Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của malaysia đến năm 2012 thực trạng và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.54 KB, 27 trang )

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC Tế
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự
do hóa thương mại của Malaysia đến
năm 2012. Thực trạng và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
Thực hiện: Nhóm 6
1. Hồ Thị Trà My( Nhóm trưởng)
2. Ngô Thị Hằng
3. Vũ Khánh Hoài
4. Bùi Minh Hà
5. Nguyễn Thanh Bình
6. Nguyễn Kim Hoàn
Trang 1
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Nằm ở vị trí trung tâm và nhạy cảm nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,
là thành viên quan trọng của ASEAN, Malaysia đang ngày càng chứng tỏ được vị thế
cũng như những tiềm năng của mình ở mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, chính trị và trong
những năm gần đây đất nước xinh đẹp này còn là một trong những địa điểm du lịch
hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á.Là thiên đường nhiệt đới ngay tại trung tâm Đông
Nam Á, Malaysia thật sự quyến rũ và hẫp dẫn với sự kết hợp hài hòa của nhiều dân
tộc, văn hoá và tín ngưỡng.
Trang 2
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Nói đến Malaysia không thể không nói đến tháp đôi Petronat nổi tiếng -một trong


những trung tâm thương mại lớn của Malaysia và thế giới. Đây được coi như sản
phẩm của sự phát triển kinh tế Malaysia. Đất nước này có được sự phát triển như
ngày nay phần lớn là do các chính sách kinh tế đúng đắn của Chính phủ. Một trong
những chính sách đó là Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của
Malaysia.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ MALAYSIA VÀ TỔNG QUAN VỀ KINH
TẾ MALAYSIA
1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MALAYSIA
1.1. VÀI NÉT VỀ MALAYSIA
Tên đầy đủ: Ma-lai-xi-a(Malaysia)
Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến
Trang 3
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Thủ đô : Kuala Lumpur
Ngày quốc khánh : 31 tháng 8 năm 1957
Đứng đầu nhà nước: Quốc vương - Tuanku Abdul Halim Mu’adzam
Shah (13/12/2011)
Các đảng phái chính trị: Đa đảng
Thành viên của các tổ
chức:
ADB, APEC, ARF, ASEAN, BIS, C, CICA (observer), G-
77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IDB, IFAD,
IFC,WHO, WIPO, WMO, WTO
Đơn vị tiền tệ: Đồng Ringgit(MYR)
Khí hậu: nhiệt đới nóng ẩm
Tài nguyên: thiếc, dầu , gỗ, quặng sắt, khí đốt, bauxite
Dân số: 29,179,952
Dân tộc : Malay (50.4%), Trung Quốc (23.7%) và các dân tộc khác
Tôn giáo: Đạo hồi(60.4%), Phật giáo (19.2%), Thiên chúa (9.1%)

Ngôn ngữ : Bahasa Malay, Tiếng Anh, Tiếng Trung v…v
Nhà lãnh đạo hiện nay:Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi
1.2.

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ MALAYSIA
• Sau khi tuyên bố độc lập năm 1957, Malaysia còn là một nước nông nghiệp nghèo
nàn và lạc hậu.
Trang 4
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
• Từ năm 1970 - 1990, Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách kinh tế mới với
mục tiêu xóa đói và cơ cấu lại nền kinh tế nước nhà. Trong giai đoạn này, Nhà nước
đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế.
• Từ 1983, Chính phủ Malaysia đưa ra chính sách tự do hoá kinh tế, nới lỏng luật lệ
và cải tiến chính sách về đầu tư; khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế; chủ
trương quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu của khu vực kinh tế nhà nước; đồng thời
chủ trương tư nhân hoá các hoạt động kinh doanh và các công ty quốc doanh.
• Đến cuối thập kỷ 80, Malaysia chuyển dần sang nền kinh tế trong đó khu vực tư
nhân nắm vai trò quan trọng.
• Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996 - 2000) và lần thứ 8 (2001-2005) bắt đầu được
thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (1990-2020) gọi là "Chương trình
phát triển mới" hay "Tầm nhìn 2020" với mục tiêu đưa Malaysia trở thành quốc gia
phát triển vào năm 2020.
• Năm 1997 - 1998, kinh tế Malaysia lâm vào tình trạng khủng hoảng khá trầm
trọng: năm 1998, GDP là -6,7%, đồng Ringgit mất giá tới 65%.
• Nhờ những biện pháp khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có việc ấn định
tỷ giá và kiểm soát vốn, nền kinh tế Malaysia từ đầu năm 1999 đã phục hồi khá
nhanh: tăng trưởng GDP năm 1999 đạt 5,8%; năm 2000 đạt 8,5%, năm 2001 đạt 2,4%
(do tình hình kinh tế toàn cầu giảm sút).
• Tuy nhiên, từ năm 2002 kinh tế Malaysia từng bước phục hồi với mức tăng trưởng

kinh tế (GDP) năm 2002 là 4,2%, năm 2003 đạt 5,2%, năm 2004 là 7,1%, năm 2012 là
5,1%.
Trang 5
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Như vậy kinh tế Malaysia đã có những bước chuyển mình lớn trong lịch sử. Từ một
nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trong thập niên 60 của thế kỷ XX,
ngày nay, Malaysia là một nền kinh tế mở hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo
là công nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức.
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG
MẠI CỦA MALAYSIA ĐẾN NĂM 2012
2.1. GIAI ĐO



