Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

TRANH TÀI GIẢI PHÁP PBL 396 NGHIÊN CỨU VỀ CÂY TỎI Allium sativum ĐẠI HỌC DUY TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DƯỢC

TRANH TÀI GIẢI PHÁP PBL 396

NGHIÊN CỨU VỀ CÂY TỎI
(Allium sativum)
1. HỒ THỊ THANH HIỀN
2. NGUYỄN THỊ HOÀI LINH
3. ĐỖ TRÚC QUỲNH
4. HỒ THỊ TRÚC LINH
5. PHẠM ĐẮC NGUYÊN

ĐÀ NẴNG - 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DƯỢC

TRANH TÀI GIẢI PHÁP PBL 396

NGHIÊN CỨU VỀ CÂY TỎI
(Allium sativum)
1. HỒ THỊ THANH HIỀN - 6531
2. NGUYỄN THỊ HOÀI LINH - 6200
3. ĐỖ TRÚC QUỲNH - 2630
4. HỒ THỊ TRÚC LINH - 7115
5. PHẠM ĐẮC NGUYÊN - 6955
Người hướng dẫn:
1. DS Lê Thị Diệu Hằng
2. DS Phạm Tiến Dũng


3. Th.S Võ Thị Bích Liên

ĐÀ NẴNG – 2021


LỜI CẢM ƠN

Để bài báo cáo này đạt được kết quả như ngày hơm nay, nhóm chúng em đã
nhận được rất nhiều hỗ trợ, giúp đỡ về cơ sở vật chất lẫn cơ sở kiến thức từ nhà
trường. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép nhóm chúng em được bày tỏ
lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Duy Tân và Khoa Dược tạo điều
kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi tới các thầy cô bộ môn PBL 396, đặc biệt là
cô Lê Nguyễn Diệu Hằng, thầy Phạm Tiến Dũng, cơ Võ Thị Bích Liên lời cảm ơn
chân thành. Trong kì học này, nếu khơng có sự hỗ trợ của thầy cơ thì chúng em nghĩ
rằng bài báo cáo này khó mà hồn thành được. Bài báo cáo thực hiện trong khoảng
thời gian 1 tháng. Đây là lần đầu tiên chúng em được tham gia vào q trình nghiên
cứu thực tế, cịn hạn chế nhiều về kiến thức và trải nghiệm nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Nhưng với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy
cơ nên nhóm đã có thể đi đúng hướng.
Sau đó cũng gửi lời cảm ơn đến chính chúng em, cảm ơn vì đã cố gắng nỗ lực
từng bước, từng bước một tìm tịi những kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu
để từ đó có thể hồn thành báo cáo với đề tài một cách hoàn thiện nhất.
Cuối cùng, một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn và kính chúc các
thầy cô dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN..........................................................................................2
1.1. Về thực vật......................................................................................................2
1.1.1. Mô tả đặc điểm thực vật...........................................................................2
1.1.2. Đặc điểm phân bố.....................................................................................3
1.2. Bộ phận dùng và thành phần hóa học.............................................................4
1.2.1. Bộ phần dùng...........................................................................................4
1.2.2. Thành phần hóa học..................................................................................4
1.3. Tác dụng và cơng dụng...................................................................................6
1.3.1. Tác dụng...................................................................................................6
1.3.2. Cơng dụng.................................................................................................7
1.4. Các bài thuốc liên quan...................................................................................8
Chương 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................9
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................9
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................9
2.1.2. Địa điểm thu hái.......................................................................................9
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................9
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét..................................................................10
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật...........................................................................10
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học..............................................................12
2.2.3. Phương pháp thử tác dụng sinh học........................................................14
2.2.4. Tác dụng dược lý....................................................................................14
Chương 3. DỰ KIẾN DẠNG BÀO CHẾ................................................................17
3.1. Sơ chế............................................................................................................17
3.2. Quy trình bào chế..........................................................................................17
3.2.1. Sơ đồ quy trình tạo nên sản phẩm “Rượu xoa bóp An Tâm”...................17



