Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SK giáo dục kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 18 trang )

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Giải quyết vấn đề
Chương 1: Thực trạng việc giáo dục đảm bảo an toàn cho
trẻ 3 – 4 tuổi A2.
Chương 2: Biện pháp giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ 3 –
4 tuổi A2.
a. Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động an toàn
b. Biện pháp 2: Giáo dục đảm bảo an tồn thơng qua hoạt
động học có chủ đích.
c. Biện pháp 3: Giáo dục đảm bảo an tồn thơng qua các
hoạt động khác
d. Biện pháp 4: Tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm.
e. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương 4: Kết luận.
Chương 5: Kiến nghị, đề xuất
Phần III: Minh chứng
Phần IV: Cam kết.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc đã nói “Sự quan tâm, chăm sóc,
bảo vệ trẻ em, tạo mơi trường sống tốt, lành mạnh cho các em là một nhiệm vụ


chiến lược, trọng tâm để phát triển đất nước bền vững, lâu dài”.
Các đồng chí nghĩ gì khi số vụ tai nạn thương tích, số vụ bạo lực, xâm hại trẻ
em ngày càng gia tăng?
Các đồng chí nghĩ gì với các hình ảnh này? Nó khơng xa chúng ta đâu ạ, nó ở
ngay đây thơi, ngay trong tỉnh Bắc Ninh văn minh và hiện đại. (trình chiếu một
số hình ảnh về TNTT, bạo hành, bắt cóc ở Từ Sơn và TPBN)
Bởi vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, giúp trẻ em tránh được các nguy cơ đe dọa
đến tính mạng và sức khỏe ln là vấn đề được gia đình, nhà trường và xã hội
quan tâm.
Trong chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi MN, đảm bảo an toàn cho trẻ được
xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Bên cạnh việc xây dựng mơi trường an tồn để trẻ hoạt động, giáo viên cần
trang bị cho trẻ những hiểu biết về cách phịng tránh tai nạn thương tích cũng
như hình thành ở trẻ các kĩ năng cần thiết, đó là hành trang cho trẻ bước vào
cuộc sống an toàn hơn.
Vì vậy tơi chọn đề tài “Biện pháp giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ tại lớp 3
– 4 tuổi A2”

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Thực trạng việc giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ 3 – 4 tuổi A2.
a. Ưu điểm:
- Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên về cơng tác đảm bảo
an tồn tuyệt đối cho trẻ ở trường.
- Lớp học khang trang, đầy đủ đồ dùng, thiết bị đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Bản thân tơi là một giáo viên có năng lực sư phạm, lại nhiệt tình, u nghề và
tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp.
- Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm hơn đến con em mình và bậc học
mầm non.

b. Hạn chế và nguyên nhân:
- Hạn chế:
+ Đối với giáo viên chưa chú trọng đến giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Đối với trẻ: Trẻ thiếu kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân.
+ Đối với phụ huynh còn mải sản xuất kinh doanh, chưa thực sự quan tâm đến
giáo dục con em mình.
- Nguyên nhân:
+ Giáo viên chưa thực sự nghiên cứu sâu về giáo dục đảm bảo an tồn cho trẻ
nên hình thức tổ chức của giáo viên còn hạn chế về trải nghiệm thực tế.
+ Vốn kiến thức về giáo dục an toàn cho trẻ ở các gia đình cịn nhiều hạn chế
nên việc giáo dục an toàn cho trẻ chưa được đầy đủ.
+ Sự nng chiều con q mức dẫn đến trẻ có thái độ ỉ lại, khơng chịu suy nghĩ
vì ln có sự giúp đỡ của gia đình.
* Khảo sát trẻ tại lớp đầu năm học:
ST

