Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.79 KB, 67 trang )

BÀI 6
CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Mã bài: MĐ18 KX6340301-06
Giới thiệu: Doanh thu và chi phí trong doanh nghiệp giúp chúng ta xác định kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phân biệt khái niệm doanh thu - chi
phí và thu - chi mà trên thực tế đôi khi vẫn bị nhẩm lẫn. Doanh thu và chi phí đuợc
phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh và đuợc sử dụng để xác định kết quả hoạt
động của doanh nghiệp. Thu chi phản ánh các luồng tiền vào luồng tiền ra của
doanh nghiệp thuờng trong thời kỳ ngắn từng tuẩn từng tháng và cho biết khả năng
thanh tốn đích thực hay khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Mục tiêu:
Kiến th c:
+ Phát biểu được các khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu và
lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Giải thích được rủi ro kinh doanh và điểm hịa vốn
+ Trình bày được cách xác định lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Kỹ năng:
+ Lập được bảng dự tốn chi phí sản xuất kinh doanh, bảng kế hoạch giá thành
+ Phân tích và tính tốn được cách xác định doanh thu
132


+ Phân tích và tính tốn được cách xác định lợi nhuận
1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm các quá trình: dự trữ sản xuất - tiêu thụ. Trong q trình đó doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất
định gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, nhưng khơng ngồi chi phí lao động sống
và lao động vật hoá bằng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hoạt động
kinh doanh trong một kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh thường xuyên, hàng ngày, gắn liền với
từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tính


tốn, tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cần được tiến hành trong thời gian nhất
định, có thể là tháng, quý, năm. Các chi phí này cuối kỳ sẽ được bù đắp bằng doanh
thu kinh doanh trong kỳ đó của doanh nghiệp.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.2.1. Phân loại theo nội dung kinh tế
Dựa vào hình thái nguyên thủy của chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh, khơng
phân biệt chi phí đó được dùng ở đâu và dùng cho mục đích gì.
Theo cách phân loại này, tồn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được chia thành 5 yếu tố:
 Yếu tố 1: Chi phí ngun vật liệu mua ngồi là tồn bộ giá trị tất cả các loại
vật tư mua từ bên ngoài vào hoạt động kinh doanh trong thời kỳ của doanh nghiệp
như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu…
 Yếu tố 2: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: là tồn bộ tiền
lương hay tiền cơng mà doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt
động kinh doanh, và các khoản chi phí trích theo lương như: chi phí bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn, bảo hiểm thất nghiệp.
 Yếu tố 3: chi phí vế khấu hao tài sản cố định là toàn bộ số tiền khấu haocác
loại tài sản cố dịnh trích trong kỳ.
 Yếu tố 4: Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền phải trả về dịch vụ đã
sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bao gồm: Chi phí điện, nước,
điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí th ngồi vận chuyển hàng
hố.

133


 Yếu tố 5: Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí ngồi các chi phí nêu
trên, như: Cơng tác phí, văn phịng phẩm, tiếp khách, hội nghị …
Tác dụng: Giúp doanh nghiệp thấy rõ mức chi phí về lao động sống và lao
động vật hố trong tồn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong năm.

1.2.2. Phân loại theo công dụng kinh kế (Khoản mục giá thành):
Theo cách phân loại này có thể sắp xếp những chi phí có cùng cơng dụng
kinh tế thành một khoản mục chi phí.
Có 5 khoản mục chi phí:
 Khoản mục 1: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên
liệu, vật liệu, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo ra sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ.
 Khoản mục 2: chi phí nhân cơng trực tiếp bao gồm các khoản trả cho
người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp
có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đoản của
cơng nhân trực
 Khoản mục 3:Là khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản
xuất hoặc các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp dùng để quản lý và phục vụ
sản xuất như: Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng;
chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu; cơng cụ dụng cụ, chi phí điện;
nước … phát sinh tại phân xưởng.
 Khoản mục 4: chi phí bán hàng gồm các chi phí phát sinh trong q trình
tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho
nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói vận chuyển, bảo quản… khấu hao tài sản cố
định, chi phí vật liệu, bao bì, cơng cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngồi và các chi
phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo…
 Khoản mục 5: Là chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp,
các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của tồn doanh nghiệp.
 Tác dụng: Giúp cho doanh nghiệp xác định được giá thành, tính được giá
thành các loại sản phẩm. Đồng thời xác định ảnh hưỡng của sự biến động từng
khoản mục chi phí đối với tồn bộ giá thành sản phẩm nhằm khai thác khả năng
tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ thấp giá thành sản phẩm.
1.2.3. Phân loại căn c vào mối quan hệ giữa sản lượng và chi phí:

