Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.83 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc, giai đoạn 2000-2012: Thực trạng và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
Học phần Chính sách kinh tế đối ngoại I
Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 52A
Giáo viên hướng dẫn :TS.Đỗ Thị Hương
Nhóm thực hiện : Nhóm 13

Hà Nội, tháng 3/2013
Danh sách thành viên nhóm 13:
DANH SÁCH NHÓM
1.Nguyễn Thành Công CQ520425
2.Nguyễn Thị Dung CQ520551
3.Nguyễn Hà Giang CQ 527089
4. Nguyễn Thị Thủy CQ523552
5.Nguyễn Thị Thu Trang CQ523816 (Nhóm Trưởng)
6.Phạm Thị Hải Yến CQ524403
MỤC LỤC
Trang
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ST
T
Chữ viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 BOT Build operate transfer
Xây dựng-kinh doanh-
chuyển giao
2 BT Build transfer xây dựng-chuyển giao


3 BTO Build transfer operate
xây dựng-chuyển giao-
kinh doanh
4 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
6 FIPA Foreign Investment Promotion
Act
Đạo luật Xúc tiến đầu tư
trực tiếp nước ngoài
6 GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
7 NIC Newly Industrialized Country Nước công nghiệp mới
8 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng:
Biểu:
Biểu đồ 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc giai đoạn
2000-2012
Biểu đồ 3.2. Đầu tư FDI vào Hàn Quốc theo hình thức đầu tư giai đoạn 2000-
2009…………………………………………………………………………14
Biểu đồ 3.3: Dòng chảy của FDI vào Hàn Quốc theo ngành 1990-2006
Biểu đồ 5.1: Quy mô tổng vốn đầu tư FDI vào VN theo các lĩnh vực 2007-2012
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) là một phần không thể tách rời của nền kinh tế Hàn Quốc. FDI được coi
là nguồn vốn quan trọng cho việc bổ sung nguồn vốn quốc gia.
Hàn Quốc là một đất nước nghèo tài nguyên, trước thập niên 60 của thế
kỉ 20 vẫn là một đất nước chậm phát triển. Nhưng bắt đầu từ sau những năm
1960, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập

niên 80 đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới (NIC) với một nền kinh
tế hỗn hợp: kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Nhờ những thay đổi linh hoạt, khoa học và hợp lý, kịp thời trong chính
sách. Từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đến nay, Hàn Quốc đã
“thay da đổi thịt trở thành một nền kinh tế công nghiệp mới, theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2009, mặc dù GDP của Hàn Quốc đạt
832,5 tỷ USD, giảm so với mức 929 tỷ USD năm 2008, nhưng nước này này
vẫn đứng thứ 15 trên thế giới về quy mô kinh tế.Để có sự tăng trưởng kinh tế
mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy là do sự đóng góp không nhỏ của chính
sách kinh tế đối ngoại, trong đó là sự thay đổi trong chính sách đầu tư quốc tế
của Hàn Quốc.
Có thế mạnh như là một điểm đến có vốn đầu tư nước ngoài, Hàn
Quốc chiếm một vị trí chiến lược trong khu vực Đông Á. Hàn Quốc là quê
hương của một số ngành công nghiệp thành công nhất trên thế giới. Rõ ràng,
đầu tư vào Hàn Quốc với sự phát triển công nghiệp nhanh chóng, tiên tiến là
một sự lựa chọn khôn ngoan cho tương lai. Vì vậy, chính sách thu hút FDI
của Hàn Quốc có những thành công và hạn chế, từ đó Việt Nam sẽ rút ra được
nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Mục tiêu nghiên cứu
5
Trên cơ sở phân tích và đánh giá chất lượng dòng vốn FDI tại Hàn
Quốc trong thời gian qua, đề tài nghiên cứu về chính sách thu hút FDI của
Hàn Quốc giai đoạn 2000-2012,thực trạng, giải phấp thu hút FDI của Hàn
Quốc trong giai đoạn đó cùng với giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng
vốn FDI vào Việt Nam và kinh nghiệm rút ra từ Hàn Quốc cho đến năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc
· Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về mặt không gian: chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc.
+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc

trong giai đoạn 2000-2012 và đề xuất quan điểm,giải pháp cho đến năm
2020.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu bao gồm: phân tích thống kê, tổng hợp
và khái quát hóa; phương pháp so sánh và đối chiếu lịch sử, phương pháp quy
nạp. Thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Thống kê,
tổng hợp, phân tích những thông tin thu được. Qua đó rút ra nội dung và kết
luận cho vấn đề.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HÀN QUỐC
6
1.1 Vài nét khái quát chung
Hàn Quốc hay còn gọi là Đại Hàn Dân Quốc - là quốc gia theo thể chế
cộng hòa nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Với diện tích:
99.000km
2
,

dân số: 48 triệu người. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul hay còn gọi
là “Hán Thánh”.
1.2 Điều kiện để phát triển kinh tế
Hàn Quốc nằm ở Phía Nam của bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông
Bắc Á với diện tích 99.000 km
2
.
Phía Bắc giáp được ngăn cách với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều
Tiên bởi đường phân giới quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38
o
B.
Phía Nam cách Nhật Bản bởi eo biển Triều Tiên.
Phía Đông giáp với biển Nhật Bản.