Nội dung khảo sát

T

Tổng

Trẻ

số trẻ

nhận

Tỉ lệ


Chưa

Tỉ lệ

%

nhận

%

33

biết
22

67

1

Biết một số nơi nguy

33

biết
11

2

hiểm cần tránh.
Nhận biết đồ dùng nguy


33

9

27

24

73

3

hiểm
Không đi theo và nhận

33

10

30

23

70


4

quà của người lạ

Các thói quen tốt để đảm 33

13

39

20

61

bảo an toàn
2. Biện pháp giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ 3 – 4 tuổi A2.
a. Biện pháp 1: Tạo mơi trường hoạt động an tồn (Vật chất và xã hội)
b. Biện pháp 2: Giáo dục đảm bảo an tồn thơng qua hoạt động học có chủ đích.
c. Biện pháp 3: Giáo dục đảm bảo an tồn thơng qua các hoạt động khác.
d. Biện pháp 4: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm.
e. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh.
3. Thực nghiệm sư phạm.
a. Mô tả cách thức thực hiện.
- Biện pháp 1: Tạo mơi trường hoạt động an tồn (Vật chất và xã hội)
- Để có thể giáo dục an tồn cho trẻ thì trước hết mơi trường hoạt động của trẻ
phải là mơi trường an tồn, an tồn về mơi trường vật chất và môi trường xã hội.
- Môi trường vật chất:
+ Tơi thường xun rà sốt mơi trường ngồi lớp học để kịp thời phát hiện ra
các tác nhân có thể gây nguy hiểm cho trẻ như: Đồ chơi ngoài trời bị hỏng, các
mép bồn hoa bị vỡ, cành cây khô…phản ánh kịp thời để nhà trường có kế hoạch
sửa chữa, thanh lý để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Môi trường trong lớp học:
- Trẻ 3 – 4 tuổi rất hiếu động, tị mị nên tơi ln ln sắp xếp các tủ, kệ trong
lớp học chắc chắn, các cạnh của giá đồ chơi, tủ đồ dùng phải bo trịn, khơng có

cạnh sắc nhọn.
- Hằng ngày, tơi dành thời gian trước khi đón trẻ để rà sốt lại tất cả đồ dùng, đồ
chơi trong lớp học để kịp thời loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi có thể gây nguy hiểm
cho trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, để nơi dễ thấy, dễ lấy, dễ
dùng, dễ cất.
- Mơi trường xã hội:
+ Để trẻ có được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì mơi trường giáo
dục an tồn khơng chỉ là mơi trường vật chất mà cịn có mơi trường xã hội.


+ Môi trường xã hội phản ánh qua các mối quan hệ giữa cô với trẻ, giữa các trẻ
với nhau, mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh.
+ Với tôi, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3 – 4 tuổi thì tơi ln ln đối xử cơng
bằng với mọi trẻ, công bằng là nền tảng tốt nhất tạo ra các mối quan hệ tốt.
+ Tôi luôn tôn trọng ý kiến cá nhân, chấp nhận sự khác biệt, tránh áp đặt lên
trẻ để trẻ dần hình thành thói quen tự suy nghĩ.
+ Động viên, khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, trẻ tự tin bộc lộ cảm xúc, trẻ thể
hiện cá tính.
+ Khơng phán xét, chê bai trẻ để trẻ ln có cảm giác được u thương, an
tồn, u trường, u lớp.
- Biện pháp 2: Giáo dục đảm bảo an toàn thơng qua các hoạt động học có
chủ đích.
- Đánh giá được tầm quan trọng của đảm bảo an toàn đối với sự phát triển của
trẻ, cũng như sự cần thiết phải trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, đảm bảo
an tồn cho trẻ, tơi lồng ghép vào các hoạt động bởi hoạt động học là thời điểm
tốt để giáo dục trẻ các kỹ năng đảm bảo an toàn.
- Tuỳ vào nội dung hoạt động học mà tơi có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng đảm
bảo an toàn.
- Sưu tầm các câu chuyện, các bài thơ có nội dung giáo dục kỹ năng đảm bảo an

tồn cho phù hợp.
Ví dụ truyện ‘Dê con nhanh trí”, khi các con được nghe câu chuyện, cơ kết hợp
đưa ra tình huống cụ thể, trẻ được suy nghĩ, các con sẽ biết không được mở cửa
cho người lạ khi ở nhà một mình.
- Xây dựng tiết giáo dục kỹ năng sống vào dạy trẻ như kỹ năng nhận biết và
phòng tránh nguy hiểm, kỹ năng phòng tránh xâm hại, … Với kỹ năng nhận biết
và phịng tránh nguy hiểm, tơi giúp trẻ nhận thức các nguy cơ có thể gây nguy
hiểm cho trẻ, những việc nên làm và không nên làm, xây dựng các hành vi lành
mạnh, các thói quen tốt, khơng thực hiện các thói quen tiêu cực giúp trẻ có
những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng thích hợp.


