Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đàm phán thương vụ ma giữa công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk và công ty cổ phần GTNFoods

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.37 KB, 13 trang )

Nhóm 4D
 Trần Thu An
 Đỗ Châu Hải Mi
 Hồng Thị Phương Thảo
 Nguyễn Thị Tường Vy
Đề tài: Đàm phán thương vụ M&A giữa Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk và
Công ty Cổ phần GTNFoods
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kinh doanh đàm phán có vai trị cực kì quan trọng, là một bộ phận khơng thể tách
rời, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành cơng hay thất bại cho doanh nghiệp. Ngồi ra,
đàm phán còn là một hoạt động gắn liền với mỗi con người và nó được diễn ra xuyên
suốt trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta đàm phán, thương lượng với sếp về việc tăng
lương, giờ làm việc, tiền thưởng, thỏa thuận để mua hàng hóa hay dịch vụ với giá mình
mong muốn,… Tất cả những vấn đề này đều là đàm phán. Các cuộc đàm phán có thể xảy
ra trong hội nghị, trên bàn tiệc, ngoài ánh sáng và cả trong bóng tối. Mặc dù đàm phán
diễn ra mỗi ngày, nhưng đàm phán sao cho có hiệu quả tốt nhất là một việc khơng dễ
dàng. Điều đó phụ thuộc rất nhiều ở tài ngoại giao, đàm phán, thương thảo hợp đồng của
người dẫn đầu. Để đàm phán thành công cần phải có tài năng, kinh nghiệm, sự nhạy bén
của những người tham gia và sự khéo léo của người đàm phán.
Đối với một doanh nghiệp, nếu đàm phán không khéo có thể sẽ mất đi khách hàng, mất đi
đối tác kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng của nó chúng ta không thể không để ý đến
việc làm thế nào để đàm phán thành công. Ngày nay, đàm phán đã trở thành một nghệ
thuật, mỗi người lại sử dụng một phong cách khác nhau để đạt được lợi ích của mình.
Đàm phán là cuộc đọ sức về trí tuệ giữa hai bên, không giống như cuộc thi chạy, người
nào về trước người đó sẽ thắng. Đàm phán khơng chỉ là cuộc ganh đua về thực lực mà
còn bao gồm cả việc áp dụng những kỹ thuật đàm phán. Trong bối cảnh kinh tế tồn cầu
hóa, các hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng sơi nổi, mạnh mẽ thì chúng ta sẽ thấy
vai trò quan trọng của đàm phán.
Với lý do đó, nhóm em chọn đề tài: “Đàm phán thương vụ M&A giữa Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam Vinamilk và Công ty Cổ phần GTNFoods” để làm báo cáo đàm phán, thơng


qua đó tìm hiểu rõ hơn về những nội dung trong đàm phán.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Đàm phán thương vụ M&A giữa Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk và Công ty Cổ phần GTNFoods.
- Mục tiêu riêng:
+ Cung cấp lý thuyết cơ bản về đàm phán
+ Đưa ra tình huống đàm phán cụ thể
+ Bài học rút kinh nghiệm
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin trong sách, internet và slide bài giảng
đàm phán trong kinh doanh, phân tích, tổng hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đàm phán trong kinh doanh
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk và Công ty Cổ phần
GTNFoods
5. Kết cấu đề tài
Chương 1: cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: tình huống đàm phán cụ thể
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả đàm phán
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm sáp nhập và mua lại (M&A)
M&A (Mergers - Sáp nhập và Acquisitions - Mua lại), là hoạt động giành quyền kiểm
sốt doanh nghiệp thơng qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh
nghiệp để sở hữu một phần hoặc tồn bộ doanh nghiệp đó (Lê Minh Trường, 2022).
Sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mơ và hình thành một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu tồn bộ tài sản, lợi
ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết

với nhau vì lợi ích chung.


Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu
hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được
quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
1.2. Khái niệm đàm phán
Theo Roger Fisher và William Ury: “Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà
ta mong muốn từ người khác. Đó là q trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm
thỏa thuận trong khi giữa ta và đối tác có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những
quyền lợi đối kháng.”
Theo Nguyễn Bá Huân và Phạm Thị Huế (2017), “Đàm phán là quá trình mà trong đó hai
hay nhiều bên tiến hành trao đổi, thảo luận về các lợi ích chung và những điềm cịn bất
đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất và phát triển các lợi ích chung”.
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán
- Việc tham gia đàm phán là tự nguyện
- Phải có ít nhất một trong các bên muốn thay đổi thỏa thuận hiện tại và tin rằng sẽ đạt
được mong muốn đó
- Đàm phán chỉ xảy ra khi các bên cùng hiểu rằng những quyết định được hình thành trên
cơ sở thỏa thuận chung chứ khơng phải là quyết định đơn phương
- Thời gian là một trong những yếu tố quyết định trong đàm phán
- Cuộc đàm phán thành cơng là cuộc đàm phán có các bên cùng đạt được mong muốn
trong phạm vi nào đó
- Mục đích của đàm phán là thỏa thuận, tuy nhiên khơng phải mọi cuộc đàm phán đều kết
thúc bằng thỏa thuận và có khi khơng đạt được thỏa thuận có khi là kết quả tốt
- Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên.
1.5. Các chiến lược trong đàm phán kinh doanh
Tùy thuộc vào mục tiêu, bối cảnh và đối tác... mà có những chiến lược đàm phán khác
nhau. Căn cứ vào kết quả đàm phán có các loại chiến lược:
- Chiến lược cạnh tranh (thắng - thua): Là chiến lược mà người đàm phán theo đuổi mục

đích bằng mọi giá một cách dứt khốt và khơng hợp tác (thắng bằng mọi giá).
- Chiến lược né tránh (thua - thua): Là chiến lược mà theo đó người đàm phán khơng tỏ
rõ thái độ dứt khốt và khơng hợp tác, trì hỗn giải quyết vấn đề.


- Chiến lược nhượng bộ, thỏa hiệp (thắng ít - thua ít): là chiến lược mà theo đó người
đàm phán chia sẻ quyền lợi mỗi bên để đạt được một mục đích chấp nhận được.
- Chiến lược chấp nhận (thua - thắng): Là chiến lược mà theo đó người đàm phán thỏa
mãn các yêu cầu của đối tác, chấp nhận nhượng bộ.
- Chiến lược hợp tác (thắng - thắng): Cùng nhau tìm ra các giải pháp liên kết và thỏa mãn
tất cả các bên có liên quan.
CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG ĐÀM PHÁN CỤ THỂ
2.1. Giới thiệu tình huống
Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) thông báo Nghị quyết HĐQT về việc chào mua
công khai GTN với nội dung như sau: Tên công ty mục tiêu: Công ty Cổ phần
GTNfoods. Mã cổ phiếu: GTN. Số lượng cổ phiếu lưu hành: 250,000,000 cổ phần. Tỷ lệ
chào mua tối đa: mua 46.68% số lượng cổ phiếu lưu hành, tương ứng 116,711,530 cổ
phần của GTN.
Thời gian chào mua dự kiến: 22/04/2019 – 22/05/2019
Hai bên muốn thống nhất về giá cả, số lượng cổ phiếu và định hướng phát triển của
GTNFoods nên tiến hành cuộc đàm phán vào lúc 8 giờ ngày 22/4/2019, tại trụ sở Công ty
Cổ phần GTNFoods.
 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM)
Vinamilk là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần sữa nước năm 2018 vào
khoảng 55%. Ngồi ra, Vinamilk cịn nắm giữ hơn 80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị
phần sữa đặc, hơn 30% thị phần trong ngành hàng sữa bột. Trong năm 2018, doanh thu
Vinamilk đạt hơn 52.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 10.000 tỷ đồng.
 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần GTNFoods
GTNFoods là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu với doanh
thu năm 2018 đạt hơn 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 100 tỷ đồng.