3.2.2. Sơ đồ bào chế cụ thể...............................................................................17
Chương 4. DỰ KIẾN BAO BÌ ĐĨNG GĨI............................................................20
4.1. Bao bì ngồi..................................................................................................20
4.2. Bao bì trực tiếp..............................................................................................21
Chương 5. MARKETING SẢN PHẨM..................................................................22
5.1. Định nghĩa marketing....................................................................................22
5.2. Giới thiệu chung về công ty và sản phẩm......................................................22
5.2.1. Công ty CPDP An Tâm...........................................................................22
5.2.2. Sản phẩm rượu xoa bóp An Tâm.............................................................22
5.2.3. Các sản phẩm có mặt trên thị trường.......................................................23
5.3. Chính sách Marketing...................................................................................24
5.3.1. Chính sách sản phẩm (Product)...............................................................25
5.3.2. Chính sách giá (Price).............................................................................26
5.3.3. Chiến lược phân phối (Place)..................................................................28
5.3.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion)...........................29
KẾT LUẬN.............................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT

NGHĨA TIẾNG ANH

TẮT
ADN

Deoxyribonucleic acid

BAL


British Anti Lewisite

CPDP
DADS
DMBA
DMSA
HDL
LDL
Rf
SAC
SGOT
SGPT
SOD

Diallyl disulfide
7,12 dimethyl benz[a]
anthracene
Dimercaptosuccinic acid

VAT
VND

Phân tử mang thông tin di truyền
Thuốc được sử dụng để điều trị ngộ độc
cấp tính
Cổ phần dược phẩm
Hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi
Hố chất mang cấu trúc hydrocacbon
vịng thơm

Dược phẩm dùng để điều trị cho nhiễm

High Density Lipoprotein

độc chì, thủy ngân và ngộ độc asen
lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao

Cholesterol
Low density lipoprotein

lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp

cholesterol
Rheumatoid Factor

Protein được hình thành từ hệ thống

S-allyl-L-cystein
Glutamic-oxaloacetic

miễn dịch
Hợp chất organosulfur
Enzyme transaminase phụ thuộc

transaminase
Glutamic-pyruvic

pyridoxal phosphate
Men transamine tập trung chủ yếu trong


transaminase

các tế bào gan.
Enzyme giúp phân hủy các phân tử oxy

Superoxide dismutase

STT
TNHH
TPA

NGHĨA TIẾNG VIỆT

Third Party Adminiatrator
Value-added tax

có thể gây hại trong tế bào.
Số thứ tự
Trách nhiệm hữu hạn
Dịch vụ hỗ trợ bồi thường thông qua
bên thứ 3
Thuế giá trị gia tăng
Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Kí hiệu
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 5.1

Bảng 5.2
Bảng 5.3
Bảng 5.4
Bảng 5.5
Bảng 5.6
Bảng 5.7

Tên bảng
Bảng thành phần hóa học của Tỏi
Kết quả định lượng SAC tỏi
Các sản phẩm cạnh tranh
Tính phí cho 1000 sản phẩm
Chiến lược giá trong tháng đầu ra mắt sản phẩm
Chiến lược phân phối trực tiếp
Chiến lược phân phối gián tiếp
Các hình thức tiếp cận sản phẩm đến khách hàng
Dịch vụ hậu mãi

Trang
5
13
23
26
27
28
30
32


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Kí hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 5.1

Tên hình
Cây Tỏi
Hoa và lá Tỏi
Rễ tỏi
Cấu tạo Alliin (S-allyl-L-cysteine sulfoxide)
Cấu tạo của Allicin
Cấu tạo của SAC
Cấu tạo của γ- glutamylcysteine
Hình thái củ tỏi
Vi phẫu của tỏi

Sắc ký đồ của các mẫu định tính
Sắc ký đồ của mẫu chuẩn SAC
Sắc ký đồ của tỏi
Quy trình tạo nên sản phẩm
Làm sạch tỏi
Ngâm tỏi với bia
Hình ảnh vỏ hộp rượu xoa bóp An Tâm
Hình ảnh dán trên lọ rượu xoa bóp An Tâm
Marketing sản phẩm

