Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giáo trình Bảo hiểm (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.25 KB, 25 trang )

Chƣơng 3
BẢO HIỂM Y TẾ
Mã chƣơng 3: MH19 KX6340301-03
Giới thiệu: Chƣơng này giới thiệu tổng quát các khái niệm BHYT, xác định mức
phí và phƣơng thức thanh tốn BHYT.
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Trình bày đƣợc những nội dung cơ bản bảo hiểm y tế nhƣ Bản chất, đối
tƣợng, tính chất và chức năng của BH T.
+ Giải thích đƣợc các khoản chi của quỹ BH T, nguồn hình thành quỹ
BHYT.
Kỹ năng:
+ Xác định đƣợc mức nộp và phƣơng thức nộp phí BH T.
+ Vận dụng phƣơng thức thanh toán, chi trả tiền bảo hiểm cho các chế độ
BH T đối với ngƣời lao động.
1. Sự cần thiết của bảo hiểm y tế
Con ngƣời ai cũng muốn sống khoẻ mạnh, ấm no, hạnh phúc. Song, trong đời
ngƣời những rủi ro bất ngờ nhƣ ốm đau, bệnh tật... có thể xảy ra. Và những chi tiêu
đột suất khắc phục những rủi ro đó để khám và chữa bệnh - dù không lớn, cũng gây
khó khăn cho tài chính của gia đình. Hơn nữa, nếu ốm đau dài hạn, khơng làm việc
đƣợc thì thu nhập sẽ giảm và khó khăn tài chính càng tăng.
Để chủ động về tài chính cho khám và chữa bệnh, dù là bệnh thông thƣờng,
con ngƣời cũng đã biết sử dụng các biện pháp khác nhau, nhƣ để dành, bán tài sản,
đi vay... Mỗi biện pháp đó đều có ƣu điểm và hạn chế nhất định. Vì thế cuối thế kỷ
XIX, bảo hiểm y tế (BH T) ra đời nhằm giúp đỡ mọi ngƣời lao động và gia đình
của họ khi gặp rủi ro ốm đau để ổn định đời sống, bảo đảm an tồn xã hội. BHYT
là một chính sách mang tính xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, hƣớng tới mục
tiêu công bằng, hiệu quả trong khám, chữa bệnh.
Đồng thời, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, đời sống con ngƣời đƣợc nâng cao
và nhu cầu khám, chữa bệnh cũng tăng lên thì chi phí khám và chữa bệnh ngày một
54




tăng lên, vì:
+ Các trang thiết bị y tế hiện đại, đắt tiền.
+ Các loại biệt dƣợc, thuốc men cũng tăng giá do biến động giá cả chung của
thị trƣờng.
Do đó, phải huy động mọi thành viên xã hội đóng góp nhằm giảm gánh nặng
cho ngân sách. BH T là một chính sách xã hội do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện,
nhằm huy động sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động, các tổ
chức và cá nhân để thanh tốn chi phí khám chữa bệnh cho ngƣời có thẻ BH T khi
ốm đau. Đó cũng là nhu cầu khách quan cần phải tiến hành BH T.
BH T ra đời có tác dụng thiết thực:
+ Giúp cho những ngƣời tham gia BH T khắc phục khó khăn về kinh tế khi
rủi ro ốm đau sảy ra.
+ Góp phần giảm "gánh nặng" cho Ngân sách Nhà nƣớc.
+ Góp phần nâng cao chất lƣợng và công bằng xã hội trong khám và chữa
bệnh.

2. Đối tƣợng v phạm vi bảo hiểm
2.1. Đối tƣợng bảo hiểm


Những đối tƣợng thực hiện BH T bắt buộc:

o Ngƣời lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là ngƣời lao động) làm việc theo
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không
xác định thời hạn trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ
quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lƣợng vũ trang, tổ chức.
o Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
o Ngƣời đang hƣởng chế độ hƣu trí, hƣởng trợ cấp BHXH hàng tháng.

o Ngƣời có cơng với cách mạng theo quy định của pháp luật.
o Ngƣời tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do
Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hƣởng trợ cấp hàng tháng.
o Đại biểu Quốc hội đƣơng nhiệm không thuộc biên chế Nhà nƣớc và biên
chế của cá tổ chức chính trị - xã hội; đại biểu Hội đồng nhân dân đƣơng nhiệm các
cấp không thuộc biên chế Nhà nƣớc hoặc không hƣởng chế độ BHXH hàng tháng.
o Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn đã nghỉ việc đang hƣởng trợ cấp BHXH hàng
55


tháng và cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hƣởng phụ cấp hàng tháng từ nguồn
ngân sách Nhà nƣớc theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của
Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng
bộ trƣởng.
o Thân nhân sĩ quan quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sĩ quan
nghiệp vụ đang công tác trong lực lƣợng công an nhân dân.
o Các đối tƣợng bảo trợ xã hội đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng.
o Ngƣời cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và ngƣời cao tuổi theo quy định tại Điều 6
của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ về quy định và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngƣời cao tuổi.
o Các đối tƣợng đƣợc khám, chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số
139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc khám, chữa
bệnh cho ngƣời nghèo.
o Cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ ngoài các đối tƣợng đã tham
gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định trên.
o Lƣu học sinh nƣớc ngoài đang học tập tại Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc Việt
Nam cấp học bổng.
o Ngƣời lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định
tại khoản 1 Điều này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dƣới 3 tháng,
khi hết hạn hợp đồng lao động mà ngƣời lao động vẫn tiếp tục làm việc hoặc giao

kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham
gia BH T bắt buộc.
 Đối tƣợng thực hiện BH T tự nguyện:
BH T tự nguyện đƣợc áp dụng đối với mọi đối tƣợng có nhu cầu tự nguyện
tham gia BH T, kể cả đối tƣợng đã tham gia BH T bắt buộc nhƣng muốn tham
gia BH T tự nguyện để hƣởng mức dịch vụ BH T cao hơn đối với ngƣời tham gia
BH T bắt buộc.
2.2. Phạm vi bảo hiểm
Những ngƣời đã tham gia BH T khi gặp rủi ro về sức khỏe đều đƣợc thanh
toán chi phí khám chữa bệnh với nhiều mức độ khác nhau tại các cơ quan y tế. Tuy
nhiên nếu khms chữa bệnh trong các trƣờng hợp cố tình tự hủy hoại bản thân, trong
tình trạng say, vi phạm PL hoặc một số trƣờng hợp loại trừ theo quy định của
BH T..thì khơng đƣợc cơ quan BH T chịu trách nhiệm.
Phạm vi BH T của nhóm BH T tự nguyện linh hoạt hơn nhóm BH T bắt
56


buộc, do họ đƣợc quyền lựa chọn phạm vi BH T theo nhu cầu.
3. Phƣơng thức v c c loại
3.1. Phƣơng thức BHYT
Căn cứ vào mức độ thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho ngƣời có thẻ
BH T, BH T đƣợc phân ra:
- BH T trọn gói: cơ quan BH T sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế
thuộc phạm vi BH T.
- BH T thông thƣờng: trách nhiệm cơ quan BH T đƣợc giới hạn tƣơng
cứng với trách nhiệm và nghĩa vuj của ngƣời đƣợc BH T.
3.2. C c loại hình BHYT


Bảo hiểm y tế các nƣớc đƣợc tổ chức theo hai hình thức:


BHYT Nhà nƣớc - một bộ phận của BHXH
BHYT tƣ nhân - một bộ phận của bảo hiểm kinh doanh
ở Việt Nam, BH T mới thành lập do Nhà nƣớc tổ chức và quản lý.
Hoạt động BH T Việt Nam theo hai hình thức: BH T bắt buộc và BH T tự
nguyện.


