Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Giáo trình Bảo hiểm (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.09 KB, 64 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: BẢO HIỂM
NGÀNH, NGHỀ: KẾ TỐN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2021
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, Năm 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU

Bảo hiểm ngày càng chứng mính được vai trị quan trọng của mình đối với
đời sống kinh tế xã hội. Vai trò quan trọng của bảo hiểm với tư cách là một loại
hình dịch vụ tài chính và là một trong những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội trong
nền kinh tế quốc dân.
Với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về bảo hiểm theo nhiều cách
tiếp cận khác nhau, đáp ứng được yêu cầu của sinh viên trong học tập, nghiên cứu
và quản lý thực tiễn ở các doanh nghiệp.
Trong giáo trình ngồi phần lý thuyết, chúng tơi đưa vào các ví dụ và bài tập


mang tính tình huống để giúp sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn một cách
cụ thể, từ đó có thể hiểu rõ được ý nghĩa thực tiển của từng thành tố trong từng
công thức của phần lý thuyết.
Nhóm tác giả xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy, cơ cùng các bạn
sinh viên Giáo trình “Bảo hiểm” với bố cục như sau:
 Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm
 Chương 2: Bảo hiểm xã hội
 Chương 3: Bảo hiểm y tế
 Chương 4: Bảo hiểm thất nghiệp
 Chương 5. Bảo hiểm thương mại

Tác giả đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song không thể tránh khỏi
những sai sót, khiếm khuyết, đồng thời Bảo hiểm bao gồm các vấn đề về thực tiễn
và lý luận trong hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy, chắc chắn cịn nhiều điểm thiếu
sót chưa thể thỏa mãn được yêu cầu của thực tế. Chúng tôi rất mong nhận được
những ý đóng góp của bạn đọc, sinh viên và các giảng viên.
Đồng Tháp, ngày 20 tháng 05 năm 2021
Chủ biên Phan Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... ii
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM ................................................................ 1
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm ................................................................... 1
2. Định nghĩa và bản chất của bảo hiểm .................................................................... 2
2.1. Định nghĩa bảo hiểm ........................................................................................... 2
2.2. Bản chất của bảo hiểm ........................................................................................ 3
2.3. Tác dụng của bảo hiểm ....................................................................................... 3
3. Các loại hình bảo hiểm ........................................................................................... 4

3.1. Bảo hiểm xã hội................................................................................................... 4
3.2. Bảo hiểm y tế....................................................................................................... 5
3.3. Bảo hiểm thất nghiệp .......................................................................................... 5
3.4.Bảo hiểm thƣơng mại ........................................................................................... 5
4. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro ....................................................................... 5
4.1. Khái niệm rủi ro ................................................................................................. 5
4.2. Phân loại rủi ro .................................................................................................... 5
Chƣơng 2 BẢO HIỂM XÃ HỘI .............................................................................. 10
1. Khái niệm, bản chất, đối tƣợng, tính chất và chức năng của BHXH ................... 10
1.1. Khái niệm BHXH .............................................................................................. 10
1.2. Bản chất của BHXH .......................................................................................... 11
1.3. Đối tƣợng BHXH .............................................................................................. 12
1.4.Tính chất của BHXH .......................................................................................... 13
2. Vai trị của BHXH ................................................................................................ 14
2.1. Đối với ngƣời tham gia BHXH ......................................................................... 14
2.2. Đối với xã hội .................................................................................................... 14
3. Nguyên tắc của BHXH ......................................................................................... 14
4. Các chế độ BHXH ................................................................................................ 15
4.1. Chế đô BHXH bắt buộc .................................................................................... 15
4.2. Chế đô BHXH tự nguyện .................................................................................. 36
5. Phân loại BHXH................................................................................................... 39


6. Quỹ BHXH ........................................................................................................... 40
6.1. Khái niệm và đặc điểm ...................................................................................... 40
6.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH........................................................................... 40
6.3. Phƣơng pháp xác định mức đóng góp ............................................................... 41
6.4. Mục đích sử dụng quỹ BHXH .......................................................................... 44
7. Thủ tục hồ sơ đăng ký BHXH .............................................................................. 44
8. Quyền và trách nhiệm của các bên trong quan hệ BHXH ................................... 48

9. Bài tập ứng dụng .................................................................................................. 49
Chƣơng 3 BẢO HIỂM Y TẾ ................................................................................... 54
1. Sự cần thiết của bảo hiểm y tế .............................................................................. 54

2. Đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm ........................................................................... 55
2.1. Đối tƣợng bảo hiểm ........................................................................................... 55
2.2. Phạm vi bảo hiểm .............................................................................................. 56
3. Phƣơng thức và các loại ....................................................................................... 57
3.1. Phƣơng thức BH T .......................................................................................... 57
3.2. Các loại hình BH T.......................................................................................... 57
4. Quỹ tài chính BH T ............................................................................................ 57
4.1. Đặc điểm của quỹ BH T .................................................................................. 57
4.2 Nguồn hình thành quỹ BH T ............................................................................ 58
4.3 Các khoản chi của quỹ BH T ........................................................................... 58
4.4. Phí bảo hiểm y tế ............................................................................................... 58
5. Bài tập ôn tập........................................................................................................ 59
Chƣơng 4 BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP .................................................................. 60
1.Một số khái niệm cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp ............................................... 60
2. Các chính sách khắc phục tình trạng thất nghiệp ................................................. 61
2.1. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp ......................................................... 61
2.2. Hậu quả.............................................................................................................. 61
2.3. Các chính sách khắc phục tình trạng thất nghiệp .............................................. 62
3. Vai trị của bảo hiểm thất nghiệp ......................................................................... 64
4. Nội dung bảo hiểm thất nghiệp ............................................................................ 64
4.1. Đối tƣợng bảo hiểm thất nghiệp ........................................................................ 64
4.2. Điều kiện hƣởng trợ cấp .................................................................................... 65