N TR

ƯỚ

C NĂM 1970
Năm 1960, khi hoạt động thương mại của Malaysia vẫn nằm trong tay tư bản nước
ngoài ( đặc biệt là Anh ), 67,8% hàng xuất khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa
vẫn là nguyên liệu thô tự nhiên.
Những năm đầu sau khi dành độc lập, Malaysia đã thực hiện phát triển kinh tế với
mục tiêu thay thế nhập khẩu. Nhìn chung, Malaysia chưa thực hiện chính sách tự do
hóa thương mại và các chính sách thương mại của Malaysia giai đoạn này mang tính
bảo hộ nhiều hơn là mở cửa, chủ yếu hướng nội. Chính phủ đã sử dụng hệ thống bảo
hộ thuế quan làm công cụ khuyến khích khu vực chế tạo. Tuy nhiên trên thực tế chính
sách này không tạo ra được những thay đổi tích cực. Nền kinh tế Malaysia vẫn phụ
thuộc chủ yếu vào xuất khẩu cao su tự nhiên và dầu cọ.

2.2.

GIAI ĐO



N 1970 - 1990
Trang 6
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Là giai đoạn công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu với trọng tâm là ưu tiên phát triển
các ngành dùng nhiều tài nguyên, lao động và công nghệ thích hợp. Thị trường xuất
khẩu chủ yếu của Malaysia là các nước phát triển.
2.2.1.BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI
• Tài nguyên thiên nhiên
- Malaysia là nước có lợi thế vững chắc về nguồn tài nguyên thiên nhiên: chiếm 33%
sản lượng thiếc thế giới và có trữ lượng lớn về các khoáng sản quý như vàng, sắt,
bôxit, dầu mỏ, mangan, vomfram…
- Rừng nhiệt đới chiếm 70% diện tích cả nước với nhiều loại gỗ quý. Đất đai phì nhiêu
màu mỡ thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su, dầu cọ…
• Tài nguyên con người
- Là quốc gia 12 triệu dân vào năm 1975, tuy không phải là quốc gia đông dân trong
khu vực song lực lượng lao động của Malaysia tương đối lành nghề trong các ngành
truyền thống.
- So sánh hàm lượng yếu tố vốn/lao động của hàng xuất khẩu với hàng nhập khẩu thì
Malaysia tương đối dư thừa về lao động. Năm 1970, tỷ lệ vốn/lao động của hàng xuất
khẩu Malaysia là 4,46 so với 5,67 của hàng nhập khẩu, năm 1980 con số này theo thứ
tự là 6,3 so với 6,7.
 Là nước có lợi thế rất lớn về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người trong
phát triển kinh tế

2.2.2. CHÍNH SÁCH
Trong giai đoạn này, Malaysia thực hiện chính sách công nghiệp hóa hướng về XK.
Các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Malaysia gồm có: cao su, dầu cọ, gỗ, dầu khí,
dệt may, giầy dép…, và chủ yếu khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên. Thị trường
xuất khẩu chủ yếu của Malaysia là các nước phát triển: : Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu.
Trang 7
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Giai đoạn 1970 – 1990, Malaysia chưa thực hiện chính sách tự do hóa thương
mại. Ngược lại, Malaysia áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành
công nghiệp non trẻ (như công nghiệp chế tạo), và sau này đã trở thành một trong
những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Malaysia
Để thúc đẩy xuất khẩu trong giai đoạn này, chính phủ Malaysia đã thực hiện các
biện pháp sau:
(1) Miễn giảm thuế doanh thu đối với các ngành hàng xuất khẩu và các sản
phẩm xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu trong nước.
(2) Trợ cấp về thuế và chi phí cho những hàng hóa liên quan đến xuất khẩu.
mức thuế trung bình cho các ngành công nghiệp chỉ còn 13% và hàng rào phi thuế
quan gần như không tồn tại.
(3) Hỗ trợ tín dụng cho thông qua bảo lãnh và cho vay với lãi suất thấp cho các doanh
nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra còn thực hiện biện pháp khấu hao nhanh đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ lệ trên 20% tổng doanh thu hàng năm.
(4) Xây dựng và phát triển các khu mậu dịch tự do, khu chế xuất và hệ thống
kho chứa hàng miễn phí nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu.
Năm 1980, 70% hàng chế tạo xuất khẩu là sản phẩm của các khu chế xuất.
(5) Từng bước thực hiện xuất khẩu những sản phẩm chế tạo: hàng dệt may, giày dép
thông qua tự do nhập khẩu những yếu tố đầu vào sản xuất
(6) Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại MATRADE (1985), tổ chức hội chợ
hàng xuất khẩu, tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị trường các quốc gia
khác nhau, hỗ trợ thương mại, tư vấn …