BHYT bắt buộc là hình thức BHYT đƣợc thực hiện trên cơ sở bắt buộc của
ngƣời tham gia
BH T tự nguyện là hình thức BH T đƣợc thực hiện trên cơ sở tự nguyện của
ngƣời tham gia
4. Quỹ tài chính BHYT
4.1. Đặc điểm của quỹ BHYT
Quỹ BH T trong nền kinh tế thị trƣờng nên có những đặc trƣng cơ bản sau:
Thứ nhất, mục đích hoạt động của quỹ BH T khơng vì lợi nhuận mà vì quyền
lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm và vì cộng đồng;
Thứ hai, BH T là quỹ tiêu dùng có tính chất ngắn hạn, đồng thời nó cũng là
quỹ dự phịng có tính chất đầu tƣ.
Thứ ba, quỹ BH T vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội
Thứ tƣ, q trình phân phối và sử dụng quỹ BH T vừa mang tính chất bồi
hồn, vừa mang tính chất khơng bồi hồn.
57


Thứ năm, sự tồn tại và phát triển của quỹ BH T phụ thuộc vào điều kiện phát
triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia.
4.2 Nguồn hình th nh quỹ BHYT
Quỹ BHYT đƣợc hình thành từ các nguồn sau:
- Tiền thu phí BHYT do ngƣời sử dụng lao động và ngƣời tham gia BHYT

- đóng;
- Các khoản Nhà nƣớc đóng BH T cho đối tƣợng theo quy định và các
khoản hỗ trợ khác của Nhà nƣớc (nếu có);
- Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp hợp pháp nhằm bảo toàn và tăng
trƣởng Quỹ BHYT;
- Các khoản thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nƣớc;
- Các khoản thu hợp pháp khác.
4.3 C c khoản chi của quỹ BHYT
Chi thanh toán chi phí y tế cho ngƣời đƣợc BH T.
Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn.
Chi đề phòng, hạn chế tổn thất.
Chi quản lý.
4.4. Phí bảo hiểm y tế
Phí BH T là số tiền mà ngƣời tham gia BH T, ngƣời sử dụng lao động hoặc
ngân sách Nhà nƣớc phải đóng cho Quỹ BH T theo quy định.
Phí BH T và trách nhiệm đóng BH T bắt buộc.
Các đối tƣợng quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Điều lệ này:
mức phí BH T hàng tháng bằng 3% tiền lƣơng, tiền cơng, tiền sinh hoạt phí hàng
tháng và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên
vƣợt khung, phụ cấp khu vực và hệ số chênh lệch bảo lƣu (nếu có), trong đó ngƣời
sử dụng lao động đóng 2%, ngƣời lao động đóng 1%.
1)

Các đối tƣợng là ngƣời hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp mất sức lao động: mức
phí BH T hàng tháng bằng 3% tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp BHXH, do cơ quan
BHXH trực tiếp đóng.
2)

3)


Đối tƣợng hƣởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng;
58


công nhân cao su nghỉ việc hƣởng trợ cấp hàng tháng; ngƣời hƣởng trợ cấp theo
quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ và các đối
tƣợng quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9 và khoản 12 tại 4.2.1b: mức phí đóng
BH T hàng tháng bằng 3% mức tiền lƣơng tối thiểu hiện hành.
Các đối tƣợng quy định tại khoản 10 và khoản 11 tại 4.2.1.b: mức phí đóng
tạm thời là 50.000đồng/ngƣời/năm.
4)

Các đối tƣợng quy định tại khoản 13 tại 4.2.1.b (lƣu học sinh nƣớc ngoài
đang học tại Việt Nam đƣợc cấp học bổng): mức đóng BH T hàng tháng bằng 3%
tiền suất học bổng hàng tháng, do cơ quan cấp học bổng có trách nhiệm đóng.
5)

Ngân sách Nhà nƣớc bảo đảm nguồn đóng BH T cho đối tƣợng hƣởng
BHXH trƣớc ngày 1/10/1995 và các đối tƣợng quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10, 11 và khoản 12 tại 4.2.1.b. Quỹ BHXH bảo đảm nguồn đóng BH T cho đối
tƣợng nghỉ hƣởng BHXH từ ngày 1/10/1995.
6)

7)

Chính phủ điều chỉnh mức đóng BH T bắt buộc khi cần thiết.

Khuyến khích ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp đóng tồn bộ
phí BH T cho ngƣời lao động (trong trƣờng hợp này, phí BH T đƣợc hạch tốn

2% vào chi phí sản xuất và 1% từ quỹ của doanh nghiệp).
8)

Các đối tƣợng tham gia BH T bắt buộc, nếu tham gia các hình thức BH T
tự nguyện khác thì ngồi mức đóng BH T bắt buộc theo quy định trên phải tự
đóng phí BH T tự nguyện theo quy định phù hợp với mức dịch vụ BH T tự
nguyện đƣợc hƣởng.
9)

5. Bài tập ôn tập
1. Mục tiêu, đối tƣợng và đối tƣợng tham gia của BH T?
2. Nội dung cơ bản của BH T?
3. Quỹ BH T và mục đích sử dụng quỹ?

59


Chƣơng 4
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Mã chƣơng 4: MH19 KX6340301-04
Giới thiệu: Chƣơng này giới thiệu tổng quát các khái niệm cơ bản về BHTN.
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Trình bày đƣợc một số khái niệm cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp, vai trị
của bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách và biện pháp khắc phục tình trạng thất
nghiệp.
+ Phát biểu đƣợc quỹ bảo hiểm và mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất
nghiệp.
Kỹ năng:
+ Xác định đƣợc quỹ bảo hiểm và mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất

nghiệp.
+ Cách thanh toán, chi trả tiền bảo hiểm cho các chế độ BHTN đối với ngƣời
lao động.
Năng lực tự chủ v tr ch nhiệm:
+ Có khả năng tự định hƣớng, tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, thích nghi với các môi trƣờng làm việc
khác nhau.
1. Một số kh i niệm cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp
Tổ chức lao động quốc tế (IL0) “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số
ngƣời trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhƣng khơng thể tìm đƣợc việc làm ở
mức lƣơng thịnh hành”.
Ngƣời lao động đƣợc coi là thất nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc trƣng sau:
-

Là ngƣời lao động, có khả năng lao động;

-

Đang khơng có việc làm;

-

Đang đi tìm việc làm.