4.3. Mức hƣởng trợ cấp và thời gian hƣởng trợ cấp ................................................ 66
5. Quỹ bảo hiểm và mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất nghiệp .................... 68

5.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ................................................................................. 68
5.2. Mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất nghiệp ............................................. 68
6. Bài tập ôn tập........................................................................................................ 68
Chƣơng 5 BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI .................................................................. 69
1. Bản chất của bảo hiểm thƣơng mại ...................................................................... 69
2. Tác dụng của bảo hiểm thƣơng mại ..................................................................... 69
3. Quỹ bảo hiểm thƣơng mại .................................................................................... 70
4. Những nguyên tắc chung trong hoạt động của BHTM ........................................ 70
4.1. Nguyên tắc 1: "Số đơng bù số ít" ...................................................................... 70
4.2. Ngun tắc 2: Rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm...................................................... 70
4.3. Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro ............................................................................ 71
4.4. Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối .................................................................. 72
4.5. Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm ................................................ 72
5. Phân loại bảo hiểm thƣơng mại ............................................................................ 73
5.1. Bảo hiểm tài sản (BHTS) .................................................................................. 73
5.2. Bảo hiểm con ngƣời (BHCN) ........................................................................... 73
5.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS) ........................................................ 73
6. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm thƣơng mại ........................................... 74
6.1. Khái niệm .......................................................................................................... 74
6.2. Các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm .............................................................. 74
6.3. Trách nhiệm, quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm ........................ 74
6.4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm ............................................. 75
6.5. Hiệu lực hợp đồng ............................................................................................. 76
6.6. Thời hạn bảo hiểm ............................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 78


CHƢƠNG TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: BẢO HIỂM
Mã mơn học: MH19 KX6340301

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 29 giờ; Thi/kiểm tra kết thúc mơn học: 3giờ, hình thức: Tự luận)
I. Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí: Bảo hiểm là mơn học chun mơn trong chƣơng trình đào tạo ngành kế
tốn. Là mơn học đƣợc bố trí sau khi học xong các mơn cơ sở và song song với các
mơn kế tốn.
- Tính chất: Là môn học chuyên môn làm nền tảng cho các môn học kế tốn.
II. Mục tiêu mơn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày đƣợc cách tiếp cận vấn đề: Các khái niệm cơ bản về bảo hiểm, Sự
cần thiết khách quan của bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm, khái niệm rủi ro và
phân loại rủi ro.
+ Trình bày về những kiến thức liên quan đến luật lệ, quy định về BHXH, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thƣơng mại.
+ Mô tả đƣợc hệ thống kiến thức về BHXH, xác định đƣợc các mức trợ cấp
trong chế độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
+ Trình bày đƣợc những nội dung cơ bản bảo hiểm y tế (BH T) nhƣ bản chất,
đối tƣợng, tính chất và chức năng của BH T, quỹ BH T, nguồn hình thành quỹ
BHYT.
+ Phát biểu đƣợc một số khái niệm cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp, vai trò của
bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách và biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp,
quỹ bảo hiểm và mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất nghiệp
+ Trình bày đƣợc những nội dung cơ bản về bảo hiểm thƣơng mại nhƣ bản
chất, tác dụng của bảo hiểm thƣơng mại; Quỹ bảo hiểm thƣơng mại; Những nguyên
tắc chung trong hoạt động của bảo hiểm thƣơng mại; Các loại hình bảo hiểm
thƣơng mại; Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm thƣơng mại


- Về kỹ năng:
+ Tính tốn đƣợc các loại BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện,

bảo hiểm thƣơng mại, biểu mẫu về thu và chi BHXH, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp.
+ Xác định thu nhập ngƣời lao động làm căn cứ xác định mức đóng BHXH.
+ Phân tích và tính tốn đƣợc các mức trợ cấp trong chế độ BHXH bắt buộc
và BHXH tự nguyện.
+ Cách tính số phí bảo hiểm phải nộp của ngƣời tham gia bảo hiểm, tính số
tiền bồi thƣờng của cơng ty bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể.
+ Vận dụng khối kiến thức về BHXH vào nghề nghiệp và cuộc sống.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Hình thành thái độ làm việc nghiêm túc, tƣ duy linh hoạt, sáng tạo.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong tính tốn.
+ Tn thủ các quy định của nhà nƣớc, trung thực.
+ Có khả năng tự định hƣớng, tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, thích nghi với các môi trƣờng làm việc
khác nhau.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT

1

2

Tên chƣơng, mục
Chƣơng 1: Tổng quan về bảo hiểm
1. Sự cần thiết khách quan của bảo
hiểm
2 Định nghĩa và bản chất của bảo hiểm
3. Các loại hình bảo hiểm

4. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro
5. Bài tập ứng dụng
Chƣơng 2: BHXH
1. Khái niệm, bản chất, đối tƣợng, tính

