Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội .Thực trạng và giải pháp .DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.76 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI ...................................................................3
1.Chức năng........................................................................................................3
2. Nhiệm vụ .........................................................................................................3
3. Cơ cấu , tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.................................5
II. HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG
XÃ HỘI.....................................................................................................................6
1. Vai trò , nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội..............................................................................................6
2. Điều kiện thành lập của trung tâm .....................................................11
III .SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI .
1. Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm và nghiện ma túy hiện nay
1.1 Thực trạng nghiện ma túy ............................................................................12
a. Về số lượng người nghiện ma túy ..........................................................12
b. Đặc điểm tình hình nghiện ma túy..........................................................12
c. Tình hình buôn bán ma túy vẫn diễn ra hết sức phức tạp........................13
1.2 Thực trạng tệ nạn mại dâm.........................................................................14
a. Tình hình................................................................................................14
b. Đặc điểm người bán dâm.......................................................................15
2. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Giáo
dục - Lao động Xã hội ......................................................................................16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM GIÁO
DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI..................................................................................17


1. Cơ sở pháp lý.............................................................................................17
2. Mục tiêu......................................................................................................25
3. Nguồn vốn...............................................................................25
4 . Đăc điểm các dự án đầu tư Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao
động xã hôi ............................................................................................................28
5. Nội dung đầu tư.....................................................................................29
5.1 Tình hình đầu tư vào mạng lưới Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục –
Lao động xã hội.........................................................................................................29
5.2 Vốn đầu tư..............................................................................................33
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG...................................................................................39
1. Những thành tựu đạt được.........................................................................39
2. Những tồn tại và nguyên nhân....................................................................44
2.1. Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn ………………………………… 44
2.2. Về phía các Trung tâm……………………………………………45
2.3. Về công tác phòng chống mại dâm và cai nghiện phục hồi trong trung
tâm 46

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỪ
NAY ĐẾN 2015
I. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ.............................................................................52
1. Dự báo tình hình nghiện ma túy giai đoạn 2009 -2015...........................52
2. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước....................................53
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỪ
NAY ĐẾN 2015 ..................................................................................................55
1. Nguồn vốn và sử dung vốn...........................................................................56
2.Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng..............................57
3. Khuyến nghị về cơ chế ,chính sách............................................................57
Kết luận

Tài liệu tham khảo


LI M U
Trong nhng năm gần đây, ở nớc ta tình hình tệ nạn xã hội, nhất là tệ mại dâm,
ma tuý phát triển rất nhanh chóng và trở thành quốc nạn. Theo đánhgiá của các bộ,
ngành trực tiếp tham gia vào công tác phòng chống tệ nạn ma tuý nh: Công an, toà
án, viện kiểm sát, Bộ Lao động - Thơng binh v à Xã hội thì tình hình nghiện hút
ma tuý trong xã hội, cũng nh tội phạm ma tuý cho đến nay vẫn gia tng về mặt số l-
ợng và đang diễn biến với tính chất ngày càng phức tạp. Do đó việc thực thi các biện
pháp phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm trong đó có sự đẩy mạnh hiệu quả hoạt
động của các Cơ sở chữa bệnh nhằm ngăn chặn sự phát triển tệ nạn xã hội là một đồi
hỏi khách quan và vô cùng cần thiết.
Vai trò của các c s cha bnh trong việc loại trừ dần đối tợng nghiện hút là
quan trọng và mang tính quyết định. Chính vì vậy, sự tồn tại và phát triển các Cơ sở
chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan. Đồng thời, cũng theo
kết quả tính toán dự báo thì dù có tăng công suất cai nghiện của toàn bộ các c s
cha bnh trong cả nớc lên 2 lần, cùng với giải pháp đồng bộ khác thì cũng phải 20
năm nữa chúng ta mới có thể giải quyết cơ bản tình trạng nghiện hút ma tuý. Vỡ vy,
vic tng cng u t phỏt trin h thng Trung tõm Cha bnh Giỏo dc
Lao ng xó hi l cn thit .
Xut phỏt t nhng vn mang tớnh thi s ca t nn xó hi trờn c s
nhng kin thc ó hoc cựng vi nhng kin thc trong khuụn kh ti liu cho
phộp , em xin trỡnh by ti : u t phỏt trin h thng Trung tõm Cha
bnh Giỏo dc Lao ng xó hi .Thc trng v gii phỏp .
Em xin chõn thnh cm n cụ giỏo Nguyn Th Thu H cựng ton th cỏc thy
cụ trong khoa Kinh t u t ó giỳp em hon thnh chuyờn ny .
Kết cấu của chuyên đề : ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn và kết luận, kết cấu của
chuyên đề dự kiến gồm 3 chương như sau:
Chương 1:Giới thiệu về cục phòng chống tệ nạn xã hội và sự cần thiết phải tiến

