TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
NÊU CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Nguyễn Văn Dũng
Phạm Thị Duyên
Đoàn Thị Thùy Dương
Nhóm thực hiện Giáo viên hướng dẫn
Cô Nguyễn Thị Hải Yến
ĐỀ TÀI:
Đàm Văn Đại
Nông Thị Xuân Đồng
Nguyễn Thị Thanh Hoa
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
1.1.BRAZIL
1.1.1. Khái quát về Brazil
Brazil được chia làm 5 vùng, gồm 26
tiểu bang và 5564 khu tự trị (theo
wikipedia). Ngoài ra, Brazil còn tồn
tại 1 sự phân hóa mạnh mẽ giữa 2
miền Nam – Bắc của đất nước. Một
trong những mục tiêu của chính phủ là
thu hẹp khoảng cách giữa 2 vùng miền
này.
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
Trong những năm 1970, một
chính sách phát triển kinh tế vùng được
phát triển để đối phó với sự tụt hậu của
miền Bắc và khu vực Đông Bắc. Chẳng
hạn, Chính phủ cung cấp ưu đãi tài chính
để khuyến khích đầu tư trong các khu
vực này. Một số cơ quan đặc biệt được
tạo ra để thúc đẩy sự phát triển của các
khu vực: như SUDAM ở miền Bắc,
SUDENE ở vùng Đông Bắc và
SUFRAMA ở Manaus. Trong một vài
trường hợp, chính sách này đã thất bại.
Tỷ lệ đóng góp phần trăm vào GDP Brazil của các khu vực
1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế vùng của Brazil và hệ quả
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
Năm 1996, khi nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế vùng năm 1970 của Brazil thì
Markusen cho rằng, có 4 yếu tố chính là nguyên nhân khiến cho chính sách phát triển kinh tế vùng
hoạt động không hiệu quả:
Đầu tiên, các phương án trợ cấp và ưu đãi chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc gia, đầu tư cơ sở hạ tầng, nền kinh tế quy mô được tạo ra và hội tụ,
điều này khiến cho các tiểu bang được hưởng lợi nhiều hơn.
Thứ ba, việc nhà nước đầu tư công quá nhiều dẫn tới phản tác dụng.
Thứ tư, các khoản đầu tư kếch xù của nhà nước càng làm gia tăng sự phân hóa giữa các khu vực
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
GDP bình quân đầu người theo khu vực giai đoạn 1950-1999
Từ giữa những năm 1980, sự chênh
lệch giữa các khu vực ở Brazil đã cho thấy có
xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân khá mâu
thuẫn so với trước đó. Trong suốt những năm
1980 cho đến 1990, nền kinh tế Brazil đã trải
qua nhiều cuộc khủng hoảng, lạm phát cao
cùng với các vấn đề tài chính và nợ nần. Tăng
trưởng kinh tế chậm chạp trong suốt giai đoạn
đó. Tình hình kinh tế và chính trị khó khăn,
sản xuất chậm lại. Chính sách công nghiệp ưu
tiên các tiểu bang giàu, các chính sách ở khu
vực yếu kém, và mức độ tập trung vốn dẫn
đến sự khác nhau giữa các khu vực giàu,
nghèo.
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
Đánh giá
Kết quả của những nỗ lực trong chính sách phát triển kinh tế vùng của Brazil có được,
lúc hiệu quả, lúc pha trộn. Vùng Đông Bắc không cho thấy một sự cải thiện rõ ràng nào. Miền
Bắc và Trung Tây đã có một số cải thiện quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nhưng điều này
có thể là do thực tế chỉ ra rằng đây là những khu vực biên giới chứ không phải do chính sách khu
vực thành công.
Trong tương lai, Brazil cần một chính sách phát triển kinh tế vùng hiệu quả hơn nếu
muốn giảm sự phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực.
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
2.1.ITALIA
2.1.1. Khái quát về Italia
Italia là một quốc gia khác với lịch
sự lâu dài của các chính sách phát triển kinh
tế vùng. Một điều đặc biệt với Ý là, đất nước
phân hóa theo chiều Bắc – Nam. Trong khi
miền Bắc rất thịnh vượng thì miền Nam lại tụt
hậu phía sau.
Italia được chia thành 2 khu vực
chính, miền Nam( tức là Mezzogiorno) và
miền Bắc. Trước đây mối quan tâm chính cho
các nhà hoạch định chính sách gồm có tám
khu vực chính: Abruzzo, Molise, Campania,
Basislicata, Puglia, Calabria, Sicily và
Sardegna có khoảng 17 triệu dân của Ý sống
ở các khu vực này.
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
2.1.2. Chính sách phát triển kinh tế vùng của Italia
Trong những năm 1950, khi chính sách phát triển kinh tế vùng lần đầu tiên được giới thiệu ở trong
nước, miền Nam đang gặp vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và xã hội trình độ học vấn thấp, công nghiệp phát
triển chậm chạp và thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng một nửa miền Bắc. Hơn nữa, miền Nam bị phụ
thuộc vào nông nghiệp cao hơn nhiều so với miền Bắc.
