Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.88 KB, 18 trang )

Bài 2: Tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong nền
kinh tế quốc dân
I.

Kinh doanh và mục tiêu của kinh doanh hàng hóa
1. Khái niệm

- Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tồn bộ q trình đầu tư: từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kiếm lợi.
- Kinh doanh thương mại là việc đầu tư tiền của công sức của cá nhân hay tổ chức kinh tế vào
lĩnh vực mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
- Sản phẩm của doanh nghiệp thương mại là dịch vụ phân phối sản phẩm.
2. Mục tiêu của kinh doanh hàng hóa




-

Mục tiêu là những đích mong muốn đạt tới của doanh nghiệp.
Mục tiêu của doanh nghiệp thương mại: khách hàng, đổi mới, chất lượng, cạnh tranh, lợi
nhuận.
Phân loại mục tiêu :
Vị trí thứ bậc mục tiêu: mục tiêu hàng đầu, mục tiêu thứ cấp. Doanh nghiệp hình thành
tháp mục tiêu.
Thời gian: Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Theo các bộ phận, nhóm trong doanh nghiệp
Theo các loại chiến lược tương ứng: mục tiêu của từng phân đoạn chiến lược (mục tiêu
của các SBU), mục tiêu theo chức năng (sản xuất, tài chính, nhân lực …).
Một số nguyên tắc trong Kinh doanh thương mại:
Phải nhận thức, nắm được nhu cầu khách hàng, tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó.


Làm lợi cho mình đồng thời làm lợi cho khách hàng.
Phải nghĩ đến lôi cuốn khách hàng rồi mới nghĩ đến cạnh tranh.
Phải tìm cho được thị trường đang lên và chiếm lấy thị trường đó.
Phải đầu tư nhiều vào yếu tố nguồn lực nhất là nguồn nhân lực.

II. Hệ thống kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta
1. Theo thành phần kinh tế

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế có nhiều thành phần. Trong kinh doanh thương mại cũng có đủ
các thành phần kinh tế.
- Xét khía cạnh sở hữu tư liệu sản xuất, 3 hình thức: Quốc doanh (Nhà nước), tập thể, tư nhân.
- Xét hình thức tổ chức kinh doanh: có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, ra đời phù hợp
với luật pháp nhà nước nhưng không thuần nhất 1 chế độ sở hữu nhất định.
~> Hệ thống kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân: các doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần và hệ thống tiểu thương


a. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước

- Khái niệm: theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003), DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước
sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, phấn góp vốn chi phối được tổ chức dưới hình thức
cơng ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
VD: một số DNNN như:
Tổng Công ty thương mại cổ phần Hà Nội – Hapro
Tổng cơng ty thương mại Sài Gịn - SATRA
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel- Viettel Store
- Thực trạng:
+ Số lượng DNNN có xu hướng giảm, từ 12.300 (trước năm 1990) còn 5.759 (năm 2000), 4086
(năm 2006), chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp Việt Nam.
+ Tại thời điểm 01/01/2012 có 4.505 DNNN trong đó có 3.807 doanh nghiệp (chiếm 84,5%)

thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh; 26 doanh nghiệp (chiếm 0,58%) đã đăng ký nhưng
chưa hoạt động; 35 doanh nghiệp (chiếm 0,82%) tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 637 doanh
nghiệp (chiếm 14,1%) chờ giải thể.
+ Cơ cấu DNNN: doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 50% (năm 1994) giảm xuống
chiếm 25% (năm 2000); số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng từ 10% (năm 1994), 20%
(năm 2000), 73% (năm 2003), 90% (năm 2005).
~>Đã được điều chỉnh hợp lý hơn, q trình tích tụ , tập trung vốn có bước cải thiện.
+ Đóng góp vào nền kinh tế: gần 40% tổng nộp ngân sách, gần 50% kim ngạch xuất khẩu.
- Hạn chế:
+ Quy mô nhỏ, cơ cấu bất hợp lý, chưa tập trung vào ngành và lĩnh vực then chốt.
+ Trình độ cơng nghệ lạc hậu, quản lý kém, hoạt động không hiệu quả
+ 20% DNNN kinh doanh thua lỗ, 40% chưa hiệu quả (lúc lỗ, lúc lãi, không ổn định). Ăn vào
vốn, nợ q hạn, nợ khó địi tăng lên, lao động thiếu việc làm …
+ Khả năng cạnh tranh ở cả thị trường nội địa và quốc tế là thấp.
- Giải pháp: để khắc phục những hạn chế trên, cần thực hiện:


+ Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu DNNN hiện có: cổ phần hóa; sát nhập,
giải thể, phá sản doanh nghiệp hđ khơng hiệu quả; khốn kd, cho th doanh nghiệp nhỏ khơng
cổ phần hóa được.
+ Thực hiện chế độ công ty TNHH đối với doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn.
+ Đổi mới, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, giải quyết nợ khơng có khả năng thanh toán.
+ Đổi mới, nâng cao hiệu quả hđ của tổng công ty Nhà nước, xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh.
+ Đầu tư phát triển và thành lập mới doanh nghiệp Nhà nước cần thiết.
+ Đổi mới, hiện đại hóa một bước quan trọng cơng nghệ và quản lý của DNNN.
b. Các doanh nghiệp tập thể

- Khái niệm: dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, do người lao động tự nguyện góp vốn
vào để làm ăn tập thể dưới nhiều hình thức mà điển hình là các hợp tác xã.
VD: một số doanh nghiệp tập thể như: Liên Hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh –

SaiGon Co.op, Hợp tác xã Vận tải Nội Bài.
- Nhờ chủ trương đổi mới, doanh nghiệp tập thể tăng liên tục từ 3.237 (năm 2000) lên 6334
(năm 2005). Năm 2007, số lượng hợp tác xã cả nước 17.880, thành lập mới là 871 hợp tác xã.
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống cho 7,5 triệu xã viên và trên
50 vạn lao động làm việc.
~>Củng cố phát triển doanh nghiệp tập thể là 1 chủ trương đúng đắn.
c. Các doanh nghiệp tư nhân

- Khái niệm: là các doanh nghiệp do tư nhân trong nước bỏ vốn thành lập và tổ chức kinh
doanh. Các doanh nghiệp này phải tự bỏ vốn, bảo tồn vốn, tổ chức sản xuất, tự tìm kiếm thị
trường, chịu trách nhiệm lãi lỗ…
- Các doanh nghiệp tư nhân lớn ở nước ta trong cả lưu thông và sản xuất chưa nhiều nhưng tiềm
năng và sức mạnh không phải là nhỏ.
- Tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu thông cao hơn lĩnh vực sản xuất.
- 10 năm 1990-2000, cả nước có 40.000 doanh nghiệp được thành lập thì trong năm 2000 có tới
14.441 doanh nghiệp mới. 2007 có 281.500 doanh nghiệp. Tính tới thời điểm 01/01/2012 có
524.076 doanh nghiệp.
VD: một số cơng ty tư nhân như:


Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Hoàng Trần
Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Tấn Phú
Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Tiến Cường
d. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Khái niệm: là các doanh nghiệp thuộc sở hữu đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài
thành lập ở Việt Nam. Được thành lập theo hình thức cơng ty TNHH, có tư cách pháp nhân.
- Trước 2009 ở Việt Nam khơng có loại hình doanh nghiệp này. Từ 01/01/2009, các nhà đầu tư
nước ngoài được phép thành lập chi nhánh, cơng ty thương mại 100% vốn nước ngồi ở Việt
Nam.
- Tính đến thời điểm 01/01/2012 có tổng cộng 12.312 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

VD: các cơng ty 100% vốn nước ngồi như:
Cơng ty TNHH Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam – Lotte Mark.
Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam (Unilever Vietnam International Company Limited,
gọi tắt là Unilever Việt Nam)

e. Các công ty cổ phần, cơng ty TNHH
- Khái niệm: là hình thức biểu hiện sự kết hợp và giao lưu các thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp này có đặc điểm chế độ sở hữu vốn, tài sản không thuần nhất.
VD: Công ty thương mại cổ phần Nguyễn Kim
Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh
Công ty kỹ nghệ Phúc Anh-Phúc Anh computer
- Năm 2000 số công ty TNHH ở Việt Nam là 10.458 công ty đến năm 2005 là 52.506 công ty
f. Hệ thống tiểu thương
- Khái niệm: là hệ thống cửa hàng, quầy hàng, điểm bán hàng của cá nhân
- Thành phần tham gia đông đảo, đa dạng (cán bộ nhân viên Nhà nước về hưu, mất sức, các tầng
lớp dân cư…), kinh doanh hàng hóa đa dạng.
~> Rất khó quản lý, nhiều người khơng có giấy phép kinh doanh.