(7) Chính phủ Malaysia xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích, tăng
cường thu hút FDI nhằm thu hút vốn, công nghệ và liên kết thương hiệu để phát
triển khả năng hàng xuất khẩu đồng thời tạo lập uy tín và xây dựng thương hiệu
cho các sản phẩm sản xuất từ Malaysia ra thị trường thế giới.
2.2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trang 8
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Với chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, kể từ đầu thập kỷ 70,
Malaysia đã luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; 7,8%/năm trong giai đoạn
1970-1980 và 5,9%/năm giai đoạn 1980-1990. Malaysia là một trong những quốc gia
xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn này
là 14,7%. Năm 1990, giá trị xuất khẩu trong GDP của Malaysia là 71%. Malaysia
được xếp vào nền kinh tế có tốc độ mở cửa mạnh trong khu vực.
Theo số liệu ở bảng 1, ta thấy tỷ trọng hàng nông sản giảm mạnh trong cơ cấu
hàng xuất khẩu của Malaysia (81,1% vào năm 1970 và 31,2% năm 1990). Bên cạnh
đó, tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp chế tạo tăng lên liên tục (11,9% năm 1970 và
58,8% năm 1990). Điều đó cho thấy sự thành công của các chính sách mặt hàng của
chính phủ Malaysia.
Bảng 1: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Malaysia (1970-1990)
Đơn vị:%
Sản phẩm
1970 1975 1980 1985 1990
1. Hàng chế tạo 11,9 21,9 22,4 32,7 58,8
Trong đó
+Thiết bị điện tử 4,4 3,7 5,3
+Máy móc điện tử 7,1 12,9 26,3
+Thiết bị vận tải 5,3 3,3 3,5 4,6 4,1
+Khác 6,6 18,6 7,4 12,5 23,1
2. Hàng nông sản 81,1 78,1 77,6 67,3 31,2

Trong đó
+Cao su 33,4 21,9 16,4 7,6 9,5
+Thiếc 19,5 13,1 8,9 4,3 1,7
+Gỗ tròn 12,5 7,3 9,3 7,2 7,3
+Gỗ xẻ 4,0 4,8 4,8 3,0 3,3
+Dầu khí 3,9 9,3 23,8 22,9 11,1
+Dầu cọ 5,1 14,3 9,2 10,4 8,2
+Lương thưc, thực phẩm và đồ
uống khác
2,7 7,4 5,2 11,9 -
Kim ngạch XK (tỷ Ringgit) 0,52 - 28,2 37,5 77,5
Kim ngạch NK (tỷ Ringgit) 0,43 - 23,5 28,7 70,3
Cán cân thương mại (tỷ Ringgit) 0,9 - 5 8,8 7,2
Trang 9
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Nguồn: Những vấn đề kinh tế thế giới – số 2(58) tháng 4-1999
Thành công trong phát triển kinh tế Malaysia là ở chỗ đất nước này biết lựa
chọn và tạo dựng những lợi thế cạnh tranh trong từng thời kì công nghiệp hóa, nhằm
phân bổ tối ưu các nguồn lực, tìm kiếm sự hợp tác quốc tế năng động hơn để khắc
phục những điều kiện bất lợi của thị trường nhỏ bé trong nước.Tuy nhiên thời kỳ này,
đối tác chủ yếu của Malaysia là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore. . ., thị
trường chưa thực sự rộng lớn.
2.3. GIAI ĐO