Ngƣời thất nghiệp có thể là cơng nhân trong các doanh nghiệp, có thể là học
sinh, sinh viên các trƣờng chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trƣờng hoặc là bộ đội
60


xuất ngũ. Những ngƣời ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động, có khả

năng lao động nhƣng khơng lao động, khơng có nhu cầu việc làm thì không đƣợc
coi là ngƣời thất nghiệp. Chẳng hạn, những ngƣời đang có việc làm nhƣng tạm thời
khơng làm việc vì một lý do nào đó nhƣ: nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ tạm thời vì tai
nạn lao động, hoặc học sinh sinh viên còn đang theo học tại các trƣờng, những
ngƣời nội trợ… không phải là những ngƣời thất nghiệp
2. C c chính s ch khắc phục tình trạng thất nghiệp
2.1. Nguyên nhân v hậu quả của thất nghiệp
Trong nền kinh tế thị trƣờng có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp và
kèm theo là những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của
đất nƣớc. Dƣới đây là một số nguyên nhân chính:
- Chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp do sự điều tiết của thị
trƣờng. Khi mở rộng thì thu hút thêm lao động, nhƣng khi bị thu hẹp thì lại dƣ thừa
lao động, từ đó làm cho cung và cầu trên thị trƣờng sức lao động co giãn, thay đổi
phát sinh hiện tƣợng thất nghiệp.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đăc biệt là sự tự động hố q trình
sản xuất diễn ra nhanh chóng, nên trong một chừng mực nhất định máy móc đã
thay thế con ngƣời. Một cỗ máy, một dây truyền sản xuất tự động hố có thể thay
thế hàng chục, thậm chí hàng trăm cơng nhân. Số cơng nhân bị máy móc thay thế
lại tiếp tục đƣợc bổ sung vào đội quân thất nghiệp.
- Sự gia tăng dân số và nguồn lao động, cùng với quá trình quốc tế hố và
tồn cầu hố nền kinh tế cũng có những mặt tác động tiêu cực đến thị trƣờng lao
động, làm một bộ phận ngƣời lao động bị thất nghiệp. Doanh nghiệp đầu tƣ theo
chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ và sử dụng ít lao động dẫn đến lao động dƣ
thừa.
- Do ngƣời lao động khơng ƣa thích cơng việc đang làm hoặc địa điểm làm
việc, họ phải đi tìm cơng việc mới, địa điểm mới.
2.2. Hậu quả
- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là
một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát
triển, làm khả năng sản xuất thực tế kém hơn tiềm năng, nghĩa là tổng thu nhập

quốc gia (GNI) thực tế thấp hơn (GNI) tiềm năng. Nếu tình trạng thất nghiệp gia
tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của lạm phát, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái;
61


khả năng phục hồi chậm. Đối với ngƣời thất nghiệp, thu nhập bị mất đi dẫn đến đời
sống khó khăn…
- Đối với xã hội: Thất nghiệp đã làm cho ngƣời lao động hoang mang, buồn
chán và thất vọng, tinh thần ln bị căng thẳng và dẫn tới khủng hoảng lịng tin. Về
khía cạnh xã hội, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện
tƣợng tiêu cực, đẩy ngƣời thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cƣơng, luật pháp và đạo
đức để tìm kế sinh nhai nhƣ: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma tuý…
- Thất nghiệp gia tăng cịn làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, hiện
tƣợng bãi cơng, biểu tình có thể xẩy ra. Ngƣời lao động giảm niềm tin vào chế độ
vào khả năng lãnh đạo của nhà cầm quyền. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những
chỉ tiêu đánh giá uy tín của nhà cầm quyền.
2.3 . C c chính s ch khắc phục tình trạng thất nghiệp
2.3.1. Chính s ch dân số
Đây là chính sách mang tính chiến lƣợc lâu dài nó khơng chỉ góp phần làm
giảm thất nghiệp, mà còn tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội. Hạ thấp
tỷ lệ tăng dân số cũng có nghĩa là giảm đƣợc tỷ lệ tăng lực lƣợng lao động từ đó tạo
thêm cơ hội tìm kiếm việc làm. Thực hiện chính sách dân số cũng có nghĩa là thực
hiện các chƣơng trình kế hoạch hố gia đình, cải thiện sức khoẻ, dinh dƣỡng, giáo
dục và cơ hội cho phụ nữ giảm tỷ lệ sinh đẻ để từ đó giảm đƣợc tỷ lệ tăng dân số và
nguồn lao động.
2.3.2. Ngăn cản di cƣ từ nông thôn ra th nh thị
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thƣờng cao hơn nông thôn, nhƣng một bộ phận
dân cƣ nơng thơn vẫn có xu hƣớng di cƣ ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Do q
trình đơ thị hố diễn ra nhanh chóng, nếu ở thành thị ngƣời lao động tìm đƣợc việc
làm thì thu nhập thƣờng cao hơn khi họ làm việc ở nông thôn. Đây là một áp lực rất

lớn làm cho bản thân cƣ dân thành thị cũng lâm vào tình cảnh thất nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, ngƣời ta đã thực hiện một loạt các chƣơng trình
nhƣ: Định hƣớng phát triển nơng nghiệp, nông thôn, thay đổi công nghệ trong nông
nghiệp, xây dựng thêm trƣờng học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng, tăng cƣờng các dự
án đầu tƣ để phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn…
2.3.3. Áp dụng c c cơng nghệ thích hợp
Khi áp dụng các cơng nghệ thích hợp sẽ sử dụng đƣợc nhiều lao động hơn. Vì
vậy, chính phủ thƣờng khuyến khích các doanh nghiệp địa phƣơng, doanh nghiệp
62


vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn sử dụng cơng nghệ thích hợp để sản xuất ra những
hàng hố thu hút nhiều lao động phù hợp với thị hiếu và túi tiền của ngƣời có thu
nhập thấp. Khi thực hiện chính sách này, có thể sử dụng các cơng cụ thuế, lãi suất
để điều tiết, chẳng hạn: những hàng xa xỉ phẩm đánh thuế cao hơn những mặt hàng
thiết yếu hay giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp địa phƣơng thu hút
nhiều lao động…
2.3.4. Giảm độ tuổi ngh hƣu
Đây là biện pháp “tình thế”, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh gây nên những áp
lực lớn về chính trị. Việc cắt giảm tuổi nghỉ hƣu của ngƣời lao động sẽ nhanh
chóng thu hút đƣợc một bộ phận lao động đang bị thất nghiệp thay thế chỗ làm việc
của ngƣời về hƣu. Bộ phận này chủ yếu nằm ở độ tuổi lao động từ 16 đến 24 tuổi.
Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm cho số tiền chi trả trợ cấp hƣu trí tăng lên, ngƣời
lao động và ngƣời sử dụng lao động sẽ phải đóng góp cao hơn, ảnh hƣởng trực tiếp
đến cuộc sống và sản xuất của họ, đồng thời ngân sách chính phủ cũng phải gánh
vác một phần để giải quyết hậu quả. Chính vì vậy, khi thực hiện biện pháp này
ngƣời ta phải tính tốn và cân nhắc khá kỹ lƣỡng. Ngƣợc lại hiện nay, độ tuổi nghỉ
hƣu đang tăng theo lộ trình.
2.3.5. Chính phủ tăng cƣờng đầu tƣ cho nền kinh tế
Ngồi việc gọi vốn và kích thích đầu tƣ nƣớc ngồi, chính phủ cịn tăng cƣờng

