên.
- Sau khi có quyết định kết nạp, chi bộ phải tổ chức lễ KN ngay, không để chậm
quá 30 ngày.
e- Một số nội dung cần lưu ý trong công tác kết nạp đang viên:
* Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng.
- Thời hạn dưới 12 tháng.(Lý lịch xin vào Đảng; NQ giới thiệu QC ưu tú; Nhận
xét nơi công tác, cư trú; Giấy GT của ĐV chính thức)
- Thời hạn dưới 60 tháng (Giấy CN học đối tượng Đảng)
* Việc xem xét kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị
công tác hoặc nơi cư trú.

- Đối tượng Đảng thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:(Mẫu 17-KNĐ);
- Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp:
+ Cấp ủy cơ sở đã có NQ KN nhưng chưa gửi về huyện.(Mẫu 17A-KNĐ )
+ Hồ sơ đã gửi về huyện nhưng chưa có QĐ KN .(17B-KNĐ)
- Người vào Đảng đã có quyết định kết nạp:
+ Chuyển đến trong phạm vi cấp huyện: (Mẫu 17C-KNĐ)
+ Chuyển đến ngoài phạm vi cấp huyện: (Mẫu 17D-KNĐ)
* Thẩm quyền xét kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể.
a) Người đang học tập trung ở trường (Hoặc công tác biệt phái) từ 12 tháng trở
lên: Do tổ chức đảng nhà trường (hoặc tổ chức đảng nơi biệt phái đến) xem xét kết nạp.
Tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có nhận xét về phẩm
chất, đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng,

15
pháp luật của Nhà nước gửi về cấp uỷ nhà trường (hoặc cấp ủy nơi biệt phái) để có cơ
sở xem xét.
b) Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng
địa phương xem xét kết nạp.
c) Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp:
- Nếu làm hợp đồng dưới 12 tháng (có thời hạn) thì tổ chức đảng nơi cư trú xem
xét kết nạp;
Trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc.
- Nếu làm hợp đồng từ 12 tháng trở lên (không thời hạn) thì tổ chức đảng của cơ
quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét, kết nạp.

* Kết nạp Đảng đối với người vi phạm KHHGĐ:
(Quy định số 173-QĐ/TW-11/3/2013 của Ban Bí thư)
- Không xem xét kết nạp vào Đảng:
+ ĐV đã bị đưa ra khỏi Đảng lại vi phạm KHHGĐ.
+ ĐV vi phạm KHHGĐ đã bị đưa ra khỏi Đảng theo QĐ 09, 94- QĐ/TW.
(Sinh con thứ 3 gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 4(hoặc thứ 5)
+ Quần chúng vi phạm KHHGĐ 02 lần trở lên.
- Chỉ xem xét kết nạp đối với các trường hợp sau:
+ KN lại ĐV vi phạm KHHGĐ đã đưa ra khỏi Đảng mà sau 60 tháng, có đủ
tiêu chuẩn KN.( sau 36 tháng đối với vùng đặc biệt, DTộc ít người, vùng có đạo).
+ Chỉ KN Quần chúng vi phạm KHHGĐ 01 lần, có đủ tiêu chuẩn, sau khi vi
phạm 60 tháng.( sau 36 tháng đối với vùng đặc biệt, DTộc ít người, vùng có đạo).

(Phải được BTV Tỉnh ủy (Tương đương ) đồng ý bằng văn bản)
* Việc lấy ý kiến đoàn thể quần chúng nơi công tác đối với đối tượng KN:
- Lấy ý kiến quần chúng nơi công tác nhận xét đối tượng đề nghị kết nạp đảng:
Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị-xã hội mà người vào Đảng
là thành viên. (tổng hợp Mẫu 5-KNĐ + Biên bản họp nhận xét đối tượng).
3- Công tác Cán bộ:
Đối với công tác tổ chức xây dựng Đảng ở cơ sở cần tập trung vào các nội dung
chính sau:
a- Lựa chọn cán bộ:
Lựa chọn cán bộ là khâu đầu tiên của công tác cán bộ, trách nhiệm thuộc về cấp
uỷ Đảng.
* Mục đích:

