Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phát triển kinh tế ban đêm cơ hội thúc đẩy ngành du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.18 KB, 12 trang )

Phát triển kinh tế ban đêm: Cơ hội thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết tập trung khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát tri ển
kinh tế ban đêm ở một số quốc gia đi trước trên thế giới như: Vương quốc Anh, Hịa
Kỳ, Australia, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc… từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy phát
triển kinh tế ban đêm, tạo động lực cho nền kinh tế nói chung, tăng thêm sức hấp
dẫn cho ngành du lịch nói riêng tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp phân tích, so sánh nhằm đề ra kinh
nghiệm hiệu quả phát triển kinh tế ban đêm. Phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu,
phù hợp với xu hướng quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền
kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được, Việt Nam cần có sự thích ứng,
đặc biệt là sự thay đổi về tư duy cấp tiến trong quản lý nhà nước và quy hoạch
không gian phát triển kinh tế ban đêm.
Từ khóa: Kinh tế ban đêm; Việt Nam; Kinh nghiệm.
1. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, đồng
thời mang lại động lực mới để phát triển ngành du lịch nói riêng và tổng thể nền
kinh tế đất nước. Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết
định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển KTBĐ ở Việt Nam. Mục tiêu của
đề án là khai thác tiềm năng phát triển KTBĐ nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát
triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân . Tuy nhiên, để hiện
thực hóa được định hướng này, Việt Nam cần có định hướng, chính sách bài bản
phù hợp với đặc thù bản sắc dân tộc. Việc học tập kinh nghiệm của những quốc gia
đã phát triển thành công kinh tế ban đêm là cần thiết, giúp đánh giá đúng cơ hội
cũng như lường hết yếu tố tác động để từ đó có giải pháp khai thác và phát triển tối
đa tiềm năng kinh tế ban đêm trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu

1



Nghiên cứu tập trung đánh giá quá trình phát tri ển kinh t ế ban đêm t ại m ột
số quốc gia trên thế giới và thực trạng phát tri ển kinh tế ban đêm ở Vi ệt Nam từ
khi đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam được phê duyệt.
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng các số liệu liên quan đến kinh tế ban đêm ở Vi ệt Nam
được thu thập từ kết quả điều tra, đánh giá trong các báo cáo, bài báo khoa h ọc
đã được công bố tại các hội thảo khoa học, hội nghị và trên mạng Internet.
2.3. Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá
Khi thu thập đủ các số liệu cần thiết đến kinh tế ban đêm ở Việt Nam tác giả
đưa ra các phân tích, đánh giá về quá trình phát triển kinh tế ban đêm ở các quốc gia
trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam khi phát triển
kinh tế ban đêm.
3. Nội dung
3.1. Hiểu về kinh tế ban đêm
Khái niệm nền kinh tế ban đêm (Night-time economy) hay ý tưởng về thành
phố hoạt động 24 giờ đã được hình thành từ cuối những năm 1970, đặc bi ệt t ại
khu vực châu Âu. Chuỗi sự kiện văn hố buổi tối mùa hè tại Thủ đơ Roma (Italia)
vào năm 1977 là một trong những sáng kiến đầu tiên về thành ph ố 24 gi ờ
(Bianchini, 1995).
Phần lớn các quốc gia có chung quan đi ểm coi kinh tế ban đêm không ph ải
là một bộ phận tách rời của nền kinh tế, mà tập trung phát tri ển các ho ạt đ ộng
dịch vụ diễn ra từ 06 giờ tối hôm trước đến 06h sáng hôm sau, c ụ th ể nh ư: d ịch
vụ văn hố, vui chơi, thể thao, giải trí, dịch vụ ăn u ống, dịch vụ mua s ắm, du l ịch,
lễ hội, sự kiện gia đình. Thơng thường, kinh tế ban đêm được chia thành “kinh tế
buổi tối” (từ 06h tối hôm trước đến 0h sáng hôm sau) và “kinh tế đêm muộn” (từ
0h sáng đến 06h sáng).
Hầu hết các thành phố “toàn cầu” hiện nay trên thế gi ới đang tích c ực đánh
giá những lợi ích từ việc hỗ trợ phát tri ển mơ hình kinh tế ban đêm. M ột n ền
kinh tế ban đêm phát triển mạnh mẽ bao hàm các hoạt động sôi đ ộng từ quán