- Đặc biệt chú ý đến hoạt động giáo dục kỹ năng phịng tránh xâm hại qua quy
tắc 5 ngón tay.
Ví dụ: Quy tắc 5 ngón tay:
- Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong
gia đình như ơng bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ơm hơn những người này
hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hơn, thể hiện tình u thương.
- Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia
đình. Những người này có thể nắm tay, khốc vai hoặc chơi đùa.
- Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha
mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.
- Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những người
này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
- Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc
người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những người này, bé
hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thơng báo với mọi người xung quanh.
- Biện pháp 3: Giáo dục đảm bảo an tồn thơng qua các hoạt động khác.
- Hoạt động đón trả trẻ:
+ Thực hiện nghiêm túc quy định của phịng giáo dục về việc đón trả trẻ qua

thẻ nên phụ huynh của lớp cùng phối hợp với cô giáo thực hiện nghiêm túc quy
định đón trả trẻ qua thẻ.
+ Quan sát nhanh biểu hiện của trẻ, nếu trẻ có biểu hiện khác thường tơi sẽ trao
đổi trực tiếp với phụ huynh để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
+ Giáo viên thường xuyên quan sát và nắm rõ số trẻ về và trẻ còn trong lớp để
đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Khi hết giờ và hết trẻ giáo viên kiểm tra lại xung quanh lớp xem có gì khác
thường khơng, nếu khơng thì thu dọn đồ dùng và tắt điện và đóng khóa lớp cẩn
thận trước khi ra về.
- Hoạt động vui chơi:


- Đối với trẻ, vui chơi là hoạt động chủ đạo, khi vui chơi, trẻ tích cực, chủ động
để thực hiện ý tưởng chơi. Đồng thời, trẻ dễ dàng lĩnh hội các kiến thức, kỹ
năng, thói quen an tồn cho trẻ.
Ví dụ: Trẻ chơi thái rau củ quả với dao mơ phỏng, trẻ biết cách cầm dao an tồn:
ngón cái và ngón trỏ cầm phần lưỡi dao, các ngón cịn lại cầm chặt cán dao....
- Hoạt động ngồi trời, tơi cho trẻ quan sát cây xà cừ, trẻ biết được cây cho bóng
mát, nhưng khơng được đứng dưới cây khi trời mưa sấm sét...
- Giờ ăn, ngủ
+ Trong giờ ăn, tôi nhắc nhở trẻ ăn miếng nhỏ, xúc ăn từ tốn, nhai kỹ, khơng
nói chuyện cười đùa khi ăn dễ bị hóc sặc, che miệng khi hắt hơi, ăn xong cất bát
thìa đúng nơi quy định. Sau ăn, trẻ chơi nhẹ nhàng, khơng cho trẻ nằm ngay,
tránh trẻ bị hóc sặc.
+ Giờ ngủ tơi chú ý xem trẻ cịn thức ăn trong miệng khơng, kiểm tra túi quần,
áo có vật gì loại như hột hạt, đồ chơi nhỏ.... Khi ngủ, không được trêu bạn, nhét
đồ vật vào mũi, miệng, tai bạn.
Biện pháp 4: Tạo tình huống cho trẻ tham gia trải nghiệm
- Việc tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ dễ
dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Thay vì “ Con khơng được làm thế này,

thế kia” thì tơi nên đưa ra các tình huống cụ thể thơng qua thực tế giúp trẻ hiểu
tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Từ
những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể, giúp trẻ dần có kỹ năng
suy đốn, biết áp dụng những kỹ năng kiến thức mình đã có để tìm cách giải
quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng
ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng
biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.
- Việc xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm giúp giáo viên có cơ hội
quan sát cách xử lý của trẻ và đánh giá mức độ nhận thức của trẻ đến đâu để có
biện pháp tác động kịp thời. Mặt khác cịn giúp cho giáo viên có thêm biện pháp
mới trong việc giáo dục trẻ.


