Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MÔN dẫn NHẬP TRIẾT học PHẬT GIÁO đề tài NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.63 KB, 16 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


MƠN DẪN NHẬP TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Đề tài:
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
Giảng Viên Phụ Trách: TT.TS. Thích Nhật Từ
Sinh viên thực hiện: Bùi Ngọc Bích
Pháp danh: Ngọc Linh
Mã sinh viên: TX 6022
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


MƠN DẪN NHẬP TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Đề tài:
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

Giảng Viên Phụ Trách: TT.TS. Thích Nhật Từ
Sinh viên thực hiện: Bùi Ngọc Bích
Pháp danh: Ngọc Linh


Mã sinh viên: TX 6022
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021

MỤC LỤC


A.MỞ ĐẦU. ..........................................................................................................................................1
B.NỘI DUNG..........................................................................................................................................2

Chương 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
1.1 Nhân sinh quan và Nhân sinh quan Phật giáo..........................................................2
1.1.1. Khái niệm Nhân sinh quan...................................................................................2
1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo.....................................................................................2
Chương 2:MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
THỂ HIỆN TRONG GIÁO LÝ TỨ DIỆU ĐẾ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
2.1. Quan niệm của Phật giáo về Khổ ...........................................................................3
2.2. Quan niệm của Phật giáo về nguyên nhân của Khổ ...............................................5
2.3. Quan niệm của Phật giáo về sự chấm dứt khổ đau ................................................6
2.4. Quan niệm của Phật giáo về con đường Diệt..........................................................7

C.KẾT LUẬN........................................................................................................................................10
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................13


A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Từ hơn hai mươi lăm thế kỷ trước, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trình bày quan niệm

của mình về kiếp sống con người, về sự tồn tại của con người trong vô vàn các sự vật,
hiện tượng của thế giới, về sự giác ngộ và cái đích mà con người hướng tới. Đây là
những quan niệm do đức Phật trải nghiệm và đã “ngộ” ra trong q trình tu tập. Mục
đích chính trong tư tưởng của Phật giáo là sự giải thoát chúng sinh khỏi nỗi khổ của
cuộc đời. Đó là mục đích tối hậu, là vấn đề trung tâm của giáo lý Phật giáo.Bất cứ
trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng
ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy như thế
nào, thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh
quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào ?
Nghiên cứu sâu các Pháp mộn tu của Đạo phật, có 84.000 pháp mộn tương ứng
84.000 tâm thức chúng sinh, dù là Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông... , ta nhận thấy
Đức Phật đã vận dụng phương pháp mà khoa học hiện nay gọi là tối ưu hóa, vận trù
học.. trong các pháp mơn của mình, ứng dụng được cho bất cứ hoàn cảnh nào, và bất
cứ cá nhân, hoặc tập thể nào khác. Phật giáo thừa nhận “Nhân sinh đa khổ”. Dù người
sanh trong giai cấp nào, ở địa vị nào, ở hoàn cảnh nào cũng đều đau khổ. Cái đau khổ
căn bản khơng ai có thể tránh được.Có một số người cho rằng quan niệm Phật giáo
như vậy là thái q?Vì lý do đó học viên chọn đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo,” làm
đề tài tiểu luận.
2.Phương pháp nghiên cứu:
Học viên dùng phương pháp: nghiên cứu của Tơn giáo học, triết học như: phân tích,
tổng hợp, lơgic, lịch sử, khái qt hóa, trừu tượng hóa.
3.Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Vì kiến thức hạn chế,học viên chỉ đi xâu nghiên cứu :phân tích Nhân sinh quan Phật
giáo quaTứ diệu đế.
4.Bố cục tiểu luận:
Gồm 4 phần :
Mở đầu&Nội dung.Nội dung gồm 03 chương có 07 mục.
Phần kết luận & Danh mục tài liệu tham khảo

1



A. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
1.1 Nhân sinh quan và Nhân sinh quan Phật giáo
1.1.1. Khái niệm Nhân sinh quan.
Khái niệm nhân sinh:Khái niệm nhân sinh được giải thích theo nhiều khía cạnh,
quan điểm khác nhau. Xét theo Từ điển tiếng Việt thì nó được hiểu là “cuộc sống của
con người”. Trong từ điển từ và ngữ Việt Nam đã giải nghĩa nhân là người, sinh là sự
sống và nhân sinh chính là sự sống của con người. Cịn theo tiếng Hán thì nhân là
người, sinh là sống và nhân sinh chính là cuộc sống của con người.
Khái niệm nhân sinh quan:Còn khái niệm nhân sinh quan cũng tương tự, được định
nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt thơng dụng thì nhân
sinh quan là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm có lẽ sống, lý tưởng hoặc
lối sống,... Còn theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học định nghĩa nhân sinh
quan là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa cũng như mục đích sống
của con người.Theo đó nhân sinh quan chính là một vấn đề quan trọng đối với mỗi
con người, là tồn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống
của con người và cũng là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt mục tiêu, hành động của con
người. Bên cạnh đó nhân sinh quan cịn là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, hành vi và chi
phối các hoạt động của con người trong đời sống. Nói vắn tắt thì nó là cách người ta
nhìn cuộc đời hay là cái đạo làm người của người ta.
Như vậy việc nghiên cứu về nhân sinh quan chính là nghiên cứu về tư tưởng, thái
độ, hành vi của đời sống con người. Mỗi thời đại khác nhau thì con người sẽ tương
ứng với một nhân sinh quan hoàn toàn khác nhau vì nhân sinh quan ln đồng hành
với sự phát triển của thời đại.
1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo.
Nhân sinh quan Phật giáo là các quan điểm của phật giáo về nguồn gốc,bản chất,cấu
tạo về con người đó là khổ,nguyên nhân khổ,sự diệt khổ và con đường diệt khổ.Phật

giáo dựa trên lý duyên khởi,nhân quả nhằm giải thích triết lí nhân sinh quan nhân
văn.Triết lý nhân sinh phật giáo bao gồm:tư tưởng luân hồi-nghiệp báo,tứ diệu đế,thập
thiện,bát chánh đạo và Niết bàn.