2


bar, nhà hàng, lễ hội âm nhạc, nhà hát, bi ểu diễn văn ngh ệ, rạp chi ếu phim, câu
lạc bộ đêm và sự kiện thể thao, các hoạt động thu hút đông đảo du khách và
doanh nhân, tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy sự phát tri ển kinh tế c ủa các
thành phố, quốc gia.
3.2. Quá trình phát triển kinh tế ban đêm trên thế giới
Đi đầu trong phát triển kinh tế ban đêm trên thế gi ới, phải k ể đến những
mơ hình phát triển rất thú vị và sáng tạo như: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ,
Australia, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc…
Theo tính tốn, đến cuối năm 2020, quy mô thị trường kinh tế ban đêm tại
Trung Quốc ước đạt 2.400 tỷ USD, chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của
dịch vụ mua sắm, giải trí trực tuyến, nội dụng s ố. Các dịch vụ đi ện tử, truy ền
thông đã giúp kết nối khu vực kinh tế đêm truy ền th ống (giao th ương tr ực ti ếp)
và khu vực kinh tế đêm trực tuyến (giao thương gián tiếp) tại nước này.
Loại hình kinh tế này đã tạo ra khoảng 1,3 tri ệu việc làm tại V ương qu ốc
Anh; 1,1 triệu việc làm tại Australia; 3,5 tri ệu vi ệc làm tại Pháp; 300.000 vi ệc
làm tại New York (Hoa Kỳ). Theo báo cáo của Tổ ch ức London First và E&Y
(2018), cơ cấu việc làm trong nền kinh tế 24 giờ tại London tương đối phát
triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, phong phú và đa dạng. C ụ th ể, không ch ỉ
riêng công việc phục vụ nhà hàng, quầy bar thu hút l ượng l ớn người lao đ ộng,
mà hàng loạt công việc khác cũng cho thấy mức tăng trưởng nhanh về nhu c ầu
lao động, chẳng hạn như: Công việc kỹ sư, nhân viên bảo vệ, y tá, lao đ ộng d ọn
vệ sinh, tài xế taxi, chuyên gia hỗ trợ công nghệ - thông tin, nghệ sỹ bi ểu di ễn .
Tại thị trường Trung Quốc, hoạt động kinh tế ban đêm còn chứng kiến sự
tăng trưởng nhanh của các hoạt động trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin phát triển vượt bậc tại đất nước này. Các hoạt động tr ực tuy ến ban
đêm tại Trung Quốc vô cùng đa dạng, từ xem phim, nghe nhạc, đọc truy ện tr ực
tuyến, thương mại điện tử, trò chơi điện tử, hàng loạt chương trình khuy ến m ại

mua sắm buổi tối…
Nhiều quốc gia đã đo lường được mức độ đóng góp, tiềm năng phát tri ển
của kinh tế ban đêm vào giá trị GDP quốc gia. Điển hình như: Vương qu ốc Anh,
3


kinh tế ban đêm có doanh thu trung bình hàng năm đạt khoảng 66 tỷ Bảng, đóng
góp khoảng 6% GDP vào nền kinh tế của nước này. Riêng tại London, quy mơ
hoạt động kinh tế ban đêm có thể đạt mức tăng trưởng 2 tỷ Bảng (từ 2017 2026). Các thành phố tập trung đông dân cư tại Hoa Kỳ như San Francisco hay
New York có thể thu về doanh thu lần lượt khoảng 6 tỷ USD và 10 tỷ USD t ừ các
hoạt động dịch vụ buổi tối.
Với doanh thu gần 134 tỷ USD vào năm 2018, các hoạt động kinh tế ban
đêm đóng góp khoảng 4% GDP của Australia. Còn đối với các nước tại khu vực
châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, quy mô thị trường kinh tế ban đêm có doanh thu
lần lượt đạt khoảng 3,7 tỷ USD và 5,5 tỷ USD. Tuy nhiên, đây là con số ước tính.
Về mơ hình tổ chức bộ máy quản lý, phần lớn các quốc gia phát tri ển kinh
tế ban đêm đã phân quyền việc quản lý hoạt động kinh tế này tới các c ấp chính
quyền địa phương (cấp thành phố, cấp quận). Thực hiện chủ trương này, chính
quyền các địa phương có thể bổ nhiệm chức vụ chủ chốt quản lý các ho ạt đ ộng
kinh tế ban đêm. Đó có thể là một cá nhân chuyên trách như “Thị trưởng ban
đêm” tại Vương quốc Anh, Australia hay một hội đồng gồm nhiều thành phần
tham gia nền kinh tế ban đêm như Pháp, Trung Qu ốc. Chức vụ quản lý này hoàn
toàn tách biệt với chức vụ quản lý chính quyền địa phương đối v ới các ho ạt
động kinh tế ban ngày.
Về chính sách phát triển dịch vụ giao thông công cộng, đầu tư c ơ s ở h ạ
tầng, các thành phố trên thế giới khai thác kinh tế ban đêm đều chú tr ọng m ở
rộng, cải thiện hệ thống giao thông công cộng, tăng thời gian phục v ụ trong đêm
của dịch vụ giao thông công cộng như tàu điện su ốt đêm, bus đêm, d ịch v ụ dùng
chung xe đạp công cộng.
Tại Trung Quốc, Vương quốc Anh hay Pháp, các tuyến tàu điện ngầm đi qua