hành đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bênh – Giáo dục – Lao động xã
hội .
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục –Lao động xã hội
Chương 3: Một số khuyến nghị đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa
bệnh - Giáo dục –Lao động xã hội .
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI .
1 . Chức năng
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống
HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ trên phạm vi cả nước theo quy định
của pháp luật.
2 . Nhiệm vụ
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiệm vụ
• Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ
a) Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự
án, đề án về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống
HIV/AIDS;
b) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng,
chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS;
c) Chương trình, kế hoạch, chế độ, chính sách và giải pháp:
- Phòng ngừa tệ nạn mại dâm;
- Cai nghiện, phục hồi và quản lý người sau cai nghiện ma túy tại các cơ
sở tập trung và cộng đồng;
- Phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS cho các đối tượng theo quy định;

- Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn
bán từ nước ngoài trở về;
d) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục lao động
xã hội ( cơ sở quản lý người nghiệm ma tuý, người bán dâm, người sau cai nghiện
ma tuý);
đ) Điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục lao
động xã hội; thủ tục nhận đối tượng vào cơ sở giáo dục lao động xã hội và từ cơ sở
giáo dục lao động xã hội về gia đình, cộng đồng;
e) Thẩm định việc cấp, thu hồi giấy phép của các cơ sở cai nghiện ma túy
tự nguyện;
g) Quy trình, nội dung, chương trình giáo dục, dạy nghề; tạo việc làm, lao
động sản xuất; hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện, tái phạm
cho các đối tượng;
h) Chính sách xã hội hóa hoạt động cai nghiện ma túy.
• Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước,
của Bộ về hỗ trợ hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai
nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS; tái hòa nhập cộng đồng cho
phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo phân
công của Bộ.
• Thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự
phân công của Bộ.
• Giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ Thường trực về lĩnh vực phòng, chống tệ
nạn mại dâm của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống
tệ nạn ma túy, mại dâm; thực hiện nhiệm vụ thường trực về công tác
phòng chống HIV/AIDS và công tác phòng chống tội phạm của ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội.
• Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của
ngạch viên chức chuyên ngành, chế độ chính sách đối với cán bộ công
chức, viên chức trong lĩnh vực được phân công; tiêu chí xếp hạng, định
mức biên chế đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý;

• Tổ chức cập nhật, thống kê đối tượng quản lý theo sự phân công của
Bộ.
• Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo phân công của Bộ.
• Sơ kết, tổng kết, đánh giá, nhân rộng các phong trào, mô hình tiên tiến;
báo cáo định kỳ và đột xuất trong lĩnh vực được phân công.
• Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản
theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
3. Cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng giúp
việc;
Các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc gồm:
- Phòng Chính sách 05;
- Phòng Chính sách 06;
- Phòng Tuyên truyền;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Văn phòng.
II. HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG
XÃ HỘI
1 .Vai trò, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội .
1.1 Vai trò ,nhiệm vụ .
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là đơn vị được thành
lập và tổ chức hoạt động theo Nghị định số 135/2004/NĐ - CP ngày 10/6/2004 của
Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức
hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ
áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Học viên đang cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm mắc lao, nhiễm HIV hoặc
mắc STD không bị phân biệt đối xử; được giữ bí mật về bệnh tật; được quản lý,

chăm sóc, tư vấn và chữa trị phù hợp với điều kiện tổ chức, quản lý của Trung tâm
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là nơi chữa trị, học tập
và lao động phục hồi đối với người nghiện ma túy, người bán dâm bị xử lý bằng
biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; người nghiện ma túy và người bán dâm là
người chưa thành niên và người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cơ
sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có chức năng, nhiệm vụ:
- Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khoẻ cho người vào
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; tổ chức lao động trị liệu, lao
động sản xuất cho người vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;
tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh
thần cho họ.
- Nghiên cứu thực nghiệm mô hình, quy trình chữa trị, cai nghiện, phục hồi;
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và nhân
viên của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định; giữ gìn an ninh trật tự
an toàn xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa
bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho người vào Trung tâm.
1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội bao
gồm:
Ban giám đốc gồm có: Giám đốc; Các Phó giám đốc.
Tùy theo quy mô tổ chức, số lượng, đặc điểm, tính chất của người bị đưa
vào Trung tâm và đặc thù của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cần thiết
Phân khu trong Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tổ chức khu vực dành
riêng cho những đối tượng sau:
a) Phụ nữ;