2


Chương 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO THỂ
HIỆN TRONG GIÁO LÝ TỨ DIỆU ĐẾ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
2.1. Quan niệm của Phật giáo về Khổ (Khổ đế - Dukkha)
Phật giáo là một tôn giáo ra đời sớm vào khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ V TCN. Có
nhiều quan điểm cho rằng Phật giáo là một tôn giáo bi quan khi cho rằng Phật giáo
khuyên chúng ta phải suy tư về khổ đau. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng: “Phật giáo
là một tôn giáo có tính triết lý sâu sắc. Phật giáo cho rằng, sự sống tự nó khơng phải là
một sự bất ổn, chính các thể dạng tâm thức của chúng ta làm phát sinh ra khổ đau hay
an vui trong cuộc sống của chính mình. Phật giáo chỉ ra bản chất khổ đau của sự hiện
hữu là gì và từ đó có thể làm thế nào để ta có thể loại bỏ được nó”. Như vậy thì chúng
ta phải hiểu như thế nào về từ “khổ đau” hay “duhkha” trong giáo lý nhà Phật?
Duhkha là một từ tiếng Phạn gồm hai từ ghép lại là: duh và kha. Kha có nghĩa là cái lỗ
tròn ở giữa bánh xe dùng để đưa cái trục xe vào đó. Duh có nghĩa là “bất ổn”, “bất
an”, “rối loạn. Theo Philippe Cornu, một học giả lỗi lạc và hiện cũng là Viện trưởng
Viện Đại học Phật giáo Âu châu, duhkha không phải chỉ giản dị có nghĩa là những
khổ đau thuộc thân xác hay tinh thần, mà khổ đau còn bao hàm cả những thể dạng bất
toại nguyện và những cảm tính bất an mà tất cả chúng ta đều cảm thấy trong cuộc
sống của mình. Nói một cách vắn tắt hơn thì đấy là sự bất toại nguyện của sự hiện
hữu.Cách hiểu về khổ đau - duhkha rộng hơn, được Hịa thượng Thích Thiện Siêu giải
thích khi trình bày về Khổ đế, Hịa thượng cho rằng, duhkha ngồi nghĩa là bất toại
nguyện thì phải được hiểu đầy đủ với 4 nghĩa: Khổ, Vô thường, Không và Vô ngã đây là 4 Pháp ấn quan trọng của Phật giáo.
Như vậy, khi tìm hiểu về khổ đau - duhkha chúng ta không chỉ dừng lại ở cách hiểu

đó là sự bất an, rối loạn ở thể xác lẫn tinh thần mà duhkha còn bao hàm cả trạng thái
hạnh phúc tương đối. Khi con người hiểu rõ được căn nguyên của sự vật, hiện tượng,
con người sẽ tự tìm cho mình được cách giải thốt ra khỏi những bấn loạn hiện hữu.
Đó mới chính là giá trị của từ duhkha trong quan niệm Phật giáo.
Trong bài thuyết giảng đầu tiên tại Thành Ba-la-nại - Varanasi (Varanasi nằm bên
bờ Tây sông Hằng, thuộc bang Utta Pradesh Ấn Độ) cho 5 anh em nhà Kiều Trần Như
- 5 đệ tử đầu tiên của Phật, Đức Phật đã nêu ra Bốn sự thật cao quý (Tứ diệu đế) và
trong sự thật thứ nhất Đức Phật nêu lên khái niệm về khổ đau và vơ thường, đấy là
những gì làm nền tảng cho giáo lý. Dựa trên nền tảng đó Bốn sự thật liên kết chặt chẽ
và mạch lạc với nhau giúp hình thành tồn bộ đạo pháp. Bốn sự thật ấy như sau:
a- Sự sống là khổ đau, bởi vì tất cả đều vơ thường (Khổ đế). Có tám loại khổ chính mà
con người phải gánh chịu:
1) khổ vì sinh,
2) khổ vì lão,
3) khổ vì bệnh,
4) khổ vì tử,
5) khổ vì phải kết hợp với những gì hay với những người mà mình khơng thích (ốn
tăng hội),
6) khổ vì phải xa lìa những gì hay những người mà mình yêu quý (ái biệt ly),
3


7) khổ vì khơng thực hiện được hạnh phúc mà mình ước mơ (cầu bất đắc),
8) khổ vì phải gánh chịu sự biến động của năm thứ cấu hợp hay ngũ uẩn (skandha) một cấu hợp vật chất tạo ra thân xác (sắc) và bốn cấu hợp thuộc lãnh vực tâm thần, tất
cả kết hợp với nhau tạo ra cá thể con người (thụ, tưởng, hành, thức). Bốn khổ trước
thuộc về sinh lý; ba khổ tiếp theo thuộc về tâm lý và khổ cuối cùng chung cho cả tâm sinh lý.
b- Nguồn gốc của khổ đau phát sinh từ dục vọng (Tập đế) - do Thập nhị nhân duyên
(tức là 12 nhân duyên có quan hệ mật thiết, cái này làm nhân, làm duyên cho cái kia,
cái này là quả của cái trước, đồng thời làm nhân cho cái sau) tạo ra chu trình khép kín
trong mỗi con người, gồm: vô minh - hành - thức - danh sắc -lục nhập - xúc - thụ - ái thủ - hữu - sinh - lão - tử.

