Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.69 KB, 3 trang )

Văn chương không phải là chuyện chế câu tạo chữ. Trái lại, văn chương là chuyện
chưng cất sự sống người mà phổ lên trang giấy. Và điều đó đã được chứng minh qua
hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu với .

Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là “Người mở đường tinh anh và tài năng
nhất” của công cuộc đổi mới văn học. Sau năm 80, trang văn của ông đã hướng
sự quan tâm đến số phận con người và sứ mệnh người nghệ sĩ. Năm 2000, nhà
văn được tặng giải Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. “Chiếc thuyền ngoài
xa” là một truyện ngắn luận đề phản ánh triết lý sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
Truyện xoay quanh những phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, từ đó mở ra
biết bao suy ngẫm về cuộc đời đa đoan, đa diện.
Nếu chỉ nhìn ở bề nổi, tác giả đã mang đến một người đàn bà đáng thương vô
cùng. Mụ khơng có lấy một cái tên, cũng khơng có bất cứ nét khả dĩ nào về
ngoại hình: “cao lớn”, “thô kệch”, “rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt",
"tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới"...Về sau ta lại càng xót xa hơn khi biết
đến tình cảnh “cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm
muối” mỗi khi biển động. Cuộc sống của những ngư dân khơng hề thơ mộng
lãng mạn như hình ảnh “thuyền ngư phủ lạc trong sương” (Xuân Diệu) mà
lam lũ vì gánh nặng mưu sinh, cùng quẫn với hơn chục con người chen chúc
trên một chiếc thuyền chật chội trên mặt biển sóng gió. Hơn thế, người đàn bà
cịn bị chồng dùng thắt lưng đánh đập dã man và tàn bạo mỗi “ba ngày một
trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, chịu đựng bao lời mạt sát. Những trận
địn roi ấy khơng chỉ đả thương thân thể mà còn in hằn vào tâm hồn khiến chị
cảm thấy nhục nhã, cảm thấy sự tồn tại của mình hình như là gánh nặng. Nó
góp phần dẫn đến sự thu mình của chị ở tịa án huyện hay câu nói “Tại đàn bà
chúng tơi đẻ nhiều quá”. Nhưng khổ sở hơn cả là việc nơm nớp lo sợ con cái
bị tổn thương khi chứng kiến bạo lực gia đình. Xét cho cùng, sự nín nhịn của
người đàn bà có phần đáng trách bởi nó cho phép bạo lực leo thang để rồi dẫn
đến bao cơ sự. Tuy nhiên, mấu chốt của những bi kịch lại đáng thương thay xuất
phát từ sự lạc hậu, đói nghèo mà chị, hay những người chài lưới khác, chẳng


thể tự thân xoay chuyển.
Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm rằng: “nếu nhìn sâu khỏi vẻ lỳ địn, nín nhịn
tưởng như nhu nhược của người phụ nữ miền biển ấy, ta sẽ gặp những “hạt
ngọc” tâm hồn thật đáng quý trọng, nâng niu. Đối với chồng, người đã gây bao
đau đớn về thể xác và tinh thần, chị khơng thấy ốn hận mà thương xót và thấu
hiểu những nguyên nhân sâu xa của hành động vũ phu ấy. Chỉ vì "nghèo khổ,
túng quẫn đi vì trốn lính", vì gánh nặng cơm áo của 1 gia đình có tới 10 đứa con
mà từ "anh con trai cục tínơh, hiền lành", người đàn ơng đã trở nên "độc dữ".
Hơn ai hết, chị hiểu rõ lão cũng là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Vì
lẽ đó, người đàn bà chọn chịu đựng để giải tỏa u uất của chồng. Đó là cách xử


sự của một người phụ nữ vị tha, nhân hậu, hi sinh đến kì lạ, người hiểu rõ bổn
phận của mình và gắng thực hiện
, ta cảm động biết bao trước tình mẫu tử nơi ngườiđàn bàĐối với con, chị .
Trước hết, nó được chị ý thức sâu sắc như một thiên tính đương nhiên của
người phụ nữ: “Ơng trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho
đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ”.
Cuộc sống trên mặt biển đầy sóng gió, những đứa trẻ cần sự che chở, bảo vệ
của người mẹ, đó cũng là nguyên nhân khiến chị cho là “đàn bà ở thuyền
chúng tôi phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình như trên mặt
đất được”. Chính tình thương yêu sâu sắc với con cái đã khiến chị phải nhân
nhục chịu sự đày ải tàn nhẫn của người chồng để con thuyền có người đàn ơng
khoẻ mạnh, biết nghề, và quan trọng hơn, đó là người bố của những đứa con,
người duy nhất trên đời có thể tận tâm, tận lực cùng chị chèo chồng khi phong
ba, cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con. Cũng vì thương con, muốn bảo vệ
các con khỏi bị tổn thương đau đớn mà chị phải xin chồng đưa mình lên bờ mà
đánh; rồi cũng vì lo những phản ứng dữ dội của thằng Phát, sợ thằng bé có thể
làm điều gì dại dột với bố nó mà chị phải cắn răng gửi thằng con chị yêu thường
nhất lên rừng sống với ơng ngoại! Tình mẫu tử thiêng liêng cũng là nguyên nhân