Trang
2
3
4
5
11
12
13
16
17
19
20
21



1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Cây tỏi (Allium sativum) được biết đến như một loại gia vị thông dụng phổ
biến trong bữa ăn hàng ngày. Và từ xưa đến nay nhiều người đã biết được rằng ăn
tỏi sẽ chữa trị được một số bệnh như cảm cúm, thải được sán ra khỏi ruột, sử dụng
làm thuốc trong các loại bệnh viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột, ngồi da nhờ tinh
dầu tỏi có chứa thành phần kháng khuẩn như Aliicin.
Ngày nay, để khai thác tìm hiểu thêm nhiều tác dụng của tỏi thì có rất nhiều
dạng bào chế được ra đời và được nghiên cứu, trong đó có tỏi đen, tỏi đen là một
dạng lên men từ tỏi tươi cho tác dụng chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn
dịch, ức chế một số dòng tế bào ung thư, bảo vệ tế bào gan, điều hòa đường huyết,
hạ cholesterol máu...
Với cách dùng ngày nay thì con người ta chỉ biết đến cách là ăn tỏi sống để
chữa trị một số bệnh mà không biết đến các dạng bào chế khác từ tỏi. Hơn nữa nhận
thấy tác dụng vượt trội của tỏi đen, các nhà bào chế đã tiến hành nghiên cứu lên
men tỏi đen từ tỏi tươi và tạo ra các sản phẩm từ tỏi đen. Tuy nhiên việc này còn
hạn chế , thực hiện ở quy mơ nhỏ, sản phẩm cịn ít và chưa đáp ứng đầy đủ được
nhu cầu sử dụng trong nước. Với 1 dạng bào chế mới là rượu xoa bóp được tạo ra từ
tỏi đen hiện chưa có mặt trên thị trường.
Để nắm bắt cơ hội này nhóm chúng tơi đã cho ra sản phẩm rượu xoa bóp an
tâm. Tuy nhiên thì chúng tơi cần nghiên cứu sâu hơn nữa về cây tỏi nên nhóm
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu về cây tỏi (Allium sativum)”
với 2 mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng dược lí của cây tỏi.
2. Xây dựng quy trình bào chế rượu từ tỏi đen và xây dựng các chính sách
marketing cho sản phẩm rượu xoa bóp.


2

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Về thực vật

1.1.1. Mô tả đặc điểm thực vật
Tỏi hay cịn gọi Đại tốn, Hom kía, Sln (Tày) có tên khoa học là Allium
Sativum. Là một lồi thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây,
hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v...
Giới thực vật (Plantae)
Họ Hành (Alliaceae)
Tơng Hành (Allieae)
Chi Hành Tây (Allium)

Hình 1.1 Thân tỏi
Thân: Thân thật là chồi mọc đầu tiên (tép tỏi), thân khí sinh có hình trụ trịn
vươn cao, mang phát hoa. Thân thật phía dưới mang nhiều rễ phụ, bẹ lá và chồi (tép
tỏi) hình thành thân giả, phần bẹ lá và chồi bó thành khối tạo nên củ (giả). Củ tỏi có
nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ.
Lá: Phần dưới là bẹ ôm sát chồi bên trong (tép tỏi). Phần phiến lá bên trên cứng,

thẳng, dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp.
Hình 1.2 Hoa và lá tỏi


3

Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép tỏi; các
tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi tức
là thân hành (giị) của tỏi.
Hoa: tỏi có hoa mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ thân củ kéo dài ra.
Cụm hoa là một tán giả hình cầu, màu trắng, đỏ hoặc xanh nhạt. Hoa xếp thành tán
ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao
bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ
cơn trùng. Hoa nở tháng 5-7.

Hoa thức:

Hình 1.3 Rễ tỏi
Rễ: tỏi có rễ chùm, là nơi thu nhận chất dinh dưỡng từ lòng đất
1.1.2. Đặc điểm phân bố
1.1.2.1. Ở thế giới [11]
Tỏi là một trong những cây trồng cổ xưa nhất cịn tồn tại đến ngày nay. Cây có
nguồn gốc ở vùng Trung Á (Tien Shan), ở đây hiện còn loại tỏi đặc hữu mọc hoang
dại là Allium longicuspis Regel. Từ 3000 năm trước công nguyên, tỏi được biết đến
ở Hy lạp. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, tỏi cũng là cây trồng từ thời cổ đại. Người Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp đã đưa cây tỏi từ châu Âu sang châu Mỹ.
Tỏi rất dễ trồng nên phân bố rất rộng rãi, từ vùng có khí hậu nhiệt đới xích đạo
(5o) đến 50o vĩ tuyến ở cả 2 bán cầu. Trải qua hàng ngàn năm trồng trọt và chọn lọc,
từ lồi tỏi ban đầu đã hình thành nhiều giống tỏi khác nhau, tương đương với các


4

thứ như A. sativum L. var. sativum; var. typicum Regel; var. ophioscoiodon (Link)
Doll và var. controversum (Schrader) Moore. Tất nhiên giữa các giống này, chúng
khác nhau về kích thước, hàm lượng tinh dầu, năng suất cũng như đặc tính thích
nghi với các vùng có điều kiện khí hậu khác nhau.
1.1.2.2. Ở Việt Nam [11]
Tỏi được trồng khắp các địa phương từ nam chí bắc. Hiện đang có 2 nhóm tỏi
khác nhau là nhóm tỏi củ nhỏ, thơm, nhiều tinh dầu, được trồng ở các tỉnh phía bắc
vào khoảng tháng 1 -2, thu hoạch vào tháng 5 – 6. Nhóm tỏi củ to, trồng ở các tỉnh
phía Nam, nhất là ven biển miền Trung, đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi, Bình Thuận và
Ninh Thuận.
1.2.