- Đáp ứng các yêu cầu nhỏ lẻ, không thường xuyên, nhanh nhạy với thị trường. Điều tiết hàng
hóa các vùng…
2. Theo qui mô doanh nghiệp

Chia thành 2 loại: theo qui mô đăng ký, theo số lao động thường xuyên.
- Doanh nghiệp qui mô lớn: vốn đăng ký >10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình trong năm
>300 người.
- Doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ: vốn đăng ký <10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình trong
năm <300 người.
- 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
~> Ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu tư đổi mới công nghệ kinh doanh và tăng cạnh tranh.

3. Theo chủ thể kinh doanh

Chia thành 2 loại:
- Pháp nhân và chủ thể kinh doanh thương mại của Việt Nam. Đặc trưng là vốn và chủ thể kinh
doanh là người Việt Nam.
- Pháp nhân và chủ thể kinh doanh thương mại trên thị trường Việt Nam là người nước ngồi.
Hình thức: văn phịng đại diện, chi nhánh cơng ty hoặc thành lập cơng ty 100% vốn nước ngồi.
- Hiện nay tư nhân và doanh nghiệp nước ngồi đang có ưu thế so với doanh nghiệp trong nước.
III. Loại hình kinh doanh và đặc trưng các loại hình kinh doanh thương mại
1. Các loại hình kinh doanh thương mại
a) Theo mức độ chuyên doanh có các loại hình kinh doanh:
 Kinh doanh chun mơn hóa: chỉ kinh doanh một hoặc một nhóm hàng hóa có cùng cơng

dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định.


Ưu điểm:
• Nắm được thơng tin về người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa và
dịch vụ ==> có khả năng cạnh tranh ==> độc quyền kinh doanh.
• Trình độ chun mơn hóa ngày càng được nâng cao
• Cán bộ quản lí giỏi, các chun gia và nhân viên kinh doanh giỏi
Nhược điểm:
• Tính rủi ro cao
• Khi mặt hàng kinh doanh bất lợi ==> chuyển hướng kinh doanh chậm, khó bảo đảm cung
ứng đồng bộ hàng hóa cho các nhu cầu
 Kinh doanh tổng hợp: kinh doanh nhiều hàng hóa có cơng dụng, trạng thái, tính chất khác
nhau.


Ưu điểm:

• Hạn chế được một số rủi ro trong kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh
• Vốn kinh doanh ít bị ứ đọng
• Có thị trường rộng
Nhược điểm:
• Khó trở thành độc quyền
• Khó đào tạo, bồi dưỡng được các chuyên gia ngành hàng
 Kinh doanh đa dạng hóa: kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, nhưng bao giờ cũng có
nhóm mặt hàng kinh doanh chủ yếu ==> luôn xác định lĩnh vực kinh doanh chiến lược,
xương sống ==> nhiều doanh nghiệp ứng dụng.

b) Theo chủng loại hàng hóa kinh doanh

- Loại hình kinh doanh hàng cơng nghiệp tiêu dùng: gồm các thứ phục vụ việc ăn, mặc, ở
của con người


Nhiều người mua
• Sự khác biệt giữa người tiêu dùng: thành phố, nghề nghiệp, dân tộc, giới tính,...
• Mỗi lần mua khơng nhiều, lặt vặt và phân tán
• Người tiêu dùng ít hiểu biết về hàng hóa
- Loại hình kinh doanh hàng nông sản: gồm sản phẩm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn
nuôi, thủy sản và ngành công nghiệp gia cơng chế biến( lương thực, bơng , dầu ăn,...)



