Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

xuất khẩu lao động sang malaysia, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.93 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
SANG
MALAYSIA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
Học phần : Chính sách kinh tế
đối ngoại 1(113)_2
Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 52A
Giáo viên hướng dẫn : Đỗ Thị Hương
Nhóm thực hiện : Nhóm 9
Hà Nội, tháng 3/2013
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu lao động là một hoạt động trao đổi hàng hoá
sức lao động giữa các quốc gia, các nền kinh tế dựa trên cơ sở
lợi thế về nguồn và cơ cấu lao động.Với nước ta - một quốc gia
có dân số đông và nguồn lao động dồi dào - thì xuất khẩu lao
động thực sự là một lĩnh vực có nhiều lợi thế. Hơn thế nữa, nó
còn là một yêu cầu bức bách khi mà tình trạng thiếu việc làm ở
nước ta hiện nay vẫn đang là vấn đề làm đau đầu các nhà
hoạch định chính sách. Xuất khẩu lao động thực sự đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết các nhu cầu
Xã hội ở nước ta.
Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua
có thể chia làm hai thời kỳ : Thời kỳ hợp tác lao động quốc tế
(1980 -1990) và thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước (1991 – nay). Điểm nổi bật
của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ hợp
tác quốc tế là hình thức cung ứng lao động chủ yếu thông qua
Hiệp định hợp tác lao động ký kết giữa Chính phủ ta với chính


phủ bạn, thị trường tiếp nhận phần lớn là các nước XHCN. Bước
sang thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước, chúng ta đã mất đi hầu hết thị trường
tiếp nhận lao động truyền thống trước đây. Tuy nhiên với sự nỗ
lực của Đảng, Nhà nước ta và trước hết là những cố gắng tự
thân không ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động,
hoạt động xuất khẩu lao động của ta đã được khôi phục trở lại
và không ngừng phát triển trong những năm qua. Hiện nay, thị
trường xuất khẩu lao động của ta đã mở rộng đến trên 40 nước
và vùng lãnh thổ. Đông và Đông Nam Á là khu vực thị trường
xuất khẩu lao động chủ yếu của nước ta hiện nay. Khu vực này
hàng năm tiếp nhận khoảng trên 40.000 lao động Việt Nam,
chiếm gần 80% số lao động đi làm việc tại nước ngoài của ta.
Hiện tại khu vực này gồm có 5 thị trường đã mở cửa tiếp nhận
lao động của ta là Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và
Malaysia tuy nhiên dự báo trong tương lai số lượng thị trường
của ta tại khu vực này chắc chắn không dừng lại ở con số 5 như
trên
Với nội dung bài tiểu luận này, nhóm 9 xin nghiên cứu đề
tài về Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia, thị trường
xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam nhằm làm rõ hơn về
những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên lĩnh vực này
NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động
1. Khái niệm
2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
3. Các hình thức xuất khẩu lao động
4. Vai trò của xuất khẩu lao động
II. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang
Malaysia

1. Đặc điểm lao động xuất khẩu Việt Nam
2. Đặc điểm thị trường lao động của Malaysia
3. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia
4. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang
Malaysia
III. Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia
1. Định hướng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia
trong thời gian tới
2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sang
Malaysia
I. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động
1. Khái niệm
Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, thường gọi tắt
là Xuất khẩu lao động Việt Nam, là hoạt động kinh tế dưới
hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo
hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao
động của doanh nghiệp nước ngoài.
2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
- Xuất khẩu lao động là một loại hoạt động kinh tế và diễn
ra gay gắt:
Ở nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu lao động là một
trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao
động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình
thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích
khác. Những lợi ích này đã buộc các nước xuất khẩu lao
động phải chiếm lĩnh mức cao nhất thị trường lao động ở
nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa
trên quan hệ cung cầu sức lao động. Nó chịu sự điều tiết,
sự tác động của các quy luật của kinh tế thị trường. Bên

cung phải tính toán mọi hoạt động của mình đẻ làm sao
bù đắp được chi phí và có phần lãi vì vậy cần phải có cơ
chế thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động.
Bên cầu cũng phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của việc
nhập khẩu lao động.
- Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất
xã hội:
Thực chất, xuất khẩu lao động không tách rời khỏi người
lao động. Do vậy, mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động phải kết hợp với chính sách xã hội:
Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài
được lao động như cam kết ở trong hợp đồng, cũng như
đảm bảo các hoạt động công đoàn hơn nữa, người lao
động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn do vậy cần
phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động
sau khi họ hoàn thành hợp đồng và trở về nước.
- Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữa quản lý vĩ
mô của Nhà nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của
tổ chức xuất khẩu lao động đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài:
Xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở của hợp đồng
cung ứng lao động. Nếu như trước đây (giai đoạn 1980-
1990) Việt Nam tham gia thị trường lao động quốc tế đã
xuất khẩu lao động của mình qua các hiệp định song
phương, trong đó quy định khá chi tiết về điều kiện lương,
ăn ở, đi lại, bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Thì ngày
nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc
tế thì hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động đều
do các tổ chức xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở
hợp đồng đã ký. Đồng thời, các tổ chức xuất khẩu lao động