Bộ phận dùng và thành phần hóa học

1.2.1. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của dược liệu tạo nên tác dụng: Củ tỏi. Củ tỏi chứa chất dầu dễ
bay hơi, có tác dụng kháng sinh, kháng khuẩn mạnh.
1.2.2. Thành phần hóa học [6]
γ- glutamylcysteine là hợp chất cơ bản trong thành phần của tỏi. Nó là chất khởi
đầu cho một loạt các chất quan trọng khác như alliin, methiin hoặc S-allylcysteine
(SAC). Thành phần quan trọng cơ bản trong tỏi là Alliin.
Khi nghiền, alliin chuyển hóa thành allicin (như chất kháng sinh). Tỏi cũng

Hình 1.4 Cấu tạo của Alliin (S-allyl-L-cysteine sulfoxide)

Hình 1.5 Cấu tạo của Allicin
chứa các hợp chất lưu huỳnh khác như ajoene, diallylsulfide, dithiin, S-


5

allylcysteine, polyphenol, vitamin B, proteins, chất khoáng, saponins, flavonoid và
nhiều sản phẩm của phản ứng Maillard (hợp chất không chứa lưu huỳnh). Những
hợp chất chứa lưu huỳnh khó bay hơi như γ-glutamyl-S-allylL-cysteines và S-allylL-cysteine sulfoxides (alliin) đều rất phong phú trong tỏi cịn ngun vẹn.

Hình 1.6 Cấu tạo của SAC (S-allyl-L-cysteine)
Các thành phần khác có trong tỏi:
Bàng 1.1 Bảng thành phần hóa học của tỏi
phần
Hàm lượng (% khi tươi)
HìnhThành
1.7 Cấu

tạo của γ- glutamylcysteine
Nước
62 - 68
Carbohydrat (Chủ yếu là fructans)
26 - 30
Protein
1.5 – 2.1
Amino acids thông thường
1 – 1.5
Amino acids: cysteine sulfoxides
0.6 – 1.9
ɣ-Glutamylcysteines
0.5 – 1.6
Lipid
0.1 – 0.2
Chất xơ
1.5
Toàn bộ các hợp chất sulfur
1.1 – 3.5
Sulfur
0.23 – 0.37
Nitrogen
0.6 – 1.3
Chất khoáng
0.7
Vitamins
0.015
Saponins
0.04 – 0.11
Tồn bộ các hợp chất hịa tan trong dầu

0.15 (để nguyên); - 0.7 (cắt ra)
Toàn bộ các hợp chất hịa tan trong nước
97
1.3.Tác dụng và cơng dụng
1.3.1. Tác dụng


6

Kháng khuẩn: Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy sử dụng tỏi liều cao có
tác dụng kháng khuẩn [7].
Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus như cúm,
cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bị, ngựa, trâu [11].
Các tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch [11]
Tỏi làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự clofibrat.
Tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm hàm lượng cholesterol
xấu (LDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng
động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.
Tỏi có tác dụng điều hịa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch
chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não.
Tác dụng giảm đường huyết [11]
Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường
chuyển hóa glucose trong gan - giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu
Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch [11]
Tăng hoạt tính các thực bào lympo cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo
vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống
nhiễm trùng.
Tác dụng phòng chống ung thư [8]
Bằng chứng khoa học của việc ăn tỏi hoặc bổ sung tỏi cho thấy có hạn chế hoặc
khơng có tác dụng chống lại ung thư hoặc điều hoà glucose. Một nghiên cứu thuần

tập tương lai đánh giá lượng tỏi liên hệ với tỷ lệ ung thư đại trực tràng cho thấy
không có bất kỳ hiệu quả phịng chống nào.
Chắc khỏe xương
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như vitamin C, vitamin
B6, Kẽm, Mangan.
Tác dụng bảo vệ gan [11]
Trong các trường hợp nhiễm độc gan, sau khi uống chất chiết tỏi 6 giờ, lượng
lipid peroxid cao và sự tích tụ triglycerid trong gan sẽ hạ xuống.