N 1990 Đ




N NAY
2.3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI
Bước sang thập niên 90, bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế có nhiều
thay đổi, chuyển biến lớn ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa
thương mại của Malaysia.
2.3.1.1. QUỐC TẾ
Từ thập niên 90, đặc biệt là sau năm 2000, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh
mẽ, các quốc gia không chỉ quan tâm đến các nước phát triển mà còn cả những nước
trong khu vực. Thế giới trở thành “một ngôi làng toàn cầu” trong tương lai gần. Mối
liên kết và trao đổi, tác động lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức
hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, xã hội,… và đặc biệt là kinh tế ngày càng tăng
lên.Thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế,
sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia, sáp nhập và hợp nhất
các công ti thành những tập đoàn lớn cùng sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế,
thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (Quỹ Tiền tệ quốc tế–IMF, Ngân hàng thế
giới–WB, Tổ chức thương mại thế giới–WTO, Liên minh châu Âu–EU… Quá trình
Trang 10
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến việc những hàng rào kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia
dần được dỡ bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường to lớn cho tất cả các nước,
mà trước hết là thị trường xuất - nhập khẩu. Bên cạnh đó là xu thế các nước trên thế
giới đều xuất khẩu các mặt hàng đem lại giá trị gia tăng cao.
2.3.1.2. TRONG NƯỚC
Năm 1990, Malaysia đưa ra Chính sách phát triển quốc gia (NDP – National
Development Plan)còn gọi là OPP2 nằm trong tầm nhìn 2020 đưa Malaysia trở thành
quốc gia phát triển vào năm 2020. Giai đoạn 1970-1990, Malaysia đã chính thức có sự
chuyển đổi từ một nước chuyên sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nước có các
ngành công nghiệp chế biến đa dạng. Do đó việc tìm thị trường tiêu thụ và thúc đẩy

xuất khẩu và tự do hóa thương mại là nhiệm vụ quan trọng của Malaysia trong thời
gian này.
2.3.2. CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG
MẠI CỦA MALAYSIA TỪNĂM 1990-2012
2.3.2.1. CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA MALAYSIATỪ 1990-
2012
Trong giai đoạn 1990 – 2012, Chính sách Thương mại quốc tế của Malaysia
được xác định rõ ràng và cụ thể. Đặc biệt hệ thống chính sách chú trọng đến thúc đẩy
xuất khẩu và tự do hóa thương mại. Mô hình chính sách Thương mại quốc tế của
Malaysia trong giai đoạn 1990 – 2012 là kết hợp tự do hóa thương mại với thúc
đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo.
2.3.2.1.1. CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG
Sau OPP1, từ năm 1991 Malaysia bắt đầu tiến hành thời kì công nghiệp hóa
như đã nêu ở trên nhằm đưa đất nước giàu tài nguyên và đang trên đà phát triển trở
Trang 11
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
thành nước công nghiệp toàn diện vào năm 2020. Nhiệm vụ mới trong chiến lược sản
phẩm ở giai đoạn này là giảm dần tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thô và sơ chế, tăng
dần tỷ trọng hàng hóa chế tạo xuất khẩu, đặc biệt là công nghệ cao, các mặt hàng có
hàm lượng vốn lớn và kĩ thuật cao như điện và điện tử, các sản phẩm từ dầu mỏ, khí
thiên nhiên. Do nền kinh tế bắt đầu có tích lũy cao, lợi thế so sánh rẻ và tài nguyên
không tái sinh mất dần, trong “kế hoạch hành động phát triển công nghệ công nghiệp-
APITD”, Chính Phủ đã quyết định thành lập và phát triển các ngành công nghiệp công
nghệ cao bắt đầu từ thập kỉ 90, đó là: công nghệ vật liệu mới, công nghệ vi điện tử,
công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, các công viên công nghệ đặt tại Kuala
Lumpur, Kedah, Johor và Sarawak…Thực hiện những chiến lược này cùng với việc
chú trọng đào tạo nhân lực có tri thức và tay nghề cao đã làm tăng tính cạnh tranh của
hàng công nghiệp xuất khẩu Malaysia.
2.3.2.1.2.CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG

Sau những năm 80 với chính sách nhìn về phương Đông (Look East) ở giai
đoạn này, Malaysia chủ trương mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và trong
khu vực, tức là nhìn về phương Nam (Look South), nhằm tranh thủ thị trường tiêu thụ.
Năm 1990, Malaysia đề ra việc lập “Nhóm kinh tế Đông Á – EAEC” bao gồm
các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 3 nước Đông Dương. Kể từ
đầu thập niên 90, nhằm tự do hóa thương mại và bổ sung cơ cấu kinh tế, Malaysia đã
nỗ lực tham gia APEC và các tam tứ giác tăng trưởng trong khu vực như IMS (gồm
Indonesia-Malaysia-Singapore), IMT (gồm Indonesia-Malaysia-Thailand), BIMP
(gồm Brunei-Indonesia-Malaysia-Philipines).
Malaysia thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường, xuất khẩu hàng hóa sang
mọi nơi trên thế giới (trừ Isarel). Malaysia đưa ra những định hướng và biện pháp hỗ
Trang 12
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
trợ tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế trong nước duy trì, mở rộng thị trường và xây
dựng thị trường trọng điểm.Không chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển, Malaysia
đã quan tâm hơn tới thị trường các nước đang phát triển. Malaysia cũng quan tâm
nhiều đến thị trường các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt tập trung hướng tới thị
trường ASEAN và Trung Quốc.Malaysia đưa ra các chính sách không ngừng củng cố
và đẩy mạnh quan hệ với những thị trường truyền thống, khai thác mở rộng những thị
trường sẵn có để đáp ứng tốt hơn nữa cho nhu cầu của khách hàng tại thị trường đó.
Bên cạnh đó tìm tòi, nghiên cứu xâm nhập các thị trường mới có tiềm năng.
2.3.2.1.3. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Để thực hiện thành công chính sách mặt hàng và chính sách thị trường, Malaysia
cũng xây dựng và thực hiện một cách dồng bộ các chính sách hỗ trợ đa dạng.
• Trợ cấp XK:
Malaysia áp dụng 2 hình thức trợ cấp xuất khẩu phổ biến:
 Tín dụng xuất khẩu
 Ưu đãi thuế cho các nhà xuất khẩu, khấu trừ kép các khoản chi phí. Trong 3
tháng đầu năm 2012, chính phủ đã áp thuế xuất khẩu là 0% cho 3,6 tấn dầu