Phía Tây giáp biển Hoàng Hải và tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc.
Với vị trí này đã giúp cho Hàn Quốc có thể dễ dàng mở cửa giao lưu kinh
tế văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, đường bờ
biển dài, tạo điều kiện thuận lợi cho Hàn Quốc có thể phát triển các ngành
kinh tế biển đặc biệt là có thể xây dựng các hải cảng.
Về mặt điều kiện tự nhiên, có nhiều hạn chế. Đất đai không mấy thuận
lợi để phát triển nông nghiệp, chủ yếu là đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự
nhiên của vùng. Chỉ có một dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, một ít đất bãi
bồi là có thể trồng trọt được nên hàng năm Hàn Quốc vẫn phải nhập khẩu
lương thực từ các nước. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, chỉ có ít
than mỡ và quặng sắt nên muốn phát triển công nghiệp hầu hết đều phải nhập
nguyên liệu từ bên ngoài.
Về điều kiện kinh tế xã hội: Hàn Quốc là quốc gia đông dân nhất trong tất
cả các nước NICs. Người dân Hàn Quốc cần cù, yêu lao động, tiết kiệm và tự
tôn dân tộc cao. Đặc biệt chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của một nền văn hóa
7
Khổng giáo. Một trong những nét đặc trưng của nền văn hóa này là người ta
đề cao lối sống “nhân bản”, mình vì người khác và có truyền thống hiếu học.
Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng công tác giáo dục và đào tạo.
Như vậy có thể thấy rằng Hàn Quốc không có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế. Với diện tích nhỏ bé nằm ở phía Đông Bắc Châu Á, giáp
biển Thái Bình Dương, có lẽ lợi thế duy nhất mà Hàn Quốc có được chính là ở
vào vị trí thuận lợi cho giao thông quốc tế, tạo điều kiện dễ dàng cho Hàn Quốc
có thể mở rộng mối quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực cũng như trên
thế giới.
1.3 Tình hình kinh tế Hàn Quốc
Năm 1997, khủng hoảng tài chính Châu Á tác động nghiêm trọng đến
nền kinh tế Hàn Quốc làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm đáng kể.
Năm 1998, một năm sau cuộc khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế Hàn
Quốc giảm xuống còn -5,8%. Tuy nhiên bất chấp ảnh hưởng nặng nề của

cuộc khủng hoảng, Hàn Quốc đã khôi phục lại nền kinh tế của mình một cách
nhanh chóng và vững chắc. Đến năm 2012 GDP/người/năm đạt khoảng
22.000 USD.
Ngày 23/6/2012 dân số Hàn Quốc đã vượt quá 50 triệu người, thu
nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt khoảng 23680 USD (theo tiêu chuẩn
tài liệu của IMF). Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi
năm. Với mức thu nhập bình quân đầu người cao như vậy nên người dân Hàn
Quốc cũng đã chi một khoản khá lớn cho tiêu dùng. Hàn Quốc có một nền
kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng.
Tỉ lệ lạm phát của Hàn Quốc ở mức thấp, tỷ lệ lạm phát trung bình của
Hàn Quốc năm 2012 là 2,19%. Trong khi đó dù là 1 nền kinh tế phát triển
nhưng tốc độ tăng trưởng lại thuộc loại cao chứng tỏ sự bền vững của nền
8
kinh tế. Cơ cấu nền kinh tế có sự thay đổi căn bản và mang đặc điểm của các
nước phát triển.
Hàn Quốc còn nổi bật trên thế giới với nhiều lĩnh vực công nghiệp có
hàm lượng công nghệ cao. Đây được đánh giá là nền kinh tế nổi trội trong
nhiều lĩnh vực công nghiệp với sản lượng lớn và thứ hạng cao trong bảng
xếp hạng của thế giới. Hàn Quốc còn là nước sản xuất sợi tổng hợp đứng hàng
thứ 4 thế giới và đứng thứ 10 thế giới về sản xuất chất dẻo. Ngành sản xuất, lắp
ráp ô tô phát triển khá mạnh và đang cố gắng để trở thành một trong những nước
đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô. Ba hãng sản xuất ô tô lớn nhất hiện nay là
Daewoo, Huyndai, Kia đang cung cấp công nghệ lắp ráp xe ô tô cho các nước
Đông Nam Á bằng cách chuyển các bộ phận của xe đến các công ty tại Đông
Nam Á để lắp ráp và tiêu thụ tại chỗ. Nhờ vậy, Hàn Quốc đã mở rộng thêm được
thị trường tiêu thụ tại chỗ. Khi xuất khẩu xe ô tô dưới dạng bộ phận rời rạc, Hàn
Quốc có thể tránh được hàng rào thương mại đối với việc nhập khẩu hoàn chỉnh
xe ô tô ở Đông Nam Á, đồng thời thu được bản quyền phát minh với các sản
phẩm của họ. Hơn nữa, việc các hãng sản xuất ô tô của Hàn Quốc chuyển sang

sản xuất ở Đông Nam Á giúp cho Hàn Quốc có thể tránh được những khó khăn
về chi phí lao động đang tăng cao.
Hàn Quốc cũng là một cường quốc trong nghiên cứu khoa học, kể cả lĩnh
vực đỉnh cao như công nghệ gen, nhân bản vô tính. Hiện nay, Hàn Quốc đầu
tư gần 30% GDP cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Tóm lại, mặc dù trong quá trình phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã gặp
không ít những khó khăn nhưng nhờ những nỗ lực và cố gắng của Chính phủ
trong việc đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế cùng với chiến lược công
nghiệp hóa hướng ngoại đã mang lại cho Hàn Quốc những thành công nhất
định, nền kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế thay
đổi rõ rệt. Hàn Quốc ngày càng có chỗ đứng trên trường quốc tế, trở thành
9
một nước giàu mạnh về kinh tế trong vùng Đông Bắc Á.
10
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA
HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2000-2012
2.1. Thực trạng chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc
Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành tại Hàn Quốc vào năm 1998
với mục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997 quét qua đất nước. Chính phủ Hàn Quốc cũng mở cửa thị trường và khuyến
khích tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo đạo luật, các nhà đầu tư nước ngoài cũng
nhận được ưu đãi bao gồm giảm thuế, trợ cấp tiền mặt và giá đất phải chăng. Và để làm
cho Hàn Quốc một đất nước thân thiện với doanh nghiệp, chính phủ đã thành lập một kế
hoạch hành động toàn diện để cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, kế hoạch này được
xem xét ba năm một lần. Bộ Kinh tế Tri thức đang dẫn đầu trong việc thực hiện kế hoạch
hợp tác với 11 bộ và 8 cơ quan chính phủ khác.
Trong năm 2007, chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập một mục tiêu mới là đầu tư tăng
giá trị gia tăng cao và thiết lập một kế hoạch hành động để hỗ trợ khuyến khích các quốc
gia để thu hút các công ty nước ngoài và mở rộng cơ sở hạ tầng liên quan đến FDI. Những
sáng kiến này là nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và phạm vi của hệ thống ưu đãi hiện