7

Tác dụng chống nhiễm độc chất phóng xạ [11]
Tỏi làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất
đồng vị phóng xạ trong cơ thể.
1.3.2. Công dụng [11]
Tỏi được dùng làm gia vị và làm thuốc. tỏi được dùng để chữa ho có đờm, chữa
cảm cúm, chữa lỵ amip hay lỵ trực khuẩn, chữa ung nhọt, áp xe, viêm tấy, chữa tăng
huyết áp.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tỏi được làm thuốc chống độc, long đờm,
lợi tiểu, diệt giun, tăng cường tiêu hóa, chữa dịch hạch, dịch tả, vơ kinh, thiếu sinh
tố và phối hợp với các dược liệu khác trị các bệnh: vàng da, sốt, và cũng được dùng
để phòng sốt rét.
Ở Ấn Độ, các chế phẩm tỏi được dùng trong lao phổi, hoại thư phổi và ho gà.
Các bệnh lao thanh quản, lupus và loét tá tràng. Tỏi được dùng trị khó tiêu, đầy hơi,
đau bụng. Tỏi cịn được dùng chữa rắn cắn và bọ cạp cắn.
Ở Peru, tỏi được dùng ngoài điều trị bệnh ký sinh trùng và ghẻ lở ở gia súc.
Ở Nepal, tỏi có trong thành phần một số bài thuốc trị thấp khớp.
Ở Indonesia, tỏi có trong thành phần một thuốc bột dùng ngoài cho các phụ nữ
sau sinh khi sinh đẻ, một thuốc đắp để điều trị cấc vết bọ cạp đốt và rắn rết cắn. tỏi

cũng có trong thành phần những thuốc uống để trị các chứng khó tiêu, tiêu chảy,
nơn, đau thượng vị, rối loạn đường tiết niệu, vô sinh ở phụ nữ chán ăn, đau bụng kết
hợp với vàng da.
1.4. Các bài thuốc liên quan
Cảm cúm: Ăn Tỏi và chế nước tỏi nhỏ mũi. Mỗi lần dùng 1-2g tỏi tươi.
Ung nhọt, áp xe viêm tấy: Giã giập tỏi, đắp 15-20 phút (không để lâu dễ bị
bỏng da). Có thể trộn với ít dầu vừng mà đắp.
Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: giã tỏi rịt vào rốn (cách ly bằng lá
lốt hay lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy tỏi giã giập bọc bông lại nhét vào
hậu môn.


8

Trị hói đầu: Dùng nước tỏi vỏ đỏ tươi 3 phần, glycerin 2 phần (tỷ lệ theo trọng
lượng 3:1), trộn đều xát vào chỗ bệnh, ngày 2 - 3 lần, uống thêm Bổ trung ích khí.
Trị lipid huyết cao: Dùng nang Tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 3 nang,
lượng mỗi ngày 0,12g (tương đương thuốc sống 50g), một liệu trình 30 ngày.
Trị viêm cầu thận cấp: Dùng tỏi vỏ tím 250g bỏ vỏ, Dưa hấu chín 1 quả
(khoảng 3 - 4kg) móc 1 lỗ miệng hình tam giác, cho hết tỏi vào đậy nắp lại, cắt bỏ
vỏ cứng bên ngồi cho vào nồi nấu chín, ăn hết cả quả dưa và tỏi chia nhiều lần
trong ngày, vỏ cứng sắc nước uống thay nước chè.
Chữa đau răng: Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng
10phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều xung quanh chỗ đau.


9

Chương 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cây tỏi.
Bộ phận dùng: Củ tỏi.
2.1.2. Địa điểm thu hái
Củ tỏi tươi được trồng tại Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Nghiên cứu về thực vật
Phương pháp hình thái
Tìm đặc điểm chi tiết của các bộ phận cây tỏi bao gồm: thân, lá, rễ, hoa, cụm
hoa, quả.
Phương pháp giải phẫu: mặt cắt ngang của củ tỏi
Chọn mẫu: có thể dùng mẫu tươi hay khô. Nếu là mẫu khô nên ngâm mềm trước
khi cắt. Mẫu được chọn phải chính xác, có tính đại diện, khơng q già hay q
non.
Bóc một vẩy tỏi tươi ra khỏi củ tỏi, dùng kim mũi mác khẽ lật lấy một lớp rất
mỏng ở phía trong vẩy tỏi cho vào lam kính đã có nước.
Trải phẳng mặt ngồi lớp biểu bì vẩy tỏi lên sát lam kính đã nhỏ sẵn giọt nước
sao cho không bị dập (để các lớp tế bào không chồng lên nhau) rồi nhẹ đẩy lamen
lên. Nếu có nước tràn ra ngồi lamen thì dùng giấy hút cho đến lúc khơng cịn nước
tràn ra nữa.
Cố định tiêu bản trên bàn kính, điều chỉnh ánh sáng sao cho nhìn thấy mẫu vật rõ
nhất.Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
2.1.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
Định tính S-allyl-L-cysterin [2].