cũng chịu trách nhiệm tổ chức đưa đi và quản lý người lao
động. Và như vậy thì các Hiệp định, các thỏa thuận song
phương chỉ có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách
nhiệm Nhà nước ở tầm vĩ mô.
- Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu
lao động:
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lợi ích kinh tế của Nhà
nước chính là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về
nước và các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức xuất khẩu
lao động là các khoản thu được chủ yếu từ các loại phí giải
quyết việc làm ngoài nước. Còn lợi ích của người lao động
chính là các khoản thu nhập. Chính vì chạy theo lợi ích mà
các tổ chức xuất khẩu lao động có quyền đưa người lao
động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài rất dễ vi
phạm quy định của nhà nước, nhất là việc thu các loại phí
dịch vụ. Từ chỗ các quyền lợi của người lao động bị vi
phạm sẽ khiến cho việc làm ngoài nước không thật hấp
dẫn người lao động
Ngược lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà người lao
động rất dễ vi phạm những hợp đồng đã ký kết, bỏ hợp
đồng ra làm việc bên ngoài Do vậy, các chế độ chính
sách phải tính toán làm sao cho đảm bảo được sự hài hòa
lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đến lợi ích
trực tiếp của người lao động.
- Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi:
Hoạt động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất nhiều vào
nước có nhu cầu nhập khẩu lao động do vậy cần phải có
sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ
được thực hiện để xây dưng chính sách và chương trình
đào tạo giáo dục định hướng phù hợp và linh hoạt. Chỉ có

những nước nào chuẩn bị được đội ngũ công nhân với tay
nghề thích hợp mới có điều kiện thuận lợi hơn trong việc
chiếm lĩnh thị phần lao động ở ngoài nước. Và cũng chỉ có
nước nào nhìn xa trông rộng, phân tích đánh giá và dự
đoán đúng tình hình mới không bị động trước sự biến đổi
của tình hình từ đó đưa ra được chính sách đón đầu trong
hoạt động xuất khẩu lao động.
3. Các hình thức xuất khẩu lao động
Hình thức xuất khẩu lao động: là cách thức thực hiện việc
đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do
nhà nước quy định.
Ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau:
- Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình
độ và làm việc có thời gian ở nước ngoài.
- Hợp tác lao động và chuyên gia.
- Đưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp
Việt Nam nhận thầu khoán xây dựng, liên doanh hay
liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài hay đầu tư ra
nước ngoài.
- Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của
công ty nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động
được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch
vụ cung ứng lao động.
- Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước
ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một
doanh nghiệp chuyên doanh về xuất khẩu lao động.
- Xuất khẩu lao động tại chỗ.
4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động
- Về mục tiêu kinh tế
Trong khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế chưa lâu, kinh tế

nước ta còn gặp vô vàn khó khăn, mọi nguồn lực còn eo
hẹp thì việc hàng năm chúng ta đưa hàng vạn lao động ra
nước ngoài làm việc đã mang về cho đất nước hàng tỷ
USD/năm. Đóng góp quan trọng vào việc phát triển đất
nước.
- Về mục tiêu xã hội
Mặc dù còn những hạn chế nhất định với tiềm năng, song
xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm qua bước
đầu đã đạt được những thành công nhất định về mục tiêu
mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Trước hàng loạt những khó khăn và gánh nặng thất nghiệp
của người lao động trong nước, cùng với các biện pháp tìm
kiếm và tạo công ăn, việc làm trong nước là chủ yếu thì
xuất khẩu lao động đã trở thành một trong những ngành
kinh tế quan trọng, góp phần tạo công ăn việc làm và thu
nhập cho hàng vạn lao động mỗi năm, đồng thời làm giảm
sức ép về việc làm và tạo sự ổn định xã hội ở trong nước
II. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang
Malaysia
1. Đặc điểm của thị trường lao động xuất khẩu Việt
Nam
- Nguồn lao động xuất khẩu Việt nam rất dồi dào, theo thống kê, hiện nay
việt nam có trên 500.000 lao động làm việc trên 40 quốc gia và vùng lãnh
thổ và làm việc ở 30 ngành công nghiệp khác nhau. Ngoài 4 thị trường
truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia thì hiện nay
xuất khẩu lao động Việt Nam bắt đầu sang Libya.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động đi làm việc ở
nước ngoài trong 10T.2012 là 65.183 lao động, bằng 87% so với cùng kỳ
năm ngoái và đạt 72,4% so với chỉ tiêu kế hoạch dự kiến là 90.000 lao động
đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2012

Thị trường xuất khẩu lao động 10T.2012
Thị trường Số lao động
Đài Loan 24.553
Hàn Quốc 8.989
Nhật Bản 7.006
Lào 5.092
Malaysia 6.675
Campuchia 4.278
Macao 1.783
Cộng hòa Síp 1.255
Ả rập Xê-út 1.829
UAE 1.380
Kuwait 425
Libya 306
LB Nga 290
Mozambique 213
Peru 173
Israel 157
Oman 154
Bồ Đào Nha 145
Các thị trường khác 480
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
- Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO, đã khiến cách nhìn đối với lao
động Việt Nam của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia phát triển,
cũng cởi mở hơn, thân thiện hơn. Gia nhập WTO xem như “cơ hội vàng”
cho xuất khẩu lao động Việt Nam.
- Người lao động xuất khẩu Việt Nam được đánh giá khá nhanh nhẹn, cần
cù, chịu khó học hỏi, ham hiểu biết, nắm bắt công việc nhanh. Gía nhân
công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Các nước có thu

