Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.45 KB, 3 trang )

Trường: THPT Trần Phú Giáo án ôn thi tốt
nghiệp
TÂY TIẾN
- Quang Dũng -
Ngày soạn: 5/3/2013
A. Kiến thức cơ bản:
I. Về tác giả:
- Quang Dũng (1921 – 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng,
Hà Nội. Ông gia nhập quân đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- QD là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc,… Nhưng QD được biết đến nhiều là
một nhà thơ. Các tác phẩm chính: “Rừng biển quê hương” (thơ, văn, in chung với Trần Lê Văn, 1957); các
tập truyện kí: “Đường lên Châu Thuận” (1964), “Rừng về xuôi” (1968), “Nhà đồi” (1970); tập thơ “Mây
đầu ô” (1986),…
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
II. Về tác phẩm:
1. Hoàn cảnh sáng tác: Mùa xuân năm 1947, binh đoàn TT được thành lập. Cũng năm đó, QD tham gia
vào binh đoàn, giữ chức đại đội trưởng và phó ban tuyên truyền. Binh đoàn TT có nhiệm vụ phối hợp với bộ
đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào. Đa số những chiến sĩ trong binh đoàn là thanh niên Hà Nội. Họ phải
chiến đấu trên một địa bàn núi rừng rộng lớn và hiểm trở, trong những điều kiện chiến đấu vô cùng khó
khăn với những thiếu thốn về vật chất, những khắc nghiệt của thiên nhiên và sự đe dọa của bệnh tật. Đến
năm 1948, binh đoàn chuyển về Hòa Bình rồi giải thể để thành lập trung đoàn 52. Đây cũng là lúc QD chia
tay với binh đoàn và chuyển đơn vị. Một buổi chiều cuối năm 1948, ngồi ở Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ
vô cùng về một chặng đời cũ, đồng đội cũ, nhớ về một thời TT, QD đã sáng tác bài thơ “Nhớ TT”. Sau này,
khi in lại, nhà thơ đổi tên thành “TT”.
2. Nội dung: Cả bài thơ là một nỗi nhớ lớn, nỗi nhớ về những kỉ niệm Tây Tiến một thời gian khổ mà hào
hùng.
a. Đoạn 1: Nỗi nhớ về Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội cùng những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt.
b. Đoạn 2: Nỗi nhớ về Tây Bắc tươi đẹp, thơ mộng với những kỉ niệm đáng yêu của đời lính.
c. Đoạn 3: Nỗi nhớ về đồng đội.
d. Đoạn 4: Lời thề của người TT.
3. Nghệ thuật:


- Dòng cảm xúc thiết tha, mãnh liệt.
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt.
- Sự kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.
- Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính; những kết hợp từ độc đáo; những từ ngữ in đậm dấu ấn đời lính
tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp dẫn.
- Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vời vợi, khi bừng lên với đêm
hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh những
đồng đội một thời chiến đấu và hi sinh.
4. Chủ đề: Chủ yếu sử dụng bút pháp lãng mạn, QD đã ca ngợi vẻ đẹp anh hùng mà cũng rất đỗi hào hoa
của người lính TT. Họ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu và hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc.
B. Bài tập:
ĐỀ 1: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “TT” của QD.
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
b. Giải thích:
- Giải thích các khái niệm: cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng:
+ Cảm hứng lãng mạn là trong văn học được hiểu là những cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ muốn
vươn lên, vượt lên trên thực tại khách quan, thể hiện những khát vọng mạnh mẽ hướng về những vẻ đẹp
khác lạ trong thế giới của mơ ước, tưởng tượng ở tương lai hay quá khứ. Cảm hứng lãng mạn vì thế thường
thể hiện qua những đề tài như thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo, hồi tưởng kỉ niệm,… Đồng thời, nó đi tìm cái
đẹp trong những cái khác lạ, phi thường, độc đáo, vượt lên những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống
hằng ngày. Nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của tưởng tượng, liên tưởng. Cảm
Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm 1
Trường: THPT Trần Phú Giáo án ôn thi tốt
nghiệp
hứng lãng mạn cũng thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, thủ pháp tương phản, ngôn ngữ
giàu tính biểu cảm và tạo được ấn tượng mạnh mẽ.
+ Tinh thần bi tráng có nghĩa là không thể né tránh những gian khổ, mất mát, hi sinh nhưng nói về
những điều đó bằng cảm hứng anh hùng và giọng điệu tráng ca.
+ Cảm hứng lãng mạn thường gắn liền với tinh thần bi tráng. Thể hiện cảm hứng lãng mạn và tinh thần