hành có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách nhấn mạnh ưu tiên các ngành công nghiệp cao
và tạo ra các cơ chế hợp tác giữa các cơ quan chính phủ có liên quan. Để kết thúc này,
chính phủ đã đẩy mạnh ưu đãi đầu tư cũng như nâng cấp hệ thống một cửa dịch vụ hiện tại
và hệ thống hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài.
Từ 2008-2010, Hàn Quốc thực hiện rất nhiều những chính sách. Thuế doanh nghiệp
đã giảm, một hệ thống mới đã được giới thiệu để bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ; thủ
tục hành chính đã được sắp xếp hợp lý, làm cho nó dễ dàng hơn để thiết lập một khu liên
hợp công nghiệp, số tiền tối đa của nguồn vốn nước ngoài có thể được vay mượn mà
không cần phải báo cáo các giao dịch đã được tăng lên; và các tiêu chuẩn báo cáo tài chính
quốc tế đã được được thông qua. Tại các thời gian cùng một, các môi trường sống cho
người dân kinh doanh nước ngoài đã được cải thiện đáng kể có những cơ sở giáo dục và
chăm sóc sức khỏe hơn được trang bị để đáp ứng nhu cầu của họ, một hệ thống xử lý thuận
tiện hơn tại hải quan đối với mọi người kinh doanh nước ngoài sinh sống trong nước hoặc
quý khách đến thăm Hàn Quốc như cũng như hơn Tiếng Anh- dịch vụ thân thiện. Nhiều
công ty đầu tư nước ngoài đang tiến hành kinh doanh thành công trong sự hài hòa với các
nền kinh tế Hàn Quốc.
Năm 2010, Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi để cải thiện hệ
thống đầu tư nước ngoài hiện hữu và thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch
vụ (Luật số 10.232, vào ngày 5 tháng 4 năm 2010 ban hành, có hiệu lực vào ngày 06 tháng
10). Luật đầu tư sửa đổi cho phép cơ quan có thẩm quyền địa phương cung cấp hỗ tợ tài
chính cho doanh nghiệp nước ngoài nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Bộ luật
cũng cho phép bổ nhiệm thanh tra nước ngoài theo lệnh của Tổng thống có quyền yêu cầu
các cơ quan hành chính của chính phủ gửi dữ liệu để giải quyết các vấn đề khó khăn gặp
phải trong lĩnh vực quản lý đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm
tới R&D công nghệ cao, và những nhà đầu tư muốn chuyển các trụ sở khu vực tới Hàn
Quốc sẽ được tiếp cận nguồn hỗ trợ tiền mặt lớn hơn.
Chế độ bảo vệ với nhà đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài có thể phải
đối mặt với nhiều khó khăn, do tình hình chính trị và kinh tế của một quốc gia, trong đó họ
hoạt động, bên cạnh rủi ro kinh doanh bình thường. Với các yếu tố nguy cơ, Hàn Quốc đã

thực hiện chế độ bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các quy định về đầu tư nước
11
ngoài và Giới thiệu Công nghệ quy định về hạn chế và các doanh nghiệp hạn chế.
Ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn: Hàn Quốc miễn giảm
thuế 7 năm với doanh nghiệp FDI có vốn trên 50 triệu USD. Hàn quốc cho phép nhà đầu tư
nước ngoài tham gia các hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,
sát nhập và mua lại các công ty trong nước, giao dịch ngoại hối
Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và
giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hàn Quốc đã thấy được
tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ
sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ nhằm tạo môi trường hấp
dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.
Coi trọng đầu tư cho giáo dục: Hàn Quốc thực hiện hoạt động dự báo nhu cầu sử
dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu lao
động cho thị trường. Nước này đã trang bị miễn phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn phí
dạy tin học cho mọi đối tượng.
Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: Hàn Quốc chú
trọng xây dựng hệ thống luật đồng bộ, đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng
mức lợi nhuận thỏa đáng.
Thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp nước ngoài nhập cảnh và thành lập.
Cải thiện môi trường đầu tư: Người nước ngoài có thể thực hiện hoạt động đầu tư
nước ngoài tại Hàn Quốc mà không hạn chế, mặc dù có thể áp dụng giới hạn khi đầu tư
được coi là có hại cho an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và phúc lợi của công
dân Hàn Quốc, hoặc bảo vệ môi trường, hoặc đi ngược lại với đạo đức xã hội đã thiết lập,
hải quan, pháp luật của Hàn Quốc. Thông qua FIPA, đầu tư nước ngoài được cung cấp với
một mức độ cao hơn của bảo vệ đầu tư hơn so với đầu tư gián tiếp, chẳng hạn như đầu tư
thông qua các chứng khoán và trái phiếu. Kiều hối lợi nhuận từ các cổ phiếu được mua lại
bởi các nhà đầu tư nước ngoài và các giao dịch chứng khoán, hiệu trưởng và lệ phí thanh
toán theo hợp đồng vay vốn theo Đạo luật Xúc tiến đầu tư nước ngoài (FIPA), và bồi