nhập đầu người ở mức 10000 USD trở lên đều có nhu cầu tiếp nhận lao
động từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam.
- Tuy nhiên, chất lượng trình độ của lao động xuất khẩu chưa cao, thể lực
yếu, chưa thích nghi được với cường độ lao động công nghiệp, ngoại ngữ
kém, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao.
Người đi lao động xuất khẩu của Việt Nam gồm lao động phổ thông và
lao động có tay nghề. Trong đó, người xuất khẩu theo dạng lao động phổ
thông thường là những nông dân hay là người các tỉnh nghèo, người dân
tộc, vì muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Người đi lao động thường
phải chịu chi phí cao trước khi xuất hành, có thể rơi vào điều kiện làm
việc kham khổ, và đôi khi là nạn nhân của lừa đảo, bóc lột, buôn người.
Theo báo cáo của 10 tỉnh, thành phố được giám sát, tỷ lệ lao động có tay
nghề khoảng 20-30%, chủ yếu làm lao động làm các công việc giản đơn,
phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp. 70-80% người lao động
không được tuyển dụng trực tiếp mà phải thông qua môi giới.
Mặc dù tỷ lệ lao động được đào tạo tăng gần 35% nhưng trình độ và kỹ
năng của nhiều lao động Việt Nam chưa thích ứng với yêu cầu của thị
trường lao động trong và ngoài nước, dẫn đến chất lượng lao động chưa
cao. Lao động Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn gặp nhiều khó khăn như
tay nghề hạn chế, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, ít hiểu biết về pháp
luật, khả năng thích nghi với văn hóa nước bạn. Đối với những ngành
nghề có thu nhập cao mà thị trường đang cần như các ngành công nghệ
cao, khách sạn, nhà hàng, với yêu cầu về chuyên môn cũng như ngoại
ngữ khá cao thì lao động của Việt Nam chỉ đáp ứng được rất ít.
Tác phong làm việc của người lao động xuất khẩu Việt nam chưa tốt.
Việc một số lao động tìm cách trốn ở lại sau khi hết hợp đồng, vi phạm
pháp luật, tác phong làm việc chưa tốt cũng là một điều mà làm nhiều
người bản địa và người sử dụng lao động mất thiện cảm với lao động Việt
Nam.
Tháng 10/2012, hơn 12,000 người Việt Nam đã hoàn thành kỳ thi tiếng

Hàn vô cùng bàng hoàng trước thông tin đất nước củ sâm tạm ngưng
chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài (EPS). Tuy nhiên, đây là
một hậu quả không sớm thì muộn và đã được cảnh báo trong nhiều năm
qua. Có thời điểm, tỷ lệ lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc lên đến 57%,
nghĩa là cứ 2 người thì có ít nhất 1 người bỏ trốn.
Tại Nhật Bản - đất nước tiếp nhận khá nhiều người lao động Việt Nam
dưới dạng tu nghiệp sinh, tình trạng cũng không sáng sủa hơn. Theo ông
Masumi Higuma, Trưởng đại diện Hiệp hội Phát triển nguồn nhân lực
quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản tại Việt Nam, một số
công ty Nhật không còn mặn mà với tu nghiệp sinh Việt Nam cũng vì
tình trạng bỏ trốn và làm việc bất hợp pháp
2. Đặc điểm của thị trường lao động Malaysia
- Thị trường Malaysia là một thị trường dễ tính, cần nhiều
lao động phổ thông, không yêu cầu cao trình độ văn hóa
và bằng cấp tay nghề; không khắt khe về thể trạng (chiều
cao, cân nặng), tuổi tác và đặc biệt chi phí đi ban đầu rất
thấp (khoảng 25 triệu đồng) – thấp nhất so với các thị
trường hiện nay. Tuy nhiên, do đặc tính về xã hội và văn
hóa – là quốc gia hồi giáo - nên nó đòi hỏi khá nhiều về
trình độ giao tiếp, hay tập quán của người công nhân. Bên
cạnh đó, nó đòi hỏi tính kỷ luật cao và tính hợp pháp của
người lao động.
- Các ngành chủ yếu là điện, điện tử, dệt may, dịch vụ… Vì
là thị trường dễ tính, không đòi hỏi tay nghề nên thu nhập
của người lao động cũng không cao, trung bình từ 3- 7
triệu đồng/tháng trong điều kiện làm việc hết sức vất vả.
- Chính phủ Malaysia cũng liên tục công bố nhiều dự án tại
khu vực Đông Malaysia (Sabah và Sarawak) - nơi đang
được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ,
dự báo nhu cầu sử dụng số lượng lớn lao động nước ngoài

làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại các dự án lớn.
- Thị trường Malaysia sử dụng nhiều lao động nữ vì ý thức kỷ
luật tốt, cần cù chịu khó, khéo tay tiếp thu nhanh còn lao
động nam vẫn “yếu thế” hơn dưới con mắt của nhà tuyển
dụng thị trường này.
- Từ khi mới mở thị trường, mức lương cơ bản tối thiểu là
18RM/ngày (hiện nay 1RM≈7000VND) thì từ 01/07/2007
được nâng lên 19RM/ngày và từ 01/01/2009 thì tại hầu hết
các hợp đồng cung ứng lao động, mức lương cơ bản tối
thiểu được nâng lên 21RM/ngày. Đặc biệt với các lao động
đã qua đào tạo nghề mức lương cơ bản có thể được trả lên
đến 40 – 50 RM/ngày. Và theo “Chế độ tiền lương tối thiểu”
vừa được Bộ nhân lực Malaysia ban hành, từ ngày
1.1.2013 tiền lương tối thiểu người lao động tại các doanh
nghiệp ở khu vực tây Malaysia (tập trung lao động Việt
Nam đang làm việc) sẽ là 900RM/tháng (6.3 triệu
đồng/tháng) hoặc 35RM/ngày (280000đồng/ngày). Nếu
như trước đây, mỗi năm người lao động phải trích từ thu
nhập một khoản tiền = 1.200 RM để nộp thuế theo quy
định của Chính phủ Malaysia, thì từ 01/04/2009, người lao
động nước ngoài ký hoặc gia hạn hợp đồng lao động mới
sẽ được miễn 100% thuế Levy (thuế thu nhập). Những
chính sách này đã giúp Malaysia thu hút và giữ chân được
nhiều lao động.
Đặc điểm của thị trường lao động ở Malaysia là “làm thêm
giờ nhiều hơn thời gian lao động chính”, cho nên, khi lương
cơ bản tăng, lương làm thêm cũng tăng theo. Vì thế nếu
cộng tiền làm thêm giờ, thu nhập của nhiều lao động đạt
trung bình từ 1.300 – 1.500 R.M/tháng (tương đương 13 –
15 triệu đồng).

- Đặc biệt, Malaysia cũng thực hiện nhiều dịch vụ hỗ trợ
3. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang
Malaysia
- Malaysia là một trong những thị trường chủ yếu dành cho
việc xuất khẩu lao động của Việt Nam, chính vì vậy, số
lượng người lao động Việt Nam làm việc tại đây là rất lớn.
Malaysia là nước nhập khẩu lao động hàng đầu châu Á với
hơn 2 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu đến từ Indonesia,
Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Việt Nam, chiếm 20% lực
lượng lao động nước này.
- Việt Nam chính thức mở thị trường xuất khẩu lao động
sang Malaysia từ tháng 4-2002. Từ đó đến nay, đã có
khoảng 190.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại
Malaysia,làm việc tại 12 trong tổng số 13 bang của
Malaysia.
- Từ năm 2002 đến đầu năm 2007, ta đã đưa số lượng lớn
lao động sang thị trường này. Tuy nhiên, đầu năm 2009,
các doanh nghiệp Malaysia sa thải hàng loạt công nhân,
đồng thời Chính phủ Malaysia ban hành lệnh cấm tuyển
lao động nước ngoài để ưu tiên việc làm cho người dân
trong nước. Điều này khiến không ít doanh nghiệp xuất
khẩu lao động Việt nam sang Malaysia lao đao. Theo thống
kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, năm 2009, cả
nước đưa được 75.000 lao động đi làm việc nước ngoài,
đạt 83% kế hoạch. Trong đó, Malaysia thị trường “vàng”
xuất khẩu lao động của Việt Nam một thời chỉ đưa được
chưa đến 3.000 lao động.
Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu. Thêm vào đó là, sự thay đổi chính sách của
nước sở tại, một số ngành kinh tế giảm nhu cầu lao động,

dẫn đến nhiều lao động nước ngoài (trong đó có lao động
Việt Nam) gặp khó khăn trong việc làm và thu nhập, một
bộ phận phải về nước trước thời hạn. Bên cạnh đó, một số
phương tiện thông tin đại chúng trong nước đã đưa nhiều
thông tin tiêu cực về thị trường này, làm người lao động
hoang mang, không muốn đi, do đó, trong hai năm 2008
và 2009, số lao động đi làm việc tại Malaysia đã giảm đi rõ
rệt so hàng chục nghìn người của những năm trước đó.
Tuy nhiên vào những tháng cuối năm 2009, thị trường này
đã ấm trở lại, cùng với đó, nhu cầu lao động của thị trường
này rất lớn, thu nhập được nâng cao hơn. Chính phủ
Malaysia cũng đưa ra một số chính sách giảm chi phí và
bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động nước ngoài.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã lựa chọn những
hợp đồng tốt, thu nhập khá và ổn định để đưa lao động đi.
Hiện nay, tình hình lao động ta làm việc tại Malaysia đã ổn
định, thu nhập tốt, hầu như không có vụ việc lớn phát
sinh. Đặc biệt là kể từ khi triển khai thực hiện Quyết định
số 71 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo
đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2009 – 2020, công tác thông tin tuyên
truyền, tư vấn, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước
ngoài, đặc biệt là đối với những thị trường “dễ tính” như
Malaysia đã được triển khai mạnh, nên số đăng ký tham
gia đã tăng lên rất nhiều. Khoảng một nửa trong số trên
2.500 lao động các huyện nghèo đang làm việc tại
Malaysia đều có điều kiện làm việc bảo đảm, thu nhập
khá, hàng tháng tiết kiệm được khoảng 4 triệu đồng. Rất
nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ có nhu
cầu tuyển dụng lao động nước ngoài nói chung và lao