10

Phương pháp sắc ký lớp mỏng sử dụng bản mỏng silicagel GF, hệ dung môi
triển khai: ethyl acetat - methanol - nước - aceton - axit acetic băng (10:4:3:3:1);

thuốc thử ninhydrin 3% trong ethanol. Dung dịch đối chiếu là mẫu tỏi (mẫu chuẩn)
và SAC chuẩn. So sánh các vết chạy trên sắc ký đổ của dung dịch thử, dung dịch
đối chiếu tỏi và dung dịch đối chiếu S-allyl-L-cystein. Đo Rf của các vết thu được.
Phương pháp HPLC: định tính S-allyl-L-cystein. Phân tích sắc ký đồ của dung
dịch thử và pic S-allyl-L-cystein của dung dịch chuẩn trên cơ sở so sánh giá trị Tr.
Định lượng S-allyl-L-cystein [4]
Mẫu chuẩn: chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc bằng cách hòa tan SAC vào nước
đến nồng độ 1 mg/ml. Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc bằng cách pha loãng
dung dịch mẹ SAC đến những nồng độ thích hợp.
Mẫu thử: cân chính xác 30 g mẫu tỏi, nghiền nhỏ, cho vào bình nón định mức
100 ml, thêm 100 ml nước cất hai lần, chiết siêu âm trong 90 phút ở 40 oC, lọc qua
màng 0,45 µm, dịch lọc được dùng để tiêm mẫu.
Tiến hành khảo sát với các điều kiện sắc ký: cột Luna Phenomenex C18 (5 m,
250 x 4,6 mm); pha động: methanol - đệm phosphat 0,02M pH = 3 x (12:88); đệm
phosphat 0,02 M pH = 3: dung dịch kali dihyrophosphat 0,02 M - triethylamin
(100:0,3), điều chỉnh đến pH = 3,0  0,2 bằng axit phosphoric đặc; tốc độ dịng: 0,7
ml/phút; thể tích tiêm: 20 ldetector UV bước sóng phát hiện 205 nm. So sánh diện
tích pic của mẫu thử với SAC chuẩn. Từ đó, tính hàm lượng SAC trong mẫu thử.
2.1.3.3. Phương pháp thử tác dụng sinh học [11]
Thử nghiệm in vitro trên những tế bào gan cô lập từ chuột trắng và những tế
bào Hep G2 người.
Cho chuột cống trắng và thỏ gây đái tháo đường với alloxan uống allicin làm
giảm đường máu và tăng hoạt tính của insulin phụ thuộc vào liều.
Cho chuột nhắt trắng bình thường hoặc gây đái tháo đường với streptozotocin
uống làm giảm ăn nhiều và khát nhiều.
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật


11


2.2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây tỏi
Quan sát hình thái: Tập hợp các lá dự trữ (lớp Hành) quen gọi là củ gần
hình cầu, đường kính 3-5cm, chứa khoảng 8 đến 20 hành con. Bao xung quanh củ
gồm 2-5 lớp lá vẩy trắng mỏng, do các bẹ lá trước tạo thành, gắn vào một đế hình
cầu dẹt (thân Hành). Các hành con hình trứng, 3 mặt đến 4 mặt, đỉnh nhọn, đế cụt.
Mỗi hành con được phủ những lớp lá vẩy trắng và một lớp biểu bì màu trắng hồng
dễ tách khỏi phần rắn bên trong. Các hành con xếp thành lớp quanh một sợi dài,
đường kính 1-3mm mọc từ giữa đế. Phần rắn bên trong của các hành con có chứa
nhiều nước, mùi thơm, vị hăng và bền [1].

Quan sát bằng vi phẫu:
Bóc2.1
cácHình
lá vẩy
soicủ
dưới
Hình
thái
tỏi kính hiển vi thấy có các dãy
mạch xoắn song song. Những lá vẩy ngồi cùng có tế bào biểu bì dài, thành dày.
Tùy vị trí có thể có các lỗ khí, hoặc mỗi tế bào có chứa một tinh thể hình lăng trụ,
đường kính 20µm đến 50µm. Tế bào thịt lá thành mỏng, xếp lộn xộn. Biểu bì trong
gồm những tế bào thành mỏng. Những lá dự trữ dày có biểu bì thành mỏng, lớp thịt


12

lá gồm những tế bào mơ mềm hình dáng khác nhau và các mạch dẫn hình xoắn xếp
thành hàng [1].


