Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN môn LỊCH sử VIỆT NAM nét đặc sắc TRONG văn hóa VIỆT NAM THỜI lý TRẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.28 KB, 17 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIÊN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

THÍCH NỮ LỆ KHIẾT
(NGƠ THỊ DIỆU PHÚC)
NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN
TIỂU LUẬN GIỮA HỌC KỲ 4

GSHD: GS.TS.TRẦN THUẬN

Thành Phố Hồ Chí Minh, 4/2021


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

THÍCH NỮ LỆ KHIẾT
(NGƠ THỊ DIỆU PHÚC)

NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ 4
MSSV: TX6319

GSHD: GS.TS.TRẦN THUẬN

Thành Phố Hồ Chí Minh, 4/2021


LỜI CAM ĐOAN.
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
GS.TS Trần Thuận. Tư liệu tham khảo, trích dẫn trong nội dung của bài tiểu luận là chính xác là


từ chính các văn bản gốc và hồn tồn trung thực.
Tác giả tiểu luận ký tên
Thích Nữ Lệ Khiết
(Ngơ Thị Diệu Phúc)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ HƯỚNG DẪN
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành cuốn tiểu luận này con xin thành kính tri ân đãnh lễ Hội Đồng điều hành học- Học
viện phật giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ chí Minh và chư Giáo Thọ sư đã hết lịng dạy dỗ,
khích lệ, giúp đở cho con trong những tháng ngày theo học giáo pháp tại Học viện.
Đặc biệt con xin thành kính tri ân và đãnh lễ Giáo thọ Sư: GS. TS.Trần Thuận, người trực tiếp
dạy dỗ, hướng dẫn cho con thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài, do sở học còn
non cạn, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dạy thêm từ Giáo Thọ Sư cùng
chư Tôn Đức và Chư thiện hữu.
TP.HCM, ngày 10/4/2021.

Thích Nữ Lệ khiết
(Ngơ Thị Diệu Phúc)


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
………………………………………………………………………………………………
………
2. Lịch sử nghiên cứu vấn
đề…………………………………………………………………………………………
3. Phạm vi và đối tượng nghiên
cứu……………………………………………………………………………..

4. Phương pháp nghiên
cứu………………………………………………………………………………………….
5. Bố cục của tiểu
luận…………………………………………………………………………………………
……….
B. PHẦN NỘI
DUNG………………………………………………………………………………………………
……………
CHƯƠNG 1. Bối cảnh lịch sử thời lý
trần………………………………………………………………………..
Chương 2. Văn hóa Thời Lý
Trần…………………………………………………………………………………….
Chương 3. Những nét đặc sắc văn hóa thời Lý Trần.
3.1. Văn hóa vật
thể…………………………………………………………………………………………
3.2. Văn hóa phi vật
thể…………………………………………………………………………………
C. KẾT
LUẬN………………………………………………………………………………………………
………………………
Tài Liệu Tham khảo


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, nền văn hóa cũng phát triễn
mạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn, con người cũng mở mang
tầm vóc của mình hơn. Khi khoa học ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng
được nâng cao thì đời sống đạo đức con người lại có xu hướng sa sút, những vấn nạn
xã hội ngày càng tăng. Chính vì thế mà vấn đề văn hóa ngày trở nên quan trọng hơn.