cọ thô xuất khẩu đề hỗ trợ xuất khẩu cho ngành này.
• Khung pháp lý:
Khung pháp lý dựa trên luật của Anh, Malaysia đã ban hành hệ thống luật khá chặt
chẽ như:
 Luật Các khu tự do ban hành năm 1990.
 Malaysia đã ban hành Luật Thuế Đối kháng (CV) và Thuế Chống Bán
Phá giá (AD) từ cuối năm 1993
 Năm 2000, Chính phủ Malaysia đã sửa đổi Luật Bản quyền, Luật Bằng sáng
chế, Luật Nhãn hiệu Thương mại
Trang 13
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
 Qui định về bán hàng hạ giá ban hành năm 1997
 Quy định dán nhãn dinh dưỡng ban hành tháng 3/2003
 Đơn giản thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu
• Thuế quan:
Malaysia tranh thủ xuất khẩu theo chế độ ưu đãi thuế GSP của Nhật, Mỹ, EU, và một
số nước Đông Âu.
• Các biện pháp phi thuế quan:
Malaysia áp dụng đa dạng các biện pháp phi thuế quan. Malaysia duy trì chế độ giấy
phép xuất nhập khẩu và văn bản đồng ý xuất nhập khẩu. Từ năm 2005, Malaysia
không còn áp dụng hạn ngạch với hàng hóa xuất nhập khẩu.
• Tỷ giá hối đoái - Đầu tư:
Bên cạnh các biện pháp trên, Malaysia cũng thực hiện một số biện pháp liên quan đến
tỷ giá hối đoái và đầu tư để thúc đẩy thương mại. Năm 1993, Malaysia thành lập Uỷ
ban chứng khoán nhằm thúc đẩy thị trường vốn hoạt động một cách có hiệu quả và có
trật tự. Tháng 7 năm 2005 tỷ giá hối đoái cố địnhban hành trong thời kì khủng hoảng
(1/9/1998) đã bị bãi bỏ, thay thế bằng một hệ thống tỷ giá tự donhưng có quản lý
nhằm kích thích hoạt động kinh tế, thương mại. Tháng 3 năm 2006, Malaysia đã dỡ bỏ
lệnh cấm bán trước hạn (bán khống) đã áp dụng trong thời kì khủng hoảng (1997) để

tạo thị trường vốn linh hoạt hơn.
• Các chính sách khác:
Những năm gần đây, Malaysia đang thực hiện hàng loạt các biện pháp xúc tiến thương
mại và khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu. Có thể kể đến như:
 Kí kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), tổ chức hội chợ xúc tiến xuất
khẩu. (Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 11 năm 2012, tại Kuala Lumpur,
Malaysia đã diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Malaysia (viết tắt là
Trang 14
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Intrade). Có doanh nghiệp từ 17 nước tham gia trưng bày, giới thiệu sản
phẩm và khách thăm Hội chợ đến từ 77 nước),
 Thường xuyên đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
 Tổ chức các phái đoàn thương mại ra nước ngoài tìm cơ hội đầu tư và kinh
doanh.
 Malaysia có các khu vực tự do (FZs) dành cho việc thành lập các nhà máy
sản xuất định hướng xuất khẩu và các cơ sở lữu giữ hàng hoá. Nguyên liệu
thô và thiết bị có thể được nhập khẩu miễn thuế vào các khu vực này theo
các thủ tục hải quan tối thiểu. Những công ty xuất khẩu không dưới 80%
sản lượng của họ và phụ thuộc vào hàng hoá, nguyên liệu và phụ tùng nhập
khẩu đều có thể được xây dựng trong những FZs này. Những công ty trong
FZ's bán hàng hoá vào Malaysia phải nộp thuế nhập khẩu.Ngoài FZ's,
Malaysia cũng cho phép thành lập các kho sản xuất theo giấy phép, ở đó các
công ty được tự do hơn song vẫn được hưởng những ưu đãi như kinh doanh
ở FZ.
 Hỗ trợ thanh toán cho các DN xuất khẩu thông qua việc thỏa thuận, kí kết
giữa NHTW Malaysia với các ngân hàng nước ngoài.
 Thành lập các trung tâm thông tin về thương mại và công nghệ
 Tăng cường cập nhật, chuyển tải thông tin mới về thương mại và công nghệ
tới các doanh nghiệp