GTNFoods nắm giữ gần 75% cổ phần Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Trong
đó, tỷ lệ sở hữu của Vilico tại CTCP Giống bị sữa Mộc Châu là 51%. Ngồi ra,
GTNFoods cịn nắm giữ 95% cổ phần Tổng Cơng ty Chè Việt Nam; 35% cổ phần
LadoFoods (Vang Đà Lạt)…
Việc thâu tóm GTNFoods sẽ mang lại một số lợi ích cho Vinamilk trong dài hạn như gia
tăng thị phần. Lợi ích này đến từ công ty Sữa Mộc Châu, hiện đang ghi nhận doanh số
bán sữa hàng năm khoảng 107 triệu USD so với doanh số bán sữa trong nước khoảng 2 tỉ


USD của Vinamilk trong năm 2019. Vinamilk gia tăng nguồn cung sữa đầu vào trong
nước nhờ đàn bò sữa của GTN cũng như quỹ đất tiềm năng để mở rộng chăn ni bị sữa.
Và lợi ích thứ ba được VCSC chỉ ra trong thương vụ này là việc Vinamilk thâu tóm GTN
khiến các đối thủ cạnh tranh khơng thể dịm ngó Sữa Mộc Châu..
2.2. Giai đoạn cụ thể trong đàm phán
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Mục tiêu đàm phán
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) thông báo Nghị quyết HĐQT về việc chào mua
công khai GTN với nội dung như sau:
- Tên công ty mục tiêu: Công ty Cổ phần GTNfoods;
- Mã cổ phiếu: GTN;
- Số lượng cổ phiếu lưu hành: 250,000,000 cổ phần;
- Tỷ lệ chào mua tối đa: mua 46.68% số lượng cổ phiếu lưu hành, tương ứng 116,711,530
cổ phần của GTN;
- Thời gian chào mua dự kiến: 22/04/2019 – 22/05/2019;
- Giá chào mua: 13,000 đồng/cổ phiếu.
- Tổng giá trị chào mua: 1,517 tỷ đồng
GTNfoods cho biết, Mộc Châu Milk hiện đang có đàn bị 23.500 con với quy mô chăn
thả lên đến 1.000 héc ta của công ty. Mỗi năm, sản lượng sữa của Mộc Châu Milk đạt
khoảng 100 nghìn tấn và mơ hình kinh doanh của công ty là liên kết chăn nuôi với nông
dân, tổng số diện tích ni nơng hộ liên kết đạt 3.000 héc ta. Mộc Châu Milk được đánh

giá là hiện đang chiếm 23% thị phần sữa nước tại Miền Bắc.
Do đó, nếu M&A thành cơng GTNfoods có thể là một bước đệm lớn để Vinamilk xây
dựng thị trường Miền Bắc, tạo ưu thế về chi phí vận chuyển và nguyên liệu, Vinamilk
cũng có thể cùng hợp tác với GTNfoods và Mộc Châu Milk để phân chia lại thị trường,
tận dụng các yếu tố kết hợp cùng phát triển, xây dựng hai thương hiệu cùng lớn mạnh.
Thông tin về đối tác (Công ty Cổ phần GTNFoods)
Điểm mạnh – S

Điểm yếu – W

S1. Đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao

W1. Cịn bị hạn chế về thị trường


S2. Liên tục cải tiến thiết kế bao bì, nhãn W2. Hoạt động Marketing khơng có nét
hiệu, phong cách và màu sắc.
nổi bật.
S3. Có vùng ni bị sữa lớn của cả nước W3. Nguồn nguyên liêu còn thụ động,
ở Cao nguyên Mộc Châu với thương hiệu chưa tự chủ được
Sữa Mộc Châu (Moc Chau Milk - MCM)
W4. Doanh thu trong giai đoạn 2017 S4. Hai nhà máy đang vận hành có hệ 2019 liên tục sụt giảm trong khi đó chi phí
thống dây chuyền sản xuất hiện đại.
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
lại tăng.
S5. Mạng lưới phân phối của sản phẩm rất
đa dạng.
Cơ hội – O