Để có nền văn hóa văn minh và phát triển hợp với mọi thời đại mà không đánh mất đi
bản chất truyền thống và tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cần phải quay về với lịch sữ dân
tộc ta đã có nền văn hóa đặc sắc để lại chứng tích và dấu ấn cho thế hệ sau cần phải
truyền thừa và tiếp nối.Chính vì thế mà người viết chọn đề tài “nét đặc sắc trong văn
hóa Việt Nam thời Lý – Trần.
2. Lịch sữ nghiên cứu vấn đề.
Dựa trên tài liệu của Giáo thọ sư đã dạy cùng các sách nói về Lịch Sử Việt Nam cùng
những tài liệu tham khảo đã giúp cho con nắm rõ hơn về bối cảnh lịch sữ thời lý Trần
mà mỗi người công dân của nước việt nam phải biết và hiểu sâu sắc về truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ta, có một nền văn hóa đặc sắc thời Lý Trần. Tất cả những tài liệu này
đã cung cấp rất nhiều tư liệu và nội dung để làm sáng tỏ đề tài cần được nghiên cứu.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận không nghiên cứu tồn bộ văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay mà chỉ
nghiên cứu trong phạm vi văn hóa Đời Lý- Trần. Đối tượng nghiên cứu là Nét đặc sắc
trong Văn hóa Thời Lý – Trần. Để từ đó đi đến kết luận chung và làm sáng tỏ nội dung
của tiểu luận.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Bài tiểu luận được trình bày theo phương pháp liệt kê, giải thích và hệ thống lại toàn bộ
những tư liệu chư Thánh Hiền cùng chự vị Tiền Bối đã để lại nhằm sáng tỏ tính chất
đặc thù đề tài được nghiên cứu. Quá trình này địi hỏi người viết nghiên cứu tài liệu
sách viết về thời Lý Trần để có những tư tưởng phong phú và đặc sắc, và phải đi sát
vấn đề.
Mặc dù dự trên những tài liệu viết về lịch sử và văn hóa thời Lý Trần cùng những bài
giảng của Giáo Thọ sư. Nhưng với khả năng còn hạn hẹp, người viết đã cố gắng trình
bày đề tài nhưng khơng sao tránh khỏi những sai xót vì sự học cịn non kém, Kính
mong Giao Thọ sư hoan hỷ chỉ dạy thêm.
5. Bố cục tiểu luận.
Chương 1. Bối Cảnh lịch sữ Thời Lý – Trần.
Chương 2.những nét đặc sắc trong văn hóa thời Lý Trần
Chương 3. Văn hóa thời Lý – Trần đã để lại những giá trị cho dân tộc ta.

PHẦN NỘI DUNG.


CHƯƠNG 1. Bối Cảnh Lịch Sữ thời Lý – Trần.
Triều Lý (1009- 1226) và Triều Trần(1226- 1400) là hai triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta.
Thời Lý Trần được xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn mà dân
tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, viết lên những trang sử
chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Tuy mỗi thời đại có đặc điễm riêng, nhưng xét chung
thực tiễn lịch sử của dân tộc các giai đoạn Lý Trần,ta đều thấy, khi các triều đại đang lên, nhà
nước phong kiến cịn đóng vai trị tích cực, tổ tiên ta thường xuyên chăm lo xây dựng Tổ Quốc,
làm cho dân giàu nước mạnh, sẵn sàng đối phó với nguy cơ xâm lược.
1.1.

Triều Lý(1009-1225).

Sau 1000 năm bị phong kiến phương bắc đô hộ, qua nhiều lần chia cắt, tách nhập, từ Nam Việt
của Triều Đà, đến Giao Chỉ bộ thời Hán, An Nam đô hộ phủ thời Đường, Một phần lãnh thổ ở
phương bắc nước ta bị phong kiến ngoại bang, bấy giờ là nhà Nam Hán chiếm giữ. Từ khi Khúc
Thừa Dụ nổi dậy năm 905, quyền tự chủ của dân tộc được lặp lại trên phạm vi hai quận Giao
Chỉ,Cửu Chân, tức vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay. Các triều đại Ngô, Đinh và Lê kế tiếp
nhau củng cố nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.Kinh đô nước ta thời Ngô là Cổ Loa.
Thời Đinh, Lê tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô là Hoa Lư.
Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành địa vị, cuối cùng Lê Long Đĩnh lên ngôi, nhưng
đây là ông vua tàn bạo, vừa ham mê tửu sắc, nên bị bệnh nặng. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh
Chết, triều thần chán ghét nhà Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là Đào Cam Mộc, tơn
Lý Cơng Uẩn lên ngơi hồng đế, nhà lý thành lập.
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập vương triều nhà Lý. Thấy Hoa Lư chật hẹp ở nơi hẻo
lánh, không thể làm trung tâm điểm của nước,, Lý Công Uẩn đã dời đô đến thành Đại La và đổi
tên là Thăng Long.Đây là sự kiên quan trọng có ý nghĩa với mục đích trong Chiếu dời đơ ghi: “ dĩ
kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tơn chi kế’( đóng đơ nợi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn,