các khu vực thương mại sầm uất vào ban đêm được kéo dài th ời gian ho ạt đ ộng
nhằm phục vụ cả khách hàng và người lao động cung ứng dịch vụ. Công tác đ ầu
tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang cảnh quan, thiết bị chiếu sáng công cộng, wifi công
cộng, dịch vụ 5G cũng được các quốc gia này chú tr ọng đầu tư tại các khu v ực du
lịch, thương mại lớn.
4


Về chính sách hỗ trợ tài chính, Trung Quốc và Nhật Bản đã tri ển khai
chương trình trợ cấp cụ thể đối với các hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá,
dịch vụ ban đêm, hay quảng bá các hoạt động du lịch v ề đêm. Các h ộ kinh doanh
tại Bắc Kinh có thể được hỗ trợ tới hơn 70.000 USD để thúc đẩy hoạt động kinh
doanh vào buổi tối. Hình thức hỗ trợ tài chính này tại Vương quốc Anh, Hoa Kỳ,
Pháp, Australia tập trung vào việc hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo c ơ s ở h ạ tầng,
chi phí thuê mặt bằng, đặc biệt đối với các cơ s ở kinh doanh ban đêm b ị tác đ ộng
từ việc giãn cách xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Về chính sách triển khai, quản lý, cấp phép, các trung tâm th ương mại, c ửa
hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng, trung tâm th ể thao, gi ải trí được khuy ến khích
kéo dài thời gian mở cửa vào ban đêm. Các cơ sở kinh doanh rượu cũng được cấp
phép mở cửa muộn tới sáng tại nhiều quốc gia (Vương quốc Anh, Hoa Kỳ). Ho ạt
động kinh tế ban đêm được áp dụng thí đi ểm tại một s ố khu vực quy hoạch n ếu
có hiệu quả sẽ được nhân rộng mơ hình.
3.3. Tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam
Theo Tổng cục Du lịch ghi nhận du lịch Việt Nam trong năm 2019 (Bảng 1)
đã đạt được kỳ tích khi thu hút trên 18 triệu lượt khách qu ốc t ế - cao nh ất t ừ
trước đến nay. Theo đó, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 tăng 16,2% so
với năm 2018, trong đó, khách đến bằng đường hàng không tăng 15,2%; b ằng
đường bộ tăng 20,4%; bằng đường biển tăng 22,7%.
Bảng 1: Thống kê mức độ tăng trưởng lượng khách và doanh thu ngành du
lịch


5


(Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2019)
Tuy nhiên, theo đánh giá của các công ty du lịch và du khách ngành Du l ịch
Việt Nam khi nói về du lịch ban đêm còn nghèo nàn và đ ơn đi ệu do ch ịu s ự qu ản
lý chặt chẽ của các quy định về giờ đóng/mở cửa hoạt động. Trước thực trạng đó
ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định s ố 1129/QĐTTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Mục tiêu của đề án
là khai thác tiềm năng phát triển KTBĐ nhằm tận dụng t ối đa c ơ h ội phát tri ển
kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; Đồng th ời, h ạn ch ế
những rủi ro, tác động tiêu cực đối với cơng tác đảm bảo an ninh chính tr ị và tr ật
tự an toàn xã hội; hướng tới tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, phát triển
kinh tế.
Bảng 2: Sếp hạng năng lực cạnh tranh ngành du lịch