b) Người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
c) Người đã tái phạm nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự;
d) Người chưa thành niên.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải có nơi tiếp nhận
đối tượng, nơi khám, chữa bệnh, học tập, dạy nghề, lao động, nơi ăn ở, sinh hoạt
văn hoá thể thao đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa
bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có phòng kỷ luật để
giáo dục những đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ và các
hành vi vi phạm nghiêm trọng khác.
Các cấp độ của hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội
Hệ thống Trung tâm tại Việt Nam bao gồm các cấp độ như sau:
+ Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (Cơ quan quản lý Nhà nước ) chịu trách
nhiệm quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống Trung tâm đảm bảo tính thống
nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc .
+ Các Trung tâm tại 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ 3 tỉnh, thành
phố trên);
2. Điều kiện thành lập của trung tâm .
Thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được thành lập theo địa
bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao
động xã hội. Việc thành lập, giải thể phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Những địa phương có số lượng ít người nghiện ma túy, người bán dâm có thể
gửi đối tượng đến Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội của địa
phương khác trên cơ sở thoả thuận giữa địa phương nơi gửi và nơi nhận .
III .SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ

THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI .
1. Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm và nghiện ma túy hiện nay
1.1 Thực trạng nghiện ma túy .
a. Về số lượng người nghiện ma túy .
Theo thống kê báo cáo của các địa phương, tính đến hết tháng 8/2008 cả nước
có 132.651 người nghiện có hồ sơ quản lý tăng 69.323 người (49%) so với năm
2000 (chưa tính 30.049 người nghiện tại các Trại giam, Cơ sở Giáo dục, Trường
Giáo dưỡng hiện do Bộ Công an quản lý, từ năm 2001 đến nay các trại giam, cơ sở
giáo dục, trường giáo dưỡng đã tổ chức 624 lớp điều trị, cai nghiện cho 30.136 đối
tượng nghiện ma tuý. Ngoài việc thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế, nâng đỡ cơ
thể, tuyên truyền giáo dục cho số đối tượng nghiện, đã tổ chức 1.387 lớp học khai
báo tố giác do 42.625 đối tượng và đã thu được 8.312 nguồn tin có giá trị phục vụ
có hiệu quả công tác quản lý, giáo dục phòng, chống ma tuý trong các trại giam, cơ
sở giáo dục, trường giáo dưỡng và đấu tranh phòng chống ma tuý ngoài xã hội.
Tuy nhiên, số phạm nhân, trại viên nghiện ma tuý vào các trại giam, cơ sở giáo dục
ngày càng tăng nhanh, phần lớn cơ thể bị suy kiệt, phát sinh nhiều bệnh tật nguy
hiểm như: Bệnh lao, bệnh viên gan B, C... Đặc biệt tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS rất cao
“trên 80%”).
Đến nay, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố, 90% quận, huyện và 58% xã,
phường, thị trấn có người nghiện ma tuý. Một số địa phương có số người nghiện
tính trên 100.000 dân rất cao như Điện Biên 1.120 người, Lai Châu 1.173 người,
Sơn La 916 người, Thái Nguyên 574 người….
b. Đặc điểm tình hình nghiện ma tuý:
- Người nghiện ma túy có độ tuổi ngày càng trẻ, năm 2005 số người nghiện
dưới 30 tuổi chiếm 45%, năm 2008 là 60,7% nay tăng lên 68,3%. Tỷ lệ nữ nghiện
ma túy đang có xu hướng gia tăng, năm 2005 chiếm 3,1% trong tổng số ngưòi
nghiện, năm 2001 chiếm 4,5% và đến nay là 5,6%. Trong số phụ nữ nghiện ma túy
có 60% thường xuyên hoạt động mại dâm và 50% nhiễm HIV đang là một trong
những nguyên nhân làm lây truyền HIV/AIDS ra cộng đồng xã hội.
- Tỷ lệ người nghiện ma tuý sử dụng qua đường tiêm chích ngày một tăng (năm