134



+ Biến phí (chi phí khả biến): là những chi phí biến đổi trực tiếp theo sự thay
đổi (tăng hoặc giảm) của sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, như ngun vật
liệu, chi phí nhân cơng theo sản phẩm.
+ Đính phí (Chi phí bất biến): là những chi phí khơng thay đổi trực tiếp theo
sự thay đổi của sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, như: khấu hao tài sản cố
định, tiền lương thời gian, tiền thuê mặt bằng, chi phí bảo hiểm …
Tác dụng: Giúp doanh nghiệp xác định cơ cấu chi phí, tìm ra các biện pháp
thích ứng với từng loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
1.2.4. Phân loại theo chí phí cơ bản và chi phí chung:
+ Chi phí cơ bản: là những chi phí cần thiết cho q trình sản xuất sản
phẩm kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến lúc sản phẩm được chế
tạo xong. Những chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành.
+ Chi phí chung: là những chi phí khơng liên quan trực tiếp đến quá trình
sản xuất sản phẩm. Bao gồm: tiền lương nhân viên quản lý, các khoản chi phí văn
phịng, sách báo …. Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành.
Tác dụng: Cho thấy tác dụng của từng loại chi phí để từng đó đề ra các biện
pháp hạ thấp chi phí riêng đối với từng loại. Đồng thời qua sự biến động chi phí
chung trong giá thành ở các thời kỳ khác nhau giúp cho việc kiểm tra công tác quản
lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.5. Phân loại theo chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
+ Chi phí trực tiếp:
là những chi phí có quan hệ mật thiết chặt chẻ đến việc
chế tạo từng loại sản phẩm. Bao gồm: chi phí ngun vật liệu, chi phí nhân cơng.
+ Chi phí gián tiếp: là những chi phí khơng có quan hệ trực tiếp đến quá trình sản
xuất của từng loại sản phẩm cá biệt, chỉ có quan hệ đến sản xuất chung của phân
xưởng. Bao gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tác dụng: Phục vụ cho cơng tác tính giá thành đơn vị sản phẩm và giá thành sản
phẩm.

1.3. Lập dự tốn chi phí sản xuất kinh doanh
Kế hoạch chi phí kinh doanh của doanh nghiệp dựa theo phương pháp lập giống
nhau, có thể chia làm hai bộ phận:
Kế hoạch giá thành sản xuất bao gồm: kế hoạch giá thành sản xuất và dự tốn
chi phí sản xuất theo yếu tố.

135


Kế hoạch chi phí mua hàng, bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng dự tốn chi phí sản xuất gồm hai phần:
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ gồm 5 yếu tố


Yếu tố 1: Chi phí NVL mua ngồi bao gồm:

Giá trị của các loại NVLC, VL phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu…dùng để
sản xuất sản phẩm và dùng cho phân xưởng sản xuất chung (các loại vật tư đó đều
mua ngồi)
Cơng thức:
(SL SPSX * Định m c tiêu hao NVL/1sp* Đơn giá NVL) + cp NVL từ
các bộ phận khác (vật tư cho bộ phận sản xuất chung) + SDCK – SDĐK giá trị
NVL trong SP DD


Yếu tố 2: chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ

Công thức:
Cp TL = cp tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất + cp tiền lương
của công nhân gián tiếp

= (SL SPSX * Định m c giờ công tiêu hao/1đơn vị sản phẩm *
Đơn giá giờ công) + cp tiền lương của bộ phận sản xuất chung + SDCK –
SDĐK
BHXH, BHYT, KPCĐ = 19% * Tổng chi phí tiền lương


Yếu tố 3,4,5: dựa vào bảng dự tốn

Mục A: cộng chi phí sản xuất theo yếu tố từ 1 đến 5:
Phần II: Phần điều chỉnh bắt đầu từ yếu tố thứ 6 trở đi nhằm mục đích
cuối cùng là xác định tổng giá thành sản phẩm.
Dịng 6: Trừ phế liệu thu hồi
Dịng 7: Trừ chi phí cơng việc khơng nằm trong tổng giá trị sản lượng
Dịng 8: Cộng (trừ) chênh lệch SDĐK, SDCK của chi phí trả trước + ĐK –
CK
Dòng 9: Cộng (-) chênh lệch SD cuối năm, đầu năm của chi phí phải trả ĐK + CK
Mục B: = Dòng A – Dòng 6 – Dòng 7 +/- Dòng 8 +/- Dòng 9

136


Dòng 10: Cộng (trừ) chênh lệch SDĐK, SDCK của sản phẩm đang chế tạo
(+;-)
Dong 11: Trừ chi phí quản lý doanh nghiệp
Mục C: Zspsx hàng hóa = B +/- 10 – 11
Dịng 12: chi phí bán hàng = % * C
Dịng 13: chi phí quản lý doanh nghiệp
Mục D: giá thành tồn bộ sản phẩm hàng hóa = C +12 + 13
Yếu tố chi phí


Năm báo cáo

1. Chi phí nguyên vật liệu mua ngồi
- Vật liệu chính
- Vật liệu phụ
- Nhiên liệu
2. Chi phí nhân cơng
- Tiền lương
- Các khoản trích theo lương theo quy định hiện
hành.
3. Khấu hao tài sản cố định
4.Chi phí dịch vụ mua ngồi
5. Chi phí khác bằng tiền
A. Cộng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh
6. Trừ phế liệu thu hồi
7.Trừ chi phí khơng nằm trong giá trị tổng sản lượng
8. Chênh lệch dư đầu năm, cuối năm của chi phí trả
trước
9.Chênh lệch dư cuối năm, đầu năm của chi phí phải
trả
B. Cộng chi phí sản xuất tổng sản lượng
10. Chênh lệch dư đầu năm,cuối năm của sản phẩm
137