tính kế mn đời cho con cháu). Từ đấy, Thăng Long là kinh đơ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa của cả nước. Nhà Lý rất quan tâm bảo vệ non sơng gấm vóc tồn vẹn lãnh thổ và độc lập tự
chủ của dân tộc. Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt, một lần nữa khẳng định
sự trưởng thành của quốc gia độc lập tự chủ. Cũng bắt đầu từ thời lý, lãnh thổ quốc gia Đại Việt
mở rộng xuống phía nam, vượt thành Hoàng Sơn ( Đèo Ngang).Năm 1069 Lý Thánh Tông tiến
hành chinh phạt Champa, tấn công kinh thành Vijaya( Bình Định), bắt sống vua Chăm là Chế Củ
đưa về Thăng Long. Đổi lại mạng sống và tự do, vua Chăm dâng đất 3 châu Bố Chính, Địa Lý và
Ma Linh cho Đại Việt.Từ đó biên giới Đại Việt kéo đến bờ sông Thạch Hãn (Quãng trị), tức thêm
phần đất tỉnh Quảng Bình và phía bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay. Cuộc đấu tranh vì chủ quyền lãnh
thổ diễn ra lâu dài và liên tục. Phía bắc, nhà Tống thường xuyên mưu toan mở rộng lãnh thổ,
nhiều lần cho quân xâm lấn và phát động chiến tranh xâm lược. Trong thời kỳ nhà Tống âm mưu
chiếm giữ đất Quảng Nguyên( Cao Bằng), nhà Lý đã kiên trì đấu tranh, cho nên cuộc xâm lăng


1076- 1077 buộc nhà Tống phải trả lại Quảng Nguyên cho ta. Cương Việt Đại Việt ở phía bắc
từng bước ổn định.
1.2. Triều Trần (1226-1400).
Triều lý sau đỉnh phồn vinh của các triều đại đầu cũng dần suy thối. Tình trạng trở nên cùng cực
của lý Huệ Tôn và Lý chiêu hoàng, khi các cự tộc, hào trưởng vùng miền, vốn phần nhiều hìn
thành trong thời bắc thuộc nên đồng loạt nổi lên tranh chiếm,tiêu biểu như khởi nghĩa Thân
Hợi(1140), khởi nghĩa Đại Hoàn và Quốc Oai cuối thế kỹ XII,loạn quốc bắt đầu thế XIII.Triều
đình nhà Lý bắt đầu suy từ đời Thần Tôn(1127-1140) đến thời Lý Huệ Tôn và Lý Chiêu Hồng.
Lý Huệ Tơn lên ngơi lập vợ Trần Thị làm Hoàng Hậu đưa bà con bên vợ là Trần tự Khánh vào
cung tham gia triều chính với vua sam tức Lý Huệ Tơn. Chính quyền lúc bấy giờ rơi vào Tay Tự
Khánh. Cuối năm 1223 Tự Khánh chết. Trần Thừa lên làm Phụ Quốc Thái Úy.Trần Thủ Độ là
người em họ của Hoàng hậu, được cử làm điền tiền chỉ huy sứ. Thủ độ giữ chức ấy, được nắm giữ
binh quyền trong cung, do đó dần dần lũng đoạn chính quyền.Lý Huệ Tơn vẫn khơng khỏi bịnh
mà Trần thị chỉ sinh được hai người con gái, một người gả cho con trai Trần Thừa là Trần Liểu,
người thứ hai là chiêu Thánh công chúa, năm 1224, mới 7 tuổi, lâp làm thái tử. Thủ Độ buộc Lý
Huệ Tôn cho Chiêu Thánh công chúa và bắt Lý Huệ Tôn vào chùa ở. Chiêu Thánh công chúa lên

ngôi lấy hiệu là Chiêu Hồng. Sau khi chiêu Hồng lên ngơi. Thủ độ tư thông với Thái Hậu Trần
Thị, đêm ngày bàn tính với Trần Thị cướp ngơi cho họ trần, bằng cách Thủ độ đưa trần cành vào
cung phong chức nội thị chính thủ, lúc đó trần cảnh mới 8 tuổi. Thủ độ cho trần cảnh ngày đêm
chơi với chiêu Hồng. Mợt hơm thủ độ đem hết gia thuộc thân thích vào cung cấm, bắt đóng hết
cửa thành khơng cho các quan vào chầu, rồi báo cáo cái tin Chiêu Hồng kết hơn với trần cảnh.
Khi các quan vào triều báo lại thì Thủ Độ thốt chiếu của Chiêu Hồng nhường ngôi cho Trần
Cảnh. Bấy giờ tháng 1/1225. Thế là nhà Lý đã vì những cuộc nổi dậy của nhân dân mà suy sụp,
họ Trần đã lợi dụng cơ hội ấy mà cướp ngôi vua,để khôi phục quyền lực và tiếp tục phát triển cơ
nghiệp của nhà nước phong kiên tự chủ. Chưa dừng lại ở đây, Trần Thủ Độ dùng thủ đoạn rất tàn
ác để tiêu diệt toàn bộ họ Ly, trước hết Thủ Độ lập mưu giết vua Lý Huệ Tôn đã xuất gia ở chùa
chân giáo, và nhân ngày giỗ của một vị thái Hậu họ Lý, Thủ Độ bày mưu sai người đào hầm sâu,
cho làm nhà lễ ở trên, đến khi tôn thất nhà Lý vào làm lễ thì đụng máy sập và bị chơn sống hết
nhà Lý. Nhà Trần tồn tại và phát triền cho đến 1400, dưới sự lãnh đạo tài ba của các vị minh quân
nhà trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh
Tông ….Trần Thiếu Đế (1398- 1400) đã tiếp nối triều đại nhà lý tiếp tục bảo vệ độc lập tự chủ
với ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông (1257-1285-1288) ra khỏi bờ cỏi, một lần nữa khẳng
định tinh thần và vị trí của dân tộc ta trên trường quốc tế.
Tóm lại về bối cảnh lịch sử thời Lý Trần là hai triều đại tồn tại dài nhất trong lịch sử phong kiến
Việt nam và phát triển hưng thịnh trên trên mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật,
kiến trúc….Trong đó Phật giáo được coi trọng phát triển cực thịnh trở thành Quốc giáo đồng thời
trở thành những đặc trưng văn hóa ngày nay. Đây là thời kỳ đặt nền móng cho hệ thống luật pháp,
giáo dục khoa cử hình thành và phát triển. Cơng cuộc giữ nước của quân dân Đại Việt thời Lý