đầu tƣ cho nền kinh tế một cách trực tiếp để xây dựng thêm những vùng kinh tế,
xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình cơng cộng để tạo thêm việc làm cho
ngƣời lao động và thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội khác.
2.3.6. Trợ cấp thôi việc, mất việc l m
Đây cũng là biện pháp “tình thế” mà các doanh nghiệp thƣờng áp dụng góp
phần giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống khi ngƣời lao động của mình phải thôi
việc hoặc mất việc làm do doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, tinh giảm biên chế…
Khoản tiền trợ cấp mà ngƣời lao động nhận đƣợc do phải thôi việc, là bởi họ
có một q trình đóng góp để tạo nên phúc lợi cho doanh nghiệp, thực chất là phần
lợi nhuận mà trƣớc đây ngƣời lao động đã tham gia tạo nên. Mức trợ cấp phụ thuộc
vào thời gian làm việc cho doanh nghiệp trƣớc khi ngƣời lao động thôi việc, mất
việc làm. Tuy nhiên biện pháp này có nhƣợc điểm cơ bản là, khi doanh nghiệp có
nhiều ngƣời thơi việc, mất việc, cũng là lúc doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản
xuất kinh doanh, đồng thời lại phải chi ra một khoản tiền lớn để trả trợ cấp thôi

63


việc, mất việc nên sẽ rất bị động về tài chính, nhiều doanh nghiệp khơng có khả
năng chi trả.
2.3.7. Trợ cấp thất nghiệp
Khoản tiền trợ cấp này lấy từ quỹ bảo hiểm quốc gia, với điều kiện ngƣời
đƣợc nhận trợ cấp phải có q trình đóng góp vào quỹ trƣớc khi bị thất nghiệp. Có
những nƣớc, trợ cấp thất nghiệp vừa do Liên đoàn lao động thực hiện vừa do Nhà
nƣớc thực hiện. Liên đoàn lao động thực hiện cho thành viên của mình là những
ngƣời lao động làm trong các doanh nghiệp khơng may bị thất nghiệp, cịn Nhà
nƣớc thực hiện với những đối tƣợng còn lại, số tiền trợ cấp từ phía Nhà nƣớc đƣợc
lấy từ ngân sách.
2.3.8. Bảo hiểm thất nghiệp
Đây là một chính sách nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của

quốc gia. Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của BHXH nhƣng vì nhiều lý do
khác nhau nó đã dần dần tách khỏi BHXH. Ngày nay, BHTN đƣợc coi là một trong
những chính sách có vai trị to lớn khắc phục tình trạng thất nghiệp.
3. Vai trị của bảo hiểm thất nghiệp

– Thứ nhất: Đối với ngƣời lao động, thì BHXH, bảo hiểm thât nghiệp chính là
khoản tiền trợ cấp cần thiết để giúp đỡ những ngƣời thất nghiệp có cuộc sống ổn
định khi bị mất việc làm. Ngồi 1 khoản tiền đƣợc hƣởng thì cơ quan chi trả bảo
hiểm thất nghiệp cũng tạo cơ hội về công việc để họ có thể tiếp tục tìm kiếm các
cơng việc khác để có thu nhập. Chính cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp đã tạo
ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho những ngƣời lao động khi lâm vào tình
trạng mất việc làm ổn định đƣợc cuộc sống.
– Thứ hai: Đối với ngƣời sử dụng lao động thì gánh nặng kinh tế, tài chính của
họ cũng sẽ đƣợc chia sẻ khi những ngƣời lao động tại doanh nghiệp đã bị mất việc
làm, thất nghiệp họ không cần phải mất một khoản chi để giải quyết chế độ cho
những ngƣời lao động nghỉ việc. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải
thu hẹp sản xuất, nhiều ngƣời lao động thất nghiệp.
– Thứ ba: Đối với nhà nƣớc, ngân sách nhà nƣớc thì sẽ giảm bớt chi phí khi
nạn thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về
tài chính cho nhà nƣớc.
4. Nội dung bảo hiểm thất nghiệp
4.1. Đối tƣợng bảo hiểm thất nghiệp
64


Đối tƣợng của BHTN cũng giống đối tƣợng của BHXH, đó là thu nhập của
ngƣời lao động. Cịn đối tƣợng tham gia BHTN cũng là ngƣời lao động và ngƣời sử
dụng lao động, song đối tƣợng này rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể
và quy định của từng nƣớc. Đại đa số các nƣớc đều quy định đối tƣợng tham gia
BHTN là những ngƣời lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động. Bao

gồm:
- Những ngƣời làm công ăn lƣơng trong các doanh nghiệp có sử dụng một số
lƣợng lao động nhất định.
- Những ngƣời làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất định
(thƣờng là một năm trở lên) trong các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, các đơn
vị hành chính sự nghiệp (nhƣng khơng phải là viên chức và công chức) Những
công chức, viên chức Nhà nƣớc; những ngƣời lao động độc lập khơng có chủ;
những ngƣời làm thuê theo mùa vụ thƣờng không thuộc đối tƣợng tham gia bảo
hiểm thất nghiệp.
Ví dụ:
1. Một doanh nghiệp có:

5 lao động với HĐLĐ 1 tháng; 2 lao động với HĐLĐ 3 tháng; 2 lao động với
HĐLĐ 12 tháng; 3 lao động với HĐLĐ không xác định thời hạn; Hỏi:
- Có bao nhiêu ngƣời tham gia BHXH bắt buộc ? BHXH tự nguyện ?
- Bao nhiêu ngƣời tham gia BHXH thất nghiệp ?