Năm kế
hoach


dở dang (đang chế tạo)
11.Trừ chi phí quản lý doanh nghiệp

C. Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá
12. Chi phí bán hàng
13.Chi phí quản lý doanh nghiệp
D. Giá thành tồn bộ sản lượng hàng hố tiêu thụ
2. Giá thành sản phẩm
2.1. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hố mà doanh nghiệp bỏ ra để hồn thành việc sản xuất sản và
tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định.
2.1.2. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa giá thành sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất có sự giống và khác
nhau biểu hiện ở mức độ và phạm vi chi phí.
Nội dung của giá thành là chí phí sản xuất, nhưng khơng phải mọi chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
Giá thành sản xuất biểu hiện lượng chi phí để hồn thành và tiêu thụ một đơn
vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định (giá thành là chi phí sản xuất gắn liền
với kết quả sản xuất); cịn chi phí sản xuất thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ trong mơt thời kì nhát định.
2.2. Phân loại giá thành
a. Căn cứ vào phạm vi tính tốn và nơi phát sinh chi phí, giá thành được
chia làm hai loại
Giá thành sản xuất (Zsx) là tồn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn
thành sản xuất sản phẩm hay d ịch vụ gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Giá thành tiêu thụ (Ztt) hay giá thành toàn bộ gồm tồn bộ chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Ztt = Zsx + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
b. Căn cứ vào cơ sở số liệu để tính, giá thành được chia thành ba loại
138



Giá thành kế hoạch (ZKH) được tính trước khi b ắt đầu s ản xuất kinh doanh
của kỳ k ế hoạch, được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế, k thuật trung bình
tiên tiến và dự tốn chi phí sản xuất của kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức (Zđm) được tính tr ước khi tiến hành sản xuất kinh
doanh và xây d ựng trên cơ sở định mức tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.
Gía thành định mức luôn thay đổi cho phù hợp với quá trình thực hiện kế hoạch.
Giá thành thực tế (Zt) là chi phí thực tế phát sinh mà doanh nghiệp bỏ ra để
hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ nhất định.
2.3. Lập kế hoạch giá thành trong doanh nghiệp
2.3.1. Nội dung giá thành sản phẩm và dịch vụ:
 Giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Chi phí nhân cơng trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao động trực
tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công, và các khoản phụ cấp có tính chất lương,
chi ăn ca, các khoản trích theo lương của cơng nhân trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các
phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp, ăn ca
trả cho nhân viên phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngồi
và các chi phí bằng tiền ngồi các chi phí kể trên.
 Giá thành tồn bộ sản phẩm tiêu thụ:
- Giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
bán hàng, hoa hồng đại lý, hoa hồng mơi giới, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo
quản…khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, chi phí
dịch vụ mua ngồi và các chi phí bằng tiền khác như: chi phí bảo hành sản phẩm,
chi phí quảng cáo…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản
lyd hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn
doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca trả cho Ban giám đốc và
nhân viên quản lý ở các phịng ban, bảo hiểm, kinh phí cơng đồn của bộ máy quản
lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu, đồ dùng cho căn phòng, khấu hao tài sản cố định
dùng cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngồi thuộc
139


văn phịng doanh nghiệp và các chi phí bằng tiền khác chung cho tồn doanh
nghiệp như: dự phịng nợ phải thu khó địi, dự phịng giảm giá hàng tồn kho, phí
kiểm tốn, chi phí tiếp tân, khánh tiết, cơng tác phí, khoản trợ cấp thơi việc cho
người lao động: các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới cơng
nghệ, chi sáng kiến, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, năng lực quản lý;
chi y tế cho người lao động; chi bảo vệ môi trường; chi cho lao động nữ, trích nộp
kinh phí cho tổng cơng ty.
2.3.2. Căn c lập kế hoạch:
-Tình hình thực tế của doanh nghiệp.
-Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư - k thuật, kế hoạch
khấu hao TSCĐ, Kế hoạoch lao động tiền lương, kế hoạch như cầu vốn lưu động ...
2.3.3. Phương pháp lập kế hoạch:
-

Khoản mục 1: chi phí NVL TT: NVLC + NVL khác

Chi phí NVL TT = (Định m c tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm * Đơn giá
NVL) – giá trị phế phẩm
- Khoản mục 2: chi phí nhân cơng trực tiếp
+ Tiền lương: lương theo sản phẩm, giờ công, tháng
CP Tiền lương = (Số lượng SPSX x Định m c giờ công x Đơn giá giờ

công)
+ BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN = Chi phí tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm
* (tỷ lệ % theo quy định)
- Khoản mục 3: chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí tổng hợp phát sinh tại phân xưởng,
nhằm mục đích quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xưởng, như: Khấu hao TSCĐ,
tiền lương, BHXH, BHYT và kinh phí cơng đồn, chi phí điện nước, điện thoại….
Nó liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm. Do đó, khi tính giá thành của
từng loại sản phẩm phải phân bổ chi phí sản xuất chung này theo các tiêu thức thích
hợp, như: Tiền lương cơng nhân sản xuất, số giờ công, số giờ máy hoạt động …
CP sản xuất chung