Trần được thể hiện qua chiến công vang dội của cuộc kháng chiền chống Tống và ba lần đại
thắng quân Nguyên Mông khắc sâu trong ký ức nhân dân ta và trở thành niềm tự hào lớn về
truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Chương 2. Văn hóa thời Lý Trần.
2.1. Các yếu tố tác động đến tư tưởng văn hóa thời Lý Trần.
Trong xã hội thời Lý Trần, nền kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và là cơ sở của mọi hoạt

động trong nước. Chính quyền phong kiến coi trọng nghề nơng và đề ra nhiều chính sách chăm lo
phát triển nông nghiệp. Sức lao động và sức kéo trong nông nghiệp được nhà nước bảo vệ. Nơng
dân có ruộng cày, xóm làng ổn định. Qn lính được thay phiên nhau về tham gia sản xuất theo
chính sách Ngụ binh ư nơng. Các cơng trình khẩn hoang và thủy lợi được tiến hành hằng năm,
quy mô ngày một lớn. Đến thời Trần, hệ thống đê sông Hồng và các sông lớn ở Bắc Bộ và bắc
Trung Bộ đã hoàn chỉnh. Nhà nước khuyến khích khai phá đất hoang lập thành các trang trại lớn.
Sự phát triển của kinh tế điền trang thái ấp cùng với việc cho phép các vương hầu quý tộc xây
dựng phủ đê và lực lượng vũ trang riêng vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa qn sự, càng tăng
thêm thế nước, chính quyền có thêm lực lượng vật chất để bảo vệ vương triều và phòng giữ đất
nước.Dưới thời Lý Trần, các nghề thủ cơng nghiệp trong nước tạo điều kiện phát triển. Đó là
những nghề truyền thống như dệt, gốm sứ, luyện kim, mỹ nghệ, chạm khắc, đúc đồng, v.v…
Trong nông thôn Việt nam xuất hiện những làng thủ công chuyên sản xuất những sản phẩm
truyền thống của mình, như nghê dệt, nghề dâu, nghề làm nón.Năm 1040, Lý Thái Tơng đã ra
lệnh phát gấm vóc trong kho để may lễ phục cho vua quan, cấm mua gấm vóc của nhà Tống.
Nghề dệt lụa của Đại Việt vì thế mà đã trở thành nổi tiếng trong vùng với đủ các thử vải, gấm
vóc, …..có nhiều màu sắc và họa tiết trang trí đặc sắc.
Nghề gốm sứ có truyền thống từ lâu đời, đến thời Lý đã tiến thêm một bước dài, cung cấp nhiều
vật dụng cho cung đình và nhu cầu ở các làng xã. Nghệ thuật gốm sứ thời Lý Trần mang đậm sắc
thái dân tộc, có trình độ thẫm mỹ cao và đạt tới đỉnh cao trong lịch sữ phát triễn của nó.
Nghề khai mõ và luyện kim, chủ yếu là đồng và sắt, đã cung cấp thoải mãn nguyên liệu cho nhà
nước đúc tiền, đúc chuông, tượng, các công cụ cũng như các binh khí, chiến cụ trang bị cho quân
đội.
Đường giao thông thủy, bộ trong nước được mở mang và phát triễn đồng thời với các phương tiện
vận chuyển như các loại thuyền lớn, nhỏ, tạo điều kiện tốt khơng chỉ đối với sự phát triển kinh tế
mà cịn cho cơng cuộc phịng giữ đất nước, là cơ sở tốt để nhà nước huy động, sử dụng khi có
chiến tranh.
Như vậy xã hội thời Lý Trần thành tựu trên lĩnh vực kinh tế đã tạo ra những cơ sở vật chất vững
vàng cho sự tồn tại quốc gia độc lập tự chủ và mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triễn
nền văn hóa dân tộc.
2.2. Văn hóa thời Lý Trần.