Thách thức – T


O1. Thị trường sữa của thị trường việt T1. Khó khăn trong việc phân phối sản
phẩm ra thị trường
nam ngày càng phát triển cao
O2. Có các chính sách ưu đãi của chính T2. Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp.
phủ về ngành Sữa
O3. Gia nhập WTO

T3. Tình hình lạm phát và khủng hoảng
kinh tế.
T4. Thị trường xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi
ro về chính trị, thuế,...
T5. Thiếu nguồn kinh phí.
T6. Số lượng tiêu thụ sản phẩm giảm.

 GTN sở hữu vùng nuôi tiềm năng (Cao nguyên Mộc Châu, vị trí gần Trung Quốc),
thương hiệu Sữa Mộc Châu chiếm thị phần lớn tại miền Bắc, nhưng hoạt động kinh
doanh lại ngày càng kém hiệu quả. Do đó, GTN là cơng ty mục tiêu mà Vinamilk nhắm
đến.
Chuẩn bị nhân sự * Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (bên mua)
- Trưởng đồn (Giám đốc): Hồng Thị Phương Thảo
Vai trị: Có nhiều kinh nghiệm trong hoạch định mục tiêu và chiến thuật, chịu trách nhiệm
đặt mục tiêu, phân tích và đưa ra chiến lược đàm phán có lợi cho mình. Đồng thời, ứng
phó với các tình huống có thể phát sinh trong cuộc đàm phán giữa 2 bên, giải quyết xử lí


vấn đề kịp thời, phân công công việc cụ thể cho thư kí và tư vấn tài chính để hiểu rõ về
nội dung và kế hoạch trong cuộc đàm phán.
- Thư ký: Nguyễn Thị Tường Vy

Vai trị: Có kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, chịu trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ thủ tục
pháp lý mua bán, tổng hợp và tư vấn các điều kiện hợp đồng theo chuẩn mực pháp lý.
- Cố vấn tài chính: Đỗ Châu Hải Mi và Trần Thu An
Vai trị: Nắm rõ thơng tin đã thu nhập và phân tích các chỉ số tài chính từ đó vạch ra kế
hoạch cụ thể, đưa ra những chính sách về tài chính và vốn để làm cơ sở lòng tin với đối
tác, giải đáp các thắc mắc của đối tác về các chiến lược đầu tư hoặc những rủi ro tiềm ẩn,
thường xuyên theo dõi thị trường tài chính, theo dõi những tài khoản và hồ sơ của cơng
ty GTNFoods trước khi có cuộc đàm phám.
* Cơng ty Cổ phần GTNFoods – Bên bán
- Trưởng đoàn (Giám đốc): Trịnh Quốc Dũng
Vai trị: có kinh nghiệm trong việc quản lý, nhân viên, hoạch định chiến lượng công ty,
tầm nhìn xa trơng rộng.
- Thư ký:
- Cố vấn tài chính:
Chiến lược và phương án đàm phán
- Kiểu đàm phán: Nguyên tắc
- Chiến lược đàm phán: Cộng tác
- Chiến lược và phương án ZOPA
+ Về phía GTNFoods:
- Mức giá bán thấp nhất: 12.000 đồng/ cổ phiếu
+ Về phía Vinamilk:
Tỷ lệ mua tối thiểu: 38,34% cổ phần, tương đương 90,066,426 cổ phiếu của GTN
Tỷ lệ mua tối đa: 46.68% số lượng cổ phiếu lưu hành, tương ứng 116,711,530 cổ phần
của GTN
- Mức giá mua tối đa: 22 000 đồng/cổ phiếu