c- Phương thuốc chữa chạy là đình chỉ mọi dục vọng (Diệt đế). Muốn diệt trừ khổ đau
thì phải diệt trừ vơ minh. Khi vơ minh bị diệt thì trí tuệ được chiếu sáng, khi đó con
người sẽ hiểu rõ được bản chất của vũ trụ và con người để thốt ra khỏi vịng ln hồi
sinh tử.
d- Có một con đường mang lại sự chấm dứt đó, đấy là con đường gồm tám giới luật
(Đạo đế) (Bát chánh đạo). Đấy là con đường cao quý gồm có tám nhánh, ấy là sự quán
thấy đúng, tư duy đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng, phương tiện sinh sống đúng,
cố gắng đúng, chú tâm đúng, sự tĩnh tâm đúng. Tám nhánh của Bát Chánh đạo được
phân ra làm ba nhóm:
Nhóm thứ nhất thuộc về đạo đức hay giới luật (sila) gồm có:
a- Ngơn từ đúng(Chính ngữ): khơng nói dối, khơng dèm pha, khơng nói những lời
hung bạo, khơng nguyền rủa, khơng ba hoa vơ ích.
b- Hành động đúng (Chính mệnh): khơng sát sinh, khơng trộm cắp, tơn trọng luân lý
trong lĩnh vực tính dục, giúp đỡ người khác biết sống một cách ngay thật.
c- Phương tiện sinh sống đúng (Chính nghiệp): khơng sinh sống bằng những nghề làm
hại đến người khác và các chúng sinh khác (chẳng hạn như bn bán khí giới, lường
gạt, làm nghề đồ tể, chăn nuôi súc vật để giết thịt, phá rừng...), nói chung là phải biết
tơn trọng sự sống và kính trọng tất cả chúng sinh.
* Nhóm thứ hai thuộc sự tĩnh tâm hay thiền định (samadhi) gồm có:
a- Cố gắng đúng (Chính tinh tiến): ngăn chận các thói quen tâm thần kém đạo đức
phát sinh trở lại, không để cho các thứ dục vọng độc hại mới phát sinh và điều khiển
mình, cố gắng tạo ra các thể dạng tâm thức lành mạnh và tốt đẹp, phát huy thêm
những thể dạng tâm thức tốt sẵn có.
b- Chú tâm đúng (Chính niệm): ý thức và chú tâm vào thân xác, giác cảm, sự sinh
hoạt tâm thần, tư duy và các khái niệm.
c- Tập trung tâm thức đúng (Chính định): đây là lãnh vực thiền định, chẳng hạn như
sự tập trung tâm thức bằng hơi thở.
* Nhóm thứ ba là sự hiểu biết tối thượng hay Bát-nhã (prajna) gồm có:
a- Tư duy đúng (Chính tư duy): tức là từ bỏ hay là qn chính mình, khơng ích kỷ,
u thương tất cả chúng sinh và bất bạo động.

b- Sự hiểu biết đúng (Chính kiến): thấu triệt được Tứ Diệu đế.
Như vậy, hơn hai thế kỷ trước, Đức Phật đã tìm ra căn bệnh khổ đau - duhkha mà con
người thường xuyên phải gánh chịu trên thân xác và trong tâm thức. Ngài phân tích
cho chúng ta thấy nguyên nhân sâu kín của đủ mọi thứ bệnh tật đang đày đọa con
người và kê ra một toa thuốc hóa giải tận cội rễ của tất cả các thứ khổ đau ấy mà Ngài
4


gọi chung là duhkha. Phương thức của Ngài đưa ra đó là tự mỗi người hãy nhận ra sự
vơ minh của mình để diệt trừ nó, hãy nhận thức về tính vơ thường của thế giới, tính vơ
ngã của chủ thể. Khi đó, con người mới tự mình đem lại an lạc trong cuộc đời mà
không bị những nỗi khổ đau bám víu, đưa con người vào trạng thái bất an và lo sợ
trong cuộc sống.
2.2. Quan niệm của Phật giáo về nguyên nhân của Khổ (Tập đế -Samudaya Dukkha)
Cái ngun nhân chính là dục tức là lịng ham muốn khơng có giới hạn như biển sâu
khơng đáy. Con người khổ vì ham muốn sống đời khơng chết nên cố luyện trường
sanh bất tử, ham muốn chiếm đoạt, ham muốn khối lạc về vật chất lẫn tinh thần, ham
muốn tình cảm, nói tóm lại con người ham muốn đủ thứ hết dù phải rơi vào vòng tội
lỗi. Tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến là những nguyên nhân dẫn đến khổ đau của
kiếp người.Có hai loại muốn mà ai cũng có thể bị nó chi phối là tham muốn và mong
muốn. Tham muốn là sao? Là nhất quyết muốn cho bằng được, nếu khơng được thì
bất mãn, tức tối, khó chịu; phiền muộn, giận dỗi phát sinh và tìm cách chiếm đoạt. Do
đó, tham muốn càng nhiều thì càng phát sinh các thứ phiền não vì tham muốn mà
khơng được như ý, nếu được thì tham càng thêm tham, nếu tham khơng được thì sinh
ra giận hờn, khó chịu rồi tìm cách trả thù.Như chúng ta đã biết, ít ai trong cuộc đời
này sống khơng tham muốn. Có sự sống là có tham muốn, nhưng tham muốn nhiều
hay ít là tùy theo sở thích của mỗi người mà thơi. Tham có nghĩa là tham lam, ích kỷ,
nhỏ mọn, làm cái gì cũng muốn đem về cho riêng mình, dù có của dư thà để mục nát
chứ khơng dám đem ra giúp đỡ một ai. Mong muốn có nghĩa là mong cầu, ước mơ,
nếu có cũng được, khơng có cũng không sao. Tham muốn và mong muốn khác nhau ở