- Tôi là cô giáo, tôi cũng như một người bạn của trẻ, tơi hỏi han, ân cần để trị
chuyện với trẻ, để trẻ có thể chia sẻ thơng tin về bản thân, tơi có thể giúp trẻ có
hướng giải quyết vấn đề tốt nhất.
Ví dụ: Cơ đưa ra tình huống 1: Khi các con đang hoạt động ngoài trời, có người
lạ ở cổng vẫy các con ra và cho kẹo các con sẽ làm như thế nào?
- Trẻ sẽ đưa ra cách giải quyết của trẻ.
- Cô sẽ đưa ra hướng giải quyết và giáo dục trẻ.
+ Các con sẽ không lại gần, không lấy kẹo.
+ Chạy vào bên trong và hơ to lên gọi cơ.
Tình huống 2: Khi con cùng gia đình đi chơi, mà bị thất lạc, các con sẽ làm gì?
- Trẻ sẽ nêu cách giải quyết của trẻ.
- Cô đưa ra hướng giải quyết và giáo dục trẻ.
+ Các con sẽ đến khu vực đông người, khu vực có nhà dân, các con nhờ mọi
người gọi điện thoại cho bố mẹ hoặc đưa đến cơ quan công an gần nhất.
- Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh.
- Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối hợp
với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo dục

trẻ. Vì vậy, tơi rất quan tâm phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục đảm
bảo an tồn cho trẻ.
- Tơi ln dành thời gian để trao đổi thông tin của trẻ với phụ huynh như cá
tính, sở thích, tâm sinh lý của trẻ đồng thời cung cấp kiến thức đảm bảo an toàn
để phụ huynh giáo dục trẻ tại gia đình.
- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh về những thói
quen của con trên lớp, thống nhất đưa ra những biện pháp nhằm giáo dục trẻ
đảm bảo an toàn, từ đó phụ huynh phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc
giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Đặc biệt, tơi xóa tan mặc cảm giáo dục giới tính cho trẻ trong tư tưởng của
phụ huynh hiện nay. Tôi chia sẻ với phụ huynh về quy tắc 5 ngón tay để cơ giáo
và phụ huynh cùng giáo dục con, trang bị cho con những kỹ năng nhận biết nguy
hiểm và cách phòng tránh xâm hại.


b. Kết quả đạt được
- Qua một năm học nghiên cứu và áp dụng “Biện pháp giáo dục đảm bảo an
toàn cho trẻ tại lớp 3 – 4 tuổi A2” tơi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt.
- Đối với giáo viên: Giáo viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và dạy các kỹ
năng đảm bảo an toàn phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ.
- Tổ chức tốt các hoạt động rèn kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
- Linh hoạt tổ chức các hình thức nhằm đảm bảo an tồn cho trẻ.
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất, gần gũi với trẻ và trao đổi với phụ huynh để phát
triển các kỹ năng phịng, tránh nhằm đảm bảo an tồn cho trẻ.
- Đối với trẻ: Trẻ có vốn kiến thức ban đầu đảm bảo an tồn cho chính bản thân
mình.
- Nhận biết và phòng tránh được những nơi nguy hiểm ( Đồ dùng bằng điện,
không nên gần ao hồ...)
Biết một số nơi nguy hiểm: Đạt 94%
Nhận biết đồ dùng nguy hiểm: Đạt 97%

Không đi theo và nhận quà của người lạ: Đạt 97%
Các thói quen tốt để đảm bảo an tồn: Đạt 97%
- Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã nhận thấy sự cần thiết của việc phòng tránh
một số nguy cơ khơng an tồn cho con trẻ và đã có những kiến thức ban đầu để
phối hợp với giáo viên giáo dục kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ, đặc biệt,
khơng cịn khó khăn trong giáo dục giới tính cho trẻ.
4. Kết luận
- Trẻ em là mầm non tương lai của Đất nước, những gì mà trẻ lĩnh hội được
trong những năm tháng đầu sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời.
- Giáo dục kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ là nội dung quan trọng trong giáo
dục phát triển toàn diện trẻ mẫu giáo, giúp trẻ biết tự chăm sóc, đảm bảo an tồn
cho bản thân trong cuộc sống. Qua thực tế đã chứng minh tính hiệu quả của biện
pháp, trẻ có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng phịng, tránh nhằm đảm bảo an tồn
cho chính bản thân mình.
5. Kiến nghị, đề xuất