Tính thời vụ: có tính thời vụ ==> biết quy luật sản uất ==> làm tốt công tác chuẩn bị
trước mùa thu hoạch, đến kì gặt hái tập trung lao động nhanh chóng triển khai cơng tác
mua và tiêu thụ sản phẩm
• Tính phân tán: hàng nơng sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông
dân, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu cơng nghiệp tập trung ==> việc bố trí

địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp
• Tính khu vực: từ địa hình, nơi thì thích ứng với việc trồng lúa, nơi thì trồng bơng,...==>
hình thành những khu vực sản xuất khác nhau và cây trồng vật ni khác nhau
• Tính tươi sống: lưu y' phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làm cho phương
thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm hàng hóa từng loai. Việc thu mua, vận chuyển bày
bán đều phải khẩn trường, kịp thời, tránh hao tổn
• Tính khơng ổn định: Sản xuất nơng nghiệp khơng ổn định, sản lượng lên xuống thất
thường, vùng này được mùa vùng kia mất mùa
- Loại hình kinh doanh hàng cơng nghiệp là tư liệu sản xuất:


Thị trường tiêu thụ dựa vào sản xuất và phục vụ sản xuất
• Người mua chủ yếu là các đơn vị công nghiệp, xây dựng, giao thơng vận tải, thăm dị địa
chât...
• Người mua mỗi lần mua khá nhiều
• Người mua biết nhiều về tính năng và giá trị sử dụng của các mặt hàng khác nhau, có nhu
cầu khá cao đối với quy cách và nơi sản xuất hàng hóa
• Kinh doanh cần đồng bộ, ngồi việc cung cấp thiết bị chính cịn cần đầy đủ phụ tùng linh
kiện
• Nhiều mặt hàng cịn phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngồi
- Loại hình kinh doanh tư liệu sản xuất nơng nghiệp:
• Tình hình sản xuất và nhu cầu phức tạp, máy móc thiết bị kĩ thuật cỡ lớn do nhà máy
công nghiệp lớn sản xuất, có loại nhỏ do doanh nghiệp xừa và bé thậm chí ngành thủ
cơng nghiệp sản xuất. Có loại dùng cho cả nước, có loại dùng cho từng địa phương. Có
nguồn cung cấp từ sản xuất trong nươc, có nguồn cung cấp từ nước ngồi.
• Tính thời vụ, tính thời gian rõ rệt
- Ngoài ra: Kinh doanh nội địa, kinh doanh bộ ngành và kinh doanh quốc tế hoặc theo đối tượng
kinh doanh có kinh doanh hàng hóa và kinh doanh dịch vụ,...



2. Đặc trưng của các loại hình doanh nghiệp thương mại
Loại hình doanh nghiệp thể hiện trên các mối liên hệ sau đây: doanh nghiệp thuộc về ai
(chủ sở hữu), hình thức quản lí, hình thức huy động vốn, trách nhiệm pháp lí đang chi
phối các hoạt đợng của nó.
• Trách nhiệm pháp lí là đặc trưng cơ bản của loại hình doanh nghiệp, thể hiện trên những
nội dung cơ bản sau:
- Số vốn tối thiểu để lập doanh nghiệp;
- Số thành viên( hay cổ đông) sáng lập doanh nghiệp;
- Chế độ quản lí và kiểm tra đối với doanh nghiệp;
- Chế độ chuyển nhượng và giải thể của doanh nghiệp;
Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp
có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự



khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; khả
năng huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh
nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp. Do đó, khi cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp
thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng khơng nhỏ
tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Dưới đây là những đặc điểm cơ bản cũng như một số ưu, nhược điểm của các loại hình
doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.
 Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân; Mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào (Điều 141)
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có tồn quyền quyết
định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có tồn quyền quyết định việc sử

dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
(Điều 143)
• Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên
doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến
hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh
nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu
sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
• Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó thì loại hình doanh nghiệp này cũng có một số
nhược điểm như: do khơng có tư cách pháp nhân và tính chịu trách nhiệm vô hạn về tài
sản nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không
giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.


Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Hồng Trần
Hồng Trần là doanh nghiệp hoạt động từ năm 2005, một trong những nhà phân phối,
đại lý nước uống đầu tiên áp dụng ISO 9001: 2008 vào hoạt động kinh doanh. Có thể
gọi Hồng Trần là một thị trường nước uống thu nhỏ có chất lượng.
Hồng Trần cung cấp nước uống. Trên 10 thương hiệu nổi tiếng có mặt tại thị trường
Việt Nam: se Sentir, Aquafina, Lavie, Joy, Vĩnh hảo…và một số thương hiệu được
nhập khẩu từ nước ngoài: Evian, Perrier…
Hoàng Trần cung cấp máy làm nước nóng lạnh. Các thương hiệu từ Hàn Quốc, Đài
Loan, Việt Nam: Sukara, CNC, Aquapower…và dịch vụ bảo hành – bảo trì đáp ứng
nhu cầu cao nhất cho khách hàng sử dụng nước uống.
Hoàng Trần là nhà phân phối - đại lý nước uống hàng đầu tại thị trường Tp.HCM