thường theo hợp đồng nhập khẩu công nghệ được đảm bảo phù hợp với những gì đã được
phép và báo cáo theo đầu tư nước ngoài nhập khẩu công nghệ hợp đồng tại thời điểm
chuyển tiền.
Hàn Quốc mở các trung tâm hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài, bổ sung các giám
đốc dự án giúp đỡ mọi việc từ tìm địa điểm tốt nhất cho nhà máy, đến giải quyết các vấn đề
quản lý, nộp đơn xin tất cả các chương trình hỗ trợ và trợ cấp của Chính phủ. Chính phủ
đang nỗ lực khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm tới R&D công nghệ cao, và những nhà
đầu tư muốn chuyển các trụ sở khu vực tới Hàn Quốc sẽ được tiếp cận nguồn hỗ trợ tiền
mặt lớn hơn.
2.2. Đánh giá về thành công và hạn chế của những chính sách này
2.2.1. Thành công trong chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc
Sự gia tăng quy mô FDI và mức độ đóng góp quan trọng của sản lượng xuất khẩu
của Hàn Quốc là kết quả của những chủ trương và chính sách đúng đắn mà Hàn Quốc đã
áp dụng trong thời gian qua. Có thể tổng kết và rút ra một số nhận xét như sau:
Chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc phản ánh rõ nét cách tiếp cận của quá trình
cải cách và mở cửa nền kinh tế ở nước này nói chung. Cách tiếp cận này tỏ ra thích hợp vì
nó giúp Hàn Quốc rút ra được những bài học cần thiết trong quá trình tạo lập môi trường
pháp lí đối với FDI. Trong quá trình đó, những lợi ích mà nhà đầu tư nước ngoài mang lại
cho nến kinh tế Hàn Quốc dần được bộc lộ, khuôn khổ pháp lí đối với FDI ở Hàn Quốc
12
ngày càng trở nên hoàn thiện và có tính minh bạch cao hơn, các đầu tư nước ngoài dần cảm
thấy an toàn hơn khi đầu tư vào Hàn Quốc.
Quan điểm của Hàn Quốc về vai trò của FDI là rất rõ ràng và nhất quán. Hàn Quốc
thường xuyên xem xét lại môi trường pháp lí đối với FDI, xóa bỏ dần những biện pháp
kiểm soát đối với FDI, áp dụng các biện pháp khuyến khích, ưu đãi về mặt tài chính, và
dành sự hỗ trợ thích hợp về chính trị và pháp lí đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tạo sự
thông thoáng cho nhà đầu tư có thể dễ dàng đầu tư vào Hàn Quốc.
2.2.2. Những hạn chế trong chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc
Theo Đạo luật thủ tục hành chính của Hàn Quốc, luật và quy định (Công vụ, Tổng
thống Nghị định hoặc Bộ trưởng Nghị định) đề xuất phải được công bố và trưng cầu ý kiến

công chúng trong ít nhất 40 ngày trước khi ban hành. Dự án luật thường có sẵn trên các
trang web của các Bộ có liên quan mà không cần thông báo rằng họ đã được công bố. Nên
nhiều doanh nghiệp nước ngoài không nắm được các luật và quy định thay đổi một cách rõ
ràng, kịp thời. Chính phủ Hàn Quốc còn thiều trách nhiệm và thiếu tính minh bạch về vấn
đề thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
13
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HÀN QUỐC 2000-
2012
3.1. Quy mô vốn
Bảng 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc giai đoạn 2000-2012
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09

20
10
20
11
201
2
FD
I
(tỷ
US
D)
15.
3
11.
3
9.1 6.5 12.
8
11.
6
12.
24
10.
51
11.
71
11.
48
13.
07
13.

67
16.
26
Tốc
độ
tăn
g
FD
I
(%)
-
1.2
9
-
26.
14
-
19.
47
-
28.
57
96.
92
-
9.3
8
5.5
2
14.

13
11.
42
-
1.9
6
13.
85
4.6 18.
9
Nguồn: www.investKorea.org
Biểu đồ 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc giai đoạn
2000-2012
Qua biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy nguồn đầu tư FDI vào Hàn Quốc giai đoạn
2000-2012 có sự biến động khá nhiều, tăng giảm trong nhiều thời kì. Cụ thể:
2000-2003: FDI biến động tăng giảm qua các năm cứ năm này tăng thì năm kia
giảm, mức tăng giảm cũng khá lớn từ 20-30%. FDI năm 2003 giảm so với năm 2000 là
57.52% (ứng với mức giảm là 8.8 tỷ USD), mức giảm hơn một nửa chỉ sau 3 năm
Từ năm 2003 tới năm 2004 thì lượng FDI đầu tư vào Hàn Quốc tăng đột biến, gần
gấp đôi với mức tăng lên tới 96.92% (tương ứngng với mức FDI là 6.3 tỷ USD). Như vậy,
chỉ sau 1 năm (từ năm 2003 đến năm 2004), Hàn Quốc đã thu hút mức đầu tư quay trở lại
gần với mức năm 2000.
Từ năm 2004 đến 2009, FDI vào Hàn Quốc tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên
lượng giảm không quá cao từ 12.8 xuống 11.48 tỷ USD.
Bắt đầu từ năm 2009 tới nay thì FDI vào Hàn Quốc liên tục tăng đều qua các năm,
và tới năm 2012 thì FDI vào Hàn Quốc đạt con số kỉ lục 16,26 tỷ USD, cao nhất trong cả
giai đoạn 2000-2012, tăng 18.9% so với năm 2011 và tăng 6.27% so với năm 2000. Trong
năm 2012, vốn đầu tư FDI vào Hàn Quốc của Nhật Bản tăng 98% so với năm 2011, đạt 4,5
tỷ USD, tiếp theo là Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore với 4 tỷ USD, Mỹ với 3,7 tỷ
USD và Liên minh châu Âu (EU) với 2,7 tỷ USD.

Như vậy, có thể thấy được, nguồn FDI vào Hàn Quốc giai đoan 2000-2012 nhìn
tổng thể thì không có sự thay đổi lớn bởi trong suốt 13 năm mức tăng tương đối FDI vào
Hàn Quốc chỉ tăng 6.27%, mức tăng tuyệt đối là 0.96 tỷ USD. Tuy nhiên nhìn vào cả giai
đoạn thì có giai đoạn FDI tăng một cách đột biến với mức cao sau những năm liên tục có
14
xu hướng giảm (từ năm 2003-2004).
3.2. Các hình thức đầu tư
Theo hình thức đầu tư, trong giai đoạn 2001-2007 thì nguồn FDI vào Hàn Quốc
chủ yếu là Greenfield (đầu tư mới).
Biểu đồ 3.2. Đầu tư FDI vào Hàn Quốc theo hình thức đầu tư giai đoạn 2000- 2009
Nguồn: investkoreasmes.wordpress.com
Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 2000 – 2009, hình thức đầu
tư FDI Greenfield vào Hàn Quốc chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng đầu tư FDI vào Hàn
Quốc. Cụ thể năm 2000, giá trị đầu tư FDI theo lĩnh vực Greenfield là 12.391 tỷ USD
chiếm 81.22% tổng đầu tư FDI vào Hàn Quốc, theo lĩnh vực M&A chỉ chiếm 18.78% với
giá trị 2.865 tỷ USD. Chênh lệch về tỷ lệ đầu tư theo M&A và Greenfield luôn là khá lớn
như thế trong suốt giai đoạn 2000-2009 (trừ những năm 2003-2006) thì khoảng cách được
rút ngắn hơn.
Trong những năm gần đây thì Hàn Quốc có xu hướng thu hút FDI theo đầu tư
Greenfield hơn là theo hình thức M&A. Nguyên nhân là tại Hàn Quốc, đầu tư theo
Greenfield có hiệu suất cũng như hiệu suất lan tỏa cao hơn so với M&A. Đặc biệt, rất hiệu
quả khi FDI ở thượng lưu và hạ lưu các ngành công nghiệp bao gồm các ngành công
nghiệp dịch vụ. Hơn nữa, FDI loại Greenfield dẫn đến tác động liên kết giữa các ngành
công nghiệp, trong khi M & A thì không.
3.3. Các lĩnh vực đầu tư
FDI đầu tư vào Hàn Quốc tập trung chủ yếu là dịch vụ, chiếm hơn một nửa tồng
FDI đầu tư vào nước này (với 53.1% ), Ngành sản xuất cũng thu hút lượng FDI khá cao
với 41.3%, các ngành khác chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, chỉ 5.4% (số liệu năm 2011 từ Bộ
Kinh tế Tri thức Hàn Quốc). Cụ thể việc thu hút đầu tư FDI của Hàn Quốc phát triển ở một
15