chỗ đó, một đàng muốn cho bằng được, nếu khơng được thì nổi giận, ốn hờn, tìm
cách trả đũa và quyết tâm chiếm đoạt cho mình nên bất chấp luân thường đạo lý, có
khi cũng phải giết người để thỏa mãn lịng tham muốn. Trong cuộc sống này chúng ta
có quyền ước mơ, mong muốn chớ đừng nên tham muốn quá đáng mà làm khổ đau
cho nhau.Khi tham muốn được rồi lại muốn nhiều thêm nữa, muốn mà khơng được thì
sinh ra sân hận tìm cách trả thù. Con người khi thiếu thốn quá cho rằng đó là khổ, bởi
thiếu thốn nên ta mong muốn có được đầy đủ, nhưng mong muốn mà không được như
ý là khổ, được rồi lại mất càng khổ hơn, mọi đau khổ ở đời đều do ngun nhân chính
là dục. Thân xác chúng ta ln ln có những nhu cầu cần được thoả mãn như: ăn no,
mặc ấm, ngủ nghỉ thoải mái, vui chơi giải trí nhà cao cửa rộng là những điều kiện mà
ta cho là hạnh phúc, rồi đến các nhu cầu sinh hoạt khác như hưởng thụ khoái lạc, danh
vọng, chức tước và quyền lực.
Vì cuộc sống này như vậy nên chúng ta khơng thể làm khác được, cịn sự sống là cịn
có tham muốn, nhưng ta phải tham muốn thế nào cho phải lẽ. Ở đây Phật vì lịng từ bi
chỉ cho ta biết thân-tâm này không thật ngã để mọi người bớt luyến ái, chấp trước mà
làm khổ cho nhau. Thật ra, đã làm người khó có ai muốn ít biết đủ, chỉ một bề mong
cầu được nhiều mà không bao giờ nhàm chán. Tham muốn càng nhiều thì tội lỗi càng
phát sinh, càng gây ân oán, hận thù cho nhau khơng có ngày thơi dứt.Do vơ minh mà
sinh ra vọng động. Do có vọng động mà sinh ra vọng thức. Do có vọng thức mà sinh
ra phân biệt có đủ thứ ta, người, chúng sinh. Do có sự phân biệt ta người, mà sinh ra
xúc chạm. Do có sự xúc chạm mà sinh ra cảm thọ. Do có cảm thọ mà sinh ra tham ái,
luyến tiếc, và từ đó bám víu, dính mắc vào sự hiện hữu của nó, nên sống chết, khổ
não, ưu sầu, buồn lo đủ thứ. Một khi con người sân hận, cộng với giận hờn mà khơng
đủ khả năng hóa giải, thì lâu ngày trở thành thù ghét, do đó lúc nào cũng muốn tìm
5


cách trả thù hay rửa hận. Giận là lời nói tắt của từ nóng giận, hờn là từ nói tắt của chữ
hờn mát, gọp chung lại là giận hờn.Sân hận có nghĩa là giận hờn. Khi chúng ta giận
hờn ai đó mà cứ ghìm mãi trong lịng thì lâu ngày trở nên thù hằn, ghét bỏ, âm ỉ tìm

cách trả thù thích đáng, khi có cơ hội là ra tay liền. Giận hờn là một thói quen xấu có
tính cách hại người, hại vật, dù nặng hay nhẹ thì chắc chắn cũng làm tổn hại đến
những người xung quanh. Không phải ai khi đã thức tỉnh chỉ một lúc là các tập khí,
thói quen xấu dứt trừ được hết. Kết quả còn tùy theo sự huân tập tật xấu nhiều hay ít
của mỗi người.Trong khi đó, Phật dạy thân này do bốn chất đất, nước, gió, lửa hịa
hợp lại mà thành, nên khơng có gì là thực thể cố định cả. Cái được gọi là ta, là của ta,
nó cũng khơng thật, ai chấp vào đó thì sinh ra luyến ái, bám víu mà lầm tưởng là thật
ta, nên mới chấp ngã rồi từ đó sinh ra chiếm hữu, ai nghĩ và làm như vậy tức là người
vô minh nên lúc nào cũng sống trong đau khổ lầm mê.
Ý thức được khổ đau do sự si mê chấp ngã gây ra, mà con người đành lòng nhẫn tâm
giết hại lẫn nhau để bảo tồn cái thân vô thường bại hoại này. Chúng ta thử lắng dừng
tâm tư một chút, để nhìn thấy rõ cuộc đời là một dịng trơi chảy biến thiên, không
dừng hẳn ở một phút giây nào, không đứng mãi một vị trí nào.
Quan niệm cố giữ và chiếm hữu, là nguyên nhân của sự thấy biết sai lầm do sự si mê
chấp ngã mà ra. Thân này rồi cũng phải già nua mà chúng ta muốn trẻ mãi không già,
thân này bệnh hoạn đau nhức mà chúng ta muốn sống hồi khơng bệnh, thân này thở
ra mà khơng cịn thở vào thì coi như bị ngủm cù đeo mà chúng ta muốn sống hồi
khơng chết. Một sự thật q rõ ràng mà ít ai nhìn thấy, chúng ta thử quán chiếu cuộc
đời này với những cái có hình tướng, coi nó có mãi trường tồn hay khơng. Khi chúng
ta mưu cầu tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, tất nhiên ta phải đụng chạm đến nhiều người
khác cũng đang tìm như ta vậy. Sự ham muốn quá đáng làm cho ta mù quáng, do đó
chúng ta chỉ muốn hưởng thụ trên sự đau khổ của kẻ khác."Chiến thắng mười vạn
qn cịn dễ hơn chiến thắng lịng mình, chúng ta tự thắng được mình là chiến cơng
oanh liệt nhất".
2.3. Quan niệm của Phật giáo về sự chấm dứt khổ đau (Diệt đế- Nirodha Dukkha)
Diệt Đế là một trạng thái tâm đã đoạn diệt lòng ham muốn và các ác pháp, người sống
trong trạng thái này được xem là đã giải thốt hồn tồn tức là người đã làm chủ sự
sống chết của mình, người làm chủ sự sống chết của mình là người hạnh phúc nhất
trên thế gian này.
Người ta thường bảo Diệt Đế là Niết Bàn như thế này, như thế nọ, đó là tưởng tri