Thời gian (giờ)
Thực hành, thí Kiểm
Tổng Lý
nghiệm, thảo tra/
số thuyết
luận, bài tập Thi

8

4

4

20

10

10


Số
TT

3


4

5

Tên chƣơng, mục
chất và chức năng của BHXH
2. Vai trò của BHXH
3. Nguyên tắc của BHXH
4. Các chế độ BHXH
5. Phân loại BHXH
6. Quỹ BHXH
7. Thủ tục hồ sơ đăng ký và thanh
quyết toán BHXH
8. Quyền và trách nhiệm của các bên
trong quan hệ BHXH
9. Bài tập ứng dụng
Chƣơng 3: Bảo hiểm y tế
1. Sự cần thiết của bảo hiểm y tế
2. Đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm
3. Phƣơng thức và các loại bảo hiểm y
tế
4. Quỹ tài chính BH T
5. Bài tập ứng dụng
Chƣơng 4: Bảo hiểm thất nghiệp
1. Một số khái niệm cơ bản
2. Các chính sách và biện pháp khắc
phục tình trạng thất nghiệp
3. Vai trị của bảo hiểm thất nghiệp
4. Nội dung bảo hiểm thất nghiệp
5. Quỹ bảo hiểm và mục đích sử dụng

quỹ
6. Bài tập ứng dụng
Chƣơng 5. Bảo hiểm thƣơng mại
1. Bản chất của bảo hiểm thƣơng mại
2. Tác dụng của bảo hiểm thƣơng mại
3. Quỹ bảo hiểm thƣơng mại
4. Những nguyên tắc chung trong hoạt

Thời gian (giờ)
Thực hành, thí Kiểm
Tổng Lý
nghiệm, thảo tra/
số thuyết
luận, bài tập Thi

10

4

6

10

5

5

8

4


4


Số
TT

Tên chƣơng, mục
động của bảo hiểm thƣơng mại
5. Phân loại bảo hiểm thƣơng mại
6. Khái quát chung về hợp đồng bảo
hiểm thƣơng mại
7. Bài tập ứng dụng
Kiểm tra (1)
Ôn tập (2)
Thi/kiểm tra kết thúc môn học (3)
Cộng

Thời gian (giờ)
Thực hành, thí Kiểm
Tổng Lý
nghiệm, thảo tra/
số thuyết
luận, bài tập Thi

2
1
1
30


2
1
28

29

1
3


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BHXH

BHXH

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHTM

Bảo hiểm thƣơng mại

DN

Doanh nghiệp


SXKD

Sản xuất kinh doanh

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NLĐ

Ngƣời lao động

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM
Mã chƣơng 1: MH19 KX6340301-01
Giới thiệu: Thuật ngữ “Bảo hiểm” đƣợc sử dụng chung cho cả hai loại hình: Bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm kinh doanh. Trong khuôn khổ giới hạn cho phép, chƣơng
này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về sự cần thiết, định nghĩa, bản chất và đối
tƣợng của hai loại hình bảo hiểm trên.
Mục tiêu:

Kiến thức:
+ Trình bày những kiến thức cơ bản về bảo hiểm nhƣ sự cần thiết của bảo
hiểm, định nghĩa và bản chất của bảo hiểm, đối tƣợng nghiên cứu bảo hiểm.
+ Phát biểu đƣợc tổng quan về bảo hiểm; BHXH; Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo
hiểm y tế; Bảo hiểm thƣơng mại.
Kỹ năng:
+ Vận dụng và giải quyết đƣợc các kiến thức cơ bản về bảo hiểm.
+ Phân biệt sự giống và khác nhau về các loại hình bảo hiểm.
Năng lực tự chủ v tr ch nhiệm:

+ Có ý thức tích cực, chủ động trong q trình học tập: phát biểu ý kiến đóng
góp xây dựng bài.
+ Hình thành lịng ham hiểu biết về lĩnh vực bảo hiểm.
+ Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm đối với cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp và xã hội; Chấp hành đúng các quy định, chính sách... liên
quan đến lĩnh vực bảo hiểm trong tổ chức, doanh nghiệp.
1. Sự cần thiết kh ch quan của bảo hiểm
Trong đời sống hàng ngày con ngƣời có thể gặp những rủi ro, từ những
nguyên nhân:
 Do tự nhiên. Ví dụ: lũ lụt, động đất, bão, sóng thần…
 Do con ngƣời. Ví dụ: Tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, tai nạn giao thông.

Hậu quả: tạo ra mất cân đối trong quá trình sản xuất – đời sống xã hội. Những
rủi ro đó gây ra cho con ngƣời rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, phá hoại nhiều
1


tài sản và làm ngƣng trễ quá trình sản xuất kinh doanh.
Và để giải quyết hậu quả đó thì:
 Bản thân ngƣời gặp rủi ro phải tự giải quyết.

 Trợ giúp của ngƣời thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
 Trợ giúp của cộng đồng xã hội.

 Do tự nguyện nên khơng bền vững.
 Do đó hệ thống bảo hiểm là sự trợ giúp bền vững, là sự trợ giúp tốt nhất
trong việc giải quyết các hậu quả rủi ro.
2. Định nghĩa v bản chất của bảo hiểm
2.1.