số ngành như sản xuất phụ tùng ô tô, hóa chất Mĩ, du lịch và một số dịch vụ khác.
Dưới đây là xu hướng vận động của dòng chảy FDI vào Hàn Quốc theo hai ngành
lớn là Dịch vụ và Sản xuất.

16
Biểu đồ 3.3: Dòng chảy của FDI vào Hàn Quốc theo ngành 1990-2006

Nguồn: Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc
Qua biểu đồ trên ta thấy Hàn Quốc có xu hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào
ngành dich vụ nhiều hơn là ngành sản xuất. Đây cũng được xem là đất nước rất phát triển
trong lĩnh vực dich vụ như: du lịch, giải trí… Với ngành sản xuất thì lượng FDI đầu tư vào
có xu hướng giảm. Có vẻ như các nhà đầu tư cũng e dè trong đầu tư vào lĩnh vực sản xuất
với việc đất nước phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu mà tình hình kinh tế ở châu Âu hiện tại
đang rất khó khăn dẫn tới việc ngành xuất khẩu ở Hàn Quốc cũng đang chững lại.
Năm 2012, trong tổng số tiền đầu tư FDI vào Hàn Quốc, có khoảng 4,12 tỷ USD đã
được đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, tăng 7,8% so với một năm trước đó. Đầu tư mới được
thực hiện trong ngành công nghiệp dịch vụ tăng 31,7% cùng kỳ năm trước lên 6,16 tỷ
USD.
Như vây, lĩnh vực thu hút đầu tư FDI lớn của Hàn Quốc vẫn là các ngành dịch vụ
như dịch vụ du lịch hoặc các ngành về sản xuất phụ tùng ô tô, hóa chất Mĩ.
3.4. Đối tác đầu tư
Về các đầu tư FDI vào Hàn Quốc thì EU chiếm tỷ trong cao nhất chiếm 47% tổng
vốn FDI vào Hàn Quốc từ năm 2001 tới năm 2012, tiếp theo là Nhật Bản, Hoa Kì và các
công ty đa quốc gia của EU.
Các đối tác đầu tư FDI vào Hàn Quốc chiếm tỷ trọng cao như Mỹ, Nhật Bản,
Đức, Hàn Lan. Năm 2011, tỷ trọng đầu tư FDI vào Hàn Quốc của Mỹ đứng đầu chiếm
17.3%, tiếp theo là Nhật Bản (16.7%), Đức (10.8%), Hà Lan (7.4%).
17
Total: Tổng FDI
Service: Dịch vụ

Manufacturing: sản
xuất
Năm 2012, đầu tư FDI từ châu Âu vào Hàn Quốc giảm (đạt 2,7 tỷ USD), tuy nhiên
cam kết đầu tư từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kì tăng cũng đã bù đắp được làm tổng
vốn đầu tư FDI vào Hàn Quốc tăng kỉ lục trong năm 2012. Trong năm này, đầu tư FDI vào
Hàn Quốc của Trung Quốc tăng 107% so với năm 2011, lên 4 tỷ USD; Nhật Bản tăng
98%, lên 4,5 tỷ USD; Hoa Kì tăng 55%, lên 3,7 tỷ USD. Ngoài ra đầu tư FDI vào Hàn
Quốc trong năm 2012 từ các đối tác khác cũng làm tăng lượng FDI vào Hàn Quốc đạt mức
kỉ lục như: Hồng Kông 4,5 tỷ USD, Singapore 4 tỷ USD. Theo dự báo của Bộ Kinh tế và
Tri thức Hàn Quốc thì trong tương lai nguồn FDI từ Trung Quốc và Mĩ sẽ tăng, còn nguồn
vốn FDI vào Hàn Quốc từ Nhật Bản và châu Âu có xu hướng giảm.
3.5. Đánh giá chung về thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc, giai đoạn 2000 -2012.
3.5.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
3.5.1.1. Kết quả đạt được trong thu hút FDI của Hàn Quốc
Hiện nay, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế trên thế giới
đều đang rất trì trệ và các nguồn đầu tư vì thế mà cũng giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó,
việc thu hút một làn sóng đầu tư nước ngoài có chất lượng, đẩy mạnh được sản xuất, tạo
công ăn việc làm, tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế là điều quan trọng đối với các nước
trên thế giới. Với Hàn Quốc- một trong 13 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, có vị trí chiến
lược ở trung tâm của thị trường chủ chốt trong khu vực cũng không phải ngoại lệ.
Theo một báo cáo hàng năm về đầu tư nước ngoài của Liên hợp quốc, tính đến năm
2011, dòng vốn đầu tư nước ngoài lũy kế vào Hàn Quốc đã đạt 130 tỷ USD. Chỉ trong 7
tháng đầu năm 2012, vốn đầu tư nước ngoài vào quốc gia này đã đạt 8,35 tỷ USD, mức cao
kỷ lục so với cùng thời điểm của các năm . Đây không phải là một con số lớn nhưng điều
đáng chú ý là đầu tư nước ngoài đang gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Đây
chính là thời kỳ bùng nổ lần thứ hai về đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc.
Về cơ cấu ngành, thế mạnh của Hàn Quốc nằm trong ngành điện tử, ô tô và sản
xuất hàng xuất khẩu. Vì vậy, các nhà đầu tư đã nhìn thấy cơ hội sinh lời trong các lĩnh vực
này của Seoul. Nguồn vốn FDI vào ngành dịch vụ lớn giúp cho dịch vụ Hàn Quốc phát
triển mạnh tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế trong thời kỳ suy thoái kinh tế hiện nay.