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của
công ty (thành viên hợp danh), có thể có thành viên góp vốn; thành viên hợp danh phải là cá



nhân, có trình độ chun mơn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của cơng ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty. Cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh và khơng được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào
để huy động vốn (Điều 130).
- Thành viên hợp danh có quyền quản lý cơng ty; tiến hành các hoạt động kinh
doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của
công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy
định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh
doanh nhân danh cơng ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi
quyết định các vấn đề quản lý cơng ty.
• Ưu điểm của cơng ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế
độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ
dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý
công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín,
tuyệt đối tin tưởng nhau.
• Hạn chế của cơng ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ
rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao, mọi thành viên cơng ty đều có quyền quản
lý công ty như nhau. Trên thực tế loại hình doanh nghiệp này ít phổ biến hơn các loại
hình doanh nghiệp khác.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành
viên có thể là tổ chức, cá nhân (ít nhất là hai (02 thành viên) nhưng số lượng thành viên không
vượt quá năm mươi (50) trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp (Điều 38)

Thành viên sáng lập được ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty và được ký các loại
hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của công ty trước khi đăng ký kinh doanh,
nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (Điều 39).
Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp được thành lập thì khơng có quy định nào phân biệt về
quyền hạn, nghĩa vụ giữa thành viên sáng lập và thành viên góp vốn. Đây là điểm khác biệt giữa
quy định về thành viên trong công ty TNHH và quy định về cổ đông trong công ty cổ phần.
- Cơng ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được phát hành cổ phần.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Giám đốc và Ban kiểm sốt (phải thành lập nếu có từ mười một
(11) thành viên trở lên hoặc tuỳ chọn nếu có ít hơn 11 thành viên) .
- Cơng ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
• Ưu điểm của loại hình này là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nên các thành viên công
ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của cơng ty trong phạm vi số vốn góp vào cơng
ty, do đó người góp vốn hạn chế được rủi ro hơn. Mặt khác, số lượng thành viên công ty
không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý,
điều hành công ty không quá phức tạp. Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt
chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm
nhập của người lạ vào công ty.





Tuy nhiên, hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những hạn chế nhất định như:
chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của cơng ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào
bị ảnh hưởng; công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn
là doanh nghiệp tư nhân hay cơng ty hợp danh. Ngồi ra, việc huy động vốn của công ty
trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do khơng có quyền phát hành cổ phiếu.




Ví dụ: Cơng ty TNHH TM & DV Sao Thiên

Năm 2003, từ nhu cầu phát triển của thị trường về những giải pháp an tồn và bảo mật, nhóm kỹ
sư trẻ đã mạnh dạn liên kết với các công ty chuyên thực hiện các giải pháp và xây dựng các mơ
hình, phương án nhằm giúp các doanh nghiệp, các khách hàng trong việc an toàn về cháy nổ, bảo
vệ tài sản, bảo vệ con người. Nhóm đã thực hiện thành cơng các cơng trình lớn, và được sự cổ vũ
của lãnh đạo chuyên nghành với những cố vấn về PCCC. Tháng 12 năm 2003 chính thức thành
lập Cơng ty TNHH DV TM Hưng Tân Thuận, do chiến lược kinh doanh cũng như triển khai
chuyên môn nghiệp vụ tháng 5 năm 2007 công ty TNHH TM DV SAO THIÊN chính thức được
thành lập.
Cty Sao Thiên chun thiết kế, thi cơng, bảo trì và cung cấp các thiết bị chuyên ngành: Hệ thống
báo cháy và chữa cháy tự động – máy bơm chữa cháy chuyên dùng; Hệ thống camera quan sát;
Hệ thống báo trộm; Hệ thống máy chấm cơng, kiểm sốt ra vào; Hệ thống chống sét trực tiếp và
lan truyền; Hệ thống tổng đài điện điện thoại và Hệ thống mạng máy tính”. Các hệ thống này hỗ
trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, quản lý và hỗ trợ
nhân công…Với hệ thống an ninh như báo trộm - camera quan sát giúp các Công ty giảm được
nhiều chi phí và có thể kiểm sốt mọi lúc và ở mọi nơi thơng qua Internet.
Cịn hệ thống kiểm soát ra vào là một hệ thống chứng thực cho mỗi người có quyền được ra, vào
những phịng ban, những ngày, giờ theo yêu cầu, những nơi cần sự bảo mật cao và được cài đặt
cho phép hay không cho phép trong khỏang thời gian ấn định. Có nhiều loại chứng thực như:
Giọng nói, khn mặt, thẻ từ, thẻ cảm ứng, vân tay và mắt. Ngoài ra, các hệ thống của cơng ty
Sao Thiên như phịng cháy chữa cháy, chống sét, tổng đài IP…cũng rất tiện dụng và hữu ích.
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2005, Công ty TNHH một thành viên là một hình thức
đặc biệt của cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty TNHH một thành viên là công ty do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Công ty
TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ và chỉ có thể tăng vốn điều lệ bằng việc chủ

sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác (khi đó sẽ chuyển
thành công ty TNHH hai thành viên trở lên) (Điều 76)
Trong cơng ty TNHH một thành viên có quy định phân biệt quyền và nghĩa vụ của chủ sở
hữu là cá nhân và chủ sở hữu là tổ chức (Điều 64)
Chủ sở hữu cơng ty có quyền chuyển nhượng tồn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của cơng ty cho
tổ chức, cá nhân khác.



Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền
phát hành cổ phiếu và không được giảm vốn điều lệ.
Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các hạn chế đối với chủ sở hữu là: không
được trực tiếp rút một phần hoặc tồn bộ số vốn đã góp vào cơng ty. Chủ sở hữu công ty chỉ
được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá
nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty khơng thanh
tốn đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch cơng ty
và Giám đốc.
Nhìn chung, cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đầy đủ các đặc thù của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là tổ chức hoặc cá
nhân.
Vì đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp năm 2005 được mở rộng nên các công ty TNHH
theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 không chỉ là các công ty TNHH do các tổ chức, cá
nhân trong nước làm chủ sở hữu mà cịn bao gồm các các cơng ty TNHH do các tổ chức và cá
nhân nước ngoài làm chủ sở hữu. Các công ty này trước ngày 01/7/2006 được thành lập dưới các
hình thức cơng ty liên doanh, cơng ty 100% vốn đầu tư nước ngồi theo Luật Đầu tư nước ngoài

tại Việt Nam năm 1996
Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu cơng ty có tồn quyền
quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơng ty.


Ví dụ: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel
 Hoạt động kinh doanh:
- Xuất nhập khẩu các thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, các vật tư, cơng trình, thiết bị cơng
cụ sản xuất bưu chính - viễn thơng, điện, điện tử, tin học, phát thanh, truyền hình,
cơng nghệ thơng tin, đo lường, điều khiển, y tế.
- Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị, cơng trình, thiết bị cơng cụ sản xuất bưu chính
- viễn thơng, điện, điện tử, tin học, phát thanh, truyền hình, cơng nghệ thơng tin,
đo lường, điều khiển.
- Kinh doanh các dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật các thiết
bị, vật tư, công trình thiết bị cơng cụ sản xuất bưu chính - viễn thơng, điện, điện
tử, tin học, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin, đo lường, điều khiển.
- Lắp ráp, sản xuất, sửa chữa, bảo trì, bảo hành thiết bị, vật tư, cơng trình, thiết bị
cơng cụ sản xuất bưu chính - viễn thơng, điện, điện tử, tin học, phát thanh, truyền
hình, cơng nghệ thơng tin, đo lường, điều khiển.
 Chặng đường phát triển
- 01/06/1989: Công ty Điện tử viễn thơng được thành lập và phịng Xuất nhập khẩu
hình thành.
- 1999: Phòng Xuất nhập khẩu được tổ chức lại thành Trung tâm Xuất nhập khẩu
và thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc.
- 17/05/2005: Trung tâm Xuất nhập khẩu được chuyển đổi thành Công ty TM &
XNK Viettel trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội.