6


(Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2019)
Những năm gần đây, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày
càng tăng. Năm 2020, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón kho ảng 20,5 tri ệu l ượt
khách quốc tế, song mục tiêu này chưa đạt do ảnh hưởng b ởi đ ại d ịch Covid-19.
Tuy nhiên, xu hướng gia tăng khách du lịch đến châu Á - Thái Bình Dương nói
chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiếp tục duy trì, khi đ ại d ịch Covid-19 đ ược
khống chế. Ghi nhận về số lượng du khách trên toàn thế gi ới, Tổ chức Du l ịch
thế giới (UNWTO) cho biết, đến hết năm 2019, châu Âu ti ếp nh ận 50,8% l ượng
khách du lịch toàn cầu, châu Á - Thái Bình Dương ti ếp nhận 24,9%, châu Mỹ ti ếp
nhận 15%, châu Phi tiếp nhận 4,9% và Trung Đông tiếp nhận 4,4%.
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch do Di ễn đàn

Kinh tế thế giới công bố năm 2019, du lịch Việt Nam xếp thứ 6/10 quốc gia có
tốc độ tăng trưởng khách du lịch cao nhất. Việt Nam cũng được Tổ ch ức Giải
thưởng du lịch thế giới trao giải thưởng “Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á”
năm 2018.
Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm tới Việt Nam và mong mu ốn
thiết lập/gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam. Vì thế, trong nh ững năm qua, Vi ệt
Nam đã thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhà đầu tư
nước ngồi là nhóm khách hàng quan trọng của kinh tế ban đêm, do có nhu cầu
giao lưu, tiêu dùng và có khả năng chi tiêu lớn.
3.4. Những tồn tại trong phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam

7


Trong khi các điểm đến trên thế giới thu về nhiều tỷ USD từ vi ệc phát tri ển
kinh tế ban đêm, thì hoạt động kinh tế ban đêm ở Việt Nam còn khá manh mún,
nhỏ lẻ; Nhận thức và tư duy về phát triển kinh tế ban đêm còn chưa thống nhất;
Tư duy văn hóa và cách quản lý truyền thống về những vấn đề tiêu cực phát sinh
từ hoạt động kinh tế ban đêm có thể chi phối quá mức đối với tiếp cận chính
sách về kinh tế ban đêm. Hệ quả là vẫn còn những rào cản, quy định mang tính
cấm đốn hoặc gây cản trở loại hình kinh doanh này phát tri ển.
Việt Nam cũng chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho các ho ạt đ ộng kinh
tế ban đêm. Cơ chế chính sách thuế, phí hiện nay đang được áp dụng bình đẳng
cho mọi thành phần kinh tế và khơng có sự phân biệt giữa hoạt đ ộng kinh tế ban
đêm với kinh tế ban ngày. Các ưu đãi về thuế đều chỉ áp dụng theo 02 tiêu chí, đó
là: ưu đãi theo địa bàn (khó khăn và đặc biệt khó khăn) và theo ngành, lĩnh vực.
Một số chính sách tài chính nhằm hỗ trợ cho các doanh nghi ệp bị tác đ ộng
bởi dịch bệnh Covid-19 gần đây như: giảm thuế thu nhập; gia hạn th ời gian n ộp
thuế và tiền thuê đất; giảm lãi suất cho vay... cũng ch ưa phân đ ịnh rõ gi ữa h ỗ tr ợ
doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân... kinh doanh ban ngày hay ban

đêm.
Việc xây dựng các chương trình/kế hoạch phát tri ển kinh tế ban đêm hay
quy hoạch khu vực riêng phát triển kinh tế ban đêm cũng chưa được chú trọng
ở nhiều địa phương. Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một số địa
phương đã bắt đầu chú ý hơn tới việc chọn lọc, bố trí các khu v ực phát tri ển
kinh tế ban đêm hợp lý. Tuy nhiên, về tổng thể các địa phương vẫn đang phát
triển kinh tế ban đêm dựa trên cơ sở hạ tầng hiện có.
Phần lớn các địa phương chưa có cơ chế, chính sách tài chính hấp dẫn để
khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình... tham gia cung cấp các dịch vụ ban
đêm. Hiện nay, các chính sách hỗ trợ của địa phương chủ yếu là: Đẩy mạnh việc
triển khai các dự án cải tạo, chỉnh trang khu vực quy hoạch phát triển kinh tế ban
đêm; Triển khai hệ thống chiếu sáng đặc sắc hơn; hỗ trợ các hộ kinh doanh tại phố
đi bộ đêm tiếp cận các quầy/gian hàng không thu tiền sử dụng (trong một thời gian
nhất định) hoặc miễn các loại phí, lệ phí.
8