Định nghĩa bảo hiểm

Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền đƣợc hƣởng trợ cấp
bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho ngƣời thứ 3 trong
trƣờng hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có
trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phƣơng pháp
của thống kê.
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo
hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia
bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà ngƣời tham gia đƣợc quyền lựa
chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm
TNDS của ngƣời vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tƣ vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt
buộc; BHXH bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.
Ngoài ra, trên thị trƣờng có nhiều các phân loại bảo hiểm khác nhƣ loại hình
thƣơng mại và Nhà nƣớc, đối tƣợng bảo hiểm là con ngƣời và tài sản hay trách
nhiệm dân sự…


2


2.2. Bản chất của bảo hiểm

Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho ngƣời tham
gia từ đó khơi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho
phát triển kinh tế xã hội.
Hoạt động của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nƣớc
giữa những ngƣời tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn,
rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với ngƣời tham gia bảo hiểm.
Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đồng đều, không bằng nhau,
nghĩa là không phải ai tham gia cũng đƣợc có số tiền nhƣ nhau. Phân phối trong
bảo hiểm là phân phối cho số ít ngƣời tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất
ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều
kiện bảo hiểm. Và không mang tính bồi hồn, tức là dù có tham gia đóng góp vào
quỹ bảo hiểm nhƣng khơng tổn thất thì không đƣợc phân phối (trừ một số sản phẩm
bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hƣu trí).
Hoạt động bảo hiểm dựa trên ngun tắc “Số đơng bù số ít”. Ngun tắc này
đƣợc quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng nhƣ quá trình phân
phối bồi thƣờng, quá trình phân tán rủi ro.
2.3. Tác dụng của bảo hiểm
Bảo hiểm nói chung hay BHXH, BH T, BHTN, BHTM đều mang lại những
lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực.
 Góp phần ổn định tài chính cho ngƣời tham gia trƣớc tổn thất của rủi ro.
Rủi ro do thiên tai hay tai nạn đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hƣởng đến thu
nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, DN tham gia bảo hiểm. Tổn
thất đó sẽ đƣợc bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thƣờng về tài chính để ngƣời tham gia
nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, SXKD. Tác động này phù hợp
với mục tiêu kinh tế nên thu hút đƣợc số đơng ngƣời tham gia.

 Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con
ngƣời an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, DN.
Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với ngƣời
tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất rủi ro đã xảy ra. Cơ
quan, cơng ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện
pháp hạn chế rủi ro nhƣ: tuyên truyền, hƣớng dẫn các biện pháp phòng tránh tai

3


nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy; cùng ngành giao thông làm
các biển báo, các đƣờng lánh nạn,…
 Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nƣớc.
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, cơng ty bảo
hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thƣờng tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho ngƣời tham
gia để họ khôi phục đời sống, SXKD. Nhƣ vậy, ngân sách Nhà nƣớc không phải
chi trả để trợ cấp cho cá nhân, DN khi gặp rủi ro.
Hoạt động BHTM có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thơng qua các loại
thuế, tăng thu cho ngân sách.
 Bảo hiểm cịn là hình thức huy động vốn để đầu tƣ phát triển KT-XH.
 Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nƣớc thông qua hoạt
động tái bảo hiểm.
 Bảo hiểm thu hút một số lƣợng lao động nhất định của xã hội, góp phần
giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Đồng thời hoạt động bảo hiểm cũng góp
phần giải quyết đời sống cho bộ phận lao động làm việc trong ngành bảo hiểm; góp
phần tạo ra một bộ phận tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của quốc gia.
 Bảo hiểm là chổ dựa tinh thần cho mọi ngƣời, mọi tổ chức KT-XH; giúp họ
yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt và trong hoạt động SXKD.
3. C c loại hình bảo hiểm


Hiện nay, các nƣớc thƣờng triển khai các loại bảo hiểm nhƣ: BHXH, BH T,
BHTN, BHTM.
3.1. Bảo hiểm xã hội
BHXH là nhu cầu khách quan của ngƣời lao động, nó đảm bảo thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ gặp phải những sự kiện bảo
hiểm làm giảm hoặc mất khả năng lao động nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao
động.
BHXH mang tính cộng đồng, nhân đạo và nhân văn sâu sắc – BHXH phát
sinh trên cơ sở quan hệ lao động và thể hiện mối quan hệ 3 bên, bên tham gia
BHXH, bên BHXH và bên đƣợc BHXH. Trách nhiệm về quyền lợi các bên đƣợc
luật pháp quy định.

4


3.2. Bảo hiểm y tế

BH T đƣợc tách ra từ chế độ “chi phí y tế” trong hệ thống các chế độ BHXH.
Do đó, BH T mang đầy đủ tính chất của BHXH. Ngày nay, BHYT phát triển
mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của mọi thành viên trong xã hội nên
không dừng lại ở lực lƣợng lao động mà mở rộng đến mọi đối tƣợng có nhu cầu
dƣới hình thức tự nguyện và bắt buộc.
3.3. Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN cũng đƣợc tách ra từ BHXH do sự phát triển của nền kinh tế và lực
lƣợng lao động xã hội. BHTN phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động, do đó, giải
quyết BHTN liên quan đến trách nhiệm của xã hội, của ngƣời sử dụng lao động và
cả ngƣời lao động.
3.4. Bảo hiểm thƣơng mại
BHTM là loại hình bảo hiểm kinh doanh. Hoạt động của BHTM chịu chi phối
bởi luật pháp, nhất là luật kinh doanh bảo hiểm. BHTM không chỉ xâm nhập vào

mọi hoạt động KT-XH liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự và con ngƣời mà
còn phát triển, mở rộng ra thị trƣờng thế giới thông qua hoạt động phân tán rủi ro.
BHTM là một dịch vụ tài chính rất phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng.
4. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro
4.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thƣờng với hậu
quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả khơng nhƣ dự tính. Trong cuộc sống, trong lao
động và trong sản xuất kinh doanh dù không muốn, con ngƣời vẫn phải luôn đối
mặt với rủi ro, chính điều đó đã dạy con ngƣời biết cách đối phó với rủi ro để tồn
tại.
4.2. Phân loại rủi ro
Trên thực tế tồn tại rất nhiều loại rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện
trong nghiên cứu, đánh giá rủi ro phục vụ cho hoạt động kinh doanh BH, rủi ro
đƣợc chia thành các loại sau:


Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần tuý.



Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng.



Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính.



Rủi ro có thể BH đƣợc và rủi ro khơng thể BH đƣợc.
5



*

Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần tuý

+ Rủi ro đầu cơ: là rủi ro tồn tại khi ba khả năng có thể xảy ra: thiệt hại, có lợi,
khơng thay đổi. Những rủi ro vừa có thể mang lại hậu quả xấu vừa có thể dẫn đến
khả năng tăng lợi ích. Ví dụ: sự biến động của giá cổ phiếu, hay đổi giá hàng hoá,
nguyên vật liệu, biến động tỉ giá, thay đổi lãi suất … Các khái niệm thƣờng dùng
trong kinh doanh và tài chính nhƣ: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro tỉ giá
hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống... đều là rủi ro đầu cơ.
Với loại rủi ro này, ngƣời ta có thể chuyển giao cho chủ thể khác thông qua các
hợp đồng dài hạn hoặc thiết lập vị thế phịng vệ bằng các cơng cụ phái sinh nhƣ
hợp đồng kì hạn, hợp đồng tƣơng lai, quyền chọn...
+ Rủi ro thuần tuý: Là những rủi ro chỉ có thể dẫn đến hậu quả tổn thất, thiệt
hại. Ví dụ; ốm đau, bệnh tật… Do tâm lí của con ngƣời là ngại rủi ro nên ngƣời ta
chấp nhận trả một khoản phí chắc chắn thay vì phải gánh chịu những thiệt hại lớn
có thể xảy ra. Vì thế, cách chọn chuyển nhƣợng rủi ro phổ biến nhất là mua các hợp
đồng bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm, ngƣời mua bảo hiểm phải trả một khoản phí,
cơng ty bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm phải trả một khoản phí, cơng ty bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thƣờng khi tổn thất xảy ra.
Thông thƣờng hoạt động bảo hiểm chỉ thực hiện đối với rủi ro thuần tuý và
không thực hiện đối với rủi ro đầu cơ. Nói cách khác rủi ro thuần tuý là rủi ro có
thể đƣợc bảo hiểm, cịn rùi ro đầu cơ là rủi ro khơng đƣợc bảo hiểm.
*

Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng

+ Rủi ro cơ bản: Là những rủi ro xảy ra ngồi tầm kiểm sốt của con ngƣời và

có khả năng gây hậu quả hàng loạt. Ví dụ; động đất, sóng thần…
+ Rủi ro riêng: Là những rủi ro gây hậu quả cá biệt cho cá nhân, tổ chức. Ví
dụ; một căn hộ bị hoả hoạn…
*

Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính

+ Rủi ro tài chính: là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể xác định đƣợc
bằng tiền. Ví dụ; hậu quả của căn nhà bị hoả hoạn hồn tồn có thể xác định đƣợc
bằng tiền…
+ Rủi ro phi tài chính: là những rủi ro mà hậu quả của nó khơng thể xác định
đƣợc bằng tiền.Ví dụ; quyết định lựa chọn bạn đời…
*

Rủi ro có thể BH đƣợc và rủi ro không thể BH đƣợc
6


Xét trên 2 mặt:
+ Kỹ thuật nghiệp vụ: về nguyên tắc chỉ bảo hiểm cho những sự cố hoàn toàn
ngẫu nhiên đối với ngƣời đƣợc bảo hiểm. Còn những sự cố có tính chất cố ý do
ngƣời đƣợc bảo hiểm gây ra thì khơng đƣợc bảo hiểm.
Rủi ro chỉ có thể bảo hiểm đƣợc khi xác suất xảy ra rủi ro nằm trong khoảng
từ 0 đến 1.
Mặt khác, rủi ro chỉ đƣợc chấp nhận bảo hiểm khi mà hậu quả tổn thất có thể
qui đƣợc về mặt vật chất, lƣợng hố thành tiền.
Về mức độ tổn thất, có những rủi ro có thể xác định đƣợc giá trị thiệt hại tối
đa có thể. Song, cũng khơng ít trƣờng hợp khơng thể lƣờng hết đƣợc giá trị thiệt
hại. Về nguyên tắc ngƣời bảo hiểm thƣờng chỉ chấp nhận bảo hiểm cho những rủi
ro có thể xác định đƣợc giá trị thiệt hại tối đa có thể.