động Việt Nam nói riêng đến làm việc. Số liệu thống kê
của cơ quan này cho biết, nhu cầu sử dụng lao động nước
ngoài đang gia tăng ở hầu hết các ngành nghề tại
Malaysia.
Năm 2010, kinh tế Malaysia đang từng bước phục hồi, nhu
cầu tiếp nhận lao động cũng được tăng lên đáng kể. Sau
thời gian đình trệ vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế,
thị trường lao động Malaysia đã có dấu hiệu hồi phục với
bằng chứng là nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động của
Việt Nam nhận được nhiều đơn đặt hàng của phía
Malaysia. Chính phủ Malaysia đã thành lập một tổ công
tác đặc biệt khảo sát nhu cầu tiếp nhận lao động nước
ngoài trong 5 lĩnh vực (điện, điện tử, cơ khí, dệt may và
chế biến thủy sản) và các hiệp hội sản xuất đã yêu cầu
Chính phủ xem xét nhu cầu thực tế của các ngành này
trong việc tiếp nhận lao động.
Tính đến cuối năm 2010, theo số liệu thống kê của Bộ lao
động thương binh và xã hội, Việt Nam đưa được 85.546 lao
động đi làm việc nước ngoài (vượt chỉ tiêu đề ra 85.000
trong năm 2010). Trong đó, thị trường Malaysia là 11.741
lao động tăng gấp 4 lần so với năm 2009.
Năm 2011, Malaysia thông báo cần 90.000 lao động thuộc
lĩnh vực dịch vụ, xã hội, khách sạn nhà hàng và lĩnh vực
giúp việc, còn các lĩnh vực khác thì nhu cầu là không giới
hạn số lượng cần tuyển trong lần này.
Theo báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, kết
thúc năm 2012, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài năm đạt 80.320 người. Trong đó, thị trường Đài
Loan hơn 30.500, Hàn Quốc hơn 9.200, Nhật Bản gần
8.800, Lào gần 6.200, Malaysia gần 9.300, Campuchia hơn

5.200, Macau 2.300.
- Hiện có 138 doanh nghiệp xuất khẩu lao động được phép
đưa lao động sang làm việc tại Malaysia. Lao động VN chủ
yếu tập trung ở một số bang có các khu công nghiệp, nhà
máy lớn như Kuala Lumpur, Penang, Johor, Melaka Bên
cạnh đó, số lao động bất hợp pháp tại Malaysia còn nhiều.
Tính đến ngày 26/9, tổng số lao động Việt Nam bất hợp
pháp tại Malaysia là 13.515 người; trong đó 11.013 người
đã đăng ký ở lại làm việc.
- Lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia tập trung chủ yếu
trong lĩnh vực: sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp,
dịch vụ và giúp việc gia đình Trong đó chiếm số lượng
nhiều nhất với ngành sản xuất chế tạo (khoảng 70%); số
lao động làm việc trong các ngành nghề khác chỉ chiếm
khoảng 30%.
- Trong đó, lao động nam được xuất khẩu sang Malaysia
thường chiếm số lượng lớn hơn lao động nữ.
Số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia 2002-
2011
STT Năm Xuất cảnh
Tổng số Nữ
1 2002 19.965 5.161
2 2003 38.227 6.069
3 2004 14.567 3.340
4 2005 24.605 6.660
5 2006 37.941 17.468
6 2007 26.704 9.054
7 2008 7.810 4.158
8 2009 2.792 1.604
9 2010 11.741 5.502

10 5 tháng đầu năm 2011 4.293 1.941
Tổng cộng 188.528 61.047
( Nguồn : Bộ lao động TB & XH )
- Lao động Việt Nam được người sử dụng lao động Malaysia
đánh giá tốt về tính cần cù, chăm chỉ, khả năng nắm bắt
công việc nhanh, chịu khó làm thêm giờ. Nhiều lao động
Việt Nam tích cực học tiếng Malaysia. Ngoài ra, lao động
Việt Nam còn được nhiều chủ lao động trong các ngành
dịch vụ như bán hàng tại các siêu thị, phục vụ nhà hàng
tin dùng bởi sự nhanh nhẹn và tận tình với khách của họ.
- Yêu cầu về độ tuổi lao động xuất khẩu đến Malaysia tương đương với
nhiều nước khác, vào khoảng 18-35 tuổi, một số khu vực chấp nhận công
nhân có độ tuổi dưới 40.
- Tuy vậy, trình độ lao động Việt Nam vẫn còn ở mức thấp.
Lao động nước ta được biết đến với những bất lợi thể hiện
ở “ba không”: Không nghề, không ngoại ngữ và không tác
phong công nghiệp. Trình độ tay nghề của lao động khi
xuất khẩu ra nước ngoài rất thấp. Chúng ta chủ yếu xuất
khẩu những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề,
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy mà
thu nhập của người lao động Việt Nam luôn thấp hơn lao
động xuất khẩu của các nước khác. Hiện nay ở Malaysia có
rất nhiều công xưởng sản xuất điện tử rất lớn cung cấp
cho thế giới, nhưng lao động Việt Nam ít vào được khu vực
đó, bởi chúng ta chủ yếu tuyển mộ lao động phổ thông
giản đơn.
Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém.
Những mâu thuẫn trong lao động đều xuất phát từ bất
đồng ngôn ngữ giữa giới chủ và lao động Việt Nam. Nhiều
lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu

cầu về trình độ ngoại ngữ.
Lao động nước ta thiếu kỷ luật và thiếu nghiêm túc trong
việc thực hiện bảo hộ lao động, rất nhiều lao động nước ta
làm việc tại Malaysia thường xuyên bị tai nạn. Tỷ lệ vi
phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao (khoảng 10
– 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam.
Sức khỏe của lao động nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế,
lao động của nước ta chỉ đủ sức khỏe làm các công việc ở
các ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
làm việc trong các nhà máy còn các công việc như đi biển,
xây dựng thì chưa đạt yêu cầu.
- Tiền lương bình quân của lao động Việt Nam tại Malaysia
vào khoảng 6,5 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ chi phí ăn
(hầu hết chủ sử dụng Malaysia không đài thọ ăn cho người
lao động), chi tiêu sinh hoạt, đi lại… thì mỗi người chỉ tích
lũy được khoảng 2 triệu đến 3 triệu đồng/tháng.
Thu nhập của lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực
xây dựng ở Malaysia cao hơn lĩnh vực nhà máy khoảng 20-
30%. Mức lương cơ bản của lao động xây dựng nước ngoài
hiện nay đạt 40 - 45 RM/ngày trở lên trong khi lao động
phổ thông chỉ khoảng 35 RM/ngày.
Kể từ 1-1-2013, quy định mới về tiền lương tối thiểu của
Malaysia sẽ có hiệu lực: khu vực Tây Malaysia là 900
RM/tháng (khoảng 6,1 triệu đồng) hoặc 4,33 RM/giờ
(khoảng 29.000 đồng), ở Sabah, Sarawk và Labuan là 800
RM/tháng (khoảng 5,5 triệu đồng) hoặc 3,85 RM/giờ
(khoảng 26.000 đồng).
4. Đánh giá
- Thành công: Xuất khẩu lao động Việt nam sang Malaysia thời gian qua
đã có những thành công nhất định. Hoạt động xuất khẩu lao động Việt

Nam sang Malaysia có tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế và
xã hội.
+ Hoạt động này làm tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế đất nước.
Hiện cả nước có trên 2.000 dự án do kiều bào đăng ký
đầu tư với tổng vốn gần 6 tỷ USD, trải rộng ở nhiều lĩnh
vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp, bất động
sản, du lịch Năm 2012, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều
khó khăn, nhưng lượng kiều hối chuyển về nước ta dự báo
vẫn tăng mạnh, có thể đạt 11 tỷ USD.
Hiện tại, có khoảng 400.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 50
quốc gia, và với trung bình 4000 USD mỗi người lao động gửi về nước
mỗi năm, Việt Nam có được khoản thu ngoại tệ đáng kể ước chừng 1,6 tỉ
USD, một con số rất đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước.
Tại Bắc Giang,thị trường xuất khẩu lao động chính vẫn là Malaysia và
Đài Loan. Thống kê cho thấy, riêng năm 2009, lượng kiều hối từ người
lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về là 57 triệu USD và trên 3 triệu
EUR, tương đương 1.135 tỷ đồng Việt Nam.
+ Cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu nhập bình quân đầu người.
Nguồn lợi từ xuất khẩu lao động đem lại là rất lớn, chỉ
tính riêng thị trường Malaysia và Đài Loan trong năm
2011, tiền gửi tín dụng của lao động xuất khẩu đã đạt con
số gần 35 tỷ đồng; mỗi năm người dân xuất khẩu đem về
khoảng 70 - 80 tỷ đồng; khi có vốn người dân đầu tư chủ
yếu vào việc xây nhà, ngoài ra mở rộng kinh doanh, buôn
bán dịch vụ.
Báo cáo của Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Ngãi (TTGTVL),
những LĐXK ở nước ngoài đã có việc làm và thu nhập ổn định, lao động
ở Malaysia có mức thu nhập mỗi người từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Số
lao động ở Malaysia hằng năm đã gửi tiền về cho gia đình, bình quân

20-32 triệu đồng/lao động. Những đồng tiền lao động chân chính đó đã
giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, sửa chữa nhà cửa và
mua sắm các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.
+ Giải quyết vấn đề việc làm cho một lượng lớn người lao động,…
Năm 2012,Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất trong khu vực
Đông Nam Á là 9.298 người, chiếm 44,51% số lao động đưa đi trong khu
vực này, bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 775 lao động, giúp
giải quyết lượng lớn việc làm cho lao động Việt Nam.
+ Giúp cho lao động nước ta nắm bắt, học tập những kinh nghiệm, kỹ
thuật của các nước tiên tiến, hình thành tác phong, thói quen làm việc
khoa học, công nghiệp.
Như vậy , thị trường lao động xuất khẩu sang Malaysia là một thị trường
tiềm năng đối với việt nam ,đây là thị trường dễ tính nên sẽ tạo nhiều cơ
hội hơn cho người lao động việt nam hầu hết là chưa có tay nghề ,hoặc
lao động phổ thông có tay nghề thấp .Hơn thế nữa ,xuất khẩu lao động
sang Malaysia còn góp phần mở rộng mối quan hệ ngoại giao giữa hai
nước ,góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới và phân công
lao động quốc tế ,thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia ,tăng cường giao lưu
văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.
Có được một số thành công trên do Việt Nam có những thuận lợi trong
hoạt động xuất khẩu lao động sang Malaysia:
+ Lao động Việt Nam được người sử dụng lao động Malaysia đánh giá
tốt về tính cần cù, chăm chỉ, khả năng nắm bắt công việc nhanh, chịu khó
làm thêm giờ. Nhiều lao động Việt Nam tích cực học tiếng Malaysia.
+ Malaysia đang rất cần lao động phổ thông giản đơn, không hạn chế số
lượng, chi phí thấp trong khi chúng ta lại có nguồn lao động dồi dào.
+ Vị trí địa lí gần, khí hậu, nền văn hoá có nhiều nét tương đồng với Việt
Nam nên người lao động dễ thích nghi, hoà nhập với điều kiện sống mới.
+ Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước rất tốt đẹp, việc người lao
động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia là phù hợp với lợi ích của hai