Tổng chi phí sản xuất chung

phân bổ cho một = ------------------------------------------- x
loại sản phẩm

Tổng tiền lương công nhân sản xuất
140

Tiền lương phân
bổ cho một
loại sản phẩm


Kết luận:
1/ Giá thành sản xuất sản phẩm kỳ kế hoạch được xác định như sau:
Zsxsp = Khoản mục 1 + Khoản mục 2 + Khoản mục 3
Lưu ý:
Trong kỳ nếu có phát sinh sản phẩm dở dang đầu kỳ, sản phẩm dở

dang cuối kỳ; chi phí trích trước (CPTT) và chi phí phải trả (CPPT) thì giá thành
sản xuất sản phẩm được xác định theo công thức sau:
Zsxsp = (Khoản mục 1 + Khoản mục 2 + Khoản mục 3) + (CPSPDDđk –
CPSPDDck) + (CPTTđk – CPTTck) + (CPPTck – CPPTđk)
2/ Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm được xác định:
Giá thành sản xuất sản phẩm

Zsxsp

Zđvsx = ----------------------------------------- = --------------Số lượng sản phẩm sản xuất

SLSPSX

Ví dụ: (Đơn vị tính: 1.000 đ)
Tổng chi phí sản xuất chung cả năm là 350.000 cho 2 loại sản phẩm A và sản
phẩm B.
+ Số lượng sản xuất sản phẩm cả năm:
-Sản phẩn A : 40
-Sản phẩn B : 10
+ Tiền lương công nhân sản xuất 1 đơn vị sản phẩm :
-Sản phẩm A:

50

-Sản phẩm B:

20

Yêu cầu: Hãy phân bổ chi phí sản xuất chung cho mỗi đơn vị sản phẩm A và
sản phẩm B theo tiêu thức tiền lương.

- Khoản mục 4: Chi phí bán hàng .
CP BH = Giá thành sản xuất sản phẩm x Tỷ lệ %
141


- Khoản mục 5: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tổng chi phí QLDN

Chi phí QLDN
Phân bổ cho

= ------------------------------- x

một loại sản phẩm

Tổng tiêu thức phân bổ
(tiền lương)

Tiêu thức
phân bổ cho một
loại sản phẩm
(tiền lương)

Hoặc:
CP QLDN tính
cho một loại

Giá thành
=


sản phẩm

sản xuất

x Tỷ lệ %

sản phẩm

3. Doanh thu của doanh nghiệp
3.1. Khái niệm doanh thu
3.1.1. Tiêu thụ sản phẩm của DN
a. Khái niệm
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng
trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản
xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải
tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi.
Tiêu thụ sản phẩm là q trình đơn vị xuất giao hàng cho các đơn vị mua khác
và thu được tiền hoặc được bên mua chấp nhận thanh toán theo phương thức thanh
toán và giá cả đã thỏa thuận về số sản phẩm đó
Kết thúc q trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng. Doanh thu
hay cịn gọi thu nhập của doanh nghiệp đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được, do tiêu
thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp.
b. Các phương pháp tiêu thụ sản phẩm
 Nhận hàng: bên mua nhận hàng tại DN (hoạc bên mua) và trả bằng tiền mặt
hoặc chấp nhận thanh toán
 Chuyển hàng: DN xuất giao hàng đến tận nơi người mua theo hợp đồng đã
ký kết kể cả trường hợp gởi hàng cho đại lý (trường hợp này sản phẩm gởi đi
chưa xác định việc tiêu thụ)
3.1.2. Doanh thu của doanh nghiệp
a. Khái niệm

142


Doanh thu của DN là toàn bộ số tiền đã hoặc sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, lao vụ và các hoạt động khác của DN trong
một thời kỳ nhất định.
Chú ý:
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT khấu trừ thì doanh thu không bao gồm
thuế GTGT đầu ra.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh
thu gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).
Đối với mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi tiêu thụ trong nước thì doanh
thu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt (giá thanh toán).
3.2. Nội dung doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
 Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được xác định theo giá trị hợp lý
của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ bán sản phẩm hàng hóa sau khi trừ đi các
khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại.
Doanh thu bán hàng cịn bao gồm:
- Các khoản phí thu thêm ngồi giá bán (nếu có), trợ giá phụ thu theo quy định
của Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng.
- Giá trị hàng hoá biếu tặng, trao đổi tiêu dùng nội bộ như điện sản xuất ra
dùng trong sản xuất điện, xi măng thành phẩm để sửa chữa trong doanh nghiệp sản
xuất xi măng, quạt sản xuất ra sử dụng trong kỳ...
Doanh thu cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ
các giao dịch cung cấp dịch vụ cho khách hàng, trường hợp cho thuê tài sản, nhận
trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu là tổng số tiền thu được chia đều
cho số năm cho thuê tài sản.
 Doanh thu hoạt động tài chính gồm tổng số tiền thu từ tiền lãi, tiền bản
quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của

doanh nghiệp.
 Doanh thu khác là các khoản thu từ các hoạt động sảy ra không thường
xuyên của doanh nghiệp như thu về bán vật tư thừa ứ đọng, bán công cụ dụng cụ
phân bổ hết giá trị đã hư hỏng, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng thanh toán, thu từ
thanh lý nhượng bán tài sản cố định, nợ khó địi đã xử lý...