16
- Lựa chọn cán bộ để quy hoạch vào nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ
Đảng, bộ máy chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo,
giao nhiệm vụ thử thách và rèn luyện cán bộ.
- Lựa chọn cán bộ để bố trí vào bộ máy quản lý ở cơ sở.
* Yêu cầu của công tác lựa chọn cán bộ:
- Đối với cán bộ lựa chọn đưa vào quy hoạch là những đảng viên có đủ phẩm
chất năng lực, có triển vọng phát triển, có tuổi đời đủ điều kiện công tác lâu dài.
- Đối với cán bộ lựa chọn để bố trí ngay vào các vị trí lãnh đạo quản lý ở cơ sở:
Là những đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực; Có đủ tiêu chuẩn quy định.
Quy định về chuẩn hoá các chức danh lãnh đạo quản lý của Bộ chính trị, Ban
bí thư và Bộ Nội vụ Chính phủ ( NQ TW 3 khoá 8; QĐ 04 –BNV, NQ 03-NQ/HU: các

quy định về tuổi đời, trình độ học vấn, trình độ LL, chuyên môn, sức khoẻ ví dụ )
* Phương pháp lựa chọn:
- Thông qua kết quả hoạt động của các phong trào quần chúng để phát hiện.
- Thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên.
- Nắm chắc các điều kiện tiêu chuẩn và triển vọng của cán bộ, đảng viên.
(sức khoẻ, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, uy tín )
=> Từ đó lựa chọn, phát hiện những cán bộ, đảng viên có triển vọng đưa vào
quy hoạch và CB, ĐV có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giao nhiệm vụ.
b- Đánh giá, nhận xét cán bộ:
Đánh giá cán bộ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, đã được quy
định thành quy chế của các cấp uỷ Đảng.
(Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số: 268-QĐ/TW của Bộ chính trị,

Quyết định 489-QĐ/TU của BTV Tỉnh uỷ, Quyết định 433-QĐ/HU của BTV Huyện uỷ,
các quy chế, quy định cụ thể hoá về đánh giá cán bộ của các ngành dọc TW và cấp
Tỉnh).
* Mục đích:
- Đánh giá cán bộ nhằm phát huy những ưu điểm, mặt mạnh; khắc phục những
tồn tại, yếu kém của cán bộ.
- Đánh giá cán bộ nhằm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố
trí sử dụng cán bộ một cách hợp lý.
* Hình thức đánh giá, nhận xét cán bộ:
- Đánh giá, nhận xét cán bộ định kỳ hàng năm.
- Đánh giá, nhận xét cán bộ trước khi hết nhiệm kỳ.
17

- Đánh giá, nhận xét cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử
để bầu vào các chức danh lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở cơ sở.
* Nội dung nhận xét, đánh giá cán bộ:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.
(khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc, từng vị trí).
- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ
( T.tưởng chính trị, chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước; - tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm, tinh
thần tự phê; - Giữ gìn phẩm chất đạo đức, chống quan liêu tham nhũng; - Tinh thần
đoàn kết, quan hệ công tác, thái độ phục vụ )
- Chiều hướng và khả năng phát triển của cán bộ
* Xếp loại:

Cán bộ được đánh giá, nhận xét xếp loại thành 04 mức sau:
- Cán bộ hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ
- Cán bộ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ
- Cán bộ hoàn thành chức trách nhiệm vụ
- Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ
=> Cấp uỷ nào quản lý cán bộ (theo phân cấp) thì có thẩm quyền xếp loại cán bộ.
c- Quản lý giáo dục, rèn luyện cán bộ:
- Quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ là tổng hoà của các khâu trong công tác
cán bộ: Từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, nhận xét, đánh giá, điều
động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ (gọi chung là quản lý cán
bộ).
Bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Giáo dục về chính trị tư tưởng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức CM cho cán bộ.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn cho cán bộ.
- Phân công giao nhiệm vụ hợp lý đối với cán bộ.
- Làm tốt công tác đánh giá, nhận xét cán bộ định kỳ
4- Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ:
a- K/niệm:
"Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng; (bảo vệ quan
điểm của CN Mác-Lênin- Tư tưởng HCM). Bảo vệ cương lĩnh, đường lối chính trị của
Đảng. Bảo vệ nguyên tắc tổ chức, bảo vệ Cán bộ, Đảng viên".
18
b- Vị trí, tầm quan trọng:
- Bảo vệ chính trị nội bộ là một bộ phận của công tác XD Đảng. Nó là một

