Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp ở Việt Nam (so sánh với một số nước Đông Nam Á)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.5 KB, 6 trang )

MỘT SỐ KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHỨC HỢP Ở VIỆT NAM
(SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á)
Đào Thị Diễm Trang(*)

SOME COMPLEX RESORTS IN VIETNAM
(COMPARED WITH SOME COUNTRIES IN SOUTHEAST ASIA)
Abstract
The concept “resort complex” becomes familiar to tourists on all over the world.
Vietnam has currently good number of resort complex such as Tuần Châu Resort, Vinpearl
Hạ Long, Cát Bà Island Resort & Spa (in the North), Laguna Lăng Cô, Bà Nà Hills, Life
Heritage, Nam Hải, Vinpearl Nha Trang, Whale Island Resort, An Lâm Ninh Vân Bay, Sea
Link (in the Central Part of Vietnam); Six Senses, The Grand Hồ Tràm Strip; Sunset Sanato,
Vinpearl Phú Quốc (in the South)… All the above cited names can compete with their
competitors in Thailand, Malaysia, Cambodia, Singapore, Indonesia… More and more local
and international tourists frequent resort complexes in the region. But that also offers new
opportunities and challenges to investors, the government and Vietnamese people.
This article would like to present the case of some resort complexes in Vietnam with
their weak and strong points.
*
Trong khoảng mươi năm trở lại đây, người Việt Nam dần quen thuộc với khái niệm
du lịch nghỉ dưỡng kết hợp giải trí, chữa bệnh. Đây là một hình thức du lịch lý tưởng, phù
hợp với nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm du khách và mở ra nhiều tiềm năng cho nhà cung
cấp dịch vụ, làm phong phú thêm các gói sản phẩm du lịch. Bài viết này là trải nghiệm của
người viết về một số đặc điểm của các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp ở Việt Nam.
1. Khái niệm “khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp”
Cùng với các khái niệm du lịch phổ thông (leisure travel, khách du lịch đi tham quan,
ngắm cảnh theo hành trình thơng thường và lưu trú ở các khách sạn), du lịch khám phá
(adventure travel, khách du lịch tham gia nhiều loại hình giải trí mang tính thể thao hoặc
mạo hiểm như leo núi, lặn biển, trượt thác…), MICE tour (MICE là chữ viết tắt từ các loại
hình tour: hội thảo (meeting), khen thưởng (incentive, khách du lịch được sự đài thọ của nơi
làm việc mà họ đã cống hiến với nhiều gói dịch vụ cao cấp), hội nghị (conference) và hội chợ


(exhibition); du khách tham gia các tour này với mục đích hội họp, triển lãm là chính và kết
hợp tham quan ngắn trong thời gian rỗi)…, khái niệm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp
(integrated travel) nhằm chỉ một sản phẩm du lịch mà hành trình nghỉ dưỡng, sinh hoạt, giải
trí của du khách gói gọn trong một địa điểm, khơng mất thời gian di chuyển. Du lịch nghỉ
dưỡng phức hợp đặc biệt chú trọng việc đảm bảo sự thoải mái ở mức độ cao nhất cho du
khách từ nơi lưu trú, phương tiện di chuyển, ẩm thực cho đến các dịch vụ như sân golf, spa,
cơng viên nước, khu ngâm bùn khống, khu vui chơi giải trí, phịng gym, phịng thiền… Loại
hình du lịch này rất thích hợp với đối tượng du khách có tiềm năng tài chính, cần nghỉ ngơi,
hồi phục sức khỏe và thư giãn tối đa. Chính vì lẽ này, du lịch nghỉ dưỡng phức hợp còn được
gọi là du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Một chương trình du lịch nghỉ dưỡng phức hợp có thể
gói gọn trong 2-3 ngày hoặc kéo dài cả một kì nghỉ (vacation), rất thích hợp cho các du
khách inbound (tức khách hàng là người từ một nước này đi vào một đất nước khác để du
(*)

ThS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.