2.2.1.2. Đặc điểm dược liệu
Tập hợp các lá dự trữ (hành) quen gọi là củ gần hình cầu, đường kính 3 – 5 cm,
chứa khoảng 8 – 20 hành con. Bao xung quanh củ gồm 2 – 5 lớp lá vẩy trắng mỏng,
do các bẹ lá trước tạo thành, gắn vào một đế hình trịn dẹt (thân hành). Các hành
con hình trứng, 3 – 4 mặt, đỉnh
cụt. Mỗi
Hìnhnhọn,
2.2 Viđếphẫu
củ tỏihành con được phủ những lớp lá
vẩy trắng và một lớp biểu bì màu trắng hồng dễ tách khỏi phần rắn bên trong. Các
hành con xếp thành lớp quanh một sợi dài, đường kính 1 – 3 mm mọc từ giữa đế.
Phần rắn bên trong của các hành con chứa nhiều nước, mùi thơm, vị hăng và bền.
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
Định tính [2][3].
Sắc ký lớp mỏng

A

B

Hình 2.2 Sắc ký đồ của các mẫu định tính


13

Sắc ký đồ cho thấy trong mẫu tỏi (A) nguyên liệu (Rf = 0,53) trùng với vết của
chuẩn SAC (Rf = 0,54)(B). Như vậy, trong tỏi có chứa SAC và có thể sử dụng điều
kiện sắc ký này để xây dựng phương pháp định tính SAC trong tỏi.
Sắc ký lỏng hiệu năng cao


Hình 2.3 Sắc ký đồ của mẫu chuẩn SAC

Sắc ký đồ cho thấy trong tỏi có chứa SAC với thời gian lưu (Tr = 32,720 phút)
gần trùng với thời gian lưu của chuẩn SAC (Tr = 32,876 phút). Như vậy, trong tỏi
có chứa SAC và có thể sử dụng phương pháp HPLC để xây dựng phương pháp định
tính SAC trong tỏi.
Định lượng [3]
Hình
đồ định
của mẫu
tỏiSAC tỏi
Bảng2.4
2.1Sắc
Kếtkýquả
lượng
Khối lượng cân (g) Diện tích pic (mAU.s) Hàm lượng SAC (mcg/g)
Mẫu tỏi
tươi

20,6780

5,5

0,138

Kết luận: Hàm lượng SAC của tỏi 0,138 mcg/g.
2.2.3. Phương pháp thử tác dụng sinh học [2]
Cao nước tỏi ức chế sinh tổng hợp cholestrol phụ thuộc vào liều. Đã nhận xét
thấy tác dụng chống tăng cholestrol và lipid máu ở các mơ hình in vivo thực nghiệm

trên các loại động vật khác nhau (chuột cống trắng, thỏ, gà con, lợn) sau khi uống


14

(trong thức ăn), hoặc cho vào dạ dày củ tỏi xay nát, cao chiết với cồn, ether dầu hỏa
hoặc methanol, tinh dầu, cao tỏi lão hóa, và tinh dầu cố định.
Tác dụng giảm đường máu của cao tỏi có thể do làm tăng sản sinh insulin,
allicin được chứng minh có tác dụng bảo vệ insulin chống khử hoạt tính. Trên chuột
cống trắng gây đái tháo đường với alloxan, S-allyl-cystein sulfoxyd có tác dụng
điều trị tốt gần bằng insulin.
Cho chuột nhắt trắng bình thường hoặc gây đái tháo đường với streptozotocin
uống làm giảm ăn nhiều và khát nhiều, nhưng khơng có tác dụng tăng đường máu
hoặc giảm insulin máu.
Cho uống hoặc cho vào dạ dày tỏi xay nát, hoặc cao cồn hoặc cao nước tỏi, làm
giảm huyết áp ở chó, chuột lang, thỏ và chuột cống trắng.
2.2.4. Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm [11]
Tinh dầu, cao nước, cao cồn, dịch ép tỏi ức chế sự phát triển in vintro của tụ cầu
vàng, Shigellu sonnei, Erwwinia carotovora, trực khuẩn lao, Escherichia coli,
Pasteurella multocida, Proleus spp, Bacillus spp, streptococcus faecolis, Candida spp,
Cryptococcus, Rnodotorula rubra, Toruloposis spp, Aspergillus niger.
Hoạt tính kháng khuẩn được quy cho allicin, là một hoạt chất của tỏi.
Tuy vậy, allicin là hợp chất tương đối không ổn định và có tính phản ứng cao và có
thể khơng có hoạt tính kháng khuẩn in vivo. Ajoen và diallyl disulfid cũng có hoạt
tính kháng khuẩn và kháng nấm.
Tác dụng điều trị giun đũa, giun móc, lỵ
Allicin có thể là hoạt chất trị giun. Ngoài ra, allicin diallyl disulfid và diallyl
trisulfid có hoạt tính kháng siêu vi khuẩn invitro chống virus cúm B, virus herpes
type 1, virus bệnh đầu bị.