143


3.3. Lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm
3.3.1 Phương pháp lập kế hoạch căn c
hàng.

vào đơn đặt hàng của khách

Phương pháp này căn cứ vào hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế
hoạch doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của DN
+ Ưu: Sản phẩm của DN sản xuất ra sẽ tiêu thụ được hết khơng có HTK
+ Nhược: Khó thực hiện và khó lập kế hoạch tính doanh thu nếu khơng có đơn
đặt hàng trước của khách hàng
3.3.2. Phương pháp lập kế hoạch căn c vào kế hoạch sản xuất của DN
Phương pháp này doanh thu bán hàng của DN phụ thuộc vào số lượng sản
phẩm tiêu thụ được hay dịch vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch

DTBHSt *Gi 
i

Trong đó:
Sti : Số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ thứ I
Gi : Giá bán sản phẩm thứ i

Sti = Sđi + Sxi – Sci

i là loại sản phẩm hoặc dịch vụ thứ i
Sti : Số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ kỳ kế hoạch
Sđi : Số lượng sản phẩm loại i kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch (tồn đầu)
Sxi : Số lượng sản phẩm loại i dự tính sản xuất trong kỳ kế hoạch
Sci : Số lượng sản phẩm loại i kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch (tồn cuối)
Sđ = S3 + Sx4 – St4

Sđ : số lượng sản phẩm kết dư đầu kỳ kế hoạch
S3 : số lượng sản phẩm kết dư cuối quý III năm báo cáo
Sx4: số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất trong quý IV năm báo cáo
St4 : số lượng sản phẩm tiêu thụ trong quý IV năm báo cáo
144


 Lưu ý: Số tồn kho ngày 31/12 của năm báo cáo  số tồn kho đầu kỳ năm kế
hoạch xảy ra 2 trường hợp:
* Sđ đã bán nhưng chưa thu tiền về


Doanh thu = Số lượng * Giá bánbáocáo

* Sđ đã hoặc chưa bán cho khách hàng

Tóm lại:

Doanh thu = Số lượng * Giá bánkếhoạch

DT = Sđ(đã bán) * GBbáocáo * [(Sđ(chưabán) + Sx – Sc) * GBkếhoạch]


+ Xác định số lượng sản phẩm sản xuất năm kế hoạch (Sxi)
+ Xác định số lượng sản phẩm kết dư cuối kỳ (Sci)
Sci = SL hàng hóa nhập trong kỳ kế hoạch * tỷ lệ % (kết dư) tồn kho cuối kỳ
Tổng số hàng hóa tồn kho CK của những năm trước
Tỷ lệ % tồn kho cuối kỳ =
Tổng SL hàng hóa thực tế nhập trong những năm trước
4. Lợi nhuận của doanh nghiệp
4.1. Lợi nhuận và ý nghĩa của lợi nhuận doanh nghiệp
a) Khái niệm: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nó là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập
thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất
định.
b) Nội dung:
 Lợi nhuận về hoạt động SXKD
 Lợi nhuận về hoạt động tài chính
 Lợi nhuận của các hoạt động khác
c) Ý nghĩa của các chỉ tiêu lợi nhuận
+ Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hoạt động tài chính cuối
cùng của hđsxkd của DN
145


+ Lợi nhuận là nguồn vốn, nguồn tích lu cơ bản để DN tái đầu tư, tía sản xuất
trong phạm vi DN và trong nền kinh tế.
+ Lợi nhuận là địn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của DN.
4.2. Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp
4.2.1/ Căn c lập kế hoạch hoá lợi nhuận:
- Kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh

- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Kế hoạch doanh thu.
- Kế hoạch trích lập và sử dụng các qu .
4.2.2/ Kế hoạch hoá lợi nhuận
Giúp cho các doanh nghiệp xác định được qui mơ số lãi đạt được, tứ đó giúp
cho việc định hướng hoạt sản xuất kinh doanh trong tương lai và tìm các giải pháp
phấn đấu thực hiện.
- Có 2 phương pháp xác định lợi nhuận:
a/ Phương pháp trực tiếp:
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định trực tiếp từ kết quả của các hoạt
động của doanh nghiệp như sau:
 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (bán hàng và cung ng dịch vụ):
Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp thu được từ các hoạt
động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong kỳ.
Công thức tính:
Pbh = DTT – (Zsxsp + CPBH + CPQL)
Hay
Pbh = DTT – Ztbsp , hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
Trong đó:
Pbh : lợi nhuận của doanh nghiệp (tổng lãi) hay gọi là lợi nhuận trước thuế
thu nhập của doanh nghiệp.
DTT : Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
Zsxsp : Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ (giá vốn hàng bán).
146


CPBH: chi phí bán hàng.
CPQL: chi phí quản lý.
+ Doanh thu thuần:
DTT = Doanh thu tiêu thụ - Các khoản giảm trừ doanh thu.