lịch). Kèm theo khái niệm du lịch phức hợp là khái niệm khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp
(integrated resort).
Thế nào là một khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp?
Vì nhu cầu của khách hàng chọn gói integrated travel là hạn chế di chuyển, thụ
hưởng tối đa nên một khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải đảm bảo được các yếu tố then
chốt sau:
- Về điều kiện tự nhiên: khuôn viên của khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải tọa lạc
trên mặt bằng rộng, an toàn về thổ nhưỡng, hiếm khi có thiên tai, thường ở các vị trí đắc địa
(gần biển, rừng, núi…); khí hậu ơn hịa, ổn định, phù hợp với mọi lứa tuổi
- Về cơ sở hạ tầng: khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp đúng chuẩn phải là một quần
thể bao gồm cáp treo, bến thuyền, bãi đỗ xe, nhà chờ, resort/ khách sạn, phòng hội nghị, bãi
tắm, hồ bơi, phòng gym, spa, bar, club, khu ăn uống, khu hút thuốc, khu vui chơi, sân golf,
sòng bạc, trung tâm mua sắm, nhà hát, bảo tàng, cơng viên… được bố trí đẹp mắt, hợp lý,

chan hòa với thiên nhiên.
- Về cơ sở vật chất: các vật liệu được sử dụng xây dựng, trang trí, sử dụng cho toàn
bộ khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải ở mức độ cao cấp, thân thiện với môi trường, đạt
chuẩn từ 4 đến 5 sao, có nhiều mức độ khác nhau để du khách chọn lựa
- Về dịch vụ: các dịch vụ ở khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải hướng tới sự hài
lòng ở mức độ cao nhất của du khách, thể hiện ở chất lượng phòng ở, chất lượng cảnh quan,
chất lượng ẩm thực, chất lượng dịch vụ đón tiễn, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
làm đẹp, chất lượng nhân viên phục vụ; có sự chăm sóc cẩn trọng đối với các khách hàng đặc
biệt (trẻ em, người khuyết tật)… Để làm được điều này, các khu du lịch nghỉ dưỡng phức
hợp cần có đội ngũ quản lý, chuyên viên, nhân viên giỏi nghề, tận tâm và không ngừng nâng
cao nghiệp vụ cũng như lắng nghe ý kiến khách hàng.
Ở các nước Đông Nam Á, các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp bắt đầu được xây
dựng và đi vào hoạt động từ những năm 60 của thế kỉ XX, nổi bật là kế hoạch thành lập
Công ty Genting Highlands của ông Lim Goh Tong – một doanh nhân thành đạt của
Malaysia – để hiện thực hóa giấc mơ biến vùng rừng núi hơn 6.000 ha cách thủ đô Kuala
Lumpur 58 km thành khu phức hợp giải trí Genting Highlands. Từ cuối những năm 1990,
hàng loạt các dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp rộ lên ở khu vực Đơng Nam
Á. Nhiều dự án đã hồn thành và hoạt động hiệu quả, gây được uy tín, tiếng vang trong khu
vực và thế giới, có thể kể đến là: The Beaches, Laguna Phuket (thuộc tập đoàn Banyan Tree,
Thái Lan); Genting, A’Famosa (Malaysia); Thansur Bokor (Campuchia); World Sentosa,
Marina Bay (Singapore), RIMBA Jimbaran Bali (Indonesia)… Riêng ở Việt Nam, Vinpearl
Nha Trang có thể được xem là khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp đạt chuẩn khu vực được đưa
vào sử dụng đầu tiên vào năm 2001 và dần hoàn thiện cho đến nay. Sau Vinpearl Nha Trang,
hàng loạt các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp quy mô lớn với cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
và các gói dịch vụ cao cấp từ Bắc chí Nam được xây dựng và hoạt động như:
Miền Bắc: Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu, Cát Bà Island Resort & Spa…
Miền Trung: Laguna Lăng Cơ (cùng thuộc tập đồn Banyan Tree, Huế); Bà Nà Hills
(Đà Nẵng); Life Heritage, Nam Hải (Hội An); Whale Island Resort, An Lâm Ninh Vân Bay
(Nha Trang), Sea Links (Bình Thuận)…
Miền Nam: Six Senses, The Grand Hồ Tràm Strip (Bà Rịa Vũng Tàu); Sunset Sanato,

Vinpearl Phú Quốc (Kiên Giang)…
2. Một số ưu khuyết điểm của các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp ở Việt Nam