1996 chỉ có 7,6% trong tổng số người nghiện, năm 2001 là 46,4% và đến nay đã
tăng lên 86,3%, đây là nguyên nhân chủ yếu làm lây truyền HIV/AIDS và các
bệnh truyền nhiễm khác. Một số địa phương có tỷ lệ tiêm chích ma tuý rất cao như
Hải Phòng 91%, Hải Dương 78%, Quảng Ninh 82%…)
- Người nghiện ma tuý, người bán dâm 35- 40% tiền án, tiền sự (có cơ sở 50 -
60%); đối tượng nhiễm HIV/AIDS từ 30 - 40% có Trung tâm lên tới 60% đa số
sức khoẻ yếu phát sinh nhiều bệnh cơ hội: lao, viêm gan B, zô-na, tim mạch, hô
hấp, tiêu hoá, tiết niệu, thần kinh, xương khớp,… 20 - 30% đã chuyển sang giai
đoạn AIDS; từ 65 - 70% học viên là người trẻ dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 5% dưới
18 tuổi như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Sơn La, Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hoá...; trình độ học vấn thấp (thậm chí mù
chữ), tiếp thu chậm, khả năng nhận thức hạn chế, trí nhớ giảm, qua khảo sát có từ
35 - 42% rối loạn tâm thần (Tổ chức Y tế thế giới xem người nghiện ma tuý là
bệnh mãn tính làm thay đổi hành vi và dẫn đến sao nhãng những thói quen, tập tính
tốt đẹp của con người). Do vậy, ý thức học tập rèn luyện kém, chống đối chấp hành
nội quy, kỷ luật, thậm chí né tránh lao động.
c. Tình hình buôn bán ma tuý vẫn diễn ra hết sức phức tạp:
Do lợi nhuận cao, các đường dây buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia,
liên tỉnh cũng như mạng lưới bán lẻ ma tuý, tổ chức sử dụng ma tuý vẫn chưa bị
triệt phá cơ bản. Bên cạnh đó, các loại ma tuý tổng hợp xuất hiện ngày một nhiều,
bọn buôn bán ma tuý dùng mọi thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ thanh, thiếu niên cũng như
người nghiện sau cai ma tuý vào con đường nghiện hoặc tái nghiện, thậm chí tiếp
tay buôn bán lẻ ma túy để có tiền mua ma túy sử dụng.
2. Thực trạng tệ nạn mại dâm .
a. Tình hình .
Trong những năm qua, mặc dù các bộ ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực
trong công tác phòng, chống mại dâm nhưng tệ nạn này vẫn diễn ra phức tạp, có
thể nêu lên một số điểm chính như sau:
- Hiện nay, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 15.315 người, số ước tính
35.000 người, mại dâm hoạt động trên tất cả các tỉnh, thành phố, các khu vực,

