Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.25 KB, 2 trang )

Trường: THPT Trần Phú Giáo án ôn thi tốt
nghiệp
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
Ngày soạn: 3/3/2013
I. Cuộc đời:
- HCM sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên gọi thời niên thiếu của
Người là Nguyễn Sinh Cung, thời kì đầu hoạt động cách mạng Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc.
- HCM tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), chủ tọa hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản
trong nước thành Đảng Cộng sản VN (1930), thành lập Mặt trận Việt Minh (1941), trực tiếp lãnh đạo cuộc
Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) và được bầu làm Chủ tịch nước VN Dân chủ Cộng hòa (1946). Từ đấy,
Người giữ các chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước cho đến khi qua đời vào ngày 2/9/1969.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh:
- HCM coi văn chương trước hết là vũ khí chiến đấu giành độc lập tự do cho đất nước, có đối tượng và
mục đích rõ ràng. Người đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Người yêu cầu nhà văn, nhà báo trước
khi viết phải đặt câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Sau đó mới quyết định Viết cái gì? Viết như thế nào?
Với quan điểm như vậy, sáng tác của Người chủ yếu tập trung vào đề tài “chống thực dân đế quốc, chống
phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
- HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp cách
mạng; chức năng của văn nghệ là tuyên truyền, cổ động, ca ngợi các anh hùng chiến sĩ xả thân vì nước,
những người tốt, việc tốt để động viên nhân dân. Người coi nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư
tưởng, góp phần đấu tranh phát triển xã hội và khẳng định:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)
- HCM quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả
cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng. Người chủ trương
phải viết cho dễ hiểu, cho “thấm thía”, có “văn chương” thì quần chúng mới thích đọc.
Đó là quan điểm sáng tác văn học phù hợp với nhu cầu cách mạng.
2. Sáng tác văn học của HCM:
Sự nghiệp sáng tác của HCM phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Có thể


tìm hiểu tác phẩm của Người trên ba lĩnh vực chính:
a. Văn chính luận:
- Do yêu cầu cách mạng phần lớn những bài viết thuộc loại văn chính luận với những hình thức khác
nhau: Tiểu phẩm, bút chiến, lời kêu gọi, tuyên ngôn…
- Mục đích:
+ Đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù.
+ Thực hiện những nhiệm vụ cách mạng dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Những năm hoạt động ở Pháp: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)  Bản án tố cáo tội ác dã man của
thực dân Pháp.
+ Tuyên ngôn độc lập (1945) → Văn kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại; là áng văn chính luận mẫu mực.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
+ Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)
b. Truyện và kí:
- Những năm hoạt động ở Pháp: tập truyện và kí, viết bằng tiếng Pháp.
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)
+ Con người biết mùi hun khói (1922)
+ Vi hành (1923)
+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)
+ Nhật kí chìm tàu (1931)
+ Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
- Mục đích:
+ Tố cáo tội ác dã man, bản chất xảo trá và tàn bạo của thực dân và phong kiến.
Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm 1
Trường: THPT Trần Phú Giáo án ôn thi tốt
nghiệp
+ Đề cao tấm gương yêu nước của những người cách mạng.
- Nghệ thuật: Bút pháp hiện đại với những tình huống truyện độc đáo, hình tượng góc cạnh, sinh động,
nghệ thuật trần thuật linh hoạt.
 Thể hiện tài năng viết truyện ngắn.

c. Thơ ca:
Đây là lĩnh vực có giá trị nổi bật trong sáng tạo văn chương của HCM. Các tập thơ của Người: Nhật kí
trong tù (1942-1943), Thơ Hồ Chí Minh (1967) và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990).
Tập thơ “Nhật kí trong tù” phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong
hoàn cảnh tù đày. Những giá trị tinh thần, lí tưởng cộng sản, lòng yêu nước, niềm lạc quan đã giúp người
chiến sĩ vượt lên tất cả. “Nhật kí trong tù” chứa chan tình cảm nhân đạo đối với những người lao động
nghèo khổ: những người phu đường, người nông dân một nắng hai sương, các em nhỏ và những người phụ
nữ, những bạn tù,… Tập thơ giàu giá trị nghệ thuật, nhiều bài vừa có phong vị cổ điển, vừa mang tính chất
hiện đại.
Các tập thơ khác của Người cũng thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, tinh thần ung dung lạc
quan, kết hợp chất trữ tình cách mạng với cảm hứng anh hùng ca của thời đại.
3. Phong cách nghệ thuật của HCM:
- Thơ văn của HCM đa dạng, nhiều thể loại và ở lĩnh vực nào cũng có những thành công nổi trội.
- Thơ văn của HCM kết hợp sâu sắc, nhuần nhuyễn quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và
nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại.
+ Văn chính luận của Người giàu tri thức văn hóa, giàu tính luận chiến, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo.
+ Truyện và kí của HCM là những tác phẩm mở đầu, đặt nền móng cho văn xuôi cách mạng. Lối kể
chuyện linh hoạt, giọng điệu uyển chuyển, giàu trí tuệ và rất hiện đại.
+ Thơ ca của Người hàm súc, uyên thâm, giàu tính nghệ thuật, mang đậm phong vị cổ điển nhưng vẫn rất
hiện đại.
Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm 2

×