* Đối với tổ chuyên môn:
- Thường xuyên tổ chức giao lưu kiến tập tổ các tiết dạy kỹ năng đảm bảo an
tồn để nâng cao trình độ chun mơn cho giáo viên.
*Đối với nhà trường:
- Tạo môi trường thuận lợi về các yếu tố cho trẻ luyện tập như: yếu tố về không
gian thiên nhiên, yếu tố vệ sinh để cho trẻ có một vườn cổ tích ở ngồi sân
trường trong đó có mơi trường sống cho trẻ học tập.
- Tiếp tục cho giáo viên đi thăm quan môi trường sư phạm và các tiết dạy mẫu ở
trường bạn để học hỏi kinh nghiệm.
* Đối với các cấp quản lý:
- Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị đồ dùng phục vụ
trong công tác giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Quan tâm hơn nữa đến cấp học mầm non nói chung và giáo viên mầm non nói

riêng để chúng tơi là những giáo viên mầm non thực sự yên tâm công tác và
cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà, xứng đáng với phương
châm " Giáo dục là quốc sách hàng đầu".

PHẦN III. MINH CHỨNG
- Giáo dục kỹ năng cho trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ khơng an tồn cho
trẻ ngay từ khi cịn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh


khỏi những nguy hiểm. Qua quá trình giáo dục đảm bảo an tồn cho trẻ, tơi nhận
thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt, kết quả thể hiện qua bảng phân tích sau:
+ Khảo sát đầu năm học:
ST

Nội dung khảo sát

T
1

Biết một số nơi nguy

Tổng

Trẻ

Tỉ lệ

Chưa

Tỉ lệ


số trẻ

nhận

%

nhận

%

33

biết
11

33

biết
22

67

hiểm cần tránh.
2

Nhận biết đồ dùng nguy

33


9

27

24

73

3

hiểm
Không đi theo và nhận

33

10

30

23

70

4

quà của người lạ
Các thói quen tốt để đảm 33

13


39

20

61

bảo an tồn
Khảo sát cuối năm học:
ST

Nội dung khảo sát

T

Tổng

Trẻ

số trẻ

nhận

Tỉ lệ

Chưa

Tỉ lệ

%


nhận

%

1

Biết một số nơi nguy

33

biết
31

biết

2

hiểm cần tránh.
Nhận biết đồ dùng nguy

33

32

97

1

3


3

hiểm
Không đi theo và nhận

33

32

97

1

3

4

quà của người lạ
Các thói quen tốt để đảm 33

32

97

1

3

94


2

6

bảo an tồn
Một số hình ảnh minh hoạ


Khu vực ngoài lớp học


Khu vực trong lớp học


Giáo dục đảm bảo an tồn thơng qua hoạt động học có chủ đích

Giáo dục đảm bảo an tồn thơng qua hoạt động khác


Giáo dục đảm bảo an tồn thơng qua hoạt động khác

Phối hợp với phụ huynh.


Tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm


IV. CAM KẾT
Trên đây là bài thuyết minh về một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ 3 – 4 tuổi A2 trường mầm non Thị tấn Chờ số 2, tôi xin cam kết

không vi phạm bản quyền, các biện pháp đã triển khai và minh chứng đều là
trung thực.
Thị trấn Chờ, ngày 8 tháng 11 năm 2020
GIÁO VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nghiêm Thị Lương

Đánh giá nhận xét của tổ chun mơn
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.....................................................................................................................
.................................................................................................................................
.....................................................................................................................
TỔ/NHĨM TRƯỞNG CHUN MƠN
(Ký ghi rõ họ tên)


Đánh giá nhận xét của đơn vị.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
......................................................................................................................
HIỆU TRƯỞNG
(Ký và đóng dấu)




×