của các nhà học giả, nhất là các nhà học giả phát triển thì lại bịa ra đủ loại Niết Bàn
Diệt Đế khơng phải là một cảnh giới siêu hình như các nhà Đại Thừa thường tưởng
tượng và cho đó là nơi chư Phật thường trú. Nếu một người đoạn diệt lòng tham muốn
và các ác pháp thì cuộc sống của họ là Niết Bàn, chứ không phải ở nơi đâu cả.
Đức Phật gọi Diệt Đế là một chơn lý thật sự, một trạng thái tâm lý thật sự khơng cịn
khổ đau của kiếp người, chứ không giống như các nhà học giả phát triển xây dựng
những cảnh giới Niết Bàn mơ hồ, trừu tượng, ảo tưởng. Những loại Niết Bàn này
không được gọi là chân lý, vì nó là những cảnh giới tưởng tượng của con người, cho
nên nó khơng thật có, chỉ duy nhất có Diệt Đế của đạo Phật mới được gọi là chơn lý
của lồi người mà thơi vì nó có thật.
Khi chúng ta quán xét Diệt Đế rõ thấu trạng thái thật sự giải thoát của đạo Phật là
chỗ đoạn diệt lòng ham muốn và các ác pháp. Rõ thấu được như vậy chúng ta mới có
phương hướng nhắm vào từng giây, từng phút đẩy lui toàn bộ lòng tham muốn và các
6


ác pháp trong ta. Khi đẩy lui lòng tham muốn và các ác pháp trong ta thì đó là Diệt
Đế; thì đó là chúng ta đã đạt được chơn lý của kiếp sống làm người.
Chơn lý của kiếp sống con người không phải là thần thông phép thuật, thế mà người
đời nói đến tu hành là nói đến thần thơng pháp thuật, thần thông pháp thuật chỉ là một
điều huyễn hóa lừa đảo thiên hạ bằng cách làm trị ảo thuật hoặc nói láo truyền miệng,
mà Ngài Thường Chiếu nói: “Một con chó sủa một bầy chó sủa theo”. Dù nếu có thần
thơng thật sự đi nữa thì đó cũng chỉ là một trị ảo thuật giải trí cho những người thừa
thì giờ nhàn rỗi, chứ chẳng ích lợi gì cho loài người trên hành tinh này. Từ xưa đến
nay, chúng ta đã từng nghe tin tức qua báo chí hoặc phim ảnh có nhiều đạo sĩ tu tập rất
vất vả, nhưng lại thị hiện làm trò ảo thuật cho mọi người xem chơi, tạo danh cho cá
nhân của mình, lợi dụng lịng ham mê thần thơng của con người, nên mở ra rất nhiều
thiền đường, giảng đường để lừa đảo thiên hạ làm hao tốn biết bao nhiêu tiền của và
cơng sức của mọi người nhưng nhìn lại có ích lợi gì cho ai đâu.
Niết Bàn của Phật giáo chân thật như vậy, với trí hữu hạn của chúng ta đều nhận biết

rõ ràng thực tế và cụ thể, khơng có một sự tưởng tượng nào trong trạng thái này. Vì
Chân lý của đạo Phật rất thực tế trong đời sống của chúng tôi, nên chúng tôi chọn đạo
Phật, lấy đạo Phật làm những bài học để xây dựng cho mình trở thành những con
người có một đạo đức khơng làm khổ mình, khổ người và như vậy có lợi ích cho mình
và cho người, đó là nguyện vọng của chúng tôi khi đến với đạo Phật và tu tập Định Vô
Lậu câu hữu Diệt Đế.Diệt Đế là một chân lý thật sự, có thật, mà con người thực hiện
được, làm được, sống được chứ không phải là một lý luận suông, như những lý luận
của các tôn giáo và các tông phái khác.
2.4. Quan niệm của Phật giáo về con đường Diệt khổ (Đạo đế- NirodhaGamadukkha)
Đạo tức là con đường (marga là con đường), con đường chuyển hóa, con đường đưa
tới giải thốt và an lạc. Muốn tìm con đường giải thốt, con đường chuyển hóa, ta phải
tìm ở đâu? Nhiều người đã trả lời và có những câu trả lời rất mạnh mẽ. Một vị Thiền
sư Việt Nam, trong khi thuyết pháp đã nói: ‘‘Mục đích quan trọng nhất của người xuất
gia là vượt thoát sinh tử.
Một vị đệ tử mới hỏi: ‘‘Bạch thầy, tìm sự vượt thốt sinh tử ở đâu? Vị Thiền sư trả
lời: ‘‘Tìm ngay ở trong sinh tử. Thiền sư đó tên là Thiện Hội, và thiền sinh ấy tên là
Vân Phong, sống ở thế kỷ thứ mười.Tìm cái khơng sinh tử ngay ở trong sinh tử.
Đạo không tách rời khỏi cuộc sống hiện thực của chúng ta, trong đó có những khổ
đau mà chúng ta đã và đang trải qua. Đạo không phải tự trên trời rơi xuống đất. Đạo
tức là con đường tìm ra ngay trong hồn cảnh đau khổ. Nếu khơng có hồn cảnh đau
khổ của chúng ta thì khơng có đạo. Cho nên đạo đế được làm bằng khổ đế. Điều này
cho thấy, một lần nữa, nguyên tắc duyên khởi và bất nhị của đạo Phật. Nếu khơng
nhìn vào cuộc đời thực tại với những đau khổ, với những vấn đề của nó, thì ta khơng
thể tìm ra đạo. Tìm đạo ngay trong khổ và trong tập.Cho nên khi nói về bát chánh đạo
chúng ta phải nhớ rằng đạo là phương pháp hành trì liên hệ mật thiết đến những khổ
đau có thực của chúng ta.
Trong giới Tiếp Hiện có một giới nói về chuyện cần thiết tiếp xúc với đau khổ,
không được trốn tránh đau khổ, phải trực diện với đau khổ. Cũng như hoa sen khơng
có thể mọc trên đá mà phải mọc trong bùn, đạo giải thốt phát sinh từ vũng lầy của
đau khổ. Khơng những đạo đế liên hệ với khổ đế mà còn liên hệ mật thiết với tập đế

và diệt đế. Khi đã được Đức Phật chỉ bày về bản chất khổ đau của cuộc sống cũng như
những nguyên nhân dẫn đến khổ đau, bạn cần suy ngẫm, quán xét để hiểu rõ giáo
7