trong đó tập trung ở địa bàn đô thị, khu du lịch.
- Mại dâm hoạt động dưới nhiều hình thức, gái mại dâm chào mời khách ở nơi
công cộng, khiêu gợi tình dục, môi giới mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch
vụ, các cơ sở lưu trú, gái mại dâm đi theo các tour du lịch trong và ngoài nước.
Hiện tượng mại dâm nơi công cộng có chiều hướng giảm nhưng mại dâm trong các
khách sạn liên doanh nước ngoài gia tăng thông qua các đường dây có tổ chức từ
khâu bố trí sẵn tiếp viên khêu gợi tình dục với khách, môi giới, thu xếp phòng ngủ
đến cách phân chia lợi ích và tạo chứng cứ ngoại phạm. Hình thức hoạt động phổ
biến là môi giới mại dâm tại các cơ sở karaoke, vũ trường, và hẹn hò bán dâm tại
các cơ sở lưu trú như nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn. Gần đây, hiện tượng bán
dâm thông qua các đường dây gái gọi sử dụng điện thoại di động, lập các trang
web đang trở thành cách thức thuận lợi và rất khó kiểm soát. Hàng năm, lực lượng
Công an ở các cấp triệt phá trên 1.300 vụ hoạt động mại dâm có tổ chức và xử lý
tránh nhiệm hình sự. Hiện còn tồn tại gần 200 tụ điểm mại dâm công cộng tập
trung ở các tỉnh, thành phố lớn.
b. Đặc điểm người bán dâm:
Trong những năm gần đây, độ tuổi người bán dâm có xu hướng trẻ hơn trước, số
dưới 18 tuổi năm 1997 là 12%, năm 2007 là 17,5%. Trình độ văn hóa của người
bán dâm có tăng lên, năm 2001 là 5,9% người có văn hóa cấp 3, năm 2007 là 8%.
Nhìn chung, trình độ văn hóa thấp, khoảng 80% văn hóa cấp 1 và cấp 2, 10% mù
chữ. Phụ nữ bán dâm xuất thân từ thành phố có xu hướng gia tăng, trước năm 2005
khoảng 25%, năm 2007 – 2008 là 40%. Trên 50% đã bị bắt từ 2 – 4 lần trở lên. Số
phụ nữ không có nghề nghiệp trước khi bán dâm có xu hướng giảm, các năm 2000
– 2003 là 70%, đến nay là 50%. Số có nghề trước khi bán dâm có 15% làm ruộng,
buôn bán nhỏ là 18,5%, công nhân 8,6%.... Động cơ làm mại dâm để kiếm được
nhiều tiền hơn có chiều hướng tăng thay vì trước năm 2000 chủ yếu do nghèo đói
(theo điều tra 200 đối tượng năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh, 74% cho rằng
bán dâm do dễ kiếm tiền hơn nhiều công việc khác). Hầu hết người bán dâm có thu
nhập trên 2 triệu đồng/ tháng, một số có thu nhập cao hơn.
Trong số đối tượng vào Trung tâm chiếm tới 30% nghiện ma túy và nhiễm

HIV. Hầu hết đều mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Số đã có con
chiếm 39%. Trên 70% đối tượng cho rằng sẽ từ bỏ mại dâm nếu có việc làm ổn
định, kinh tế không còn khó khăn và có tổ ấm gia đình. Hầu hết người bán dâm đều
coi bán dâm không phải là công việc xấu, dự định làm một số năm rồi bỏ. Hầu hết
đều có tâm trạng không ổn định, phần đông đối tượng bán dâm từ 4 – 6 năm, sau
đó một số ít trở thành môi giới, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ có liên quan đến mại
dâm, buôn bán nhỏ.
2. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Giáo
dục - Lao động Xã hội .
Thứ nhất là tình hình tệ nạn ma túy ,mại dâm ngày càng phát triển nhanh
chóng và trở thành quốc nạn .Ở Việt Nam tính trung bình trong 12 năm qua số
người nghiện ma túy tăng 5.6% (Năm 1996 la 65.000 người nghiện ,năm 2008 là
169.000 người nghiện ), tệ nạn mại dâm vẫn diễn ra phức tạp ,số người bán dâm
ước tính là 35.000 người .Trước tình hình đó thì các Trung tâm Chữa bệnh Giáo
dục – Lao động Xã hội với chức năng là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi
đối với người nghiện ma túy, người bán dâm đóng vai trò ngày càng quan trọng .
Thứ hai là tình hiệu quả của các Trung tâm Chữa bệnh . Ở nước ta cũng như
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, mặc dù có nhiều hình thức, phương
pháp cai nghiên khác nhau nhưng hệ thống Trung tâm cai nghiện , đặc biệt là các
Trung tâm cai nghiện bắt buộc của nhà nước luôn luôn đóng vai trò chủ đạo trong
mỗi quốc gia .
Việc tăng tỉ lệ người được cai nghiện ở các Trung tâm cai nghiện, ngoài các lý
do như công suất hệ thống Trung tâm cai nghiện được nâng lên nhanh chóng, chính
sách nhà nước mở rộng đối tượng cai nghiện ở Trung tâm (cai bắt buộc, cai tự
nguyện, cai cả đối tượng từ 12-18 tuổi (bổ sung so với trước đây)… thì nguyên
nhân quan trọng nhất chính là vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hệ thống Trung
tâm cai nghiện trong hệ thống các hình thức cai nghiện ngày càng được khẳng
định.
Thứ ba là mạng lưới các trung tâm chữa bệnh chưa đáp ứng đủ về chất lượng
do chưa được đầu tư nâng cấp . Hiện nay, Chương trình phòng chống ma tuý là