 Thành lập Cơ quan chuyên trách về xuất khẩu (MATRADE)
2.3.2.2. CHÍNH SÁCH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỪ 1990-2012
Để nâng cao chất lượng hàng hóa, tiết kiệm CPSX và nâng cao hiệu quả khai thác
nguồn lực phát triển cũng như phát huy lợi thế so sánh, mở rộng thị trường xk, nâng
cao uy tín QG trên trường quốc tế,…, Malaysia tích cực thực hiên chính sách tự do
hóa thương mại với lộ trình rõ ràng:
- Tham gia vào các liên kết kinh tế như :Asean(1967); AFTA(1992); WTO(1995);…
Trang 15
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
- Ký kết các hiệp định song phương và đa phương với nhiều quốc gia như: Nhật,
NewZealand, Autralia…(Malaysia ký kết hiệp định song phương với Việt Nam vào
năm 2008)
- Cắt giảm thuế quan sau khi gia nhập các liên kết kinh tế và ký kết các hiệp định
song phương, đa phương:
 Cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo quy định của khu vực mậu dịch tự
do( AFTA). Mức thuế nhập khẩu từ 0-300% . Mức thuế cao được áp dụng đối
với mặt hàng xa xỉ và được bảo hộ. Mức thuế thấp hơn được áp dụng đối với
nguyên liệu thô và tăng lên đối với các mặt hàng giá trị gia tăng hoặc gia công
chế biến. Ngoài thuế nhập khẩu, hầu hết hàng nhập khẩu đều phải chịu thuế bán
hàng (sales tax) 10%. 6,8% số dòng thuế có mức thuế nhập khẩu 16-20%.
16,9% số dòng thuế có mức thuế nhập khẩu trên 20% . Một số dòng thuế khác
như ô tô nhập khẩu là trên 100%.Năm 2000, thuế nhập khẩu áp dụng cho 136
loại thực phẩm (tươi, khô và chế biến) được giảm từ khoảng 5%-20% xuống
còn 2%-12%. Thuế nhập khẩu thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá, đồ uống có cồn
và một số thực phẩm chế biến có giá trị cao vẫn cao. Thuế xuất khẩu ở mức
khoảng 5% đến 10% đối với những mặt hàng chính là dầu mỏ, gỗ xẻ, cao su,
dầu cọ và thiếc. Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Malaysia ở mức 0-30%
 Thực hiện biểu thuế CEPT từ 0-5% vào năm 2003.
Hiện nay,Malaysia có 96,6% dòng thuế cho các mặt hàng được đưa vào CEPT, trong

đó 97,1% đã ở mức 0%-5%; 60,4% đang ở mức 0%.
 Malaysia tuân theo Hệ thống Thuế Hài hòa (Harmonized Tariff Schedule -
HTS) để phân loại hàng hóa.
 Mức thuế MFN được áp dụng trung bình là 9,29%.
 Nguyên vật liệu và máy móc sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu không phải
chịu thuế nhập khẩu và thuế bán hàng. Malaysia cũng miễn thuế cho máy móc
và thiết bị trong nước không sản xuất được.
Trang 16
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
 17% số dòng thuế của Malaysia (bao gồm các ngành: thiết bị xây dựng, nông
sản, khoáng sản và phương tiện vận tải) chịu chế độ giấy phép nhập khẩu không
tự động
 Malaysia đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với 1 số mặt hàng nhập khẩu.
• Giấy copy của Nhật Bản, EU, lndonesia và giấy nhăn của Australia, EU,
Hàn Quốc và thạch cao của Thái Lan(1996-2000)
• Giấy in báo có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Canada, lndonesia, Hàn Quốc,
Philipines và Mỹ (2003).
- Dỡ bỏ hàng rào Phi thuế quan theo các hiệp định, hiệp ước:
 Nước này cũng áp dụng điều kiện kĩ thuật (có giấy chứng nhận Halal) đối với
nhập khẩu gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhưng không hạn
chế số lượng. Một số sản phẩm cuối cùng bắt buộc phải có các giấy chứng nhận
do Bộ Y tế Malaysia cấp như Giấy chứng nhận Y tế, Giấy chứng nhận áp dụng
tiêu chuẩn HACCP, Giấy chứng nhận áp dụng phương pháp sản xuất tốt – GMP,
…Một số loại thực phẩm đóng gói khi bán tại Malaysia phải được dán nhãn dinh
dưỡng.
 Kể từ tháng 1/2004, Chính phủ Malaysia đã bãi bỏ các quy định về tỉ lệ nội địa
hóa do trái với các qui định của Hiệp định TRIMS.
 Malaysia cũng phản đối các hình thức bảo hộ trá hình của các nước phát
triển, như các vấn đề về Tiêu chuẩn Lao động, Quy chế đầu tư, Chính sách Cạnh