bi tráng, tác giả thường phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng tài tình thủ pháp đối lập, yếu tố cường điệu
tô đậm cái phi thường, để lại ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp hùng vĩ và tuyệt mĩ.
- Lý giải ngắn gọn vì sao cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng lại là nét nổi bật của Tây Tiến:
+ Đặc điểm thời đại: Thời đại với những sự kiện và tầm vóc lớn lao đã mang đến hào khí cho con người
và thổi một niềm lạc quan cách mạng cho thi ca.
+ Nét đặc biệt của đoàn quân Tây Tiến: phần đông là thanh niên, học sinh Hà Nội. Họ đã mang vào cuộc
kháng chiến cả nhiệt huyết của tuổi trẻ và tâm hồn lãng mạn hào hoa của mình. Địa bàn hoạt động của Tây
Tiến là rừng núi miền Tây hùng vĩ và thơ mộng, cuộc sống của đoàn quân Tây Tiến tuy gian khổ, ác liệt
nhưng cũng đầy niềm vui, niềm lạc quan cách mạng.
+ Quang Dũng lại là một hồn thơ lãng mạn, tài hoa đồng thời cũng là một chiến sĩ của đoàn quân Tây
Tiến. Vì thế, cảm xúc thơ dễ bắt nhạy với vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng được gợi nên từ cuộc sống
và tâm hồn người lính Tây Tiến.
c. Phân tích những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ:
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Cảm hứng lãng mạn được khơi dòng bằng nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt (ngay từ đầu nỗi nhớ ấy đã
được gọi thành tên: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”. Chữ nhớ còn đi suốt bài thơ, đến cuối bài vẫn là “Hồn
về Sầm Nứa chẳng về xuôi”).
+ Cảm hứng lãng mạn còn được thể hiện qua cái nhìn đắm say và tinh tế của tác giả, phát hiện và ngợi
ca vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống miền Tây Bắc xa xôi mà đầy quyến rũ (những bức tranh thiên nhiên
thơ mộng, tình tứ: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”, những sinh hoạt
ấm áp tình quân dân: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”, “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”,…).
+ Cảm hứng lãng mạn toát lên từ tâm hồn người lính Tây Tiến: trẻ trung, lạc quan (“Heo hút cồn mây
súng ngửi trời”), nhạy cảm, tình tứ (“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”), lãng mạn hào hoa (“Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm”),…
- Tinh thần bi tráng:
+ Quang Dũng không né tránh hiện thực khốc liệt, không ngại ngần khi nói về những gian khổ, mất mát,
hi sinh của người lính (“Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”, “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”,…).
+ Vượt lên những gian khổ, hi sinh ấy là vẻ đẹp hào hùng đầy chất tráng ca. Đó là lí tưởng anh hùng
(“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”), là khí phách, tinh thần xem thường mọi khó khăn gian khổ (“Tây
Tiến đoàn binh không mọc tóc – Quân xanh màu lá dữ oai hùm”), là thái độ sẵn sàng đối mặt, thanh thản

của người lính trước những hi sinh (“Áo bào thay chiếu anh về đất”). Ngay cả nỗi đau cũng rất lớn lao, lạ
lùng như tạc vào sông núi (“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”,…).
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Bút pháp tương phản trong việc thể hiện hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống Tây Bắc và chất thơ từ
chính cuộc sống ấy, nét bi thương và hào hùng của hình tượng người lính.
+ Về mặt ngôn ngữ và hình ảnh, Quang Dũng sử dụng một loạt những từ Hán Việt gợi sự trang trọng
thiêng liêng: biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành,… Cách nói mĩ lệ hóa: “áo bào thay chiếu…”,
giọng điệu trữ tình cũng góp phần tạo nên cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng cho bài thơ.
d. Đánh giá chung:
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng góp phần tạo sức hấp dẫn riêng biệt cho bài thơ trong dòng văn
học chống Pháp.
- Tạo nên nét riêng về phong cách và đóng góp độc đáo của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống
Pháp: nét hồn nhiên, tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn của hồn thơ QD.
ĐỀ 2: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của QD.
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
b. Phân tích: Người lính TT chiến đấu ở vùng biên giới xa xôi, cách trở và đầy hiểm nguy nhưng vẫn rất hào
hùng, lãng mạn tạo cho người đọc lòng ngưỡng mộ, cảm phục.
Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm 2
Trường: THPT Trần Phú Giáo án ôn thi tốt
nghiệp
b.1. Nét đẹp bi tráng:
- Con đường hành quân trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ đến khắc nghiệt nên người lính TT xanh
xao, tiều tuỵ và bao người đã hi sinh nơi biên giới xa xôi, hoang vắng.
- Thế nhưng, người lính TT với thái độ hiên ngang “dữ oai hùm”, với tư thế sừng sững trên đỉnh dốc cao
“súng ngửi trời” và cao đẹp nhất là người lính TT sẵn sàng hi sinh tất cả cho TQ “Chiến trường đi chẳng
tiếc đời xanh”. Đó là vẻ đẹp của một thời cả thế hệ trẻ và nhân dân ta sẵn sàng “Cảm tử cho TQ quyết sinh”
để lại dấu ấn đẹp trong lòng người đọc.
b.2. Nét đẹp lãng mạn, hào hoa:
- Xuất thân: từ đô thành.
- Dù con đường hành quân lắm khó khăn nhưng người lính TT vẫn tìm thấy những nét đẹp ở vùng đất