Cũng có những bảo hiểm đặc biệt nhƣ bảo hiểm cho những ngón tay của nghệ
sĩ dƣơng cầm... Song, điều đó khơng có ý nghĩa lớn trong kinh doanh bảo hiểm.
+ Về mặt pháp lý, hoạt động bảo hiểm khơng thể đi ngƣợc lại những gì mà
luật pháp đã bảo vệ, đƣợc xã hội thừa nhận và tôn trọng.
Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ:
+ Rủi ro đƣợc bảo hiểm, chỉ sự cố đã đƣợc nêu trong phần phạm vi bảo hiểm
của qui tắc bảo hiểm.
+ Rủi ro loại trừ, chỉ sự cố dù có gây thiệt hại, ngƣời bảo hiểm cũng khơng
chịu trách nhiệm đối với tổn thất do rủi ro gây ra.
Để đối phó với những tổn thất khơng lƣờng trƣớc đƣợc do các rủi ro gây ra,
cách tốt nhất là bảo hiểm, nghĩa là chuyển những rủi ro mà mình có thể gặp phải
cho các tổ chức bảo hiểm.
5. B i tập ứng dụng

 So sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thƣơng mại?
Bảo hiểm xã hội là tổng thể những mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa nhà nƣớc
với ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động nhằm thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập cho ngƣời lao động và gia đình họ. Khi ngƣời lao động gặp phải
những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn tới bị giảm
hoặc mất thu nhập, từ đó đảm bảo an sinh xã hội.

7


Bảo hiểm thƣơng mại là quá trình lập quỹ dự trữ bằng tiền do những ngƣời
cùng có khả năng gặp một loại rủi ro nào đó lập nên và từ đó dùng để bồi thƣờng
hoặc chi trả cho ngƣời tham gia. Khi đối tƣợng tham gia bảo hiểm gặp phải rủi ro
bất ngờ gây hậu quả thiệt hại và đáp ứng một số nhu cầu khác của họ.
Giống nhau:
Về mục đích: Đều nhằm mục đích ổn định cuộc sống, ổn định kinh doanh, từ

đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của ngƣời dân.
Vai trò: Đều kích thích hoạt động đầu tƣ, huy động vốn đầu tƣ, phát triển kinh
tế xã hội, tạo thêm nhiều việc làm,…
BHXH và BHTM đều áp dụng nguyên tắc số đơng bù số ít.
Khác nhau:
NỘI DUNG

BHXH

BHTM

1. Đối tƣợng Là thu nhập của ngƣời lao Con ngƣời, tài sản, trách nhiệm
động.
dân sự.
2. Đối tƣợng
tham gia

Con ngƣời (ngƣời lao động) Tất cả các cá nhân, tổ chức
theo luật BHXH, ngƣời sử trong xã hội.
dụng lao động.

3. Quan hệ
bảo hiểm

Dài lâu, ổn định mối quan hệ Chủ yếu là ngắn hạn. Ví dụ:
tồn tích dần
một chuyến hàng, một chuyến
bay…

4. Hình thức


- BHXH bắt buộc

Đa số là khơng bắt buộc, nhƣng
số ít có bắt buộc. Ví dụ: xe máy,
xe hơi…

- BHXH tự nguyện

5. Mức phí
bảo hiểm
6. Nguồn
quỹ hình
thành

Tỷ lệ % dựa trên lƣơng cơ bản
của ngƣời lao động hoặc theo Theo mức đảm bảo đã chọn,
mức ấn định.
thỏa thuận theo hợp đồng bảo
hiểm.
Phí đóng góp của ngƣời chủ sử Phí đóng góp đƣợc ký kết trên
dụng lao động và ngƣời lao hợp đồng; nguồn vốn đƣợc đóng
động, có sự hỗ trợ của nhà góp; lợi nhuận do kinh doanh.
nƣớc và đầu tƣ sinh lời, các
8


nguồn khác…
7. Cơ chế
quản lý quỹ


8. Tính chất

9. Mục đích
chi

Quản lý theo cơ chế cân
bằng thu chi khơng vì mục
tiêu lợi nhuận.

Đƣợc quản lý theo cơ chế hoạt
động kinh doanh có lãi. Vì mục
tiêu lợi nhuận.

An tồn xã hội, an sinh xã
hội thông qua các khoản trợ
cấp.

Thƣơng mại, lợi nhuận, hạch
tốn lời lỗ, tìm kiếm lợi nhuận
nhƣng cũng mang đặc điểm an
sinh xã hội.

- Các khoản chi trả trợ cấp.

- Chi cho các hợp đồng khi có

- Chi cho quản lý (TW –

rủi ro xảy ra.


Tỉnh, Thành phố - Quận,
huyện).

- Chi cho quản lý.

- Chi cho dự phịng.

- Đóng thuế.

- Chi cho dự phòng.
- Chi để giảm thiểu rủi ro.

10. Hệ thống
tổ chức

BHXH TW Tỉnh, TP Quận,
huyện.

Tổng Công ty.
Chi nhánh, đại lý.

6. Câu hỏi ơn tập:
Câu 1: Tại sao nói bảo hiểm là một trong những biện pháp xử lý rủi ro có hiệu
quả?
Câu 2: Sự khác nhau giữa bảo hiểm con ngƣời và BHXH?

9



Chƣơng 2
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Mã chƣơng 2: MH19 KX6340301-02
Giới thiệu: Chƣơng này giới thiệu khái quát về những khái niệm nguyên tắc, cơ sở
và phƣơng pháp xác định phí BHXH, tính tốn và phƣơng thức nộp phí, thanh tốn
chi trả các chế độ BHXH.

Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Trình bày đƣợc khái niệm, bản chất, đối tƣợng, tính chất và chức năng của
BHXH, vai trò của BHXH.
+ Phát biểu đƣợc những nguyên tắc và cơ sở định phí BHXH, phƣơng pháp
xác định phí BHXH.
+ Giải thích đƣợc các chế độ BHXH.
+ Mơ tả đƣợc quyền và trách nhiệm của các bên trong quan hệ BHXH.
Kỹ năng:
+ Tính tốn đƣợc mức nộp và phƣơng thức nộp phí BHXH của ngƣời lao động
và ngƣời sử dụng lao động.
+ Cách thanh toán, chi trả tiền bảo hiểm cho các chế độ BHXH đối với
ngƣời lao động.
1. Khái niệm, bản chất, đối tƣợng, tính chất v chức năng của BHXH
1.1. Khái niệm BHXH
 Theo luật BHXH thì BHXH là biện pháp Nhà nƣớc sử dụng để đảm bảo

thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời tham gia bảo hiểm khi họ gặp
phải những biến cố rủi ro, sự kiện bảo hiểm làm suy giảm sức khoẻ, mất khả năng
lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết, gắn liền với quá trình tạo lập và sử
dụng quỹ BHXH.
 Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế: “BHXH là sự bảo vệ của xã


hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu
nhập gây ra bởi ốm đai, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn nữa
BHXH còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi
cần thiết”.
10


 Theo giáo trình Kinh tế Bảo hiểm của Đại học Kinh tế quốc dân: “BHXH là
sự đảm bảo đời sống cho người LĐ và gia đình họ khi bị giảm , bị mất khả năng
LĐ hoặc mất việc làm , trên cơ sở san sẻ trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH”.
 Trong từ điển Bách Khoa Việt Nam tập 1: “BHXH là sự thay thế hoặc bù

đắp một phần thu nhập cho người LĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau,
thai sản, TNLĐ & BNN, tàn tật thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một
quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của nhà
nước theo pháp luật nhằm đảo bảo an toàn đời sống cho người LĐ và gia đình
họ, đồng thời góp phần đảm bảo an tồn XH”.
 Theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 12/07/2006 : “BHXH là một tổ

chức của Nhà nước nhằm sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung do sự đóng góp của
người chủ sử dụng lao động, người lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm
bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Khoản
trợ cấp này giúp cho người lao động và gia đình họ sống ổn định, điều này cịn
tác động đến cả an sinh xã hội”.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu ngắn gọn về BHXH nhƣ sau:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ

BHXH.
1.2.

Bản chất của BHXH

BHXH đƣợc lập ra là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
NLĐ. Có thể hiểu BHXH chính là q trình tổ chức sử dụng một quỹ tiền tệ tập
trung đƣợc tồn tích dần, do sự đóng góp của NLĐ và ngƣời sử dụng lao động, dƣới
sự quản lý, điều tiết của nhà nƣớc để đảm bảo phần thu nhập thoả mãn những nhu
cầu sinh sống thiết yếu của NLĐ khi họ gặp những biến cố làm giảm hoặc mất thu
nhập theo lao động. Bản chất của BHXH đƣơc thể hiện ở những nội dung chủ yếu
sau:
BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội nhất là trong xã
hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, mối quan hệ thuê mƣớn
lao động phát triển ở một mức nào đấy. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa

11


dạng và hồn thiện, có thể nói BHXH là nhu cầu cần thiết để đảm bảo các tiêu
chuẩn hay giá trị cho cuộc sống tối thiểu.
 Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH là mối quan hệ 3 bên: Bên tham gia
BHXH, bên BHXH thông thƣờng là cơ quan chuyên trách do Nhà nƣớc lập ra và
bảo trợ. Bên đƣợc BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc
cần thiết.
 Những rủi ro xảy ra trong BHXH có thể là rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn
chủ quan của con ngƣời nhƣ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… hoặc là
những trƣờng hợp khơng hồn ngẫu nhiên nhƣ tuổi già, thai sản.
 Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc bị mất đi khi gặp phải sự cố, rủi ro sẽ
bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung đƣợc tồn tích lại. Nguồn

quỹ này do bên tham gia bảo hiểm đóng góp là chủ yếu, ngồi ra cịn đƣợc sự hỗ
trợ từ phía Nhà nƣớc.
 Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ
trong trƣờng hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập, mất việc làm để đảm bảo nhu cầu
sinh sống thiết yếu của họ, chăm sóc sức khoẻ và chống lại bệnh tật.
Nhƣ vậy BHXH không phải là loại hình bảo hiểm cá nhân hay cá nhân tự bảo
hiểm mà nó là sự bảo hiểm đặt trong những mối quan hệ nhất định trong cộng
đồng, BHXH không thể tách khỏi một chế độ chính trị nhất định và phải dựa trên
nền kinh tế cụ thể.
1.3.

Đối tƣợng BHXH

Tùy theo từng chế độ BHXH mà có quy định về đối tƣợng khác nhau. Đối
tƣợng BHXH đƣợc chia thành 2 nhóm: Đối tƣợng BHXH bắt buộc và đối tƣợng
BHXH tự nguyện.
* Đối tƣợng BHXH bắt buộc là những ngƣời lao động theo luật, sẽ phải đóng
góp và đƣợc hƣởng trợ cấp BHXH. Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc thƣờng là
những ngƣời lao động làm công ăn lƣơng. Ở mỗi quốc gia tùy vào điều kiện đặc
thù mà có quy định cụ thể về loại đối tƣợng này, có thể xảy ra 2 trƣờng hợp:
+ Đối tƣợng BHXH bắt buộc bảo gồm tất cả những ngƣời lao động;
+ Hoặc, chỉ bao gồm những nhóm ngƣời làm việc trong một số nghề nghiệp
nhất định
* Đối tƣợng BHXH tự nguyện là tất cả các đối tƣợng ngoài các đối tượng bắt
buộc.
12


1.4.Tính chất của BHXH
BHXH mang tính tất yếu khách quan, tính kinh tế, tính xã hội và tính dịch vụ.