cho những đau đớn tột cùng của người mẹ. Khi bị chồng đánh đập tàn nhẫn, chị
đã lặng lẽ chịu đựng như một người câm, vậy mà khi thằng Phác lao đến đánh
bố để cứu mẹ, chị lại không nén nổi nỗi đau đớn - chị mếu máo gọi con, “ngồi
xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại bng ra, chắp tay vái lấy
vái để, rồi lại ơm chầm lấy...”. Tình thương con đã khiến người mẹ vừa đau đớn,
vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã: nỗi đau khi không che chắn nổi cho tuổi thơ của
các con được trong sáng, đau thêm nỗi đau của các con khi phải chứng kiến
cảnh bộ hành hạ mẹ tàn nhẫn, càng đau hơn bởi từng ngày phải chứng kiến một
cách bất lực sự phát triển tính cách của con trong một môi trường sống tăm tối
bạo lực. Khi nhắc tới những lúc “vợ chồng con cái sống hồ thuận” ở trên
thuyền, khn mặt xấu xí của mụ “chợt ửng sáng lên như một nụ cười” - đó là
ánh sáng kì diệu toả ra từ vẻ đẹp cảm động của tình mẫu tử, Cam chịu, nhẫn
nhục vì con, nên niềm vui của con cũng chính là điểm tựa cho chị trước sóng gió
cuộc đời: “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó được ăn no”. Những
khoảnh khắc ấy tuy bình dị nhưng mấy ai có thể đủ chắt chiu, trân trọng để lấy
đó làm hạnh phúc? Thấp thoáng trong người đàn bà hàng chài, ta lại thấy bóng
dáng của những người phụ nữ VN hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi
sinh. Dưới những
Bên cạnh đó, ta khơng khỏi cảm phục sự sâu sắc của người đàn bà từng
trải. Ở tòa án huyện, người đàn bà đã chủ động thay đổi cách xưng hơ từ "con"q tịa" sang "chị - các chú" tức là chuyển từ mối quan hệ thứ bậc sang quan hệ
thân sơ. Chính cách chuyển đổi ấy đã buộc Phùng và Đẩu tiếp nhận câu chuyện
của cuộc đời mình ở một vị thế khác. Chị đã giúp họ hiểu ra những nghiệt ngã
của cuộc đời, đã chỉ rõ sự thiếu thực tế của họ: “Lòng các chú tốt, nhưng các
chủ đầu có phải là người làm ăn... đâu có hiểu được cái việc của các người


làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Chị giúp họ nhận ra sự khó khăn gấp bội của những
người đàn bà trong cuộc mưu sinh bấp bênh và luôn tiềm ẩn những đe doạ bất
ưng trên mặt biển: “chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của
người đàn bà trên một chiếc thuyền khơng có đàn ông”. Trước bão của biển, bão

của đời, hạnh phúc của người đàn bà dường như chẳng còn quan trọng bằng sự
sống, sự tồn tại. Với kết luận chua chát của Đẩu về cái nghịch lí xót xa, người
đàn bà sơng nước đã có một lời đáp thật nhẹ nhàng, thấm thía: “Cũng có khi
biển động sóng gió chứ chú”! Tiếng thở dài của Đấu, câu hỏi băn khoăn, ái ngại
của Phùng, cảm giác bất lực của cả hai người khi nhận ra những giải pháp xuất
phát từ lòng tốt và thiện chí của họ trở nên phi thực tế đã tạo ra một đối sánh với
người đàn bà từng trải hiểu đời, hiểu người, hiểu tất cả những sự có thể và
không thể của cuộc sống đời thường. Sự sâu sắc của chị khiến người đọc cảm
phục nhưng cũng xót thương hơn cho một kiếp người khi sự sâu sắc được đổi
bằng mồ hôi, nước mắt và cay đắng, nhọc nhằn!



×