Các khoản giảm trừ doanh thu:
-Thuế TTTĐB, XNK, GTGT (áp dụng cho PP trực tiếp).
-Hàng bán bị trả lại.
-Giảm giá hàng bán.
-Chiết khấu (thanh toán, thương mại).
+ Trị giá vốn hàng bán:
 Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Trị giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu
thụ
Trị giá vốn hàng bán (được áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất
trước, nhập sau xuất sau): là giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ. Được xác định
như sau:
Zsxsp = Sđ x Zđvsxbc + (Sx – Sc) x Zđvsxkh
 Đối với doanh nghiệp thương mại:
Trị giá mua

Trị giá hàng

trị giá hàng

Trị hàng hóa

vào của hàng = hóa tồn kho + hố mua vào - hố tồn kho
hố bán ra

đầu kỳ

trong kỳ

cuối kỳ


Ví dụ: Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau:
1/ Số lượng sản phẩm tiêu thụ là 100.000 sp.
2/ Đơn giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt là 30.000 đ/sp.
3/ Thuế suất thuế tiêu thụ dặc biệt 40%.
4/ Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 15.000 đ.
5/ Chi phí bán hàng: 30.000.000 đ, chi phí quản lý doanh nghiệp: 40.000.000 đ
Yêu cầu xác định lợi nhuận bán hàng.
147


+ Doanh thu bán hàng:
100.000 sp x 30.000 đ = 300.000.000 đ
+ Doanh thu thuần :
30.000
300.000.000 - [100.000 x ------------ x 40% ] = 557.142.857,1
1 + 40%
+ Giá vốn hàng bán:
100.000 sp x 15.000 đ = 150.000.000 đ
+ Lợi nhuận bán hàng:
Pbh = DTT - Zsxsp - CPBH - CPQL
 Lợi nhuận hoạt động tài chính (Ptc):
Ptc = Doanh thu hoạt động tài chính (DTtc) – Chi phí hoạt động tài
chính (CPtc)
 Lợi nhuận hoạt động khác (Pk):
Pk = Doanh thu hoạt động khác (DTk) – Chi phí hoạt động khác (CPk)
Ví dụ:
Doanh nghiệp bán 1 tài sản cố định có ngun giá 100 triệu đồng đã
hao mịn 50% , giá bán 60 triệu đồng, chi phí hoa hồng mơi giới và thuế là 5 đồng
Yêu cầu:


Hãy tính lợi nhuận từ việc bán tài sản này.
60 - (100 x 50% + 5) = 5 triệu đồng

Tóm lại:
+ Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Ptt):
Ptt = Pbh + Ptc + Pk
+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Pst):
Pst = Ptt - Thuế thu nhập
Hay:
Lợi nhuận sau

Lợi nhuận trước

thuế thu nhập = thuế thu nhập
doanh nghiệp

doanh nghiệp
148

Thuế thu nhập
-

doanh nghiệp
trong kỳ


Nhận xét:
+ Ưu điểm: Đơn giản, dể tính.
+ Nhược điểm: Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng thì cơng việc tính

tốn sẽ phức tạp, khó khăn hơn.
b/ Phương pháp gián tiếp: (xác định lợi nhuận qua các bước trung gian)
Phương pháp này xác định lợi nhuận qua từng khâu hoạt động; giúp cho
doanh nghiệp nắm được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu
đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận sau
thuế hay còn gọi là lợi nhuận ròng.
Dưới đây là cách xác định lợi nhuận theo phương pháp theo phương pháp
gián tiếp đang được sử dụng ở nước ta hiện nay:
1- Doanh thu bán hàng.
2- Các khoản giảm trừ:
3- Doanh thu thuần về bán hàng (= 1 - 2)
4- Trị giá vốn hàng bán.
5- Lợi nhuận gộp về hoạt động kinh doanh (= 3 - 4)
6- Chi phí bán hàng.
7- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
8- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (= 5 – 6 - 7)
9- Thu nhập hoạt động tài chính.
10-

Chi phí hoạt động tài chính.

11-

Lợi nhuận hoạt động tài chính (=9 – 10)

12-

Thu nhập bất thường.

13-


Chi phí hạot động bất thường.

14-

Lợi nhuận hoạt động bất thường (=12 – 13)

15-

Lợi nhuận trước thuế (= 8 + 11 + 14)

16-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

17-

Lợi nhuận sau thuế (= 15 – 16)

4/ Các ch tiêu lợi nhuận:
a) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:
149 lợi nhuận) / Vốn kinh doanh bình quân
TVKD = Lợi nhuận sau thuế(tổng


Vốn kinh doanh bình quân = Vốn cố định + Vốn lưu động
Vốn cố định = Tổng NG - Tổng số khấu hao lu kế
=> Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VKD bình qnn có thể tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ
VD 1: Một DN có tổng lợi nhuận về hđkd là 30 trđ. Tổng số VLĐ sử dụng

bình quân là 150 trđ, VCĐ bình quân là 170 trđ. Yêu cầu: Xác định tỷ suất lợi
nhuận VKD