 Tính tất yếu khách quan: là những đặc điểm bị tác động bởi những yếu tố

bên ngồi và khơng phụ thuộc vào suy nghĩ của con ngƣời. Sở dĩ BHXH mang tính
tất yếu khách quan vì nó là nhu cầu thiết yếu của ngƣời lao động (nhu cầu an toàn
trong tháp nhu cầu của Maslow). Nhu cầu an toàn là nhu cầu đƣợc BHXH.
 Tính kinh tế: hàng tháng ngƣời lao động chỉ đóng một khoản phí nhỏ, nhƣ

vậy có thể đó là những khoản tiết kiệm nhƣng khi có rủi ro xảy ra ngƣời lao động
này có thể nhận đƣợc các khoản trợ cấp từ BHXH tùy từng trƣờng hợp, thậm chí cả
đời.
Quỹ BHXH nhàn rỗi là một kênh tài chính quan trọng để phát triển quốc gia:
đối với các quốc gia có hệ thống BHXH phát triển tốt, cân đối thu chi tài chính
hiệu quả thì nguồn quỹ BHXH nhàn rỗi là một kênh tài chính quan trọng góp phần
phát triển đất nƣớc. Khi nguồn quỹ nhàn rỗi đƣợc đầu tƣ hiệu quả để phát triển đất
nƣớc thì phần lãi từ sự đầu tƣ này sẽ góp phần cho quỹ BHXH không ngừng tăng
lên, và nhƣ vậy trợ cấp BHXH cũng tăng lên.
 Tính xã hội: các khoản trợ cấp về BHXH là một khoản tiền thay thế cho thu

nhập bị mất hay bị giảm khi ngƣời lao động gặp những rủi ro hoặc ốm đau, thai sản
hay hƣu trí… thì sẽ giúp cho bản thân ngƣời lao động và gia đình của họ đƣợc ổn
định đời sống.
Nếu mỗi ngƣời lao động, mỗi gia đình có cuộc sống ổn định thì cũng có nghĩa
là vấn đề an sinh xã hội đƣợc thiết lập.
 Tính dịch vụ (chính là tính trung gian): cơ quan BHXH sẽ:

+ Thu phí BHXH của các đối tƣợng : ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao
động.
+ Bảo quản quỹ tài chính BHXH.
+ Chi trả các khoản trợ cấp cho ngƣời lao động khi có các rủi ro, tình huống
xảy ra.

1.4.

Chức năng của BHXH

Ổn định đời sống cho ngƣời lao động
+ Bản thân ngƣời lao động khi gặp những rủi ro thì có thể họ sẽ không tiếp tục
lao động và không nhận tiền lƣơng, tiền công. Do vậy khoản trợ cấp BHXH nhằm
13


thay thế một phần thu nhập bị mất hay bị giảm giúp ngƣời lao động ổn định cuộc
sống.
+ BHXH là công cụ phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những ngƣời lao
động tham gia BHXH.
+ BHXH là thuật chia sẻ rủi ro lấy số đông bù cho số ít.
+ Động viên khuyến khích ngƣời lao động (khía cạnh vật chất).
+ Tái sản xuất sức lao động.
2. Vai trò của BHXH
Vai trò của BHXH thể hiện trên hai phƣơng diện sau:
2.1. Đối với ngƣời tham gia BHXH
Là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, BHXH góp
phần trợ giúp cho ngƣời lao động khi gặp phải rủi ro, khắc phục những khó khăn
thơng qua các khoản trợ cấp BHXH.
2.2. Đối với xã hội

Với tƣ cách là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, hoạt
động BHXH đem lại sự an toàn và hiệu quả cho xã hội, đặc biệt trong việc phục hồi
năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao động. Đồng thời góp phần bảo
đảm an ninh quốc gia.
Mặt khác, với vị trí là một quỹ tiền tệ tập trung, hoạt động đầu tƣ quỹ BHXH

tác động khơng nhỏ tới q trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo ra những
cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, tạo ra cơng ăn việc làm, góp phần
giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cá nhân cho ngƣời lao động nói
riêng và tăng tổng sản phẩm quốc nội cũng nhƣ tổng sản phẩm quốc dân nói chung.
Ngồi ra, vai trị đối với xã hội của BHXH còn đƣợc thể hiện việc BHXH góp
phần thực hiện cơng bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập giữa những
ngƣời tham gia bảo hiểm.
3. Nguyên tắc của BHXH
 Nguyên tắc của Bảo hiểm: “lấy số đơng bù cho số ít”.
 Mức hƣởng BHXH đƣợc tính trên cơ sở : mức đóng, thời gian đóng BHXH

và có chia sẻ giữa những ngƣời tham gia BHXH thơng qua quỹ tài chính BHXH.
Ví dụ: mức lƣơng hƣu.
14


×