Về đối tác đầu tư, các đối tác đầu tư với số vốn cao đều là các nước phát triển cao
như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU liên tục tăng nên Hàn Quốc có thể thu hút được nguồn vốn
FDI chất lượng cao, chuyển giao công nghệ nguồn góp phần đáng kể vào sự phát triển của
nền kinh tế.
Hơn thế nữa, lực lượng lao động Hàn Quốc có tay nghề cao. Khả năng R&D, cũng
như chất lượng cơ sở hạ tầng tốt là điểm mạnh của Hàn Quốc để có thể cạnh tranh với các
quốc gia khác trong việc thu hút FDI.
Ngoài ra, như trên đã nói thì Hàn Quốc cũng đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ
đầu tư nước ngoài (quy định khấu trừ thuế , ), có những chính sách đúng đắn trong thu hút
FDI như các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp khu vực FDI, phát triển Dịch vụ ngành công
nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ R & D, sản xuất,
dịch vụ du lịch, các cơ sở phúc lợi.
3.5.1.2 Nguyên nhân đạt được các kết quả trên.
Thứ nhất, Hàn Quốc có chính sách thu hút FDI phù hợp, môi trường đầu tư hấp
dẫn, nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài lớn nên nhiều nhà
đầu tư nước ngoài đưa vốn vào Hàn Quốc.
Thứ hai, Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và các thị trường lớn như Mỹ
và châu Âu đã có hiệu lực. Nhờ đó, ngành công nghiệp xuất khẩu của quốc gia này đã tăng
trưởng không ngừng, đạt được sự gia tăng đáng kể về dòng vốn đầu tư nước ngoài. Thành
18
quả từ sự kết hợp của ngành công nghiệp chế tạo siêu cạnh tranh về xuất khẩu và các Hiệp
định thương mại tự do với hai thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ và châu Âu.
Thứ ba, so với các quốc gia khác, Hàn Quốc còn là nước sở hữu nguồn nhân lực
giỏi, nhạy bén và một thị trường tự do hóa tài chính cùng vị trí đắc địa tiếp giáp với Trung
Quốc - một quốc gia được cho là cỗ máy tăng trưởng mới của thế giới.
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút FDI của Hàn Quốc
3.5.2.1. Những hạn chế trong thu hút FDI của Hàn Quốc
Mặc dù có những lợi thế cạnh tranh như thế, nhưng hiện nay Hàn Quốc vẫn chỉ
đứng thứ 7 ở châu Á về đầu tư nước ngoài, sau Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Ấn
Độ, Indonesia và Thái Lan. Nguồn vốn FDI vào Hàn Quốc qua các năm có sự biến động

mạnh, tăng giảm nhiều. Nhiều năm có tốc độ thu hút vốn FDI giảm. Có thể thấy được,
nguồn FDI vào Hàn Quốc giai đoan 2000-2012 nhìn tổng thể thì không có sự thay đổi lớn
bởi trong suốt 13 năm mức tăng tương đối FDI vào Hàn Quốc chỉ tăng 6.27%, mức tăng
tuyệt đối là 0.96 tỷ USD. Tuy nhiên nhìn vào cả giai đoạn thì có giai đoạn FDI tăng một
cách đột biến với mức cao sau những năm liên tục có xu hướng giảm.
Cơ cấu lĩnh vực đầu tư FDI không đồng đều, tập trung vào ngành dịch vụ gây ra sự
mất cân đối so với các ngành khác.
Hiện nay, có một số nước giảm nguồn vốn FDI vào Hàn Quốc như Nhật Bản, EU…
Một số điểm yếu trong chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc trong giai đoạn này không
thể không kể đến đó là các luật định và quy định của quốc gia là hạn chế và chi phí nguồn
nhân lực ở quốc gia này còn cao. Bất động sản tư nhân cũng như cho thuê văn phòng hoặc
cửa hàng cơ sở là tốn kém. Và cũng có một số hạn chế hoặc cấm về đầu tư nước ngoài
trong các lĩnh vực hành chính công, tổ chức giáo dục, quốc phòng…
3.5.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên
Sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã làm cho đồng won
bị rớt giá nghiêm trọng, Hàn Quốc đã phải cầu viện IMF với khoản vay 57 tỷ USD
Nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, xuất khẩu chiếm 50%
GDP của đất nước, đó cũng là một rủi ro cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Hàn Quốc.
Tiếp đến là hầu hết các nhà đầu tư biết đến Hàn Quốc thông qua các công ty công
nghệ thông tin đình đám như Samsung, LG hay sự nổi tiếng của ngành công nghiệp xe hơi
với tên tuổi của Hyundai và Kia. Nên các nhà đầu tư nước ngoài ít đưa vốn FDI vào
ngành này vì lợi thế so sánh ngành này của Hàn Quốc.
Theo đánh giá của Tạp chí The Economist (Anh), cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu vừa qua đã tác động mạnh đến dòng FDI. Sau khi giảm 17% trong năm 2008, xuống
còn 1.720 tỷ USD, so với mức 2.080 tỷ USD của năm 2007, trong năm 2009, FDI toàn
cầu tiếp tục giảm 41%, xuống còn 1.000 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng lần này nổ ra vào lúc
tiến trình tự do hoá về tài chính gia tăng mạnh mẽ, khi hệ thống tài chính rung động, các
nhà đầu tư hoảng loạn và niềm tin vào đầu tư bị giảm sút nghiêm trọng. Nên nguồn vốn
FDI vào Hàn Quốc cũng bị giảm theo.
Hơn nữa, hầu hết những tên tuổi khổng lồ của kinh tế Hàn Quốc là các công ty gia