Việc tiếp cận dịch vụ công cộng (như: xe bus, nhà vệ sinh công cộng...) cũng
chưa thuận lợi và chưa có cơ chế kiểm sốt rủi ro hoạt động kinh tế ban đêm bài
bản. Ở nhiều nước có phát triển kinh tế ban đêm, phương pháp phổ biến mà các
nước áp dụng để kiểm soát rủi ro là lắp đặt hệ th ống camera an ninh ở trong và
xung quanh khu vực quy hoạch có hoạt động kinh tế ban đêm.
3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua phân tích cách thức phát tri ển kinh tế ban đêm tại một s ố qu ốc gia trên
thế giới cũng như những mặt tích cực kinh tế ban đêm t ại Vi ệt Nam có th ể th ấy
việc phát triển kinh tế ban đêm thời gian qua ở Việt Nam vẫn dựa vào nỗ lực
riêng lẻ của các địa phương nơi có tập trung nhiều khách du lịch. Các địa phương
chưa đưa ra được giải pháp khả thi thu hút các nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm
nhằm để xây dựng các tổ hợp dịch vụ vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm, khu
mua sắm, ẩm thực cũng như các chương trình biểu diễn nghệ thuật quy mô, đặc

sắc nhằm thu hút và giữ chân du khách. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành
còn thiếu các cơ chế, chính sách quy định về quản lý, giám sát các hoạt động kinh
tế ban đêm một cách hệ thống. Với bài học từ những quốc gia đi trước, thời gian
tới chúng ta có thể tập trung vào một số gợi ý chính sau:
Thứ nhất, xác định nhu cầu và tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm. Suy cho
cùng, phát triển kinh tế ban đêm phải hướng đến hiệu quả, đảm bảo hiệu quả tổng
thể của kinh tế địa phương lớn hơn tổng chi phí bỏ ra, đảm bảo tăng trưởng kinh tế
gắn với phát triển bền vững. Các địa phương cần xem xét phát triển kinh tế ban đêm
có trọng tâm, trọng điểm, trên cơ sở phân tích có cơ sở khoa học về nhu cầu và sự
sẵn sàng chi trả, cũng như xu hướng của giới trẻ và du khách; xem xét về khả năng
bố trí không gian, xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ, khả năng thu hút, huy động
nguồn lực đầu tư của từng địa phương cụ thể.
Thứ hai, xác định tư duy cấp tiến trong quản lý nhà nước , cần “cởi trói tư
duy”. Phát triển kinh tế ban đêm nhất thiết phải khắc chế tư duy khơng quản
được thì cấm trong các cơ quan quản lý nhà nước. Mọi c ơ hội phát tri ển đ ều g ắn
với những thách thức cần xử lý và phát triển kinh tế ban đêm cũng khơng phải
ngoại lệ. Cần nhìn nhận rằng, phát tri ển kinh tế ban đêm nếu được quản lý tốt
9


sẽ có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khai thác ti ềm năng
các hoạt động du lịch, dịch vụ, mua sắm, văn hóa, quảng bá văn hóa và n ền ẩm
thực Việt Nam ra thế giới. Theo đó, chính quyền địa ph ương cần tư duy m ở, c ấp
tiến, mạnh dạn, quyết đoán và quyết liệt trong xác định mục tiêu và thực hiện
kế hoạch hành động theo lộ trình đặt ra.
Thứ ba, đảm bảo an ninh, an toàn, tạo thuận lợi cho du khách: Các đ ịa
phương xem xét tích hợp mơ hình và công nghệ quản lý đô th ị thông minh vào
quản lý kinh tế ban đêm dựa trên phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, hệ
thống camera giám sát, thúc đẩy thanh tốn khơng dùng ti ền mặt đ ể nâng cao
năng lực đảm bảo an ninh, an toàn và gia tăng sự tiện lợi cho du khách. T ận dụng