nước và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động Malaysia và
người lao động Việt Nam.
- Hạn chế:
• Hiện ở Malaysia có rất nhiều công xưởng sản xuất điện tử rất lớn
cung cấp cho thế giới, nhưng lao động Việt Nam ít vào được khu vực đó,
bởi chúng ta chủ yếu tuyển mộ lao động phổ thông giản đơn.
Hiện nay có 15 nước cung ứng lao động vào thị trường Malaysia, nên tính
cạnh tranh cao, các đối tác Malaysia có nhiều sự lựa chọn, vì vậy chất
lượng lao động phải là quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp Việt
Nam.
• Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn
diễn ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Tỷ lệ vi phạm
hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao (khoảng 10 – 15%) làm ảnh
hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam. Hiện tượng các tổ chức, cá nhân
lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi xuất khẩu
lao động vẫn còn.
• Hạn chế trong thủ tục calling visa có cản trở lớn đến hoạt động xuất
khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia. Lương đã thấp hơn so với nhiều
thị trường khác, lại phải chờ đợi visa hơn 1 tháng khiến lao động thêm
nản. Trong khi đó, thủ tục này thông thường chỉ mất khoảng 3 ngày.
• Vấn đề vay vốn cũng là một vấn đề lớn trong hoạt động xuất khẩu
lao động. Mặc dù chi phí đi Malaysia làm việc không nhiều, chỉ hơn 20
triệu đồng, nhưng lao động vẫn gặp không ít khó khăn khi làm thủ tục
vay vốn tại các ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp đã phải áp dụng chính
sách cho lao động đi làm việc trước, khấu trừ sau. Tuy nhiên, khi áp dụng
chính sách này, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro bởi có những lao động đã
trốn ra ngoài làm việc sau khi sang Malaysia.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó là:
+ Chất lượng còn kém, người lao động được đưa đi làm việc đa phần là
lao động nông thôn, chưa qua một lớp đào tạo chính quy về tay nghề, tác

phong chậm chạp, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết
về sản xuất công nghiệp. Mặt khác, những lao động này hầu hết đều có
cuộc sống rất khó khăn, khi đi làm việc ở nước ngoài luôn mang trên vai
gánh nặng thu nhập rất lớn nên họ thường bất chấp tất cả miễn là kiếm
được tiền cao.
+ Doanh nghiệp Malaysia chưa đảm bảo cơ sở vật chất để tiếp nhận lao
động: điều kiện ăn ở kém, không hợp vệ sinh; điều kiện làm việc chưa
đảm bảo an toàn lao động,… dẫn đến phát sinh nhiều khiếu kiện của
người lao động. Có tình trạng người lao động đi làm việc tại Malaysia
phải chịu chi phí cao hơn so với các quy định của pháp luật hai nước. Đặc
biệt là có tình trạng các đối tác Malaysia thu tiền môi giới quá cao, gây
thiệt hại cho người lao động…
+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Có rất nhiều doanh nghiệp đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp
có văn phòng đại diện để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động
của mình điều đó chứng tỏ phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động
theo kiểu “đem con bỏ chợ”, lao động Việt Nam tại nước ngoài không có
“người quản lý” dẫn tới việc sống và làm việc vô tổ chức, bị trục xuất về
nước cũng chẳng có cơ quan nào đứng ra giải quyết.
Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính
của người lao động đi xuất khẩu lao động vẫn còn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn có thái độ trông chờ, ỷ lại
vào đối tác. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về
quản lý lao động, chưa chấp hành tốt những quy định về chế độ tuyển
chọn, đào tạo, định hướng nhằm bảo vệ người lao động làm việc tại nước
ngoài.
+ Nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng
quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các cơ quan
cấp địa phương và các doanh nghiệp XK.
Các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chưa bám sát thực tế, các

thủ tục có liên quan thường rườm rà, phức tạp gây mất nhiều thời gian và
tiền của của người lao động.
Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao
động được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả.
+ Thông tin về xuất khẩu lao động chưa đến được với mọi người lao
động, phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan đơn vị
nào để làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài dẫn đến ngày càng có nhiều
công ty, doanh nghiệp lừa đảo và thủ đoạn môi giới lừa đảo, tuyển dụng
ngày càng tinh vi, phức tạp.
III. Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao
động Việt Nam sang Malaysia
1. Định hướng
Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu lao động sang Malaysia.
- Đẩy mạnh xuất khẩu nguồn nhân lực chất lượng cao. Để
đạt mục tiêu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
trong năm 2013, bên cạnh những giải pháp đẩy nhanh tiến
độ về số lượng đã đến lúc tính đến chất lượng của lao
động đi xuất khẩu lao động. Hiện nay, có 15 nước cung
ứng lao động vào thị trường Malaysia, nên tính cạnh tranh
cao, các đối tác Malaysia có nhiều sự lựa chọn, vì vậy chất
lượng lao động phải là quan tâm hàng đầu đối với các
doanh nghiệp Việt Nam. Nhu cầu đi XKLĐ không chỉ đem
lại sinh kế mà còn góp phần nâng cao tay nghề, trình độ,
do đó việc đưa lao động có trình độ đi làm việc ở nước
ngoài là cần thiết. Ngoài việc xuất khẩu lao động phổ
thông là chủ yếu, hiện nay Bộ Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội đang thực hiện thí điểm đưa lao động có tay nghề,
trình độ kỹ thuật phục vụ các nước phát triển.
- Tập trung khai thác những thị trường có chuyên môn. Hiện