Cùng với sự lớn mạnh kinh tế chính trị, các vương triều Lý Trần đã chứng kiến sự phát triển rực
rở về văn hóa. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt, nền văn hóa văn minh. Thời
Lý Trần là thời kỳ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn hóa văn minh Văn Lang- Âu
lạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ quyền quốc gia qua những
cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyên, Mông thắng lợi. Chủ nghĩa yêu nước, tinh
thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn đã thấm đậm trong mơi trường văn hóa thời Lý Trần. Trên
cơ sở cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập, các
triều đình Lý Trần đã chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đơng Á Trung Hoa,
cũng như nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, thích hợp vào nền văn hóa
dân tộc. Vì Vậy mà Văn hóa thời Lý Trần thể hiện qua các lĩnh vực như sau:
2.2.1. Tín ngưởng Tơn giáo.
Nho giáo được hình thành và phát triển rất lâu đời ở Trung Quốc, do Khổng tử khai sinh ra đạo nho
và Mạnh Tử là người kế thừa và phát triển với giáo lý chú trọng đề cao tam tòng, tứ đức, tam
cương, ngũ thường, quan trọng nhất là điều nhân. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu
thời Bắc thuộc dưới một phương thức giao lưu văn hóa cưởng chế, trong 10 thế kỷ, nó chỉ là một
lớp váng mỏng đọng lại trong tầng lớp ưu tú, ảnh hưởng xã hội rất nhỏ bé. Mãi đến thời kỳ Lý –
Trần, nó trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dựng một thể chế qn chủ tập
quyền theo mơ hình Đơng Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước với
tư tưởng của Mạnh Tử muốn một xã hội có kỹ cương lề lối, trật tự. Ơng nói phải “tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ’’.Muốn Thiên hạ thái bình phải tu thân trước. Tóm lại, Nho giáo chủ trương
học cách làm người, cải thiện xã hội. Đến thời lý, nho giáo được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn
giữ vị trí khá khiêm tốn.Năm 1070,Văn miếu được xây dựng, thờ Chu Công, khổng Tử và các vị
Tiên Hiền, làm nơi dạy học cho Hoàng Thái Tử. Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi thái học sinh
đầu tiên( tiến sĩ bây giờ). Năm 1076 lại cho xây tiếp trường Quốc tử Giám ngay giữa kinh đô
Thăng Long. Do vậy, các nhà vua sùng Phật thời Lý Trần đã cố gắng dung hòa giữa Phật giáo và
Nho giáo trong đường lối trị nước nhưng cốt lõi vẫn lấy tư tưởng phật giáo. Thời này dòng phái
Thảo đường xuất hiện ở nước ta.
Các đạo sĩ Đạo giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thời Lý Trần. Họ được

triều đình mời đi trấn yếm các núi sông trong nước, vào cung làm lễ tống trừ ma quỹ đêm 30 tết,
làm phép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải cho vua về phép tu luyện.Những đạo sĩ nổi
tiếng là Thông Huyền, Hứa Tông Đạo Huyền Vân. Một số đạo sĩ kiêm thiền tăng như Trần Tuệ
Tơng, Trịnh Trí Khơng, Nguyễn Bình An.
Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưởng thần linh, vật linh, tục thờ Mẫu, tục sùng bái
anh hùng, pha trộn với đạo giáo đã được tư do phát triển và khuyến khích. Trong hai tác Phẩm Việt
điện u linh và Lĩnh Nam chích quái, rất nhiều vị thiên thần và nhân thần, các anh hùng và danh
nhân đã được truyền thuyết hóa và tơn vinh.