TVKD = 30 trđ / (150 trđ + 170 trđ) * 100% = 9,375%

VD2: Một DN có tổng doanh thu thuần trong năm về bán hàng là 250 trđ, giá
thành tồn bộ sản phẩm hàng hóa trong năm là 230 trđ, lợi nhuận hoạt động khác là
10 trđ, tổng số VLĐ sử dụng bình quân trong năm là 100 trđ. VCĐ bình qn là
150 trđ. Hãy tính tỷ suất lợi nhuận VKD của DN
b) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
TVCSH = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đ VCSH bình qn có thể tạo ra được bao nhiêu đ lợi
nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế TNDN phải nộp)
VD 1: Lấy lại số liệu VD trên. Hãy tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu, biết rằng VCH chiếm 80%, TS 20%
c) Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng
TDTBH = P / DTBH* 100

P: Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại (không bao gồm lợi nhuận từ
các hoạt động khác)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đ DTBH có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
VD1: Lấy lại số liệu trên, hãy tính TDTBH
d) Tỷ suất lợi nhuận trên Ztbsxsp
TGT = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) / Ztbsxsp

5. Bài tập ng dụng
Có tài liệu tại một doanh nghiệp X như sau:
150



A. Tài liệu năm báo cáo:
1) Tình hình TSCĐ:
- Tổng NG TSCĐ tính đến ngày 30/09 trên bảng cân đối kế tốn là 290.000.000
đồng, trong đó TSCĐ phải tính khấu hao là 260.000.000 đồng
- Dự kiến tháng 11 bộ phận xây dựng cơ bản sẽ bàn giao cho DN một số cơng
trình kiến trúc mới hồn thành đưa vào sử dụng có NG là 84.000.000 đồng. Tháng
12 sẽ thanh lý một số TSCĐ đang sử dụng có NG là 50.000.000 đồng
2) Tình hình sản xuất và tiêu thụ:
- Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm: Sản phẩm A: 1.800 cái; Sản phẩm B:
2.700 cái.
- Giá thành sản xuất đơn vị: Sản phẩm A: 300.000 đồng / sp; Sản phẩm
B:200.000 đồng / sp.
- Giá bán đơn vị sản phẩm : Sản phẩm A:335.000 đồng / sp; Sản phẩm B:
250.000 đồng / sp.
B. Tài liệu năm kế hoạch:
1) Dự kiến tình hình biến động TSCĐ:
- Tháng 2 đuợc cấp trên điều đến một TSCĐ có NG là 382.000.000 đồng đưa
ngay vào sử dụng, trong đó TSCĐ đươrc phép dự trữ đầu năm là 40.000.000
đồng
- Tháng 6 DN sẽ thanh lý một số dụng cụ đo lường đang sử dụng có NG là
24.000.000 đồng.
- Tháng 5 mua một số TSCĐ mới đưa ngay vào sử dụng có NG là 70.000.000
đồng, trong đó TSCĐ dùng cho phúc lợi có NG là 10.000.000 đồng
2) Tình hình sản xuất:
- Số lượng sản phẩm hàng hóa kết dư đến ngày 1/1 như sau:
- Sản phẩm A: 1.000 cái trong đó tồn kho 500cái.
- Sản phẩm B: 300 cái trong đó tồn kho 100cái.
- Số lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất năm kế hoạch như sau:

- Sản phẩm A tăng 20% so với năm báo cáo.
- Sản phẩm B tăng 10% so với năm báo cáo.
3) Tình hình tiêu thụ như sau:
151


- Số lượng SP kết dư đến ngày 31/12 năm kế hoạch SP A là dự kiến là 10%,
SP B tiêu thụ là 80% số lượng sản phẩm sản xuất cả năm kế hoạch.
- Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm năm kế hoạch: Sản phẩm A hạ 15%;
Sản phẩm B hạ 10% sao với năm báo cáo.
- Giá bán đơn vị sản phẩm :
+ SP A năm kế hoạch như năm báo cáo.
+ SP B : Bắt đầu từ ngày 01/01 năm kế hoạch sẽ giảm giá bán từ 250.000 đồng
năm báo cáo xuống 230.000đ/cái năm kế hoạch.
- Chi phí bán hàng dự tính 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ, chi phí
quản lý doanh nghiệp 10.000.000 đồng.
- Dự kiến dùng vốn tham gia liên doanh với công ty Z là 50.000.000 đồng với
kết quả được chia khoảng 20% tiền vốn bỏ ra.
- Trong năm sẽ nhượng bán một TSCĐ không cần dùng với nguyên giá
72.000.000 đồng, đã trích khấu hao 50.000.000 đồng, giá nhượng bán là
25.000.000 đồng, chi phí vận chuyển, vận hành thử là 1.000.000 đồng
- Thuế suất thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp là 20%.
Yêu cầu : 1) Tính số tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch? Cho biết tỷ lệ khấu hao
bình qn 12%.
2) Tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp?
Giải
ĐVT: 1000đồng
1) Tổng NG đầu kỳ cần tính khấu hao
260.000 + 84.000 - 50.000 = 294.000
Tổng NG bình quân tăng cần tính khấu hao


70.00010.000*3  328.500
NG  382.00040.000*11
12
t

NG  24*108012*6120*3 90
g

294 + 453,5 – 90 = 657,5 trđ
Số tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch
152


657,5 * 8% = 52,6 trđ
2.Lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch của doanh nghiệp
* DTBH A
a.