Các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp của Việt Nam vừa nêu trên nhìn chung đều đạt
tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động hiệu quả và không ngừng cải thiện chất lượng, tạo sự hứng
khởi cho khách tham quan du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi. Một số ví dụ cụ thể:
Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu được thành lập từ năm 2002 với diện tích
220 ha, là khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp duy nhất của thành phố Hạ Long có vị trí liền
kề bờ biển, rất thuận tiện di chuyển sang vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà. Hệ thống villa Tuan
Chau Holiday và khách sạn Morning Star cung cấp trên 300 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 5 sao
quốc tế. Bãi tắm nhân tạo của khu du lịch dài hơn 4 km. Các tiện ích khác ngồi phịng ở là:
câu lạc bộ biểu diễn cá heo; cơng viên trình diễn nhạc nước, laser, chiếu phim trên màn nước;
khu ẩm thực Việt Nam phục vụ cùng lúc hơn 1000 thực khách và nhiều phòng VIP lớn, nhỡ
và nhỏ với sức chứa từ 15 đến 150 người mỗi phịng; khu vui chơi giải trí dưới nước gồm
cano kéo dù, môtô trượt nước tốc độ cao… Dịch vụ tham quan vịnh Hạ Long của khu du lịch
rất đa dạng và tiện lợi với hệ thống tàu du lịch, cano, thủy phi cơ, máy bay trực thăng. Đặc
biệt, khu du lịch này còn sở hữu du thuyền cao cấp Paradise Cruises với hệ thống buồng
phòng và dịch vụ rất tiện nghi, sang trọng. Tổ hợp sân golf 18 lỗ tại phía Tây Bắc đảo Tuần
Châu đang được nâng cấp lên thành sân golf 27 lỗ.
Khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô rộng 280 ha nằm kề bên vịnh Lăng
Cơ, bờ biển dài 3 km, tầm nhìn hướng thẳng biển Đông, nằm ngay trên con đường di sản
miền Trung với các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận như cố đô Huế, phố cổ
Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Khu nghỉ dưỡng phức hợp bao gồm các khách sạn, spa, trung
tâm hội nghị, tổ chức sự kiện. Các biệt thự riêng biệt và khu dân cư cao cấp sẵn sàng được
chào bán. Mỗi căn biệt thự đồi Banyan Tree Lăng Cơ có diện tích từ 152 mét vng đến 260
m2, có sân hiên rộng rãi với hồ bơi và hồ massage thủy lực riêng. Câu lạc bộ Golf Laguna
Lăng Cô gồm một sân golf 18 lỗ được thiết kế đúng chuẩn quốc tế. Nơi đây cịn có nhiều
hoạt động giải trí cho khách hàng ở mọi lứa tuổi.
The Grand Hồ Tràm Strip là khu nghỉ dưỡng phức hợp có quy mơ lớn nhất ở miền

Nam và hứa hẹn sẽ là khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp xa hoa nhất của Việt Nam. Khu nghỉ
dưỡng này được đầu tư bởi tập đoàn Asian Coast Development (Canada, viết tắt là ACDL)
chuyên về đầu tư và xây dựng các khu nghỉ dưỡng phức hợp. The Grand Hồ Tràm Strip tọa
lạc tại Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) rộng hơn 164 ha, bãi biển dài 2,2 km. Thế mạnh của
khu nghỉ dưỡng này là cơ sở vật chất và dịch vụ đạt chuẩn quốc tế bao gồm: 1.100 phịng
khách sạn 5 sao; trung tâm trị chơi giải trí có thưởng (một hình thức của casino); trung tâm
hội nghị rộng 2.200 m2 với các phịng họp cao cấp có sức chứa đến 1.500 người; khu vực
giải trí rộng 6.000 m2 bao gồm 9 nhà hàng phục vụ các món Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản,
Pháp và Mỹ, sân golf The Bluffs 18 lỗ, trung tâm thể thao với 3 bể bơi ngoài trời hướng biển
và các tiện nghi giải trí bãi biển đa dạng khác. Tính đến khi dự án hoàn thành (dự kiến năm
2020), The Grand Hồ Tràm Strip sẽ có 5 khu nghỉ dưỡng với 9.000 phịng tiêu chuẩn 5 sao
và hệ thống trung tâm thương mại; trở thành một Las Vegas của Việt Nam với 2.500 máy
đánh bạc và 270 bàn chơi bài.
Tính đến thời điểm 2014, có thể nói Vinpearl Nha Trang là khu du lịch nghỉ dưỡng
phức hợp hoạt động ổn định và thành công nhất ở Việt Nam. Sự ổn định của Vinpearl Nha
Trang nằm ở vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn khách hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là
khách Nga. Vinpearl Nha Trang tọa lạc ở đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa với hệ thống cáp treo
và ca nơ đi vào đảo rất nhanh chóng và an tồn; hệ thống resort với 485 phòng nghỉ; phòng
hội thảo, trung tâm tổ chức sự kiện 1500 chỗ ngồi, sân khấu ngồi trời có mái che 5000 chỗ
ngồi; cơng viên giải trí Vinpearl Land có diện tích gần 200.000 m2 gồm phố mua sắm, công
viên nước, sân khấu nhạc nước, thủy cung… Bãi tắm tự nhiên của khu nghỉ dưỡng này dài
700 m. Ngoài ra, hệ thống bể bơi ngoài trời có diện tích hơn 5.700 m2, rộng nhất Đơng Nam
Á được bố trí nằm giữa vườn dừa, thảm cỏ, vườn cây xanh… Chủ nhân của khu du lịch đảo
này cũng rất chú trọng yếu tố tâm linh khi xây dựng Trúc Lâm tịnh viện với diện tích 3,3 ha