Vùng đàm phán về giá:
13 000 đồồng /c ổphiếếu


22 000 đồồng/c ổphiếếu
19 000 đồồng/ c ổphiếếu

Giá tồếi thiểu của người bán

Giá tồếi đa của người mua

2.2.2. Giai đoạn tiến hành đàm phán
2.2.2.1. Giai đoạn tiếp xúc
Vào lúc 8h ngày 22/04/2019 Cơng ty Cổ phân Sữa Việt Nam (Vinamilk) có một cuộc gặp
mặt, trao đổi về giá và các thoản thuận trong hợp đồng mua cổ phần Công ty Cổ phần
GTNFoods. Vì vậy, đại diện của Vinamilk đã chuẩn bị hồn tất các bước cá nhân để bắt
đầu di chuyển đến văn phịng Cơng ty Cổ phần GTNFoods trước 20 phút. Điều này thể
hiện tác phong chuyên nghiệp và thể hiện được thành ý của cơng ty dành cho đối tác.
Ngồi ra đại diện Công ty Cổ phân Sữa Việt Nam đã tìm hiểu về văn hóa và tác phong
làm việc của Công ty Cổ phần GTNFoods để hiểu trõ hơn và dễ dàng nắm bắt tâm lý đối
tác.
Khi gặp nhau cả hai đều bắt tay thân thiện, chào hỏi, và giới thiệu cụ thể từng người. Sau
đó cả hai bên ngồi vào vị trí và bắt đầu buổi đàm phán.
2.2.2.2. Giai đoạn đàm phán
Giám đốc GTNFoods: Xin giới thiệu với q vị phía bên tơi hơm nay có 3 người. Tơi là
Giám đốc của Cơng ty Cổ phần GTNFoods, cịn đây là thư ký và cố vấn tài chính bên
chúng tơi.
Giám đốc Vinamilk (Thảo): Đồn của bên chúng tơi hơm nay gồm có 4 người, trước hết
là tơi Hồng Thị Phương Thảo – Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk,
cịn kế bên tơi là Cố vấn tài chính Thu An và Hải Mi, cuối cùng là thư ký của tôi – Tường
Vy. Để không mất nhiều thời gian thì chúng tơi xin phép đi thẳng vào vấn đề của cuộc
gặp gỡ này. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty nên chúng tôi đề xuất
mua cổ phần của quý công ty.
Thư ký Vinamilk (Vy): Trước đó, bên chúng tơi đã gửi tài liệu thông tin về việc chào

mua cổ phần của GTN. Không biết bên anh đã xem xét qua và đánh giá thế nào về mức
giá là 13.000 đồng/ cổ phiếu và với tỷ lệ chào mua là 46,68% cổ phần của GTN.