lợi thế và tạo điều kiện hoạt động cho các hãng gọi xe công ngh ệ nh ư Grab, Be,
Gojek để kết nối với du khách; mở các điểm kết nối thu ận l ợi cho tài x ế đưa đón
khách đến các khu vực có hoạt động kinh tế ban đêm. Các địa phương cần xem
xét thành lập lực lượng chuyên trách, xử lý sự vụ đối v ới các vấn đ ề phát sinh
trong các hoạt động dịch vụ ban đêm. Lực lượng này cần được đào tạo bài b ản
về kỹ năng, nghiệp vụ, đảm bảo ứng trực liên tục để đảm bảo an toàn tài s ản, an
toàn thân thể, an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách, an tồn phịng cháy ch ữa
cháy, an tồn phịng dịch cho cộng đồng và doanh nghiệp.
Thứ tư, quy hoạch không gian và xây dựng cơ sở hạ tầng: Những quốc gia
có hoạt động kinh tế ban đêm sôi động như: Singapore, Trung Quốc, Philippines
đều khẳng định tầm quan trọng của cơng tác quy hoạch bố trí các khu
vực/không gian riêng cho hoạt động kinh tế ban đêm tách khỏi khu dân cư, đặc
biệt là các tụ điểm vui chơi, giải trí hướng tới đối tượng người trưởng thành.
Do vậy, quy hoạch không gian cho kinh tế ban đêm cần được các địa
phương tích hợp vào quy hoạch phát tri ển đô thị, phát tri ển d ịch v ụ, du l ịch. Các
tỉnh/thành phố nhiều tiềm năng phát tri ển kinh tế ban đêm có thể xem xét điều
chỉnh quy hoạch, bố trí quỹ đất để mời gọi nhà đầu tư thực hi ện các d ự án liên
quan. Ví dụ: Hà Nội có thể xem xét hồi sinh các dự án tham v ọng xây d ựng thành
phố ven sông Hồng để tận dụng, khai thác nguồn quỹ đất rộng l ớn dọc hai b ờ

10


sông để phát triển đô thị kết hợp thúc đẩy du lịch, bố trí các t ổ h ợp vui ch ơi gi ải
trí tại các khu vực gần trung tâm thành phố.
Thứ năm, rà soát và bổ sung các quy định pháp lý: Các đ ịa ph ương c ần xem
xét bổ sung các quy định hoặc đề nghị Trung ương xem xét s ửa đổi các quy đ ịnh
pháp luật liên quan. Trước mắt, cho phép kéo dài th ời gian m ở c ửa đ ối v ới các
dịch vụ kinh doanh ban đêm, hoặc cho hoạt động xuyên đêm v ới m ột s ố d ịch v ụ
vui chơi giải trí đặc thù hướng đối tượng người lớn. Cụ thể như: Rà soát, ki ến

nghị sửa đổi Luật Lao động theo hướng tăng cường tính linh hoạt cho doanh
nghiệp và đơn vị sử dụng lao động.
Thứ sáu, đẩy mạnh truyền thông về kinh tế ban đêm: Sử dụng rộng rãi các
công cụ và mạng lưới truyền thông để tuyên truyền, tăng cường nhận thức của
các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp , công chúng về phát triển kinh tế
ban đêm và các vấn đề liên quan, hướng đến xóa bỏ định kiến và l ối suy nghĩ th ủ
cựu. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục và trang bị ki ến th ức về
đảm bảo tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường và đảm bảo an ninh tr ật
tự cho các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ tham gia kinh tế ban đêm.
4. Kết luận
Phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu, phù h ợp v ới xu h ướng qu ốc t ế, đ ồng
thời mang lại động lực mới để phát triển ngành du lịch nói riêng và tổng th ể nền
kinh tế đất nước. Với vị trí là quốc gia đi sau, để phát triển thành công kinh tế
ban đêm tạo động lực và sức hút cho ngành du lịch cũng như kinh tế đất n ước,
cần xác định tư duy cấp tiến trong quản lý nhà nước cũng như quy hoạch tổng
thể không gian phát triển kinh tế ban đêm cho từng vùng mi ền có các ưu th ế và
đặc thù khác nhau, cần kịp thời bổ xung các quy định phù m ới bám sát v ới th ực
tiễn và cuối cùng cần đảm bảo an ninh, an toàn, tạo thuận lợi cho du khách . Từ
đó giúp khai thác và phát tri ển tối đa ti ềm năng kinh tế ban đêm trong th ời gian
tới.
5. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”.
11


2. Cổng thơng tin điện tử Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch: />3.

Cổng

thông


tin

điện

tử

Tổng

cục

Du

lịch

Việt

Nam:

/>4. Đăng Khôi (2019), “Kinh tế ban đêm – Những con số hấp dẫn và thách thức chơ
đợi”
5. Hoàng Vũ (2019), “Thắp sáng du lịch bằng kinh tế ban đêm”.
6. Phương Thảo (2019), Kinh tế ban đêm: “Hãy mạnh dạn thay đổi tư duy và tiến
bước”.
7. Trần Thị Thu Hương (2020), “Bài toán kinh tế ban đêm: Th ận tr ọng,
nhưng khơng cịn e dè”.

12




×