Trả lời:
- Số ngƣời lao động có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên : 11 ngƣời tham gia

BHXH bắt buộc.
4.2. Điều kiện hƣ ng trợ cấp
– Ngƣời lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc,
tuy nhiên phải trừ các trƣờng hợp nhƣ đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động,
hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc đủ điều kiện để hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp
mất sức lao động hằng tháng;
– Ngƣời lao động có q trình đóng bảo hiểm thất nghiệp tại doanh nghiệp
trƣờng hợp thứ nhất là lớn hơn hoặc đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng
trƣớc khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động. Trƣờng hợp thứ hai là ngƣời lao


65


động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp tại doanh nghiệp lớn hơn hoặc đủ 12
tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trƣớc khi chấm dứt hợp đồng lao động.
– Trong thời gian chính xác là 03 tháng, từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc có quyết định nghỉ việc, thì ngƣời lao động phải nộp
hồ sơ để giải quyết và hƣởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
– Ngƣời lao động chƣa tìm đƣợc việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ
hƣởng bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên trừ các trƣờng hợp nhƣ: phải tham gia nghĩa
vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp
hành quyết định áp dụng biện pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nƣớc
ngoài định cƣ; đi lao động ở nƣớc ngoài theo hợp đồng; Chết.
4.3. Mức hƣ ng trợ cấp v thời gian hƣ ng trợ cấp
Mức hƣởng trợ cấp thất nghiệp theo từng tháng đƣợc bằng 60% mức bình
quân tiền lƣơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động của 06
tháng liền kề trƣớc khi nghỉ việc nhƣng mức hƣởng tối đa không vƣợt quá 05 lần
mức lƣơng cơ sở đối với ngƣời lao động thuộc đối tƣợng thực hiện chế độ tiền
lƣơng do Nhà nƣớc quy định hoặc không vƣợt quá 05 lần mức lƣơng tối thiểu vùng
theo quy định của Bộ luật lao động đối với ngƣời lao động đóng bảo hiểm thất
nghiệp theo chế độ tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao động quyết định tại thời điểm
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Mức trợ cấp 1 tháng:
TCTN = 60% x LBQCCĐBHTN 6 tháng liền kề trƣớc khi thất nghiệp

+ Trong đó:
LBQCCĐBHXH 6 tháng liền kế trƣớc khi thất nghiệp tính nhƣ sau:
Ví dụ:
Ơng A đóng BH thất nghiệp từ 01/01/2009. Đến 01/01/2012 ông A thất

nghiệp. Biết trong thời gian đóng BH thất nghiệp ơng có 2 tháng gián đoạn là
T10/2009 và T11/2009. Ông bị chấm dứt HĐLĐ vào tháng 01/2012.
Tính trợ cấp thất nghiệp của ơng A ?
Biết:
LCCĐBHTN các tháng của ông nhƣ sau: 05/2011
66

: 3,000,000 VNĐ


06/2011

: 3,500,000 VNĐ

07/2011

: 3,000,000 VNĐ

08/2011

: 4,000,000 VNĐ

09/2011

: 4,000,000 VNĐ

12/2011

: 5,000,000 VNĐ


Hướng dẫn:
+ Ơng A đóng BH thất nghiệp đƣợc: 3 năm = 36 tháng, vì thế ơng đƣợc
hƣởng trợ cấp thất nghiệp 6 tháng.
+ Tính trợ cấp 1 tháng:
TCTN = 60% x LBQCCĐ BHTN 6 tháng liền
Mà LBQCCĐ BHTN 6 tháng liền = LBQCCĐ BHTN tháng 5;6;7;8;9;12 /
6
= 22,500,000 / 6
= 3,750,000 VNĐ
Vậy TCTN = 0.6 x 3,750,000 = 2,250,000 VNĐ
Quy định về thời gian để giải quyết hƣởng trợ cấp thất nghiệp thì đƣợc tính
theo số thời gian tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp khi tham gia bảo hiểm bắt buộc,
nếu đóng từ đủ 12 tháng trở lên đến đủ 36 tháng thì sẽ đƣợc giải quyết và đƣợc chi
trả 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau thời gian đó thì cứ đóng đủ thêm đƣợc 12
tháng nữa thì sẽ đƣợc hƣởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhƣng tối đa khơng
q 12 tháng. ví dụ: 4 năm đóng thất nghiệp đƣợc 4 tháng; 4 năm đóng thất nghiệp
đƣợc 5 tháng….
- Thời gian hƣởng trợ cấp thất nghiệp đƣợc quy định nhƣ sau:

Thời gian
hƣ ng

Thời gian đóng BH thất nghiệp

3 tháng

12 tháng ≤ tBHTN < 36 tháng

6 tháng


36 tháng ≤ tBHTN < 72 tháng

9 tháng

72 tháng ≤ tBHTN < 144 tháng

12 tháng

tBHTN ≥ 144 tháng
67


Thời gian để đƣợc hƣởng trợ cấp thất nghiệp thì đƣợc tính kể từ ngày thứ 16
khi đã nộp đủ hồ sơ hƣởng trợ cấp thất nghiệp hợp lệ theo quy định pháp luật.
5. Quỹ bảo hiểm v mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất nghiệp
5.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngồi ngân sách Nhà nƣớc. Quỹ
đƣợc hình thành chủ yếu từ 3 nguồn sau đây:
 Ngƣời tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng góp;
 Ngƣời sử dụng lao động đóng góp;
 Nhà nƣớc bù thiếu.
Ngồi ra cịn đƣợc bổ sung bởi lãi suất đầu tƣ đem lại từ phần quỹ nhàn rỗi.
Ngƣời tham gia BHTN và ngƣời sử dụng lao động đóng góp bằng một tỷ lệ phần
trăm nhất định so với tiền lƣơng và tổng quỹ lƣơng.
Nhà nƣớc có thể tham gia theo một trong hai hình thức sau:
 Thứ nhất là, đóng góp thƣờng xun thơng qua việc trích ngân sách hỗ trợ
quỹ BHTN.
 Thứ hai là, Nhà nƣớc chỉ tham gia với tƣ cách là ngƣời bảo hộ khi đóng góp
của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động không đủ bù đắp các khoản chi.
5.2. Mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ BHTN đƣợc sử dụng chủ yếu để chi trả trợ cấp BHTN. Ngồi ra nó cịn
đƣợc sử dụng cho các hoạt động nhằm đƣa ngƣời thất nghiệp mau chóng trở lại vị
trí làm việc (nhƣ: đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho ngƣời lao động; chi phí tìm
kiếm và mơi giới việc làm…); Chi cho tổ chức hoạt động BHTN…
6. Bài tập ôn tập
1. Mục tiêu, đối tƣợng và đối tƣợng tham gia của BHTN?
2. Nội dung cơ bản của BHTN?
3. Quỹ BHTN và mục đích sử dụng quỹ?