ở Malaysia có rất nhiều công xưởng sản xuất điện tử rất
lớn cung cấp cho thế giới, nhưng lao động Việt Nam ít vào
được khu vực đó, bởi chúng ta chủ yếu tuyển mộ lao động
phổ thông giản đơn.
- Thêm cơ hội xuất khẩu lao động tại thị trường Malaysia:
Với mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm
2020, Chính phủ Malaysia đang thực hiện một số chương
trình cải cách lớn, trong đó có chương trình cải cách kinh
tế. Đó là nột điều kiên thuận lợi cho viêt nam khi xuất
khẩu lao động sang đất nước này.
Trong đó, Chính phủ Malaysia đã đưa ra thông báo có thêm
8 dự án mới thuộc Chương trình cải cách kinh tế của nước
này với số vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ Ringgit và tạo ra hơn
10.000 việc làm mới. Tính đến tháng 9/2011, chương trình
này đã tạo ra gần 400.000 việc làm mới.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội) cho biết, qua Chương trình này,
nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Malaysia có
thể tăng lên trong thời gian tới, sẽ là cơ hội lớn cho lao
động Việt Nam.
Bộ nội vụ Malaysia cũng đã tiến hành thực hiện giai đoạn
“hợp pháp hoá” cho người lao động nước ngoài sống và
làm việc bất hợp pháp tại nước này khi học có nhu cầu
đăng kí ở lại làm việc. cụ thể, lao động liên hệ với đại sứ
quán nước mình, để được cung cấp, đổi hộ chiếu, giấy tiếp
nhận của chủ sử dụng lao động….sau đó cục nhập cư
Malaysia sẽ cấp phép làm việc tạm thời cho người lao
động.
- Tận dụng thời cơ chính sách kinh tế Malaysia: Từ tháng
11/2012, mức lương cơ bản đã tăng gần gấp đôi đã đẩy

thu nhập của người lao động Việt Nam tại Malaysia lên
mức 700 USD/tháng (gần tương đương với thị trường Hàn
Quốc và Nhật Bản). Để giữ chân người lao động trước thời
điểm tăng lương theo luật, nhiều nhà máy ở Malaysia đã
sớm tăng lương cho lao động Việt Nam.
Đặc điểm của thị trường lao động Malaysia là “ làm thêm
giờ nhiều hơn thời gian lao động chính” cho nên khi lương
cơ bản tăng lương làm thêm cũng tăng theo. Cùng với
động thái tăng lương, việc chính phủ Malaysia tuyên bố sẽ
tạo ra hơn 10.000 việc làm mới đã khiến thị trường này
được “hâm nóng” trong mắt của người lao động nước
ngoài. Bộ nhân lực Malaysia đang nghiên cứu khuyến
khích lao động nước ngoài tới làm việc tại nước này như:
thay đổi thủ tục cấp visa sao cho linh hoạt hơn hiện nay,
nới rộng các quy định về khám sức khoẻ để tạo thuận lợi
cho việc tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại
nước này.

2. Giải pháp
- Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản
hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, có chế tài đủ
mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm;
nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư để hình
thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh
cao trên thị trường, duy trì chính sách hỗ trợ người lao
động và đối tượng chính sách về chi phí đào tạo – bồi
dưỡng kiến thức cần thiết và vay vốn đi xuất khẩu lao
động; cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mô hình liên kết

tuyển lao động tại địa phương.
- Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở
nước ngoài: Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ quyền
lợi của lao động Việt Nam tại Malaysia, triển khai thoả
thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho
người lao động; thúc đẩy đàm phán và ký kết các thoả
thuận với các nước khác; kiểm tra, giám sát các doanh
nghiệp trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài
bảo đảm các điều kiện theo quy định để làm cơ sở cho
việc bảo vệ quyền lợi của người lao động; tăng cường phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài
nước, giữa cơ quan đại diện ngoại giao với đại diện các
doanh nghiệp tại nước ngoài. Kiến nghị Cục Lao động
Malaysia kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các
doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam trong việc thực
hiện hợp đồng . Tạo điều kiện làm thủ tục bảo hiểm cho
người lao động và xử lý nghiêm chủ sử dụng không làm
thủ tục gia hạn giấy phép làm việc cho lao động Việt Nam.
- Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao
động đến tận người dân với nhiều hình thức phù hợp. Cùng
với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Nhà nước cần
quan tâm cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho người
lao động ở Malaysia thông qua việc cung cấp sách, báo và
tổ chức các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở các điểm có
nhiều người lao động Việt Nam sinh sống và làm việc.

×