đình. Cách tổ chức đó đã trở thành truyền thống, là nét đặc trưng của xứ sở kim chi nhưng
đôi khi cũng đem lại e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, bởi tính thiếu minh bạch và
trách nhiệm với vấn đề thông tin, và Chính Phủ mất khả năng kiểm soát mối quan hệ kinh
tế trong các công ty đó.
Tình hình chính trị bất ổn định với sự không hòa thuận với “người anh em láng
giềng” Bắc Triều Tiên kéo dài suốt nhiều thập kỉ và có lúc căng thẳng lên tới tột độ đã có
những tác động tiêu cực tới sự ổn định kinh tế.
19
20
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT
FDI VÀO HÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2020.
Hàn quốc trong những năm qua đã có những bước chuyển biến to lớn, từ một quốc
gia chuyện nhận viện trợ nước ngoài trở thành một cỗ máy công nghệ cao và trở thành một
nhà tài trợ cho các quốc gia có thu nhập trung bình.
4.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc tới năm 2020.
Trong thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, mỗi quốc gia cần phải tìm cho
mình một hướng đi nhất định trong chính sách đầu tư quốc tế nói chung và chính sách thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Định hướng trong chính sách thu hút FDI
của Hàn Quốc nhằm tạo ra được một môi trường có hàm lượng các bon thấp , nền kinh tế
tăng trưởng xanh- đây được xác định là tầm nhìn để hướng dẫn sự phát triển của Hàn Quốc
trong vòng 50 năm tới.
4.2. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc.
Mục tiêu thu hút đầu tư FDI của Hàn Quốc thể hiện rõ là phát triển
công nghệ cao và tăng khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế.Các chính sách
của chính phủ Hàn Quốc đang tập trung nỗ lực vào hai mục tiêu: Thứ nhất,
trợ giúp các điều kiện thị trường và cho phép doanh nhân nhận ra đầy đủ tiềm
năng doanh nghiệp của họ ở Hàn Quốc. Thứ hai, thực hiện các cam kết của
mình nhằm giúp đỡ doanh nghiệp hoạt động tốt ở Hàn Quốc, vẫn tiếp tục theo
đuổi cam kết biến Hàn Quốc thành thị trường kinh doanh thân thiện hơn.
4.3. Giải pháp liên quan tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc.

Từ những lợi ích to lớn mà FDI đem lại cho các quốc gia trên thế giới nói chung và
Hàn Quốc nói riêng, cùng những thực trạng, hạn chế, định hướng và mục tiêu mà nhóm đã
nêu ra ở trên thì sau đây sẽ là một số giải pháp trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Hàn Quốc:
Cải thiện môi trường pháp lý: Cần tăng thêm sự minh bạch trong môi trường pháp
lý, các thủ tục đầu tư. Môi trường pháp lý của Hàn Quốc có thể gây ra những thách thức
cho tất cả các doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước. Pháp luật và các quy định thường
được đóng khung một cách chung chung và có thể diễn giải khác nhau của các quan chức
chính phủ, những người thường xuyên xoay. Quy định đôi khi được ban hành kèm theo chỉ
tư vấn tối thiểu với ngành công nghiệp và chỉ có thời gian góp ý tối thiểu cần thiết. Các
FTA Hàn-Mỹ bao gồm nhiều quy định được thiết kế để giải quyết các vấn đề như vậy.
Vì vậy, Hàn Quốc cần cải cách thủ tục hành chính minh bạch, công khai, rõ ràng
đến kịp thời với các doanh nghiệp FDI.
Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn:
Hàn Quốc cũng cần bổ sung chính sách FDI hoạt động trong một môi trường tự do
hóa thương mại toàn cầu như đã cam kết trong KORUS FTA và các đàm phán Doha sắp
tới Chương trình nghị sự phát triển.
Hàn Quốc nên tăng cường chăm sóc sau dịch vụ cho các công ty nước ngoài để họ
có thể tái đầu tư tại Hàn Quốc một cách hiệu quả thúc đẩy Hàn Quốc như một điểm đến
21
đầu tư hấp dẫn.
Ổn định chính trị: Hàn Quốc cần ổn định chính trị hơn nữa vì sự ổn định chính trị
là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư có đầu tư ở nước
mình không. Các vấn đề rủi ro quốc gia, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên
(CHDCND Triều Tiên, hay Bắc Triều Tiên) và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến
tranh, điều này ảnh hưởng rất lớn tới môi trường đầu tư của chủ đầu tư. Vì vậy, Hàn Quốc
nên hạn chế ảnh hưởng của xung đột chính trị đến tình hình thu hút FDI.
Các chính sách ưu đãi về dịch vụ: Thái Lan giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước
viễn thông, vận tải Giá dịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn nhất với việc thu hút FDI.
Sigapore lại tạo điều kiện thuận lợi cho người thân của các nhà đầu tư nhập cư và ổn định

cuộc sống tại nước này. Vì vậy, Hàn Quốc nên giảm giá dịch vụ của mình, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Chính sách thu hút nhân tài: Tiếp thu kinh nghiệm của Singapore, Hàn quốc không
chỉ cần phát triển nguồn nhân lực trong nước, mà cần thực hiện nhiều chính sách thu hút
nhân tài từ bên ngoài. Các chính sách đột phá như cho phép người nước ngoài tham gia
vào bộ máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng đáng theo trình độ khiến nước
Singapore có được một đội ngũ lao động cao cấp hàng đầu thế giới, trở thành địa điểm hấp
dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ, chất
xám. Hơn nữa, Chính phủ Hàn Quốc cần tiếp tục cải thiện hệ thống giáo dục.
Để cải thiện khả năng hấp thụ, Hàn Quốc cần phải nâng cấp hệ thống giáo dục bằng
cách mở rộng số lượng trường được công nhận trường quốc tế. Đó cũng là quan trọng nhất
để làm cho tiếng Anh được sử dụng rộng rãi như một doanh nghiệp ngôn ngữ bằng cách
làm cho cả hai luật pháp và các quy định của chính phủ có sẵn bằng tiếng Anh.
22
CHƯƠNG 5: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM VÀ BÀI
HỌC TỪ HÀN QUỐC
5.1. Khái quát chính sách thu hút FDI của Việt Nam
5.1.1. Cải thiện luật pháp, điều chỉnh chính sách
Đầu tiên, Luật đầu tư nước ngoài ra đời vào năm 1987, FDI là một hoạt động kinh
tế đối ngoại còn khá mới mẻ, nên nhìn chung môi trường đầu tư khá hấp dẫn nhờ có Luật
đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản nên thu hút được nhiều nhà đầu tư. Việc
ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 (một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ
đổi mới) và Luật sửa đổi bổ sung vào năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000, cùng với các
văn bản dưới luật, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý đồng bộ, thông thoáng,
phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư
nước ngoài. Để tăng cường sự quản lý của nhà nước với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc
hội đã ban hành luật đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 thay thế Luật đầu tư nước
ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Năm 2008, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), chính phủ đã phát triển một chiến
lược mới nhằm mục đích "tạo ra một bước đột phá về số lượng các dự án FDI và chất