68


Chƣơng 5
BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI
Mã chƣơng 5: MH19 KX6340301-05
Giới thiệu: Chƣơng này giới thiệu tổng quát các khái niệm BHTM, và các hợp
đồng BHTM.
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Trình bày bản chất của bảo hiểm thƣơng mại, nguyên tắc chung trong hoạt
động của bảo hiểm thƣơng mại.
+ Mơ tả các hoại hình bảo hiểm thƣơng mại.
+ Giới thiệu một số nghiệp vụ bảo hiểm thƣơng mại quan trọng trong nền kinh
tế.
Kỹ năng:
+ Cách tính số phí bảo hiểm phải nộp của ngƣời tham gia bảo hiểm, tính số
tiền bồi thƣờng của cơng ty bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể.
Năng lực tự chủ v tr ch nhiệm:
+ Có khả năng tự định hƣớng, tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, thích nghi với các mơi trƣờng làm việc

khác nhau.
1. Bản chất của bảo hiểm thƣơng mại

Bản chất của bảo hiểm thƣơng mại chính là q trình phân phối lại thu nhập
giữa những ngƣời tham gia bảo hiểm, từ đó nhằm đáp ƣnggs nhu cầu về tài chính
phát sinh khi tai nạn xảy ra, các rủi ro bất ngờ ập đến gây tổn thất đối với ngƣời
đƣợc bảo hiểm. Đồng thời, phân phối thu nhập trong bảo hiểm thƣơng mại thƣờng
là phân phối khơng mang tính bồi hồn.
2. T c dụng của bảo hiểm thƣơng mại
Đối với cá nhân tham gia vào bảo hiểm thƣơng mại thì khi gặp bất kỳ sựu cố,
rủi ro nào nhƣ là bệnh tật, tai nạn,…và cần đóng các khoản chi phí điều trị, viện phí
thì sẽ đƣợc cơng ty bảo hiểm hỗ trợ về mặt tài chính để có thể giải quyết đƣợc các
vấn đề.

69


Đối với các DN: tham gia bảo hiểm thƣơng mại là phƣơng án an toàn, thiết
thực, để giải quyết nhanh chóng và khơng để làm ảnh hƣởng hay làm gián đoạn đến
việc SXKD từ các rủi ro.
Đối với các ngân hàng thƣơng mại: Giúp cho các ngân hàng thƣơng mại có
thể chủ động hơn trong các vấn đề liên quan đến tín dụng cho khách hàng, là sự lựa
chọn tối ƣu để các ngân hàng có thể đảm bảo các vấn đề chi trả vốn cho DN khi họ
gặp các sự cố, rủi ro phát sinh.
3. Quỹ bảo hiểm thƣơng mại
Phí đóng góp đƣợc ký kết trên hợp đồng; nguồn vốn đƣợc đóng góp; lợi nhuận
do kinh doanh.
4. Những nguyên tắc chung trong hoạt động của BHTM
4.1. Nguyên tắc 1: "Số đơng bù số ít"
Hoạt động BHTM chính là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợ,

theo đó công ty bảo hiểm nhận một lhoản tiền gọi là phí bảo hiểm để có khả năng
sẽ phải trả một khoản tiền cho ngƣời thụ hƣởng hoặc bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc
bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Khoản tiền bồi thƣờng hay chi trả này
thƣờng lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí mà các công ty bảo hiểm nhậ đƣợc.
Để làm đƣợc điều này, hoạt đôngj BHTM phải dựa trên nguyên tắc số đông bù số
ít.
Đây là ngun tắc xun suốt, khơng thể thiếu đƣợc trong bất kỳ một nghiệp
vụ BHTM nào, theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với mọt hoặc một số ít ngƣời
sẽ đƣợc bù đắp bằng tiền huy động đƣợc từ rất nhiều ngƣời.
Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thƣờng cho
các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những ngƣời tham gia bao hiểm, công ty
bảo hiểm đã thực hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật số lớn. theo nguyên tắc này,
càng nhiều ngƣời tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm tích tụ đƣợc càng lớn, việc
chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi ro đƣợc san sẻ cho nhiều ngƣời hơn.
4.2. Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm
Hoạt động BHTM cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân và tổ
chức có nhu cầu. Tuy nhiên không phải trong mọi trƣờng hợp, DNBH đều chấp
nhận các yêu cầu bảo đảm. Hiếm có DNBH nào đồng ý thoả thuận bồi thƣờng cho
các trƣờng hợp tổn thất gây ra do sự cố ý của ngƣời đƣợc bảo hiểm.

70


Đây là một nguyên tắc không thể thiếu đƣợc trong hoạt động kinh doanh của
các DNBH. Theo nguyên tắc này, các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần nhƣ
chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiểm: hao mòn vật chất tự nhiên, hao hụt
thƣơng mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông,... Nói cách khác,
những rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lƣờng trƣớc
đƣợc. Với rủi ro bị chết là rủi ro chắc chắn xảy ra thì yếu tố ngẫu nhiên đƣợc xem
xét để bảo hiểm là thời điểm chết. Thêm vào đó, nguyên nhân gây ra rủi ro có thể

đƣợc bảo hiểm phải là ngun nhân khách quan, khơng cố ý. Tính đồng nhất của
rủi ro là một yếu tố khác giúp DNBH có thể xem xét rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm
hay khơng.
Trên cơ sở tính đồng nhất của rủi ro DNBH có thể tính tốn đƣợc phí bảo
hiểm một cách chính xác và khoa học dựa vào các phƣơng pháp toán học. Để bảo
đảm nguyên tắc này, trong đơn bảo hiểm ln có các rủi ro loại trừ tuỳ thuộc vào
từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau. Đối với các rủi ro đƣợc nhận bảo hiểm lại có
thể xem xét để phân loại, sắp xếp theo từng mức độ khác nhau (nếu cần thiết) và áp
dụng các mức phí thích hợp. Đối với các rủi ro có xác suất xảy ra lớn hơn thì mức
phí phải nộp cao hơn.
Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra đối với ngƣời tham gia bảo hiểm là phải
trung thực tuyệt đối khi khai báo rủi ro để DNBH có thể xác định chính xác rằng
rủi ro đó có thể chấp nhận bảo hiểm hay khơng, nếu có thì với mức phí nhƣ thế nào.
Nguyên tắc rủi ro có thể bảo hiểm nhằm tránh cho DNBH phải bồi thƣờng cho
những tổn thất thấy trƣớc mà với nhiều trƣờng hợp nhƣ vậy chắc chắn sẽ dẫn đến
phá sản. Đồng thời nguyên tắc này cũng giúp các DNBH có thể tính đƣợc các mức
phí chính xác, lập nên đƣợc một quĩ bảo hiểm đầy đủ để bảo đảm cho công tác bồi
thƣờng. Không chỉ bảo đảm quyền lợi cho các DNBH mà ngay chính những ngƣời
tham gia bảo hiểm cũng thấy công bằng hơn khi nguyên tắc này đƣợc áp dụng.
4.3. Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro
Là ngƣời nhận các rủi ro đƣợc chuyển giao từ ngƣời tham gia bảo hiểm, nhà
bảo hiểm lúc này sẽ là ngƣời phải đối mặt với những tổn thất có thể rất lớn nếu rủi
ro xảy ra. Mặc dù quĩ bảo hiểm là một quĩ tài chính lớn, đƣợc lập ra bởi sự đóng
góp của nhiều ngƣời theo nguyên tắc số đông và nhƣ vậy, với tƣ cách là ngƣời huy
động và quản lý quĩ, các DNBH có khả năng thực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm.
Nhƣng trên thực tế, không phải lúc nào DNBH cũng luôn đảm bảo đƣợc khả năng
này. Điều này có thể thấy rất rõ với những trƣờng hợp quĩ bảo hiểm huy động đƣợc
cịn chƣa nhiều (DNBH mới thành lập hoặc DNBH có qui mơ nhỏ) trong khi đó giá
71