Giám đốc GTNFoods: Chúng tôi đã xem xét qua và nhận thấy giá mà bên chị chào mua
khá thấp so với thị giá của GTN trên thị trường.
Cố vấn tài chính GTNFoods: Trong phiên giao dịch 11/4, cổ phiếu GTN đã tăng kịch
trần lên 17.100 đồng. Như vậy, mức giá Vinamilk chào mua đang thấp hơn 24% thị giá
GTN. Vì vậy, bên chúng tôi đề nghị bên anh xem xét lại mức giá này.
Giám đốc Vinamilk (Thảo): Chúng tôi nghĩ mức giá như vậy đã rất phù hợp với tiềm
năng phát triển cũng như là tình hình hiện tại của cơng ty.
Cố vấn tài chính GTN: Phía bên cơng ty chúng tôi đã bàn bạc và đề xuất mức giá là
16.000 đồng/ cổ phiếu.
Cố vấn tài chính Vinamilk (An): Theo thơng tin bên tơi tìm hiểu, mặc dù thương hiệu
Sữa Mộc Châu của GTN là thương hiệu lâu đời, quen thuộc tại thị trường miền Bắc, đặc
biệt là khu vực nông thôn và nắm giữ 23% thị phần sữa nước ở thị trường này trong năm
2018. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh hợp nhất của GTN (trong đó sở hữu 51% cổ phần
Sữa Mộc Châu) trong 3 năm vừa qua lại cho thấy chiều hướng tiêu cực và kém hiệu quả.
Cố vấn tài chính Vinamilk (Mi): Dựa vào tình hình đó, để hai bên cùng đạt được những
lợi ích chung, chúng tôi đề xuất giá là 14.000 đồng/ cổ phiếu.
Cố vấn tài chính GTNFoods: Sau khi bàn bạc và xem xét, chúng tôi đồng ý mới mức
giá là 14.000 đồng/ cổ phiếu. Tuy nhiên, về số lượng cổ phiếu bán ra chúng tôi cần xem
xét lại. Do chúng tôi chưa nhận được sự trao đổi nào của Vinamilk về định hướng phát
triển của GTNFoods.
Giám đốc Vinamilk (Thảo): Nếu bên anh đồng ý bán cho chúng tôi, chúng tôi sẽ lên kế
hoạch hỗ trợ Sữa Mộc Châu trong việc khai thác tối đa tiềm năng của cao nguyên Mộc
Châu đồng thời phát triển các trang trại bị sữa ứng dụng cơng nghệ cao theo tiêu chuẩn
quốc tế. Đồng thời, GTN còn có thể tăng doanh thu và thị phần của mình nhờ tận dụng
lợi thế về chuỗi phân phối của Vinamilk để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Giám đốc GTNFoods: Công ty chúng tôi đang tham gia khảo sát, xem xét để đầu tư xây

dựng một trang trại mới trên quy mơ 200 ha, có thể chăn thả được đàn bị 4,000 con với
vốn đầu tư dự kiến 1,000 tỷ đồng. Chúng tôi muốn Vinamilk cùng tham gia xem xét để
đầu tư dự án mở rộng quy mô này.
Giám đốc Vinamilk (Thảo): Về hoạt động mở rộng vùng nuôi này chúng tôi cần cân
nhắc thêm và lên kế hoạch cụ thể.
Cố vấn tài chính GTNFoods: Qua xem xét, với giá đề nghị là 14.000 đồng/ cổ phiếu,
bên chúng tôi sẽ chỉ bán 38.34% cổ phần tương ứng 90,066,426 cổ phiếu của GTN.


Cố vấn tài chính Vinamilk (An): Về số lượng cổ phiếu bán ra, bên anh có cân nhắc việc
tăng thêm số lượng cổ phiếu bán ra không? Công ty chúng tôi sẽ lên kế hoạch cụ thể về
định hướng phát triển của GTN và gửi bên anh sau.
Giám đốc GTNFoods: Với tình hình hiện tại, chúng tơi chỉ có thể bán tối đa là 38,34%.
Nếu bên chị đồng ý chúng ta sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Còn về việc bán thêm cổ phần
thì chúng ta sẽ xem xét sau ở lần đàm phán tiếp theo.
Giám đốc Vinamilk (Thảo): Nếu bên anh đã nói vậy thì chúng ta tiến hành ký kết hợp
đồng. Chúng tôi sẽ soạn hợp đồng và gửi đến anh.
Thư ký Vinamilk (Vy): Bên chúng tôi có đặt bữa ăn trưa, mong các vị sắp xếp thời cùng
dùng bữa với chúng tôi.


2.2.3. Giai đoạn kết thúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN
Hợp đồng chuyển nhượng quyền cổ phần này (sau đây gọi tắt là “ Hợp đồng”) được
lập và ký ngày 22 tháng 04 năm 2019 giữa:
I.


BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A): CÔNG TY CỔ PHẦN GTNFOODS
Số CMND/ Passport/ CCCD/ GCNĐKDN: 070301001372
Ngày cấp: 06/04/2018

Nơi cấp: Bình Phước

Địa chỉ: Bình Dương
Điện thoại: 0921567011
Người đại diện (nếu là cổ đông tổ chức): Trịnh Quốc Dũng
Chức vụ: Giám Đốc
II.
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B): CÔNG TY CP SỮA VIỆT
NAM
Số CMND/ Passport/ CCCD/ GCNĐKDN: 285733442
Ngày cấp: .................................................. Nơi cấp: Yên Bái
Địa chỉ:
.......................................................................................................................
Điện thoại: 0868236134
Người đại diện (nếu là cổ đông là tổ chức): Hoàng Thị Phương Thảo
Chức vụ: Giám đốc
Sau khi thỏa thuận, Các Bên thống nhất ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền mua
chứng khoán này với các điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của Hợp đồng
Bên A đồng ý chuyển nhượng và Bên B đồng ý nhận chuyển nhượng số cổ phần thuộc
quyền sở hữu đầy đủ và hợp pháp của Bên A cùng với toàn bộ quyền, lợi ích, nghĩa vụ và
trách nhiệm của Bên A tương ứng với số cổ phần chuyển nhượng theo các thỏa thuận tại


Hợp đồng này:

 Tên chứng khốn: Cổ phần Cơng ty Cổ phần GTNFoods
 Loại cổ phần: cổ phần phổ thông
 Mệnh giá cổ phần: 14.000 đồng/cổ phần
 Số lượng cổ phiếu chuyển nhượng: 90,066,426 cổ phiếu tương đương 38.34% cổ
phần
 Tổng giá trị giao dịch: 1.260.929.964 đồng
Điều 2: Giá cả và phương thức thanh toán
Bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng theo đúng phần vốn (hoặc
giá trị phần vốn chuyển nhượng) đã nêu tại Điều 1 của hợp đồng.
Hình thức thanh tốn: Chuyển khoản bằng tiền đồng Việt Nam qua tài khoản ngân hàng
Thời hạn thanh toán : Thanh toán 1 lần ngay sau khi ký hợp đồng.
Điều 3: Trách nhiệm của các bên
3.1.Bên chuyển nhượng:
Bên chuyển nhượng có trách nhiệm chuyển tồn bộ số cổ phần như đã cam kết cho bên
nhận chuyển nhượng ngay sau khi ký kết hợp đồng.
Bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình trong Cơng ty đối với phần
vốn góp chuyển nhượng kể từ ngày ký Hợp đồng này và khơng có thắc mắc gì về việc
chuyển nhượng trong Cơng ty.
3.2.Bên nhận chuyển nhượng:
Có nghĩa vụ thanh toán đúng và đầy đủ cho bên chuyển nhượng theo quy định tại Điều 2
của hợp đồng;
Bên nhận chuyển nhượng sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng trong
Công ty kể ngày ký Hợp đồng này và khơng có thắc mắc gì về việc chuyển nhượng trong
Cơng ty.
Điều 4: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Hợp đồng được lập thành 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản, một
bản lưu tại Công ty, một bản gửi đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Bình Dương.
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG


BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG


(kí và ghi rõ họ tên)

(kí và ghi rõ họ tên)

2.2.5. Rút kinh nghiệm
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀM PHÁN
3.1. Những lỗi thông thường trong đàm phán
3.2. Những giải pháp cơ bản để tránh những sai lầm trong đàm phán
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Trường (2022). M&A là gì ? Những thương vụ M&A lớn tại Việt Nam,

5/2022,
nam.aspx.

/>
2. Phan Thị Thu Hiền. BÀI 1 KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN (PHẦN 1), 5/2022,

/>7103229.pdf.
3. Nguyễn Bá Huân và Phạm Thị Huế, 2017. Đàm phán trong kinh doanh.
4. Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán, 2021. 5/2022, />
nguyen-tac-co-ban-cua-dam-phan.html
5. Lê Minh Trường (2022). Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất năm

2022, 06/2022, />6.




×