Pháp. Chỉ khi có được hiểu biết đúng đắn, bạn mới có thể bước tiếp và đi đúng hướng
trên con đường tu tập. Nếu bạn vẫn chưa thể nhận thấy một cách sâu sắc rằng cuộc đời
này, vạn pháp trên thế gian này cũng như chính thân tâm bạn đều chịu sự chi phối của
quy luật vô thường, khổ, không và vơ ngã thì mọi sự tu tập đều khơng được lợi ích và
bạn sẽ rất khó đạt được tiến bộ trong những thực hành của mình. Bởi vậy, trí tuệ hiểu
biết đúng đắn này cũng được đề cập tới như là “chính kiến”, yếu tố đầu tiên của Bát
chính đạo.Bát chính đạo là những chỉ dẫn của đức Phật về cách thực hành tu tập nhằm
đưa hành giả thoát khỏi mọi bám chấp và vọng tưởng mê lầm, nó như một phương
dược giúp đối trị khổ đau và hiển lộ trí tuệ hiểu biết về bản chất chân thực của vạn
pháp. Bát chính đạo nói về tám khía cạnh thực hành khác nhau nhưng đó khơng phải
là những khía cạnh hay các bước thực hành độc lập, từng bước từng bước một mà tất
cả những khía cạnh này có mối quan hệ tương hỗ mật thiết và cần được thực hành
đồng thời. Chính kiến là sự hiểu biết, quan kiến đúng đắn. Chính kiến có được khi bạn
giác ngộ về Khổ đế, nhìn mọi sự vật hiện tượng như bản chất chân thật của chúng thay
vì nhìn qua lăng kính vọng tưởng thơng thường của thế gian. Để có được quan kiến
chân chính này, bạn cần thấu hiểu rằng lý vô thường, khổ, không, vô ngã và quy luật
về Nghiệp chi phối mọi sự vật, hiện tượng thế gian.
Chính kiến không được xây dựng nên từ những hiểu biết, phân biệt nhị nguyên mà
cần được bắt đầu bằng trực giác quán chiếu sâu sắc sự thật về khổ, bản chất của khổ
đau. Khi nhận ra cuộc sống này là vơ thường, bạn sẽ bình thản đón nhận mọi thăng
trầm của cuộc đời với tâm an nhiên không vướng bận. Hiểu được cội nguồn của đau
khổ, bạn sẽ không bị chi phối quá nhiều bởi sự tham đắm, tâm sân hận hay những xúc
tình tiêu cực khác. Sự hiểu biết về bản chất vô ngã giúp bạn xả bỏ bám chấp, ni
dưỡng tâm từ bi, xa lìa những tham ái vị kỷ bởi nhận ra rằng đem lại an vui cho người
khác cũng chính là vun trồng hạnh phúc cho chính mình. Chính kiến là yếu tố tiên

quyết bởi chỉ có chính kiến mới đem lại suy nghĩ và hành động đúng đắn.
Chính tư duy là suy nghĩ đúng đắn, là thanh lọc tâm để loại trừ những tư tưởng bất
thiện và chăm bón những hạt giống thiện lành trong khu vườn tâm. Nếu như Chính
kiến nói về khía cạnh nhận thức của trí tuệ thì Chính tư duy nói về khía cạnh của sức
mạnh tinh thần (ý chí) điều khiển mọi hành động của bản thân. Chính tư duy giúp bạn
thoát khỏi tham dục, sân hận và những niệm phiền não tương ứng bằng cách xả bỏ
bám chấp, trưởng dưỡng suy nghĩ và hành động tốt đẹp cũng như từ bỏ những suy
nghĩ và hành động xấu ác, tổn hại đến tha nhân, qua đó trưởng dưỡng tâm từ bi.
Chính ngữ vơ cùng cần thiết bởi nó hỗ trợ cho sự tịnh hóa về mặt tinh thần. Khơng
có lời nói đúng đắn, bạn khơng thể thanh lọc tâm ý, trưởng dưỡng tâm linh. Trong đời
sống thế gian, lời nói có thể gây chiến tranh hay đem lại hịa bình, có thể tạo nên kẻ
thù hay bằng hữu, có thể cứu sống hay đoạt mạng. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng chính
ngữ chỉ có thể đạt được khi bạn khơng nói dối, đặc biệt là sự dối lừa có chủ đích,
khơng nói lời xấu ác, khơng nói lời thêu dệt vu khống, khơng nói lời vơ nghĩa thị phi.
Tóm lại, lời nói chính ngữ là lời nói chân thật, hịa nhã, mềm mỏng và có ý nghĩa thực
sự.Chính nghiệp là hành thiện, xa lìa ác hạnh. Chính nghiệp chỉ những tạo tác liên
quan đến hoạt động của thân. Để có Chính nghiệp, bạn khơng được làm tổn hại hay
đoạt mạng sống của chúng sinh, dù là bất kỳ hữu tình hàm thức nào, không được
chiếm đoạt, trộm cắp bất cứ thứ gì khơng phải của mình, khơng được tà dâm tức là
hành vi dâm dục bất chính, làm tổn hại tới người khác.Có thể thấy rằng, hai yếu tố đầu
tiên (Chính kiến, Chính tư duy) là sự tu tập, rèn luyện đối với ý. Chính ngữ thuộc về
8


khẩu và Chính nghiệp thuộc về thân. Ba yếu tố này bổ trợ lẫn nhau giúp hành giả đạt
được sự thanh tịnh của thân, khẩu, ý.Chính mạng là phương tiện sinh sống đúng đắn.
Chính mạng dạy chúng ta phải kiếm sống bằng những nghề nghiệp lương thiện. Một
cách cụ thể, người tu tập Chính mạng phải xa lìa cơng việc liên quan tới vũ khí, tới
chất độc, chất gây nghiện (rượu, bia, ma túy, thuốc lá...) hay làm tổn hại mạng sống
của chúng sinh (giết mổ…). Ngồi ra, những cơng việc mâu thuẫn với Chính ngữ,