trên ngọn đồi cao nhất của khuôn viên. Hiện nay, tập đoàn Vingroup đã phát triển thêm hai
khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp là Vinpearl Hạ Long và Vinpearl Phú Quốc với mơ hình
tương tự Vinpearl Nha Trang nhưng hiện đại hơn. Riêng sân golf của Vinpearl Phú Quốc có
27 lỗ chuẩn quốc tế.

Nhìn chung, các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp ở Việt Nam đều có những thế
mạnh nhất định:
Đầu tiên, đó là thế mạnh về điều kiện tự nhiên. Với mặt tiền hướng ra biển Đông,
Việt Nam là quốc gia có số cây số đường biển dài nhất khu vực Đông Nam Á. Do vậy, các
khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp ở ba miền đều nằm ở các vị trí thuận lợi, được thiên nhiên
ưu đãi về cảnh quan: các dãy núi cao, dài; các vịnh và bãi biển đẹp; hệ thống rừng nguyên
sinh còn tương đối; khí hậu mát mẻ, trong lành…
Thứ hai, các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp này thường tọa lạc ở những thành phố
lớn, không quá xa trung tâm hành chính và có hệ thống phương tiện vận chuyển đa dạng, tiện
lợi. Ví dụ: từ TP.HCM, mất khoảng 3 giờ lái xe là có thể đến The Grand Hồ Tràm Strip; mất
khoảng 45 phút ngồi máy bay để đến Đà Nẵng và thêm 45 phút di chuyển bằng xe là đến
được Bà Nà Hills… Tiêu chí này cũng được áp dụng cho các khu du lịch nghỉ dưỡng phức
hợp ở Đông Nam Á, chẳng hạn như chỉ mất 45 phút lái xe từ Kualar Lumpur là đến được
Genting Highlands, mất 2 giờ lái xe từ Phnom Penh để đến được Thansur Bokor…
Thứ ba, hệ thống resort, khách sạn của các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp ở Việt
Nam có đội ngũ nhân lực dồi dào, trẻ trung, giá thuê lao động rẻ vì đa phần sử dụng nguồn
lao động sẵn có của địa phương. Chất lượng dịch vụ tốt, sự thân thiện của con người địa
phương, sự cạnh tranh về giá cả cũng là những điểm mạnh của các khu du lịch nghỉ dưỡng
phức hợp tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Dù vậy, các nhược điểm khơng phải là khơng có.
Điều đầu tiên có thể thấy là kiến trúc quần thể của các khu du lịch nghỉ dưỡng phức
hợp chưa có nét riêng và khuyết hẳn bản sắc văn hóa Việt Nam. Đa số cấu trúc của các khu
du lịch nghỉ dưỡng phức hợp tại Việt Nam hiện nay chỉ tập trung vào sự hiện đại, tiện dụng
và sang trọng chứ khơng có phong cách riêng. The Grand Hồ Tràm Strip – niềm tự hào của
các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp ở phía Nam – có các balcon phịng ở được quảng cáo
là “giống balcon của phịng nàng Juliet”. Hiện nay, ngồi khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp
Sea Links City của Bình Thuận được xây dựng dựa trên ý tưởng ruộng bậc thang của đồng
bào dân tộc Tây Bắc thì hiếm có khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp nào chú trọng đến tính
dân tộc mà vẫn hiện đại trong thiết kế. Các chương trình giải trí của khu du lịch nghỉ dưỡng
phức hợp Việt cũng mang nặng phong cách Âu – Mỹ, từ ca sĩ thể hiện, dòng nhạc cho đến