chương trình mục tiêu, không phải là Chương trình Quốc gia, kinh phí hỗ trợ cho
công tác cai nghiện, phục hồi được đưa vào nhiệm vụ chi thường xuyên nên kinh
phí dành cho cai nghiện của các tỉnh gặp nhiều khó khăn. Chưa có cơ chế đầu tư,
chính sách đặc thù dành cho đối tượng và cán bộ làm công tác cai nghiện .Về tình
trạng nhà cửa thì ngoài một số Trung tâm được xây dựng mới đảm bảo quản lý tốt
đối tượng như Thanh Hoá, Nghệ An,… còn lại số Trung tâm nhà cửa xuống cấp,
kiến trúc bất hợp lý do được chuyển giao mục đích sử dụng từ khu chăn nuôi, bảo
trợ xã hội, trại giam…, không có điều kiện phân khu riêng biệt cho từng loại đối
tượng, không đủ diện tích cho đối tượng ở và công tác quản lý. Về trang thiết bị
dạy nghề ,lao động sản xuất ,y tế cũng được đầu tư ít . Điều kiện ở, trang thiết bị
thiếu dẫn đến cai nghiện, chữa trị đạt hiệu quả không cao.Rõ ràng việc tăng cướng
đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh là thực sự cần thiết ,mang tính
khách quan .
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM CHỮA
BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
1. Cơ sở pháp lý
+ Quyết định 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tệ nạn ma túy đến
năm 2010.
Mục tiêu của chương trình:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp
nhân dân về công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý và tác hại của tệ nạn ma tuý
để tự phòng, chống, làm giảm tệ nạn ma tuý trong đời sống xã hội;
- Đấu tranh làm giảm tội phạm ma tuý và nguồn cung cấp chất ma tuý;
- Kiềm chế và giảm người nghiện ma tuý;
- Từng bước đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội, tạo môi
trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia,

giữ gìn trật tự, an toàn xã hội vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
- Giảm từ 20 đến 30% số người nghiện ma tuý so với năm 2005, khống chế
tỷ lệ người nghiện ma tuý dưới 0,1% dân số; kiềm chế tốc độ gia tăng người
nghiện mới, giảm tỷ lệ tái nghiện; 100% số xã, phường, thị trấn, khu dân cư đăng
ký xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư lành mạnh, không có tệ nạn ma tuý,
phấn đấu đến năm 2010 cả nước có 60% xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma
tuý;
- Ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam; xoá bỏ
cơ bản các tổ chức, đường dây, tụ điểm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và
sử dụng trái phép các chất ma tuý; tăng tỷ lệ phát hiện, điều tra, bắt giữ tội phạm
ma tuý ở khu vực biên giới;
- Xoá bỏ cơ bản và bền vững việc trồng và tái trồng cây có chất ma tuý;
- Kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc lưu thông, sử dụng các loại tiền chất,
chất gây nghiện, chất hướng thần.
+ Quyết định bổ sung quyết định số 108/2007/ QĐ-TTG ngày 17 tháng 7 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng
,chống một số bệnh Xã hội ,bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-
2010 .
+ Thông tư liên tịch bộ Lao động –Thương binh và Xã hội số
32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn phong chống
lao,HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại trung
tâm Chữa bệnh –Giáo dục –Lao động Xã hội .
Phòng , chống lao ,HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình
dục (sau đây gọi tắt là STD)
- Đối với Trung tâm
a) Tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS
và STD thông qua các hình thức như panô, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, nói chuyện
chuyên đề, thi sáng tác, hội diễn văn nghệ;
b) Giáo dục về nếp sống văn minh, lành mạnh, ý thức phòng bệnh trong sinh