tranh, Chương trình mua sắm Chính phủ.
2.3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2.3.3.1. THÀNH CÔNG
Kết quả về Thương mại quốc tế mà Malaysia đạt được trong thời kì này hết sức tự
hào. Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng lên. Tuy có giảm đôi chút trong cuộc
khủng hoảng vừa qua nhưng Malaysia vẫn là một nước xuất siêu.
Trang 17
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Malaysia tiếp tục tăng mạnh( tăng 14.3% so với
năm 2010).
Bảng 1: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu của các nước
ASEAN năm 2011:
Tên nước Xuất khẩu Nhập khẩu
Kim
ngạch (Tỷ USD)
Tăng/giảm so
với năm 2010
(%)
Kim
ngạch (Tỷ USD)
Tăng/giảm so
với năm 2010
(%)
Singapore 409,5 16,4 365,8 17,7
Thailand 228,8 17,2 228,5 24,9
Malaysia 227,0 14,3 187,7 14,0
Indonesia 201,5 27,5 176,4 30,3
Viet Nam 96,9 34,2 106,7 25,8
Philippines 48,0 -6,7 64,0 9,5

Brunei (E) 12,3 37,5 3,3 32,1
Myanmar (E) 10,5 20,0 7,2 49,8
Cambodia (E) 7,0 35,1 9,3 37,0
Lao PDR (E) 2,4 37,4 2,7 28,6
Nguồn: WTO và Tổng cục Hải quan Ghi
chú: (E) Số liệu theo ước tính của WTO
Đến năm 2012,do triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu không chắc chắn khiến xuất
khẩu của nước này giảm nhưng vẫn đạt giá trị khá cao so với các nước trong khu vực
(khoảng 58 tỷ Ringgit)
Trang 18
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia từ 1/2011 đến 1/2013
Nguồn: tradingeconomics.com
Đối tác thương mại của Malaysia cũng thay đổi đáng kể. Mỹ không còn là đối tác
hàng đầu mà thay vào đó là Trung Quốc, tiếp đến là Singapore, Nhật Bản. Trong đó
các thị trương xuất khẩu chính là Singapo, Trung Quốc, Hoa Kỳ và các thị trường
nhập khẩu chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Bảng 2: Top 10 đối tác thương mại của Malaysia - 2011
NƯỚC
2011 (RM
Billion)
%
Trung Quốc 166.86 13.2
Singapore 161.68 12.7
Trang 19
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Nhật Bản 145.29 11.5

Mỹ 112.98 8.9
Thái Lan 70.23 5.5
Indonesia 55.92 4.4
Đài Loan 49.78 3.9
Hàn Quốc 48.99 3.9
Hong Kong 44.83 3.5
Đức 40.37 3.2
Khác 371.86 29.3
Tổng 1,268.78 100.0
Nguồn:
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Malaysia hiện nay là các mặt hàng thuộc
nhóm hàng điện và điện tử, viễn thông, xăng dầu và các loại dầu thực vật.
Trang 20
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
Biểu đồ: Các mặt hàng XK của Malaysia 2012
Nguồn:
Mặt hàng Điện, điện tử đóng góp trị giá lớn nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu 211,16
tỷ RM. Malaysia hiện đang là một trong những nước xuất khẩu chất bán dẫn và linh
kiện điện tử hàng đầu thế giớivà cũng là nước đứng thứ năm về xếp hạng cạnh tranh
trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương về thương mại và hiệu quả của chính
phủ. Từ đây chúng ta có thể thấy được thành quả từ những chính sách mặt hàng của
Malaysia.
2.3.3.2. HẠN CHẾ:
- Các chính sách xuất khẩu dựa chủ yếu vào xuất khẩu mặt hàng điện, điện tử nên năm
2001-2002, Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tụt dốc của nền kinh tế toàn cầu và
Trang 21
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
sự đình trệ của nghành công nghệ thông tin GDP năm 2001 chỉ tăng trưởng 0,5% do

kim nghạch xuất khẩu của năm giảm gần 11%.
PHẦN 3: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM
Việt Nam và Malaysia là 2 đối tác thương mại lâu năm của nhau.Việt Nam và
Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/3/1973.
3.1.TH



TR

ƯỜ

NG XU



T KH



U VI



T NAM – MALAYSIA.
Trang 22
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam trên thế giới, sau EU và Mỹ.
Trong đó, Malaysia là thị trường lớn nhất của hàng xuất khẩu hàng Việt Nam, chiếm

tỷ trọng 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN, tiếp
theo là Campuchia (16,6%), Thái Lan (15,3%), Indonesia (13,8%)
3. 2.H