kịch bản của show biểu diễn nhạc nước. Trong khi đó, chỉ cần nhìn sang Thansur Bokor của
nước bạn Campuchia, chúng ta sẽ thấy kiến trúc của quần thể này mô phỏng Angkor Wat
cùng với rất nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ truyền thống Khmer được biểu diễn luân
phiên trong ngày.
Một điểm đáng tiếc nữa là các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Việt Nam đang đi
vào lối mòn về phương thức tổ chức. Du khách đến các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp đi
theo một quy trình gần như khép kín là nghỉ ngơi – tắm biển, hồ – ăn uống – tham quan và
giải trí ở vài địa điểm lân cận resort. Các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp của ta chưa có
những chương trình được thiết kế riêng phù hợp với nhu cầu của khách hàng (ví dụ tour mua
sắm đặc sản địa phương, tour đi các điểm tham quan “đinh”, “độc” trong vùng, tour làng
nghề, tour cho trẻ em…). Các sản phẩm được bán tại khu nghỉ dưỡng cũng không đặc sắc và
giá cả không phù hợp. “Theo thống kê của một số công ty chuyên khai thác du lịch, có đến
85% khách quốc tế không quay lại Việt Nam, thời gian lưu lại các điểm du lịch ở các địa
phương khá ngắn ngủi vì thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm… Điều này cho thấy
doanh thu du lịch của Việt Nam tập trung chủ yếu vào phương tiện vận chuyển (chiếm 60%),


khách sạn (16%), nhà hàng (14%), còn một tỷ lệ rất nhỏ dành cho mua sắm và giải trí, dù
thực tế, lợi nhuận từ khai thác cơng suất phịng và vận chuyển khơng cao.” – phóng viên Đỗ
Hải của tuần báo Doanh nhân Sài Gòn đánh giá trong bài “Hồ Tràm Strip có tạo nên kì tích?”.
Khi người viết bài này đến Bà Nà Hills lần đầu vào năm 2013, vừa phấn khởi với hệ thống
cáp treo dài nhất Đông Nam Á thì đã phải thất vọng với những gì được chứng kiến trên núi:
kiến trúc không đồng bộ, hệ thống các khu vực trò chơi là một sự lặp lại của Vinpearl Nha
Trang nhưng sơ sài và kém chuyên nghiệp hơn.
Thêm vào đó, các chính sách khuyến mãi chưa được quảng bá rộng rãi và có khi chưa
thuyết phục. Chẳng hạn như những du khách nào nghỉ dưỡng ở Khu du lịch Bình Châu hẳn
sẽ khơng hài lịng với bãi tắm xám xịt, nhiều rong rêu và các dịch vụ như massage, đi xe
ngựa vì thiếu an tồn, thiếu tính chuyên nghiệp. Bởi lẽ, các dịch vụ này đa số được miễn phí
hoặc giảm giá cho khách sử dụng phòng của khu nghỉ dưỡng. Và một bộ phận lớn người Việt
vẫn cho rằng “tiền nào của nấy” cộng với tâm lý muốn được an ổn nên chẳng mấy ai phàn