Trong giai đoạn này, Ý là một quốc gia có sự khác biệt sâu sắc về năng suất lao động và sản lượng
bình quân đầu người giữa các vùng miền. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải phát triển và thực hiện một
chính kinh tế vùng cho miền Nam của đất nước. Cũng như các nước Châu Âu khác, một quỹ hỗ trợ được
thành lập để trợ giúp miền Nam (gọi là quỹ Mezzogiorno). Nó được sử dụng chủ yếu để đầu tư cơ sở hạ tầng,
sản xuất nông nghiệp nhưng nó cũng góp phần trợ giúp các hoạt động công nghiệp.
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
Các khoản chi của Quỹ Mezzogiorno tăng từ
0,75 % GDP của Ý vào giữa những năm 1950 đến 1,14%
trong giữa những năm 1970. Những năm 1950 là một
trong những hầu hết các giai đoạn quan trọng của phát
triển công nghiệp ở Italia. Việc đầu từ vào công nghiệp
giúp tăng sản lượng lao động và việc làm. Tuy nhiên,
khoảng 86% là ở vùng viễn Bắc, lao động công nghiệp đã
tăng từ 10 đến 12%, trong khi ở trung tâm Bắc và
Mezzogiorno vẫn ổn định ở khoảng 3,5 % trong suốt
những năm 1950.
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
Chính phủ đã thông qua một số biện pháp chính sách mới khác trong khu vực. Một hệ thống mới của ngành công
nghiệp với ưu đãi đầu tư thử nghiệm đã được tạo ra, ban đầu để trang trải các công ty có quy mô vừa và nhỏ và sau đó nó đã
được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp. Một sáng kiến khác được đưa ra là tạo ra các công ty công nghiệp nhà nước với
mức vốn đầu tư từ 40 – 60% cho họ ở khu vực Mezzogiorno. Mục tiêu chính của biện pháp này là kích thích các nhà đầu tư
phát triển kinh tế tại khu vực. Một kết quả tích cực thu được trong nông nghiệp trong khi sản xuất công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ cũng phát triển.
Sản xuất ô tô ở Italia những năm 1950
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1970, nghành công nghiệp ô tô trong và ngoài nước đã chững lại
khiến cho thu nhập bình quân đầu người giảm đáng kể, nhưng chịu ảnh hưởng nhất vẫn là miền Nam. Trong khi đầu tư công
nghiệp đã tăng trưởng 11% trong những năm 1950 thì đến giữa nhưng năm 70 nó đã giảm 15%. Hậu quả của cuộc khủng
hoảng dầu mỏ khiến cho giá năng lượng cao hơn và kéo theo cuộc khủng hoảng trong nghành công nghiệp hóa chất và luyện
kim.
cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1973-1975 khiến cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
Hai quyết định quan trọng đã được thực hiện để làm giảm ảnh hưởng của suy thoái kinh tế là: Đầu
tiên, khu vực tư nhân đồng ý đầu tư bổ sung để ngăn chặn việc phải đóng cửa một số nhà máy quan trọng để
duy trì sản xuất và việc làm do đó có thể tranh được sự suy giảm sâu hơn của nền kinh tế. Thứ hai, gia tăng chi
tiêu của chính phủ. Một số khu vực của Mezzogiorno hưởng lợi nhiều hơn từ biện pháp này, trong khi những
nơi khác lại bắt đầu tụt hậu phía sau.
Công nhân nhà máy hóa chất biểu tình ở khu công nghiệp Porto Marghera Ý những năm 1970
Phát triển kinh tế vùng của một số nước
Một sự kiện khác, đã có một ảnh hưởng lớn trong khu vực tại Ý, là việc thực hiện Hiệp ước Maastricht
vào đầu những năm 1990. Chính sách kinh tế của chính phủ được cơ cấu lại, đặc biệt là chính sách tài khóa.
Nhiều công ty đại chúng đã được tư nhân hóa. Phù hợp với các điều ước quốc tế, Chính phủ quyết định bãi bỏ
Quỹ Mezzogiorno vào năm 1992, là một trong nhiều quyết định đưa ra nhằm cơ cấu lại chính sách phát triển
vùng. Một khuôn khổ mới cho chính sách phát triển vùng đã được phát triển, trong đó ngụ ý rằng không chỉ các
vùng Mezzogiorno nhận được nguồn tài trợ phát triển, mà tất cả các khu vực nghèo trên khắp đất nước đều được
hưởng lợi. Kết quả là, giảm đáng kể trong chi tiêu của Chính phủ với một tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
Tỷ lệ dân số tăng cao, thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng của Mezzogiorno giảm. Tuy nhiên, một số
các công nghiệp khu vực trong Mezzogiorno được hưởng lợi đáng kể từ một sự gia tăng lớn trong kim ngạch
xuất khẩu trong Những năm 1990. Tăng trưởng xuất khẩu ở các khu vực có liên quan với sự gia tăng không chỉ
ở người tiêu dùng hàng hóa mà còn trong máy móc công nghiệp.
Dịch tài liệu và thiết kế slide: Nguyễn Văn Dũng lớp TMDT K10A