hoang sơ, dữ dội mà vẫn tươi mát và đầm ấm, trữ tình
- Đặc biệt, tâm hồn người lính vẫn cứ mơ mộng, lãng mạn về “dáng kiều thơm”, vẫn say mê vẻ đẹp của
vùng đất và con người Tây bắc và tưởng tượng về cái đẹp hào hùng ngay cả trong sự hi sinh với niềm tin
tưởng vào mùa xuân đất nước mai sau làm chúng ta vừa ngạc nhiên vừa cảm phục.
→ Tái tạo vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, nhà thơ đã sử dụng bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn cách
mạng. Vẻ đẹp của người lính TT được thể hiện qua giọng thơ tha thiết, giàu cảm xúc, giàu chất nhạc, chất
tạo hình với những hình ảnh đẹp, lạ của nhà thơ QD đã tạo nên những ấn tượng sâu sắc trong lòng người
đọc.
c. Đánh giá:
- Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của những chàng trai ra đi từ Hà Nội khác với
người lính bình dị, chân chất vốn là nông dân trong các bài thơ “Đồng chí” (CH), “Nhớ (HN)…
- Hình tượng người lính vừa mang những nét riêng bi tráng, hào hùng, lãng mạn vừa là những hình ảnh
chung của một thế hệ trẻ sẵn sàng ra đi chiến đấu và hi sinh cho kháng chiến, cho TQ – một thế hệ thanh
niên mới của thời đại mới.
→ Tấm lòng và tài năng của QD đã để lại cho văn học VN “Một tượng đài bất tử bằng thơ” về hình tượng
người lính TT và sẽ sống mãi trong lòng người đọc.
ĐỀ 3: Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài thơ “TT”.
a. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
b. Cảm nhận về đoạn thơ: Nỗi nhớ về Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội cùng những cuộc hành quân gian khổ, khốc
liệt.
c. Đánh giá:
- Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đường hành quân của
đoàn quân Tây Tiến. Qua đó dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về thiên nhiên miền Tây vừa
hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ.
- Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấn tượng khó phai về thiên nhiên Tây Bắc.
Sự phối thanh nhịp nhàng khiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạc lâng lâng nhung nhớ về một
vùng đất Tây Bắc xa xôi bỗng trở nên thân thương gần gũi.
ĐỀ 4: Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai của bài thơ “TT”.
a. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
b. Cảm nhận về đoạn thơ: Nỗi nhớ về Tây Bắc tươi đẹp, thơ mộng với những kỉ niệm đáng yêu của đời lính.

c. Đánh giá: Hai đoạn thơ như hai nhịp của một trái tim đang đong đầy những yêu thương, lưu luyến, gắn bó
không rời với đất với người giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và của người lính nói
chung.
ĐỀ 5: Cảm nhận về đoạn thơ thứ ba của bài thơ “TT”.
a. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
b. Cảm nhận về đoạn thơ: Nỗi nhớ về đồng đội.
c. Đánh giá: Khổ thơ đã dựng nên một tượng đài bất tử về người lính. Người chiến sĩ Tây Tiến hào hoa, anh
dũng, kiêu hùng một thời đã gây nên ân tượng sâu sắc cũng như mối xúc động lớn lao cho bao thế hệ người
đọc. Hình tượng ấy dù vẫn có những hi sinh mất mát nhưng vượt lên tất cả vẫn là một khí phách hiên ngang,
một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng trân trọng. Đây cũng chính là chất bi tráng của tác phẩm.
Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm 3

×