nàn hoặc chất vấn quản lý dịch vụ.
Một vấn đề khác là độ cởi mở của các chính sách Nhà nước và địa phương dành cho
các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp là chưa tuyệt đối, đó là chưa kể sự lúng túng trong việc
xử lý các chính sách. Chẳng hạn như việc tổ chức và quản lý casino tại Việt Nam vẫn còn
nhiều quan điểm đối nghịch nhau và nếu khơng giải quyết được ngọn ngành thì khả năng
chảy máu tiền tệ là tất yếu vì khách Việt Nam sẽ bay sang Singapore, Malaysia hoặc đi xe
sang Campuchia để đánh bạc, cịn khách nước ngồi cũng sẽ cân nhắc hơn khi lựa chọn Việt
Nam là điểm đến vì khơng có các hình thức giải trí mà họ mong muốn. Hoặc cũng chính vì
những quan điểm bảo thủ mà nước ta chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có mà trường
hợp vườn quốc gia Bạch Mã là một ví dụ. “Một vườn quốc gia rộng 50.000 ha có từ năm
1925 (hiện nay có quy mơ chừng 38 ngàn ha). Một khu nghỉ mát được phát hiện cách đây
hơn 8 thập kỷ. Một quần thể với 139 biệt thự hoành tráng từng được xây dựng hàng chục
năm về trước. Cự ly cách trung tâm thành phố Huế chừng 40 cây số. Thiên nhiên, khí hậu,
cảnh quan khơng hề thua kém một địa chỉ nào. Một vùng đất được mệnh danh là Sa Pa, là
Tam Đảo, là Đà Lạt của miền Trung... Vậy mà cho đến nay - như nhiều người nhận xét Bạch Mã vẫn đang “ngủ”… Liệu có là một sự lãng phí, liệu có phải là cách bảo vệ Bạch Mã
tốt nhất?” – phóng viên Diên Thống sau khi tham quan Genting của Malaysia đã viết trong
bài “Từ Genting nhìn về Bạch Mã” (báo Thừa Thiên Huế) như thế.
Từ những ưu và nhược điểm trên, chúng ta có thể thấy tiềm năng của các khu du lịch
nghỉ dưỡng phức hợp tại Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, một hệ thống khu du lịch nghỉ
dưỡng phức hợp chuyên nghiệp, bài bản và đồng đều ở các địa phương là điều chưa thể. Mọi
thứ vẫn đang trong giai đoạn tự phát và dựa dẫm vào nguồn vốn đầu tư của các “đại gia”
trong và ngoài nước, chưa phát huy tồn diện thế mạnh sẵn có của đất nước và con người
Việt Nam.
Từ các lý giải và dẫn chứng, có thể thấy Việt Nam là một quốc gia nhiều tiềm năng
trong việc xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp. Nếu tiếp tục phát huy và cập nhật
thêm các tiên tiến của mơ hình trong khu vực và thế giới, các điểm đến đáng mơ ước này
không chỉ là niềm tự hào, là diện mạo mới của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế mà cịn
góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm, giải phóng năng lượng sáng tạo
của người Việt.
Tài liệu tham khảo

1. doanhnhansaigon.vn
2. baothuathienhue.vn
3. a/du-an-ho-tram-strip/


4. www.lagunalangco.com
5. />6.
TÓM TẮT
Khái niệm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp và khu nghỉ dưỡng phức hợp ngày càng trở
nên quen thuộc với du khách. Hàng loạt các khu nghỉ dưỡng phức hợp ở Việt Nam đã ra đời
và phát triển như: Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu, Vinpearl Hạ Long, Cát Bà Island
Resort & Spa (miền Bắc), Laguna Lăng Cô, Bà Nà Hills, Life Heritage, Nam Hải, Vinpearl
Nha Trang, Whale Island Resort, An Lâm Ninh Vân Bay, Sea Link (miền Trung); Six Senses,
The Grand Hồ Tràm Strip; Sunset Sanato, Vinpearl Phú Quốc (miền Nam)… Các khu nghỉ
dưỡng này có chất lượng hạ tầng cơ sở, dịch vụ tương đối tốt. Một số khu nghỉ dưỡng có thể
sánh ngang với các khu nghỉ dưỡng trong khu vực Đông Nam Á như: The Beaches, Laguna
Phuket (Thái Lan); Genting, A’Famosa (Malaysia); Thansur Bokor (Campuchia); World
Sentosa, Marina Bay (Singapore), RIMBA Jimbaran Bali (Indonesia)… Qua đó, chúng ta có
thể thấy du khách Việt Nam và quốc tế thật sự có nhu cầu nghỉ ngơi, thụ hưởng ở các khu
nghỉ dưỡng phức hợp đạt chuẩn quốc tế tại Đông Nam Á. Điều này mở ra nhiều cơ hội cũng
như thách thức đối với các nhà đầu tư, chính phủ và người dân Việt Nam.
Bài viết này giới thiệu một số khu nghỉ dưỡng phức hợp ở Việt Nam với các ưu và
khuyết điểm. Hy vọng rằng, Việt Nam sẽ ngày càng có nhiều khu nghỉ dưỡng phức hợp chất
lượng, hiện đại và đậm đà bản sắc.



×