Nhà nước thời Lý Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hịa hợp và chung sống hịa bình
giữa các tín ngưỡng tơn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng tam
giáo đồng nguyên, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý và thực tiễn đời sống. Trần
Thái Tơng nói: “giáo lý của Đức Phật là để mở lòng mê muội, là con đường tỏ rõ lẽ tử sanh. ’’.
Trần Nhân Tơng thì chủ trương “ở đời vui đạo hãy tùy duyên, đói ăn mệt ngủ ”( cư trần lạc đạo).
Đạo Phật thời Lý Trần là một tôn giáo thịnh nhất trong xã hội thời Lý Trần, và đươc coi như là một
Quốc giáo. Hầu hêt các vua nhà Lý Trần đều sùng Phật, xây dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông,
dịch kinh Phật, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, quần chúng bình dân theo rất đơng. Phật giáo
chi phối toàn bộ tư tưởng xã hội Đại Việt suốt thời Lý đến thời Trần được củng cố và phát triển.
Thời Lý Trần, có rất nhiều vị sư Tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính trị - xã hội
như: Thiền Sư Vạn Hạnh khơng chỉ đảm nhận vai trị cố vấn triều đình nhà Tiền Lê mà cịn là
người có cơng đưa Lý Công UẨN lên ngôi thành lập vương triều Lý, khôi phục nước nhà khi vị
vua cuối thời Lê vô đạo bất nhân, Thiền Sư Mãn Giác là người có công khai sáng và xây đắp
vương triều Lý tồn tại và phát triển trên hai trăm năm, được mệnh danh là triều đại “ thuần từ nhất
trong lịch sử”. Lý Nhân Tơng đã từng nói với Thiền Sư Mãn Giác rằng: “ Bậc chí nhân hiện thân ở
cõi đời tất phải làm việc để cứu chúng sanh, không hạnh nào là khơng cần có đủ, khơng việc gì
khơng phải chăm lo, chẳng những đắc lực về thiền định và trí tuệ mà cũng có cơng giúp cho nước
nhà”1
Về giáo dục và thi cử Nho học ngày càng chính quy, hơn chặt chẽ hơn. Năm 1232, Nhà Trần đặt ra
học vị Thái học sinh (Tiến sĩ bây giờ). Nhờ giáo dục và thi cử, Nhà Trần đã tuyển chọn được nhiều

nhân tài xuất chúng như: Nguyễn Hiển, Mạc Đĩnh Chi, Lê Văn Hưu, Chu văn An, Trương Hán
Siêu, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh….
Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc phát triển rực rở. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đầu tiên là
nghệ thuật Đai La vì nghệ thuật ấy được phát hiện ở địa điểm thành Đại La do Cao Biền xây dựng
vào thế kỹ IX. Một số cơng trình kiến trúc nổi tiếng và có giá trị lâu dài như: kinh thành Thăng
Long, Chùa Giam, Tháp Bảo Thiên, tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm. Đặc điểm bao quát của
nghệ thuật kiến trúc thời Lý là sự chắc chắn cân đối hài hòa với ngoại cảnh. Nghệ thuật điêu khắc
cũng có phong cách riêng, bố cục gọn gàng cân xứng nhưng không đơn điệu. Đề tài thường miêu
tả cách điệu phong cảnh thiên nhiên cảnh người múa hát, đường khắc thanh thốt, mềm mại và có
sức gợi phong phú. Độc đáo nhất là hình tượng con rồng chở được tất cả khát vọng của cư dân
nông nghiệp trồng lúa nước. Chùa Diên Hựu( chùa Một Cột) là tác phẩm tổng hợp của cả kiến trúc
lẫn điêu khắc được xây cất vào năm 1049 với hình dáng thật thanh thốt trơng như một tịa sen, uy
nghi và thanh cao, tĩnh mịch nhưng gần gũi và cởi mở.
Nghệ thuật ca múa nhạc là loại hình nghệ thuật có lịch sữ lâu đời, đến nay đã phát triễn vượt bậc.
Hát ả trở nên phổ biến, hát chèo và tuồng cũng nhanh chóng định hình, các loại nhạc cụ như tiếng
sáo, trúc, đàn đã khá thông dụng.
1 Thiền uyển tập anh, Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch (1990), Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, NXB văn học,
Hà Nội, Tr.93.