nhiệm vụ đi liền với quá trình tồn tại và phát triển của Đảng.
- Bảo vệ CTNB là một hoạt động có ý nghĩa sống còn của chế độ, là trách
nhiệm của Đảng cộng sản cầm quyền.
c- Tổ chức:
Cơ quan tham mưu cho các cấp ủy về công tác BVCT NB:
- TW: Có Ban bảo vệ Chính trị nội bộ
- Tỉnh: Có Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (trực thuộc Ban TC)
- Huyện: Do Bí thư HU phụ trách, giúp việc có lãnh đạo + C.viên Ban tổ
chức.
- Cơ sở: Do đ/c Bí thư (Hoặc Phó bí thư) cấp ủy trực tiếp phụ trách.
d- Phương châm:
- Tích cực, chủ động, phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện những vi phạm.

- Xem xét giải quyết các vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ thận trọng, khách
quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể.
đ- Nguyên tắc:
- CT bảo vệ chính trị nội bộ tuân thủ nguyên tắc tổ chức của Đảng.
- CT bảo vệ chính trị nội bộ dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy.
- Thực hiện đúng thẩm quyền về chức năng nhiệm vụ được giao.
h- Thẩm quyền xử lý các nội dung liên quan BVCT Nội bộ:
- BVCT NB là trách nhiệm của tất cả Đảng viên và cấp uỷ Đảng các cấp.
- Khi phát hiện các vấn đề vi phạm liên quan tới BVCT NB (lịch sử Ctrị của
Cbộ ĐV các điểm nóng về chính trị, nội bộ Đảng mất đoàn kết trầm trọng Đảng
viên+ cấp uỷ cơ sở phải kịp thời báo cáo về cấp uỷ Huyện và tương đương.
- Cấp uỷ Đảng từ cấp Huyện trở lên mới đủ thẩm quyền quyết định việc thẩm

tra, xem xét, xử lý giải quyết những nội dung liên quan BVCT NB.
g- Nhiệm vụ:
- Thường xuyên giáo dục CB-ĐV nâng cao tinh thần cảnh giác CM, bảo vệ lập
trường, quan điểm CN Mác-Lênin – tư tưởng HCM, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ
thành quả CM.
- Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy chế quản lý cán bộ ĐV; kỷ
luật phát ngôn, quan hệ với người nước ngoài
(Đặc biệt chú ý tới tiêu chuẩn và phẩm chất chính trị của người vào Đảng và
khi thực hiện quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ).
19
- Kịp thời ngăn ngừa, không để cán bộ Đảng viên thoái hoá, biến chất về tư
tưởng, đạo đức và lối sống. Không để các phần tử cơ hội, nội gián chui vào hàng ngũ

của Đảng, cơ quan Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.
* Hệ thống Phần II cần tập trung:
1- Thực hiện nguyên tắc TTDC trong Tổ chức và sinh hoạt Đảng:
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt Đảng:
(Thực hiện quy chế hoạt động, Thực hiện chế độ TPB và phê bình, Thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc ban hành NQ)
2- Công tác ĐV:
- CT giáo dục ĐV, CT quản lý ĐV, CT phân công công tác ĐV, CT sàng lọc và
phát triển đảng viên.
3- Công tác cán bộ:
- Lựa chọn CB, Đánh giá nhận xét CB, Quản lý, giáo dục, rèn luyện CB.
4- CT BVCT Nội bộ: (một số nội dung, nhiệm vụ cơ bản nhất)

HẾT BÀI
20

×