P TÁC TH

ƯƠ

NG

MAI.
Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong các năm qua (đơn vị tính
USD )
Năm Việt Nam
xuất
Việt Nam
nhập
Tổng kinh
ngạch
Mức tăng
XNK
XK chiếm
2007 1,389,950,130 2,289,697,23
4
3,679,647,364 37.80%
2008 1,955,264,507 2,596,052,38
5
4,551,316,892 23.70% 43%

2009 1.681.601.71
3
2.504.734.79
1
4.186.336.50
4
-8% 40.10%
2010 2,093,117,890 3,413,391,71
6
5,506,509,606 31.50% 38%
2011 2,832,413,077 3,919,719,82
2
6,752,132,899 22.60% 41.90%
2012 4,496,103,286 3,412,468,86
5
7,908,572,151 17.13% 56.85%
( Nguồn : />2012.pdf )
Biểu đồ XK và NK giữa VN và Malaysia trong giai đoạn gần đây (tính theo tỷ USD)
Biểu đồ thể hiện XK và NK giữa Việt Nam và Malaysia từ năm 2007-2012
Nhận xét : Trong các năm 2007-2011 ta thấy tỷ trọng xuất khẩu của chúng ta luôn nhỏ
hơn so với nhập khẩu, nhưng năm 2012 lại có tỷ lệ xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Và
Trang 23
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia là
Dầu thô, và Máy vi tính, sản phẩm điện tử. Xem chi tiết ở bảng dưới đây :
Các mặt hàng xuất khẩu chính VN đi Malaysia năm 2012
VN XK đi Malaysia Giá trị USD Mức thay đổi %
so với 2011
Dầu thô 1,007,694,912 5.94

Máy vi tính, sản phẩm
điện tử
854,867,430 836.92
Cao su 564,142,517 145.89
Điện thoại, linh kiện 383,980,622 141.61
Sắt thép các loại 156,924,185 5.26
Xăng dầu các loại 63,744,899 -7.85
Cà phê 55,372,089 10.62
( Nguồn: />2012.pdf).
Trong bảng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Malaysia ta thấy : Lĩnh vực xuất
khẩu Dầu thô chiếm giá trị lớn khoảng hơn 1 tỷ USD. Lĩnh vực máy vi tính, sản phẩm
điện tử có mức thay đổi lớn nhất so với năm 2011, cho thấy Việt Nam đang là nước
xuất khẩu các mặt hàng công nghệ nhưng chủ yếu là linh kiện điện tử.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam nhập khẩu từ Malaixia năm 2012:
VN NK từ Malaysia Giá trị USD Mức thay đổi %
so với 2011
Máy vi tính, điện tử, linh
kiện
662,061,318 35.08
Dầu mỡ động thực vật 508,347,620 -8.90
Chất dẻo nguyên liệu 276,167,323 11.42
Xăng dầu các loại 255,562,911 -27.21
Hóa chất 175,576,497 23.47
Sản phẩm hóa chất 133,692,727 -0.20
Sắt thép các loại 96,684,296 -66.26
Trang 24
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2012
Thực hiện: Nhóm 6
( Nguồn: />2012.pdf).
Trong bảng các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Malaysia ta thấy : Lĩnh vực Máy vi

tính, điện tử, linh kiện chiếm giá trị lớn nhất khoảng hơn 650 triệu USD và có mức
thay đổi lớn nhất so với năm 2011. Lĩnh vực sắt thép các loại có mức giảm lớn nhất so
với năm trước.
3.3. TÌNH HÌNH Đ



U T

Ư

C



A MALAYSIA VÀO VI



T NAM
Tính đến năm 2012, Malaysia có 433 dự án với tổng số vốn đăng ký là hơn 11.3 tỉ
USD, đứng thứ 7 trong số hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào
Việt Nam và đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau Singapore).
Trong đó, riêng năm 2011, Malaysia có 37 dự án với số vốn đăng ký là 115.7 triệu
USD.
PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Mỗi chính sách của một nước đều có những điểm khác biệt do hoàn cảnh, điều kiện
phát triển là khác nhau. Thông qua việc nghiên cứu Chính sách Thương mại Malaysia,
việc rút ra một số kinh nghiệm là rất cần thiết cho Việt Nam trong quá trình phát triển
kinh tế.

1. Việt Nam đã xác định rõ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với từng thời kì phát
triển của đất nước. Từ xuất khẩu các mặt hàng thô, chưa qua chế biến đến các mặt
hàng đã chế biến, sử dụng công nghệ cao. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để
càng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế.
Trong đó, đặc biệt chú ý đến viêc khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
2. Malaysia là 1 trong 3 nước rất thành công trong việc xây dựng và phát triển các khu
chế xuất cũng như các khu mậu dịch tự do. Một trong những nguyên nhân là quốc gia
Trang 25

×