Nghệ thuật đồ gốm thời Lý rất tiến bộ. Tại các xưởng mà người ta tìm thấy dấu vết ở Thanh Hóa,
những thợ gốm Việt Nam đã chế được những đồ sứ tráng men đông thanh tương tự như men đơng
thanh thời Tống ở Trung Quốc. Có những đồ da rạn và những hoa văn hình hoa rất tinh tế.
Văn học Lý Trần là thời kỳ văn học chính thức mở đầu có nhiệm vụ khai phá mở đường cho văn
học Viết Việt Nam từ sau những năm nước nhà bước sang kỹ nguyên độc lập tự chủ ở thế kỷ thứ
10. Nền văn học này kế thừa những phôi thai trong thời Bắc thuộc tạo mầm mống, tiền đề cho nó
phát triển.Vì văn học Lý Trần hình thành trong sự ảnh hưởng nặng nề của nhiều yếu tố ngoại lai,
đặc biệt là phải sử dụng Hán Tự (chữ hán). Nguyên nhân rất rõ là nước ta bị lệ thuộc ngàn năm,
văn hóa Hán xâm nhập vào đời sống sinh hoạt mọi ngóc ngách của đời sống xã hội Văn học Lý
Trần dùng chữ Hán để sáng tạo. Hán học thời Lý Trần cũng đã mang được cái tinh thần dân tộc tự

cường biểu hiện trong những câu thơ của Lý Thường Kiệt( Nam quốc sơn hà Nam đế cư…), bài
Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn, trong bài bạch đằng Giang Phú của Trương Hán Siêu.
Văn học Lý Trần kế thừa và hoàn thiện những thể loại của văn học Hán bao gồm vận văn, biểu văn
và tản văn. Vận văn gồm các thể loại cổ phong Đường luật (bát cú, tứ tuyệt), từ khúc, ca, ngâm,
biểu văn có các thể loại như Hịch, phú, cáo; tản văn thì mượn các thể loại như chiếu, chế, biểu, tấu,
tự bạt nhưng vận văn được ưa chuộng hơn tản văn; các loại thơ trữ tình đạt nhiều thành tựu hơn thể
loại tự sự. Lúc bấy giờ, văn học thời Lý Trần chịu ảnh hưởng sâu đậm những tư tưởng, những học
thuyết Nho – Phật – Đạo. Tư tưởng tam giáo nằm sâu trong tâm lý, tư tưởng, đời sống người Việt.
Một thành tựu quan trọng của Văn học Lý Trần là việc phổ biến chữ Nơm, vừa mang tính dân tộc,
vừa mang tính dân gian, cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là chữ
“Quốc ngữ”, “Quốc Âm”. Chữ Nôm ra đời là một thành tựu đáng kể để khẳng định mong muốn
độc lập tự chủ của dân tộc ta. Đó cịn gọi là cột mốc cho sự phát triễn của văn học, tạo tiền đề cho
các kiệt tác bất hủ ở giai đoạn sau này. Về nội dung, văn học Lý Trần đã tiếp thu có chọn lọc những
tinh túy của văn học Hán, chuyển hóa thành những thứ phù hợp với dân tộc, phục vụ dân tộc. Nền
văn học này thể hiện rõ nét tâm tư tình cảm nguyện vọng ước mơ của con người Việt Nam. Như
thơ thiền Việt Nam được các thiền sư nhà Trần viết rất bình dị, hết sức gần gũi với cuộc sống đời
thường, tư tưởng nhân đạo chính là cảm hứng chủ đạo của văn học trong thời kỳ này.
Chương 3. Những nét đặc sắc văn hóa thời Lý Trần.
3.1. Văn hóa Vật thể.
Thời Lý Trần đã để lại rất nhiều cơng trình nghệ thuật đặc sắc với những kiến trúc xây dựng rất
quy mô như nghệ thuât Đại La hay Thành Thăng long, chùa một cột, Tháp Bảo Thiên, tượng Phật
Di Lặc vẫn còn lưu dấu và rất có giá trị cho tới ngày hơm nay.
3.2. Văn hóa phi vật Thể.
Đặc biệt, chủ trương dung hợp Nho, Phật, Đạo của các vua Trần thời này lại không hề đi kèm
với những biện pháp cứng rắn, mệnh lệnh, mà được thực hiện khá uyển chuyển, lấy việc thuyết
phục và tự nguyện làm phương châm hàng đầu.Sự dung hịa Phật –Đạo- Nho làm cho nền chính trị


của các vương triều thuở bấy giờ đã có tác dụng cố kết lòng dân, giải tỏa dần mọi ức chế, ổn định
tâm lý xã hội, đưa ba hệ thống giáo lý, tư tưởng vốn cách xa nhưng xích lại gần nhau.Thời kỳ này