lượng đầu tư." Vì vậy, sẽ tập trung vào các nhà đầu tư chất lượng và tính bền vững.
Chỉ thị số 32/CT-TTg "Về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính
sách để nâng cao hiệu quả đầu tư" mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban
hành ngày 7 tháng 12 năm 2012.
5.1.2. Chính sách ưu đãi thuế trong thu hút FDI
Gồm các quy định về các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, các trường hợp miễn giảm thuế, hoàn thuế,…quy định về
chống rửa tiền nhưng phải chú ý để không vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử. Từ
năm 2008 trở lại đây, ưu đãi đầu tư đã giảm đi rất nhiều.
Chính sách ưu đãi thuế trong thu hút FDI
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với việc chuyển nhượng vốn.
- Miễn, giảm thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Miễn, giảm các loại thuế thu nhập khác.
- Miễn hoặc giảm thuế hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu (vốn).
- Miễn thuế đối với việc chuyển nhượng bản quyền .
- Miễn hoặc giảm thu được do chiếm giữ lợi tức thu được từ các khoản
vay nước ngoài .
23
- Miễn các loại thuế và chi phí khác .
Nhưng chính sách ưu đãi thuế trong thu hút đầu tư kém khả thi và không mang lại
những kết quả mong đợi, sự bất đối xứng thông tin và sự hợp tác hạn chế của các cơ quan
nhà nước có liên quan đến FDI, hạn chế về khả năng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước
tham gia một cách tích cực vào các hợp tác kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài.
5.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực luôn được chính phủ và cả doanh
nghiệp FDI chú trọng quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Về
phía chính phủ, các chính sách giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như
trao học bổng cho những học sinh, sinh viên có kết quả xuất sắc.
5.1.4. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp hỗ trợ là một trong những ngành được kỳ vọng sẽ làm

thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp nước ta. Tuy nhiên, thực tế thời gian
qua cho thấy, lĩnh vực này hầu như không có sự chuyển biến, bởi các doanh
nghiệp trong nước chưa đủ sức tạo ra năng lực sản xuất đáp ứng tiêu chí về
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, còn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI)
lại không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này.
Những hỗ trợ cho ngành từ phía Nhà nước như ban hành các quyết định về phát
triển ngành công nghiệp phụ trợ như:
- Quyết định của bộ công nghiệp số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31 tháng 7 năm 2007
phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
-Vào cuối tháng 4/2009, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ấn nút
khởi công dự án Khu công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản số 1 tại Quế Võ, Bắc Ninh.
Đây là khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên của Việt Nam.
-Tháng 7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư khu công nghiệp
hỗ trợ Nam Hà Nội và bổ sung khu công nghiệp này vào Danh mục các khu công nghiệp
dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng 2020.
-Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại quyết định số
12/2011/qđ-ttg ngày 24/2/2011 của thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển một số
24
ngành công nghiệp hỗ trợ.
-Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/2/2011 là một cú hích mới cho ngành
công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
5.1.5. Chính sách xúc tiến đầu tư
Bộ KH&ĐT đã lập ba Trung tâm xúc tiến đầu tư; nhiều địa phương đã tổ chức các
đoàn vận động, tổ chức hội thảo đầu tư ở trong và ngoài nước; nhưng tình trạng phổ biến là
kém hiệu quả. Nhiều cơ quan và địa phương đã lập Website về FDI, nhưng đáng tiếc là
thiếu những thông tin mà nhà đầu tư cần biết và thiếu cập nhật.
5.1.6. Đánh giá về chính sách của Nhà nước về thu hút FDI.
Các chính sách của Việt Nam mới chỉ quan tâm đến giai đoạn đầu, thu hút đầu tư,
mà chưa chú ý tới hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép.

Việt Nam thiếu một chiến lược về thu hút, sử dụng và quản lý FDI ở
tầm dài hạn, hoạt động quản lý nhà nước về FDI đã có thời điểm lúng túng,
thiếu chủ động khi bối cảnh và tình hình thay đổi, trong đó có việc phân cấp
quản lý FDI giữa trung ương và địa phương.
Các cơ quan hoạch định chính sách chưa quan tâm nhiều đến xác định
ưu tiên FDI vào lĩnh vực nào, ở khu vực nào, để trên cơ sở đó đề ra các giải
pháp cụ thể thực hiện mục tiêu cũng như khắc phục, hạn chế những mặt trái
của nguồn vốn này.
Bên cạnh đó, nhiều chính sách về FDI đã được luật hóa, nhưng hoạt
động thực thi vẫn còn nhiều bất cập, chính sách và định hướng ưu đãi cho DN
FDI thiếu nhất quán giữa các địa phương và giữa các giai đoạn phát triển
Chính sách của Chính phủ thiếu một chiến lược cụ thể, nên việc phối
hợp giữa các bộ, ngành, trung ương và địa phương còn lỏng lẻo, các điều kiện
thu hút, sử dụng FDI không đồng bộ và chậm cải thiện. Đặc biệt, còn ôm đồm
về mục tiêu thu hút sử dụng FDI, theo đó, chấp nhận tư tưởng đánh đổi ưu đãi
FDI để phục vụ mục tiêu xã hội. Theo đó chiến lược cũng khiến mục tiêu thu
25

×