-


04/2006: Cơng ty chính thức thực hiện hạch tốn độc lập, có tên và địa chỉ giao
dịch như sau: Cơng ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất nhập
Khẩu Viettel.
- 03/05/2006: Khai trương Siêu thị điện thoại Viettel tại Toà nhà Trung tâm thương
mại VKO - Ngọc Khánh, chính thức kinh doanh phân phối các loại điện thoại di
động của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Nokia, SamSung, Motorola,…
- 31/10/2006: Khai trương hệ thống kinh doanh điện thoại di động trên toàn quốc –
Hệ thống bán lẻ điện thoại di động Viettel.
- 10/07/2009: Khai trương website bán hàng trực tuyến Vio.com.vn, vio.vn
- 15/12/2011: Chuyển website lên tên miền Viettelstore.vn, tên miền Vio.com.vn và
Vio.vn vẫn được duy trì nhưng khách hàng sẽ được tự động chuyển hướng sang
website mới khi truy cập
 Triết lý kinh doanh
- Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá
thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động
nhân đạo.
- Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng
nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.
 Cơng ty cổ phần
Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng
cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật; Cổ
đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối
đa (Điều 77, Luật Doanh nghiệp 2005)
- Cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh. Cơng ty cổ phần có quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng
theo quy định của pháp luật về chứng khoán, điều này khác với công ty trách
nhiệm hữu hạn.

- Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị và Giám đốc
(Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đơng là cá nhân
hoặc cơng ty cổ phần có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của
công ty phải có Ban kiểm sốt (Điều 95, Luật DN 2005)
- Cơng ty Cổ phần có các loại cổ phần sau: loại cổ phần phải có khi thành lập, là cổ
phần phổ thơng và loại cổ phần ưu đãi khác có thể có hoặc khơng có bao gồm cổ
phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần
ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định (Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005). Mỗi
cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu có các quyền, nghĩa vụ và lợi
ích ngang nhau. Luật doanh nghiệp 2005 quy định cổ phần phổ thông không thể
chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi, tuy nhiên cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi
thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đơng.
• Cơng ty cổ phần có rất nhiều lợi thế như:
 Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ
chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của cơng ty trong phạm vi
vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.


Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực,
ngành nghề.
 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng
góp vốn vào cơng ty.

Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần cao thông qua việc phát hành cổ
phiếu ra công chúng là không giới hạn, đây là lợi thế riêng của công ty cổ phần.
 Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do
vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán
bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của cơng ty cổ phần.
Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình cơng ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất
định như:

 Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình cơng ty
khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ
tài chính, kế tốn.
 Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đơng
có thể rất lớn (không hạn chế được số lượng thành viên tham gia vào cơng ty) có
nhiều người khơng hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các
nhóm cổ đơng đối kháng nhau về lợi ích.
 Chủ sở hữu (thường và đa số) không trực tiếp tham gia vào hoạt động hàng ngày
của công ty đồng thời, loại hình cơng ty cổ phần cũng có nguy cơ dễ bị người
khác, cơng ty khác thơn tính.
Ví dụ: Công ty Cổ phẩn TopCare Việt Nam ( tên viết tắt: TopCare., JSC ) được thành
lập từ năm 2009 theo quyết định số 0103041085 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà nội cấp. Lĩnh vực hoạt động của Công ty là kinh doanh các sản phẩm công nghệ
thơng tin như : Máy tính xách tay (Laptop); Máy chủ (Server); Máy đồng bộ; Thiết bị văn
phòng; Linh kiện máy tính, Phần mềm và Giải pháp tin học, …






Ngay từ những ngày đầu thành lập, ban Giám đốc Công ty đã xác định đặt tên cho công
ty là “TOPCARE” để thể hiện tiêu chí của cơng ty: “ Sự hài lòng của khách hàng là mục
tiêu của mọi hoạt động trong Công ty ”. Khẩu hiệu “ KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG
ĐẾ ” được lãnh đạo Công ty yêu cầu cán bộ công nhân viên thực hiện một cách triệt để
và nghiêm túc nhất. Ở TOPCARE, chữ “ Tín ” luôn được đặt lên hàng đầu, lấy dịch vụ
làm định hướng phát triển cũng như lợi nhuận của công ty.
Công ty đề ra mục tiêu phấn đấu ngày càng hoàn thiện hơn nhằm cung cấp đến khách
hàng của mình những sản phẩm tốt nhất, dịch vụ chuyên nghiệp nhất, giá cả cạnh tranh
nhất, để đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng.