để lại dấu ấn tâm linh rất giá trị và thiết thực nhất cho dân tộc ta lúc bấy giờ và tư tưởng Phật Giáo
Thời Lý Trần là một chân lý bất sanh bất diệt vượt mọi thời gian và không gian tồn tại và phát triển
cùng dân tộc Việt Nam đến muôn đời với quan niệm Phật tại tâm, chủ thuyết Cư Trần Lạc Độ, tinh
thần tùy duyên, phương thức hành trì thiền trong đời sống bình nhật mà thiền phái chủ trương đã
tạo ra mẫu người dân Đại Việt đủ giới đức, tâm đức, trí đức mẫu mực.Thiền Phái đã theo tinh thần
tùy duyên mà đồng hành cùng dân tộc, góp phần mở ra trang sử huy hồng cho thời đại. Nó khơng
chỉ tạo ra bản sắc Thiền tơng Đại Việt mà cịn tác động vào đời sống chính trị văn hóa xã hội nước
nhà. Việc định hướng bảo vệ chủ quyền dân tộc, mở rộng biên cương, chấn hưng Đại Việt của nhà
Trần đều mang dấu ấn quan điểm Phật giáo, nhất là tư tưởng Cư Trần Lạc Đạo của Thiền Phái
được các nhà vua Trần lãnh đạo đất nước biết vận dụng vận dụng Cư Trần Lạc Đạo để tùy duyên
huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân. Tiềm lực dân tộc trước hết nằm ở lịng u nước của tồn
dân để xây dựng Đại Việt thành một quốc gia hùng cường mà khơng có một thế lực nào ngăn cản
được.


KẾT LUẬN.
Tóm lại, thời Lý – Trần tồn tại và phát triển văn hóa Lý Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của
văn hóa Đại Việt. Văn Hóa Lý Trần đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt đồng thời
cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng biệt cho mình.
Văn hóa Đại Việt Lý Trần, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc.
Văn hóa Lý Trần là sự hổn dung của dịng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với
những yếu tố mang tính triêt lý, giữa phật – Đạo – Nho. Gam màu nỗi bật của văn hóa thời kỳ này
là sự ưu trội của dịng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình nhưng rất mang
đậm tính nhân gian.Đậm đà bản sắc Phật- Đạo và dân gian, ảnh hưởng của Nho giáo còn ở mức
khiêm tốn, Văn hóa Lý Trần khơng bị ràng buộc nhiều bởi những giáo điều, tín điều. Ảnh hưởng lễ
nghi trong Nho giáo thời Lý Trần còn rất nhạy, thay vào đấy là tính cởi mở, nhân bản, gần gũi con
người với một mép lề phóng khống. Văn hóa Đai Việt thời kỳ này do vậy, hàm chứa nhiều tinh
thần khai phóng.
Văn hóa Đại Việt thời Lý Trần chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một
kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nó cũng là một tố chất cố kết

cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức
quốc gia và tinh thần dân tộc Việt.
Ngày nay, thế hệ chúng ta rất cần ngồi lại với nhau để ơn lại những truyền thống văn hóa đặc sắc
của ông cha ta ngày xưa để lại mà phát triển lên, đồng thời tiếp nhận một cách có chọn lọc nền văn
hóa cách tân thời đại này hịa quyện với nhau thành một thể thống nhất để đưa nền văn hóa nước
nhà ngày càng phong phú và đặc sắc hơn mang tính riêng biệt và đặc thù mà tất cả các nước trên
thế giới khao khát tìm cầu nhưng khơng được. Chính vì thế mà người viết chọn đề tài “ Nét Đặc
Sắc trong Văn Hóa Thời Lý Trần “ làm tiểu luận cho bộ môn này.
Việt Nam Tổ Quốc quê hương tôi
Hồn thiêng sông núi thật tuyệt vời


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2017), Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, Nhà xuất bản Hà Nội.
2. PGS.TS.Lê Cung (2019), Phật Hồng Trần Nhân Tơng, Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM.
3. Thích Phước Đạt (2016), Giá Trị Văn Học trong tác phẩm của Thiền Phái Trúc Lâm, Nhà xuất
bản Hồng Đức.
4. Đào Duy Anh (2002), Lịch Sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Hóa Thơng Tin.
5. Thích Phước Đạt (2019), Trần Thái Tơng Và Khóa Hư Lục Nhìn Từ Góc Độ Văn Hóa, Nhà
xuất bản Hồng Đức.
6. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nhà Xuất Bản Văn Học.
7. Giáo trình giảng dạy mơn Lịch Sử Việt Nam của Giáo Thọ Sư: GS.TS.Trần Thuận.
8. Nguyễn Bích Ngọc (2008), Văn Hóa Việt Nam Dưới Triều Trần, NXB Văn Hóa – Thơng Tin.




×