Chính nghiệp cũng cần phải từ bỏ vì khơng đem lại Chính mạng.
Chính tinh tiến có thể coi là yếu tố vơ cùng quan trọng để thực hành và thành tựu
bảy chi còn lại của Bát chính đạo. Nếu khơng tinh tấn, miên mật một cách đúng đắn,
bạn sẽ không thể thành tựu bất cứ chi nào và sẽ bị thoái thất hay sai lệch trong sự thực
hành của mình. Chính tinh tiến có được dựa trên sức mạnh nội tâm, chính là những
năng lực của tham ái, đố kỵ, sân hận… được chuyển hóa. Một cách cụ thể, bạn cần từ
bỏ những điều xấu ác đã lỡ phát sinh, ngăn chặn những niệm xấu ác chưa phát sinh,
phát khởi những niệm thiện lành và duy trì, trưởng dưỡng những việc thiện lành đã
phát sinh. Vì vậy, Chính tinh tiến phải ln được dẫn dắt bởi Chính kiến.
Chính niệm là tỉnh giác, chú tâm và nhận biết rõ ràng những gì đang diễn ra trong
giây phút hiện tại. Chính niệm có được bằng cách xa rời mọi vọng tưởng, mọi sự
phóng chiếu nhị nguyên, mọi so sánh đối đãi. Thông thường, chúng ta làm mọi việc
trong sự thiếu tỉnh thức, bị chi phối bởi đủ mọi xúc tình, vọng tưởng. Chính niệm
giống như mỏ neo giúp ta nhận thức mọi thứ một cách sáng rõ, quán chiếu sâu sa bên
trong của sự vật hiện tượng thay vì bị cuốn theo. Bằng chính niệm, tỉnh thức, chúng ta
giữ vai trò quan sát và chủ động để có thể nhận thức rõ ràng tồn bộ tiến trình của tâm
ý. Chẳng hạn, khi tức giận, bạn thường để bị cuốn theo cơn sân hận và hành động
thiếu suy nghĩ, gây đổ vỡ và oán hờn, để rồi sau đó cảm thấy hối tiếc. Tuy nhiên, nếu
lúc đó chúng ta tỉnh thức, quán chiếu cơn giận, chỉ cần quan sát mà không cần dồn
nén cưỡng ép cảm xúc, cơn nóng giận của chúng ta cũng dần dần nguội bớt. Đức Phật
dạy ta bốn phương pháp để ni dưỡng chính niệm bao gồm quán thân bất tịnh, quán
thọ thị khổ, quán tâm vô thường và quán pháp vô ngã.
Bước cuối cùng trên con đường Bát chính đạo là Chính định - phương pháp thiền
định chân chính. Thiền định được hiểu là sự chú tâm, an định tâm vào một đề mục hay
đối tượng nhất định. Khi tâm an định, vững vàng, phiền não tạm thời lắng xuống, tâm
trở nên sáng rõ, trí tuệ dần được hiển bày. Chính định chỉ có được nhờ tinh tấn cơng
phu thiền định. Khi đạt được cấp độ nhuần nhuyễn nhất định, bạn có thể định tâm một
cách nhậm vận trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy rằng Bát chính đạo khơng phải một lý thuyết xa vời mà đó là
bản đồ tu tập, kim chỉ nam cho sự thực hành trong cuộc sống của bất cứ cá nhân nào

muốn hoàn thiện bản thân, thoát khỏi sự chi phối của khổ đau hướng tới giải thốt,
giác ngộ. Bát chính đạo bao hàm cả ba khía cạnh tu tập là Giới, Định, Tuệ. Chính ngữ,
Chính nghiệp và Chính mạng thuộc về Giới. Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định
thuộc về Định và Chính kiến, Chính tư duy thuộc về Tuệ. Giới được ví như rễ cây,
Định là thân cây, Trí tuệ và quả vị Niết bàn chính là hoa trái của cơng phu tu tập. Đây
là con đường đưa đến hạnh phúc lâu bền mà Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta.

9


C.KẾT LUẬN
Nhân sinh quan phật giáo là hệ thống quan điểm của phật giáo về con người, đời sống
của con người. Hệ thống quan điểm mày chịu sự chi phối của thế giới quan, của tồn
tại xã hội Ấn Độ cổ trung đại và bởi các ý thức xã hội khác.
- Luân hồi: có nghĩa là sự chuyển sinh hay còn gọi là bánh xe luân hồi.
- Nghiệp: bao gồm ý nghiệp là suy nghĩ mà phải suy nghỉ tốt và suy nghĩ đúng; Khẩu
nghiệp là lời nói; Thân nghiệp là phải làm tốt.
- Giải thoát: là sự thành tâm, chấp nhận thân phận và luôn làm điều thiện.
- Quan niệm về đời người: “ Đời là bể khổ”; Thực chất của đạo Phật là học thuyết về
nỗi khổ và sự giải thoát. Để đạt được sự giải thoát, Phật giáo đã đưa ra thuyết “Tứ
diệu đế”
+ Khổ đế: Triết lý nhân sinh phật giáo cho rằng, bản chất cuộc đời con người là khổ
“Đời là bể khổ, đời là những chuỗi bi kịch liên tiếp, bốn phương đều là bể khổ, nước
mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”Có thể nói, quan niệm về “khổ” để nói lên bản
chất của triết lý nhân sinh quan trong học thuyết Phật giáo. Tất cả nổi khổ của con
người được phản ánh trong lý thuyết bát khổ bao gồm:
Sinh khổ: người mẹ mang thai thì vất vả, mệt nhọc. Và khi con người có mặt trên
đời đã là khổ.
·
Lão khổ: Là sự khổ trong lúc già. Khổ của người là là “lực bất tịng tâm” muốn

là làm khơng được.
·

Bệnh khổ: Là sự khổ đau trong cơn đau bệnh.