hoạt, vệ sinh hàng ngày tại Trung tâm;
c) Giáo dục nâng cao kiến thức về bệnh lao, HIV/AIDS và STD, bao gồm
kiến thức về nhóm bệnh, nguồn lây, các triệu chứng lâm sàng, biến chứng, cách
phòng tránh bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
d) Giáo dục nâng cao kỹ năng thực hiện các hành vi an toàn về phòng, chống
bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
đ) Giáo dục pháp luật về phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế về dự phòng bệnh lao, nhiễm
HIV và mắc STD;
g) Xử lý các đồ dùng, chất thải có dính máu, dịch tiết, kể cả đồ dùng (chăn,
ga, gối, đệm...) trước khi cấp cho học viên khác sử dụng theo đúng quy định của
Bộ Y tế.
- Đối với cán bộ của Trung tâm
a) Không phân biệt đối xử với người mắc bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
thường xuyên gần gũi, an ủi, động viên, giúp đỡ họ để họ an tâm chữa trị, cai
nghiện tại Trung tâm;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về giữ bí mật thông tin liên quan đến
phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD;
c) Tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh lao, HIV và STD theo
hướng dẫn của Bộ Y tế;
d) Hướng dẫn học viên thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh của
Trung tâm.
- Đối với học viên đang cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm
Trong thời gian cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm, học viên phải thực hiện
các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh lao, nhiễm HIV và STD cho bản thân
và mọi người như sau:
a) Tích cực rèn luyện sức khỏe để nâng cao sức đề kháng bệnh;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về vệ sinh phòng bệnh tại Trung
tâm:
- Giữ vệ sinh chung, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi;

- Các vật dụng có dính máu, dịch tiết như quần áo, chăn màn, ga, gối... phải
được ngâm nước xà phòng hoặc nước javen 30 phút trước khi giặt;
- Các chất thải có dính máu, dịch tiết như bông, băng vết thương, băng vệ
sinh (đối với phụ nữ)... phải được gom và để vào đúng nơi quy định;
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn, màn, ga, gối,
bàn chải đánh răng, dao cạo râu...;
+ Quyết địnhsố 96/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc quản lý ,chăm sóc .tư vấn ,điều trị cho người nhiễm HIV
và phòng lây nhiễm tại các cơ sở giáo dục ,trương giáo dưỡng ,cơ sở chữa bệnh ,cơ
sở bảo trợ Xã hội ,trai giam ,trại tạm giam .
Kinh phí thực hiện công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người
nhiễm HIV và hỗ trợ chi phí mai táng khi họ chết tại các cơ sở được bố trí:
- Trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp của Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn pháp luật có liên quan;
- Các nguồn đóng góp, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
+ Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ
quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý
người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý.
• Phụ cấp thu hút đặc thù:
a) cán bộ, viên chức được hưởng phụ cấp thu hút đặc thù, mức tối thiểu
500.000 đồng/người/tháng.
b) mức phụ cấp thu hút đặc thù cụ thể áp dụng đối với từng trung tâm (một
mức phụ cấp chung cho tất cả cán bộ, viên chức hoặc các mức phụ cấp khác nhau
để ưu tiên cho một số chức danh hoặc nhóm chức danh có chuyên môn đào tạo phù
hợp), do chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định
trên cơ sở những căn cứ sau:
- khả năng ngân sách của địa phương;
- điều kiện làm việc khó khăn gian khổ, tính chất công việc phức tạp, nguy

hiểm, nguy cơ lây nhiễm và rủi ro cao;
- địa bàn làm việc của cán bộ, viên chức tại trung tâm (vùng đồng bằng,
vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn);
- nội dung công việc, chuyên môn, nghiệp vụ cần khuyến khích, động viên
và thu hút cán bộ, viên chức yên tâm làm việc tại trung tâm.
• Phụ cấp ưu đãi y tế:
Phụ cấp ưu đãi y tế gồm 06 mức 70%, 60%, 50%, 40%, 35%, 30% được
thực hiện như sau:
a) cán bộ, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc
(phục vụ, cho ăn, uống thuốc), xét nghiệm đối với người nghiện ma túy, người bán
dâm bị bệnh aids tại các trung tâm có phân khu riêng biệt:
- theo phân loại lâm sàng giai đoạn iv, được hưởng mức 70%;
- theo phân loại lâm sàng giai đoạn iii, được hưởng mức 60%.
việc phân loại lâm sàng bệnh aids giai đoạn iv, giai đoạn iii thực hiện theo
quy định tại quyết định số 06/2005/qđ-byt ngày 07 tháng 3 năm 2005 của bộ
trưởng bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm hiv.
trường hợp trung tâm chưa phân khu riêng biệt theo giai đoạn lâm sàng thì
thực hiện phụ cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 này.
b) cán bộ, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (khám, chữa bệnh, chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc, tư vấn phục hồi tâm lý, thay đổi hành vi cho người nghiện
ma túy, người bán dâm bị nhiễm hiv/aids) và cán bộ, viên chức trực tiếp làm công
việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma túy, người bán dâm
bị nhiễm hiv/aids (bao gồm cả việc quản lý, điều trị tại bệnh viện, truy bắt, can
thiệp khi đánh nhau, xử lý kỷ luật, vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh môi trường) tại các
trung tâm:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 50%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 40%.
c) cán bộ, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám bệnh và chẩn đoán, xét
nghiệm cận lâm sàng trong quá trình điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma

túy (bao gồm cả việc phục hồi sức khỏe, tâm lý, hành vi; tiêm và cấp phát thuốc)
và cán bộ, viên chức trực tiếp phục vụ (trông coi, bảo vệ, vận chuyển, chăm sóc,
cho ăn, uống thuốc, tắm giặt, vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh môi trường và các công
việc liên quan khác trong quá trình điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma
túy) tại các trung tâm:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 35%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 30%.
• Phụ cấp ưu đãi giáo dục:
a) phụ cấp ưu đãi giáo dục gồm 02 mức 50% và 40%, được áp dụng đối với
cán bộ, viên chức làm việc tại trung tâm có các điều kiện sau:
- đối với hoạt động dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách phải
tổ chức các lớp học, có trang thiết bị, chương trình, tài liệu; cán bộ, viên chức được
nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;
- đối với hoạt động dạy nghề phải tổ chức dạy nghề, có trang thiết bị thực
hành; đảm bảo các điều kiện về môi trường, vệ sinh, an toàn lao động và đăng ký
hoạt động dạy nghề; cán bộ, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
4
theo quy định về sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
b) căn cứ điều kiện nêu tại điểm a khoản 3 này, cán bộ, viên chức được
hưởng phụ cấp ưu đãi giáo dục như sau:
cán bộ, viên chức (kể cả hợp đồng thỉnh giảng) được phân công trực tiếp dạy
văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán
dâm và người nhiễm hiv/aids (bao gồm cả việc duy trì sinh hoạt nội vụ, theo dõi
diễn biến tư tưởng, truy bắt, can thiệp khi đánh nhau, xử lý kỷ luật, ngăn chặn các
hành vi vi phạm pháp luật) tại các khu, đội quản lý hoặc tại trung tâm và cán bộ,
viên chức được phân công dạy nghề cho người nghiện ma túy, người bán dâm và
người nhiễm hiv/aids trong các hoạt động dạy nghề, lao động sản xuất tại các trung
tâm:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 50%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 40%.

Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ, viên chức làm công tác quản lý:
Cán bộ, viên chức làm công tác quản lý, không trực tiếp làm chuyên môn y
tế, dạy văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề tại trung tâm,
được hưởng mức phụ cấp ưu đãi như sau:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 25%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 15%.
+ Ngày 3 tháng 6 năm 2008 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Lụât Phòng ,chống ma túy và Nghị quyết số 16/2008/QH12 ngày
03 tháng 6 nă m2008 về việc giải quyết mọt số vấn đề sau khi Nghị quyết số
16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm
Đề án tổ chức quản lý ,dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma
túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh , thành phos khác trực thuộc Trung
ương hết hiệu lực thi hành luật sửa đổi ,bổ sung một số điều của Luật phòng chống
ma túy có hiệu lực thi hành từ ngày 01 năm 2008
2 . Mục tiêu
Tăng số người nghiện ma túy được đưa vào các chương trình cai nghiện và
nâng cao chất lượng cai nghiện phục hồi trên cơ sở tăng cường tổ chức đầu tư ,xã
hội hóa công tác cai nghiện nhằm giảm rõ rệt tỷ lệ tái nghiện tiến tới giảm cơ bản
số người nghiện một cách bền vững .
Đầu tư mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và
điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm HIV
trong cộng đồng, góp phần khống chế số người nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% dân
số vào năm 2010 và không tăng hơn vào các năm sau.
Tăng cương công tác giáo dục gắn kết chặt chẽ với tái hòa nhập công đồng cho
đối tượng mại dâm ở trung tâm .
Một số chỉ tiêu chủ yếu :
- Năm 2009 ,2010 mỗi năm 40-50% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý
được cai nghiện và quản lí sau cai nghiện .
- Giảm tỷ lệ tái nghiện 5- 10% /năm .
- 40% số người nghiện có nhu cầu đươch học nghề .

- 40% số người sau cai nghiện có nhu cầu được tạo việc làm .
3. Nguồn vốn
Kinh phí của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

×