Hiện tại công ty đang là đại lý của những nhà cung cấp
INTEL – DELL - IBM – LENOVO - SAMSUNG – APPLE – RICOH – FUJ XEROX –
SHARP - TOSHIBA - HP – ACER - ASUS - BENQ - KINGSTON
- CANON- EPSON - NEC ….



Doanh nghiệp Nhà nước


Theo sắc lệnh số 104/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ban hành ngày 1/1/1948, doanh
nghiệp Nhà nước được gọi là doanh nghiệp quốc gia. Điều 2 sắc lệnh này ghi nhận: “Doanh
nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều
khiển”. Sau đó những đơn vị kinh tế của Nhà nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh, lâm trường
quốc doanh (trong nông nghiệp), cửa hàng quốc doanh( trong thương nghiệp)....
Thuật ngữ doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng chính thức trong Nghị định 338/HĐBT
ngày 20/11/1991 ban hành về qui chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Điều 1 nghị
định này đã định nghĩa: Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh doanh do thành lập, đầu tư vốn
và quản lí với tư cách chủ sở hữu. DNNN là pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình
đẳng trước pháp luật.
Hiện nay, DNNN được định nghĩa trong điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước như sau:
“Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản
lí, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội
do Nhà nước giao”. Doanh nghiệp Nhà nước có quyền:
- Quản lí, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao theo qui định
của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh hoặc hoạt động công ích do Nhà
nước giao.
- Tổ chức quản lí, tổ chức kinh doanh: tổ chức bộ máy quản lí, tổ chức kinh doanh phù hợp với
mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao; Đổi mới công nghệ, trang thiết bị; Đặt chi nhánh văn
phòng đại diện của doanh nghiệp ở tổng công ty Nhà nước, ở nước ngoài theo qui định của

Chính phủ; Tự nguyện tham gia tổng công ty Nhà nước, trừ những tổng công ty Nhà nước đặc
biệt quan trọng do Chính phủ chỉ định các đơn vị thành viên; Kinh doanh những ngành nghề phù
hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao; Tự lựa chọn thị trường, được xuất, nhập khẩu theo
qui định của Nhà nước; Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá của Nhà
nước.....
- Quản lí tài chính: được sử dụng vốn và các quĩ doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo toàn và có
hoàn trả; Tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không thay đổi hình thức sở hữu,
được phát hành trái phiếu theo qui định của pháp luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất
thuộc tài sản doanh nghiệp để vay vốn kinh doanh theo qui định của pháp luật......
• Nhiệm vụ của DNNN:
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao.
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí và mục đích thành lập DNNN.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải phù hợp với nhiệm vụ
Nhà nước giao và nhu cầu thị trường.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của luật pháp.
- Thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và
an ninh quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo định kì theo qui
định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu.
- DNNN cần thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo
qui định của pháp ḷt.
• VD: Tổng Cơng ty Thương mại Hà Nội
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết
định số 125/2004/QD-UBND ngày 11 tháng 08 năm 2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Tổng


Cơng ty hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Công ty con với 33 công ty thành viên, có thị
trường tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội hoạt động trong các lĩnh vực:
• Xuất khẩu nơng sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng may mặc, hàng thủ cơng mỹ

nghệ và hàng hố tiêu dùng;
• Nhập khẩu máy, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng;
• Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích và
chun doanh;
• Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận, trung tâm miễn thuế
nội thành;
• Sản xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ cơng mỹ nghệ, may mặc, v.v;
• Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ.
Qua quá trình hoạt động và phát triển, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trở thành đơn vị mạnh
trong ngành thương mại, dịch vụ của Việt Nam. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã được trao
tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như: Giải thưởng “Đơn vị xuất khẩu uy tín” do Bộ Thương
mại trao tặng nhiều năm liền; “Doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nội vàng”; “Thương hiệu mạnh Việt
Nam”; Giải thưởng “Top Trade Service ” các năm do Bộ Công Thương trao tặng; và nhiều giải
thưởng khác.



×