Phđkd = DTT – Zsxsptt - CPBH – CP QLDN
=> StA = 1.000 + 2.160-216= 2.944 cái
=> DTBHA = 2.944 x335=986.240
StB = 300 + 2.970 -594 =2.676cái

DTBHB = 100 x 230+ (200 x250) +(2.970-594)x230= 619.480
 Tổng doanh thu bán hàng =986.240 + 619.480 = 1.605.720
Gía thành sản phẩm
ZsxspA = 1.000 x300 + (2.160 – 216) x 255= 795.720
ZsxspB = 300 x200 + (2.970-594)x 180 = 487.680
Tổng giá vốn hàng bán = 795.720 +487.680 =1.283.400

Chi phí bán hàng :
1.283.400* 5% = 64.170
Chi phí QLDN: 10.000
 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm kế hoạch
Phđkd = 1.605.720 - 1.283.400- 64.170 - 10.000 = 248.150
b. PTC= 50.000x0,2=10.000(0,25điểm)
c. Lợi nhuận khác = (2.500-650)+(25.000-22.000-1.000)=3.850
 Tổng lợi nhuận mà DN đạt được
248.150 + 10.000+3.850= 262.000
2. Tỷ suất lợi nhuận bán hàng SP tiêu thụ?(1 điểm)

Pbh'  P x100 248.150x10015,45%
DTBH
1.605.720
3. Tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp .
262.000* 20% = 52.400
Lợi nhuận sau thuế= 262.000-52.400=209.600
153


CÂU HỎI ƠN TẬP
Bài tập số 1: Có tài liệu năm kế họach ở một DN sản xuất như sau
1) Trong năm doanh nghiệp sản xuất 2 lọai đơn vị sản phẩm A, B với sản
lượng sản lượng sản xuất:
- Sản phẩm A : 4.000 SP; Sản phẩm B: 3.000 SP.
2) Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau :
Khoản

Đơn giá


Định mức tiêu hao 1 ĐVSP
SP A

SP B

- NVL chính

25.000

2 kg

1 kg

- Vật liệu phụ

10.000

0,6 kg

0,5 kg

- Nhiên liệu

5.000

1 lít

0,8 kg

- Gi công


15.000

1,2 giờ

1 giờ

Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ 23.5% tiền lương
3) Dự toán về chi phí phục vụ, quản lý sản xuất (những chi phí này phân bổ
theo tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp).
Khoản

Chi phí phân
xưởng
154

Chi phí QLDN


- Nhiên liệu

4.000.000

5.000.000

- Tiền lương

15.000.000

28.000.000


- Các khoản trích theo lương

3.450.000

6.580.000

- Khấu hao TSCĐ

71.300.000

20.000.000

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

7.000.000

8.000.000

- Chi phí khác bằng tiền

5.150.000

3.880.000

4) Trong năm kế hoạch DN còn dự kiến chế thử sản phẩm C chi phí như
sau:
- NVL chính

: 11.000.000 đ


- Vật liệu phụ

: 2.000.0000 đ

- Tiền lương

: 10.000.0000 đ

- Các khoản trích theo lương:

: 2.350.000 đ

5) Số dư dự tính về chi phí trả trước và chi phí phải trả (trích trước) bằng
tiền mặt năm kế hoạch như sau:
Khoản

Số dư đầu năm

Số dư cuối năm

Chi phí trả trước

2.000.000

3.000.000

Chi phí phải trả

3.000.000


1.000.000

6)

Chi phí bán hàng tính 5% giá thành SXSP.

Yêu cầu: Lập dự toán chi phí sản xuất cho doanh nghiệp và lập kế hoạch giá
thành sản phẩm theo khoản mục sản phẩm A và sản phẩm B.
Bài tập số 2:
Năm kế họach doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có tài liệu sau đây: ( đvt:
1.000đ )
1) Định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm như sau :
Khoản

Đơn giá

Số lượng

155

Tiền


-NVL chính

120

1.200kg


144.000

-VL phụ

50

100kg

5.000

- Giờ công

4

10.000 giờ

40.000

Các khoản trích theo lương, tính bằng 23.5% tiền lương công nhân sản xuất.
1) Dự tóan chi phí phục vụ, quản lý sản xuất và chi phí bán hàng:
Khoản

Chi phí

Chi phí

phân

QLDN


Chi phí BH

xưởng
- Vật liệu phụ

500

1.000

800

- Nhiêu liệu

2.500

1.250

300

- Tiền lương

12.000

14.000

10.000

- Các khoản trích theo lương

2.820


3.290

2.350

- Khấu hao TSCĐ

70.000

8.000

7.000

- Chi phí khác bằng tiền

1.500

1.800

1.200

2) Số dư chi phí SP đang chế tạo dự tính đầu năm và cuối năm kế họach như
sau :
Khoản

Số dư đầu năm

Số dư cuối năm

- NVL chính


10.000

15.000

- Vật liệu phụ

5.000

7.000

- Nhiêu liệu

6.200

4.200

- Tiền lương

18.000

20.000

- Các khoản trích theo
lương

4.230

4.700


3) Theo hợp đồng doanh nghiệp nhận sửa chữa TSCĐ cho bên ngòai, dự
tóan chi phí về công tác sữa chữa như sau :
Khoản

Số tiền
156


×