·
Tử khổ: Là sự khổ trong lúc chết. Mọi người đều muốn sống an vui, chết nhẹ
nhàng, nhưng việc ấy rất khó toại nguyện.
Ái biệt ly khổ: Nổi khổ khi phải xa cách, chi ly người mình mến thương. Nỗi khổ
này bao gồn nỗi khổ sinh tử biệt ly.
·
Oán tăng hội khổ: Là sự khổ về oan gia hội ngộ, nỗi khổ vì sống cùng với người
mà mình khơng hề u thích.
·
Sở cầu bất đắt khổ: Là nỗi khổ do con người mong muốn, ao ước mà khơng đạt
được, thì tạo thành nỗi khổ.
Ngũ ấm xí thạnh khổ: Gây ra bởi sắc, thọ, tưởng, hành tức là cho thân tâm phải
chịu hết những nỗi khổ. Như vậy, ở đây nói về sự khổ của Thân và Tâm.
10


+ Cùng với việc chỉ ra nỗi khổ của con người, Phật giáo cũng chỉ ra những
nguyênnhân cơ bản của nổi khổ, điều này thể hiện trong thuyết Nhân đế:
·
Tham: Là biểu hiện tham lam của con người, cầu mong những cái mình chưa có
tham lợi; tham danh; tham quyền lực
·
Sân: Là sự đố kỵ, sự cấu gắt, nóng giận, bực tức, khi con người khơng hài lịng
về một vấn đề nào đó.
·


Si: Là sự si mê, lú lẫn làm cho con người không phân biệt điều hay dỡ

Từ ba nguyên nhân trên dẫn đến hai nguyên nhân chính là Vơ minh và Ái dục: Vơ
mình là sự kém hiểu biết, còn ái dục là sự tham lam.
+ Phật giáo khẳng định nỗi khổ có thể tiêu diệt được, có thể chấm dứt khỏi vòng luân
hồi với tư tưởng về Diệt đế. Phật giáo khuyên chúng ta là không sát sinh; không
trộm cắp; không tà dâm; không uống rượu; không nói dối; tỉnh tâm. Để cho Phật
tính bừng sáng, soi sáng dẫn chúng sinh đến cỏi niết bàn. Diệt đế nói lên thế giới
của sự giải thốt, thế giới khơng cịn đau khổ.
+ Về con đường giải thốt bể khổ của Phật giáo thông qua thuyết Đạo đế để tập trung
trong tư tưởng bát chính đạo thực chất là để diệt trừ vơ minh.
·
Chính kiến: là sự hiểu biết đúng đắn, nhất là nhận thức rõ về Tứ diệu đế; hiểu
đúng sự vật khách quan, người ta nói có chính kiến sẽ biết phân biệt đúng sai, chi phối
mọi hoạt động, tâm trí sáng suốt
·

Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn;

·

Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính;

·
Chính nghiệp: hành động chân chính (khơng tà dâm, khơng sát sinh...) nghiệp có
tà nghiệp và chính nghiệp. Nếu là tà nghiệp (sát hại, trộm cướp...) thì phải tu sửa, cải
tạo, nếu là chính nghiệp thì phải giữ cho vững. Có thân nghiệp (do hành động gây ra),
khẩu nghiệp (do lời nói gây ra) và ý nghiệp (mới trong ý nghĩ)
· Chính mệnh: phải tiết chế dục vọng, trì giới (giữ các điều răn).

· Chính tinh tấn: hăng hái, tích cực trong việc tìm kiếm và truyền bá chân lý của Phật.
· Chính niệm: Phải thường hằng nhờ Phật, niệm Phật.
· Chính định: Phải tĩnh lặng, tập trung tư tưởng mà suy nghĩ về Tứ diệu đế, về vô
thường, khổ.
Chúng ta cần nhận thức rõ những yếu tố tích cực trong tư tưởng triết học Phật giáo.
Từ khi xuất hiện cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo duy nhất lên tiếng chống lại thần
11


quyền. Trong những tư tưởng của nó có những yếu tố duy vật và biện chứng. Đạo Phật
cịn tích cực chống chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất cơng địi tự do tư tưởng và
bình đẳng xã hội; nói lên khát vọng giải thốt con người khỏi những bi kịch của cuộc
đời. Đạo Phật nêu cao thiện tâm, bình đẳng, bác ái cho mọi người như là một tiêu
chuẩn đạo đức cơ bản của đời sống xã hội. Những giá trị tích cực của Phật giáo đã đưa
nó lên thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ban Hoằng pháp Trung ương (2008), Phật học cơ bản, Nxb. Tôn giáo.
2.Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và
nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb, Lý luận Chính trị Hà Nội.
3.Bukkyo Dendo Kyokai (2012), Lời dạy của Thích Ca Mâu Ni Phật, Nxb. Tôn giáo.
4.Nguyễn Duy Cần – Thu Giang (1992), Phật học tinh hoa, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
5.Thích Minh Châu việt dịch (1993), Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ I, II,
III, Đế Phân Biệt Tâm Kinh, Viện nghiên cứu Phật học Việt nam ấn hành.
6.Thích Minh Châu việt dịch (1992), Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tương Ưng V,
Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

7.Thích Minh Châu (1995), Những lời Đức Phật dạy về hòa bình và giá trị con người,
Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
8.Thích Minh Châu (1996), Chính pháp và Hạnh phúc, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
9.Thích Minh Châu dịch (2000), Kinh Trường A Hàm, Tập 2, Nxb Tôn giáo Hà Nội.
10. Thích Minh Châu (1999), Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.

13



×