trị bảo hiểm lại rất lớn hoặc với những trƣờng hợp có rủi ro liên tiếp xảy ra gây tổn
thất lớn.
Đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm Một kinh nghiệm trong hoạt động của các nhà
BHTM là không nhận những rủi ro quá lớn, vƣợt quá khả năng tài chính của công
ty. Tuy nhiên, để tránh đƣợc điều tối kị là phải từ chối bảo hiểm đồng thời vẫn bảo
đảm đƣợc hoạt động kinh doanh, các DNBH áp dụng nguyên tắc phân tán rủi ro.
Có hai phƣơng thức phân tán rủi ro đƣợc sử dụng: đồng bảo hiểm và tái bảo
hiểm. Nếu trong đồng bảo hiểm, nhiều nhà bảo hiểm cùng nhận bảo đảm cho một
rủi ro lớn thì tái bảo hiểm lại là phƣơng thức trong đó, một nhà bảo hiểm nhận bảo
đảm cho một rủi ro lớn, sau đó nhƣợng bớt một phần rủi ro cho một hoặc nhiều nhà
bảo hiểm khác.
4.4. Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối
Nguyên tắc này đƣợc thể hiện ngay từ khi DNBH nghiên cứu để soạn thảo
một HĐBH đến khi phát hành, khai thác bảo hiểm và thực hiện giao dịch kinh
doanh với khách hàng (ngƣời tham gia bảo hiểm).
 Nguyên tắc này đặt ra một yêu cầu với ngƣời tham gia bảo hiểm là phải
tuyệt đối trung thực khi khai báo rủi ro khi tham gia bảo hiểm để giúp DNBH xác
định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận. Thêm vào đó, các hành vi gian
lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo các thiệt hại để đòi bồi thƣờng
(khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế; sửa chữa ngày tháng của HĐBH...) sẽ đƣợc xử
lý theo pháp luật.
 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối địi hỏi DNBH phải có trách nhiệm cân nhắc
các điều kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo đảm cho quyền lợi của hai
bên. Sản phẩm cung cấp của nhà bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ nên khi mua, ngƣời
tham gia bảo hiểm không thể cầm nắm nó trong tay nhƣ các sản phẩm vật chất khác
để đánh giá chất lƣợng và giá cả... mà chỉ có thể có đƣợc một hợp đồng hứa sẽ bảo
đảm. Chất lƣợng sản phẩm bảo hiểm có bảo đảm hay khơng, giá cả (phí bảo hiểm)
có hợp lý hay khơng, quyền lợi của ngƣời đƣợc bảo hiểm có đảm bảo đầy đủ, công
bằng hay không... đều chủ yếu dựa vào sự trung thực của phía DNBH.

4.5. Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm
Nguyên tắc này yêu cầu ngƣời tham gia bảo hiểm phải có lợi ích tài chính bị
tổn thất nếu đối tƣợng đƣợc bảo hiểm gặp rủi ro. Nói cách khác, ngƣời tham gia
bảo hiểm phải có một số quan hệ với đối tƣợng đƣợc bảo hiểm và đƣợc pháp luật
cơng nhận. Mối quan hệ có thể biểu hiện qua quyền sở hữu, quyền chiếm hữu,
72


quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dƣỡng, cấp dƣỡng đối với
đối tƣợng đƣợc bảo hiểm. Cần chú ý rằng khi quyền sở hữu và quyền sử dụng đối
với tài sản đƣợc bảo hiểm thuộc hai chủ thể khác nhau thì vấn dề sẽ phức tạp hơn.
Trong trƣờng hợp này, cả chủ sở hữu và chủ sử dụng đều có quyền lợi đƣợc bảo
hiểm. Chẳng hạn, chủ xƣởng sửa chữa ơtơ có quyền hợp pháp khi tham gia bảo
hiểm cho chiếc xe ôtô mà anh ta đang đảm nhận sửa chữa. Đó là quyền chiếm hữu.
Đồng thời chủ xe ơtơ cũng có thể tham gia bảo hiểm cho chiếc xe này. Nguyên tắc
về quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm nhằm loại bỏ khả năng bảo hiểm cho tài sản của
ngƣời khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từ một đơn bảo hiểm.
5. Phân loại bảo hiểm thƣơng mại
Căn cứ vào đối tƣợng bảo hiểm thì tồn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm
đƣợc chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con ngƣời và bảo hiểm trách
nhiệm dân sự.
5.1. Bảo hiểm tài sản (BHTS)
Là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tƣợng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn
thất về tài sản nhƣ mất mát, hủy hoại về vật chất, ngƣời bảo hiểm có trách nhiệm
bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức
độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng.
5.2. Bảo hiểm con ngƣời (BHCN)
Đối tƣợng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe của
con ngƣời. Ngƣời ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong
muốn nếu nhƣ rủi ro xảy ra làm ảnh hƣởng tính mạng, sức khỏe của ngƣời đƣợc

bảo hiểm thì họ hoặc một ngƣời thụ hƣởng hợp pháp khác sẽ nhận đƣợc khoản tiền
do ngƣời bảo hiểm trả. Bảo hiểm con ngƣời có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo
hiểm tai nạn – bệnh.
5.3. Bảo hiểm tr ch nhiệm dân sự (BHTNDS)
Đối tƣợng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định
trong luật dân sự, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời đƣợc bảo hiểm phát
sinh theo quy định về trách nhiệm dân sự của luật pháp, theo đó, ngƣời đƣợc bảo
hiểm gây ra những thiệt hại cho ngƣời thứ 3 do hành vi của mình hoặc do sự vận
hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình, Bảo hiểm phải bồi thƣờng bằng tiền
cho ngƣời thứ 3 này.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng.
73


6. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm thƣơng mại
6.1. Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) là một văn bản pháp lý qua đó cơng ty bảo hiểm
cam kết sẽ chi trả hoặc bồi thƣờng cho bên đƣợc bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra gây tổn thất, ngƣợc lại bên mua baoỏ hiểm cam kết trả khoản phí phù hợp
với trách nhiệm và rủi ro mà công ty bảo hiểm đã nhận.
6.2. Các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm
Công ty bảo hiểm: Là tổ chức hoặc cá nhân có đầy đủ tƣ cách pháp nhân đƣợc
nhà nƣớc cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đƣợc thu phí để lập
ra quĩ bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thƣờng hay chi trả cho bên đƣợc bảo hiểm.
Ngƣời tham gia bảo hiểm: là tổ chức hoặc cá nhân ký kết HĐBH với công ty bảo
hiểm và đóng phí bảo hiểm.
Trong ngun tắc quyền lợi, ngƣời tham gia bảo hiểm phải là ngƣời có quyền
lợi hợp pháp khi đối tƣợng đƣợc bảo hiểm gặp rủi ro tổn thất. ngồi việc đóng phí,
ngƣời tham gia bảo hiểm cịn phải khai báo chính xác rủi ro khi ký kếtt HĐBH và

nhanh chóng thơng báo kịp thời thiệt hại khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Ngƣời đƣợc bảo hiểm: Là tổ chức hoặc cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự,
tính mạng hoặc tình trạng sức khỏe đƣợc bảo hiểm theo HĐBH.
Ngƣời thụ hƣởng: Là tổ chức hoặc cá nhân đƣợc ngƣời tham gia bảo hiểm chỉ
định trong HĐBH sẽ nhận đƣợc trợ giúp và bồi thƣờng từ công ty bảo hiểm.
6.3. Trách nhiệm, quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm
Đối với công ty bảo hiểm:
Giải quyết bồi thƣờng chi trả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra gây tổn thất. Việc
thanh toán phải đảm bảo nhanh chóng kịp thời và hợp lý.
Khi soạn thảo hợp đồng, phải dảm bảo tính trung thực để bảo vệ quyền lợi của
cả hai bên.
Khi giao kết hợp đồng, cung cấp đầy đủ, trungg thực và chính xác các thông
tin liên quan đến HĐBH, đồng thời giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm
cho bên mua.
Giữ bí mật thơng tin khách hàng cung cấp.

74


Đề phịng hạn chế tổn thất có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào ảnh
hƣởng đến việc thực hiện HĐBH và quyền lợi của bên mua thì cơng ty bảo hiểm
phải thơng báo cho bên mua biết.
Đối với bên tham gia bảo hiểm:
Phải trả phí đầy đủ, đúng kỳ hạn.
Khai báo một cách trung thực, chính xác thơng tin liên quan đến đối tƣợng bảo
hiểm.
Nếu có những thay đổi liên quan đến đối tƣợng đƣợc bảo hiểm (gia tăng giá
trị, gia tang rủi ro, phát hiện bệnh truyền nhiễm,…) thì phải kịp thời thơng báo cho
cơng ty bảo hiểm điều chỉnh.
Và thông báo kịp thời những rủi ro bảo hiểm xảy ra.

6.4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm
Gi trị bảo hiểm: Là giá trị của đối tƣợng (tài sản, trách nhiệm dân sự và con
ngƣời) đƣợc bảo hiểm, và đƣợc lấy làm căn cứ để xác định số tiền bảo hiểm và phí
bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm: Là khoản tiền đƣợc xác định trong HĐBH thể hiện giới hạn
trách nhiệm của công ty bảo hiểm.
Trong bảo hiểm tài sản, số tiền bảo hiểm đƣợc xác định theo ba trƣờng hợp:
-

STBH
-

STBH=GTBH: đƣợc gọi là bảo hiểm ngang giá trị.

-

STBH>GTBH: đƣợc gọi là bảo hiểm trên giá trị.

Đối với bảo hiểm con ngƣời, STBH đƣợc xác định dựa trên sự thỏa thuận của
hai bên và khả năng tài chính của ngƣời tham gia bảo hiểm.
Cịn trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, STBH thƣờng đƣợc xác định dựa trên
sự thỏa thuận.
Phí bảo hiểm: (cịn đƣợc gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm) là số tiền mà
ngƣời tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự đảm bảo trƣớc
các rủi ro chuyển sang cho công ty bảo hiểm.
Cơ cấu phí bảo hiểm gồm 2 phần:

75



- Phí thuần là khoản phí phải thu cho phép công ty bảo hiểm đảm bảo chi
trả, bồi thƣờng cho các tổn thất đƣợc bảo hiểm có thể xảy ra. Đƣợc tính căn cứ một
số yếu tố sau:
+ Xác suất xảy ra rủi ro;
+ Cƣờng độ tổn thất: Mức độ trầm trọng của tổn thất;
+ STBH;
+ Thời hạn bảo hiểm;
+ Lãi suất đầu tƣ.
- Phụ phí Là khoản phí cần thiết để công ty bảo hiểm đảm bảo cho các
khoản chi trong nghiệp vụ bảo hiểm:
+ Chi hoa hồng;
+ Chi quản lý hành chính;
+ Chi đề phịng hạn chế tổn thất;
+ Chi thuế nhà nƣớc.
P=f+d
Trong đó: P: Phí bảo hiểm tồn bộ
f: Phí thuần
d: Phụ phí
Thực tế, mức phí bảo hiểm tồn bộ (P) thƣờng đƣợc tính căn cứ vào STBH
và tỷ lệ:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí (%) x Số tiền bào hiểm
6.5. Hiệu lực hợp đồng
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm thông thƣờng đƣợc xác
định tại thời điểm ngƣời tham gia bảo hiểm đã nộp đủ phí bảo hiểm đầu tiên và
nhận đƣợc giấy chứng nhận bảo hiểm.
Thời điểm kết thúc (là thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm).
6.6. Thời hạn bảo hiểm
Là thời gian HĐBH có hiệu lực, kể từ khi ký kết HĐBH và có bằng chứng
công ty bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và ngƣời tham gia bảo hiểm đã đóng phí

bảo hiểm cho tới khi kết thúc trách nhiệm bảo hiểm.
76


Thời hạn bảo hiểm của các HĐBH phi nhân thọ thƣờng là một năm. Đối với
một số hợp đồng, có thể thời hạn bảo hiểm là kể từ lúc bắt đầu một chuến hành
trình cho tới khi kết thúc chuyến hành trình đó (bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm du
lịch,…). Trong bảo hiểm nhân thọ, thời hạn hợp đồng dài hơn 5-10 năm hoặc suốt
cuộc đời tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.
7. Câu hỏi ôn tập:
1. Phân biệt thuật ngữ: Giá trị Bảo hiểm, Số tiền Bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm? Trách nhiệm và quyền lợi các bên trong hợp đồng Bảo
Hiểm.

77


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Dân (2019), Giáo trình bảo hiểm, NXB Tài Chính.
2. Nguyễn Đăng Tuệ (2020), Giáo trình bảo hiểm, NXB Bách Khoa Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc
Dân.
4. Luật BHXH (Hiện Hành) (Sửa Đổi Bỗ Sung 2015, 2018, 2019)
5. Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm (Hiện Hành) (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2010,
2019)
6. Và văn bản pháp luật có liên quan
7. Website:
/>.0013111228.pdf
/>2_v1.0015101230.pdf


78


×