Nước cất tỏi có tác dụng diệt lỵ amip in vitro với nồng độ ức chế thấp nhất 1/160.
Cao tỏi có tác dụng điều trị tốt trên chuột nhắt trắng gây nhiễm bệnh do
Trypanasoma nhờ có tác dụng của hoạt chất diallyldisulfid.
Tác dụng giảm cholesterol và lipid máu [10]


15

Kết quả của hạ lipid hiệu quả của bổ sung tỏi đã khơng nhất qn. Một phân
tích gộp 2012 của 26 thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đơi, giả dược có đối chứng cho
thấy bổ sung tỏi là cao hơn giả dược trong giảm mức cholesterol huyết thanh và
triglyceride huyết thanh. Các tác giả cho rằng bổ sung tỏi có thể làm giảm mức
cholesterol huyết thanh và triglyceride huyết thanh và điều trị tỏi có thể có lợi cho
bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tác dụng chống tăng huyết áp [9]
Bằng chứng mạnh mẽ nhất về tác dụng của tỏi, cụ thể là AGE, là giảm huyết áp.
Một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, giả dược, liều đáp ứng của 79 bệnh nhân thực
hành chung với tăng huyết áp tâm thu khơng kiểm sốt đã đánh giá hiệu quả của bổ
sung AGE trong 12 tuần. Nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung hàng ngày 240, 480 và
960 mg AGE có chứa 0,6, 1,2 và 2,4 mg S-allylcysteine, tương ứng làm giảm đáng
kể huyết áp tâm thu so với giả dược.
Tác dụng hạ đường huyết của tỏi
Trong tỏi có chứa thành phần allicin, allyl propyl disulfide và S-allyl cysteine
sulfoxide có tác dụng làm tăng lượng insulin trong máu. Cụ thể, hoạt chất từ tỏi có
tác dụng ngăn cản tác động bất hoạt insulin tại gan từ đó lượng insulin được bảo tồn
nhiều hơn để đáp ứng cho hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Tác dụng ức chế tế bào ung thư [8]
Cao tỏi các tác dụng ức chế giai đoạn đầu sinh ung thư da gây bởi tetradecanoyl
phorbol acetat. Allicin và methyl allyl được chứng minh có tác dụng ức chế enzyme
geranykgeranyk transterase và như vậy có tác dụng ức chế sự biến đổi tế bào và có

khả năng điều trị ung thư. Tỏi có thể cải thiện q trình oxy hóa trong động mạch và
các triệu chứng ở bệnh nhân có hội chứng gan – phổi.
Bảo vệ gan ổn định men SGOT, SGPT, chống gan nhiễm mỡ,…


16

Chương 3. DỰ KIẾN DẠNG BÀO CHẾ
Dạng bào chế: Cồn xoa bóp
Sản phẩm: Rượu xoa bóp từ tỏi đen
Cơng thức tạo nên 1 sản phẩm:
20g tỏi
100 ml rượu cao độ.
3.1. Sơ chế
Tỏi sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, lựa chọn những củ tỏi to, trịn, tép tỏi
chắc, khơng mọc mầm.
3.2. Quy trình bào chế
3.2.1. Sơ đồ quy trình tạo nên sản phẩm “Rượu xoa bóp An Tâm”

Lên men
Tỏi tươi

Tỏi đen

Sản phẩm
phẩm

Bóc vỏ

Đóng gói


Nghiền nhỏ
Lấy dịch
chiết

Ngâm
Ngâm với
rượu

3.2.2. Sơ đồ bào chế cụ thể
Hình 3.1 Quy trình tạo nên sản phẩm
Bước 1:
Tỏi sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, lựa chọn những củ tỏi to, trịn, tép tỏi chắc,
khơng mọc mầm.


×