Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2010 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.69 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ




THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP






Đề tài:
Đánh giá chung về tình hình phát
triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010 - 2012
Giảng viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện:
Hồ Minh Toàn Trần Hữu Quốc Thắng
Trần Nhật Tuấn
Trần Tiến
Phan Đức Tuyến
Nguyễn Văn Nhật
Lớp: K44 TKKD





Huế, 10/2013


LỜI MỞ ĐẦU
Sau thời gian học tâp và rèn luyện trên Giảng đường Đại học, với những kiến thức
được thầy cô Khoa Hệ thống thông tin quản lý – ĐH Kinh Tế Huế truyền dạy, chúng
em đã tiếp cận được những vấn đề khá cơ bản về nghề nghiệp trong tương lai của
mình. Tuy nhiên, đó mới chỉ là tính chất lý thuyết, bản thân mỗi sinh viên cần có thời
gian tìm hiểu, tiếp cận với thực tế để vân dụng các kiến thức đã được học. Kết thúc đợt
thực tập nghề nghiệp em đã học hỏi và đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm, kỹ năng bổ
ích.
Để có được kết quả này, trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức
khỏe đến quý thầy cô của Khoa Hệ thống thông tin quản lý – trường ĐH Kinh Tế Huế,
với sự quan tâm chỉ bảo, dạy dỗ tận tình chu đáo của quý thầy cô đến nay chúng em đã
có thể hoàn thành chuyên đề, đề tài:“Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2012”.
Do điều kiện thời gian có hạn cũng như hạn chế về vốn sống và kinh nghiệm nên
chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được
sự góp ý của quý thầy cô cùng các bạn để nhóm chúng em có thể bổ sung, nâng cao
kiến thức của mình để có thể phục vụ tốt hơn cho công việc sau này.

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.Những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch
1.1 Một số khái niệm về du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch

1.1.2 Tài nguyên du lịch
1.2 Khách du lịch
1.2.1 Khách du lịch quốc tế
1.2.2 Khách du lịch nội địa
1.3 Nhu cầu du lịch
1.3.1 Khái niệm
1.3.2 Đặc điểm nhu cầu du lịch
1.4 Sản phẩm du lịch

K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

4

Chương II : Tổng quan về du lịch Thừa Thiên – Huế
I. Khái quát chung về Thừa Thiên Huế
II. Phân tích số liệu về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010- 2012
A: Cơ sở lý thuyết
1. Phương pháp số tương đối và số tuyệt đối
2. Dãy số thời gian:
3. Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch

B: Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2010- 2012
C. Các định hướng phát triển thị trường khách du lịch

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO







K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

5

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp được mệnh danh là
ngành công nghiệp không khói nhưng lợi ích của nó mang lại là vô cùng to lớn.
Du lịch đóng góp vào doanh thu của đất nước, mang đến công ăn việc làm cho
người dân, là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước mạnh mẽ nhất, là sự xuất
khẩu hang hóa tại chỗ nhanh nhất và hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam đang chú
trọng vào việc phát triển ngành kinh tế đầy tiềm năng này, Việt Nam đã và đang
đưa du lịch vào ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển trong định hướng
phát triển của đất nước; trong đó Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực được đầu
trọng điểm. Trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế là một điểm đến được du
khách trong nước và quốc tế quan tâm trong quyết định lựa chọn điểm đến du
lịch, thể hiện qua số lượng lượt khách du lịch đến Huế ngày càng tăng, đóng
góp lớn vào doanh thu của ngành du lịch và các ngành liên quan khác.
Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn hiểu rõ và phát triển hơn về
du lịch của tỉnh nhà, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Đánh giá chung về tình
hình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2012”.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2010 – 2012.
 Tìm hiểu được về thị trường khách du lịch quốc tế năm 2010 –

2012.
 Tìm hiểu về thực trạng lao động du lịch và cơ sở lưu trú tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2010 – 2012.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: Ngành du lịch tại tỉnh Tỉnh Thừa Thiên
Huế.
K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

6

 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Tỉnh Thừa Thiên
Huế.
+ Về thời gian: hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2010 – 2012

4. Phương pháp nghiên cứu
o Phương pháp thu thập số liệu:
Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin và các vấn đề có liên
quan và xử lý chúng để có thể đưa ra các nhận xét và kết luận. Các tư liệu có
được trong bài này gồm các bài viết, báo cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng như: báo chí, website, báo điện tử, tạp chí du lịch… Phương pháp này
giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhưng vẫn giúp có được tầm nhìn khái quát
các vấn đề nghiên cứu.
o Phương pháp phân tích và tổng hợp hệ thống:
Phương pháp này nghiên cứu các cơ chế hoạt động, mối quan hệ tương
tác giữa các thành phần bên trong cũng như giữa hệ thống với môi trường xung
quanh.
o Phương pháp bản đồ - sơ đồ:
Phương pháp này giúp xây dựng hình ảnh không gian của hệ thống tuyến
điểm, minh họa nội dung.

o Phương pháp xử lý bằng công cụ tin học:
Phương pháp này sử dụng các công cụ tin học như máy tính, các phần
mềm tin học là các công cụ được sử dụng để xử lý hình ảnh, truy cập Internet
và hoàn thành luận văn này.





K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

7

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch
1.1 Một số khái niệm về du lịch:
1.1.1 Khái niệm du lịch:
- Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã nhìn nhận vấn đề du lịch dưới một góc độ
tổng quát: “Du lịch là toàn bộ hoạt động của con người đến và ở lại tại những nơi
ngoài môi trường hằng ngày của họ trong thời gian nhất định với mục đích giải trí,
công vụ hay những mục đích khác.”
- Theo định nghĩa của luật du lịch Việt Nam thì: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.

1.1.2 Tài nguyên du lịch:
 Khái niệm tài nguyên du lịch:
- Tài nguyên du lịch có thể được hiểu như sau: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự
nhiên và văn hoá- lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát

triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài
nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ
du lịch.
- Theo Luật Du Lịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005: “Tài
nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công
trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

8

1.2 Khách du lịch:
1.2.1 Khách du lịch quốc tế:
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Khách du lịch quốc tế
là những người viếng thăm một nước ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong
thời gian 24 giờ nhưng không vượt quá một năm và không nhằm mục đích kiếm tiền”.
Khoản 3, Điều 3, Luật du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: “Khách du lịch
quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du
lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du
lịch”.
1.2.2 Khách du lịch nội địa:
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Khách du lịch nội địa
là những người viếng thăm 1 nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời
gian 24 giờ nhưng không vượt quá một năm và không nhằm mục đích kiếm tiền”.

1.3 Nhu cầu du lịch
1.3.1 Khái niệm:
“ Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu

cầu này được hình thành và phát triển trên nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và nhu cầu tinh
thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp) của con người”.
Theo hệ thống lý thuyết về quản trị và động viên, thuyết cấp bậc nhu cầu của
con người của Abraham Maslow được chia thành năm cấp bậc sau:






K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

9

Biểu đồ 1 : Thuyết cấp bậc nhu cầu của con người (Abraham Maslow)


1.3.2 Đặc điểm nhu cầu du lịch:
- Nhu cầu du lịch trong nước cao hơn nhu cầu du lịch quốc tế.
- Nhu cầu du lịch được đặc trưng bởi các chi tiêu gián tiếp như số lượt đến của du
khách, số ngày đêm lưu lại của du khách, số lượng tiền khách chi tiêu trong suốt cuộc
hành trình
- Trong phạm vi du lịch quốc tế, nhu cầu du lịch liên vùng chiếm đa số. Khi thực hiện
các chuyến du lịch, phần đông du khách sử dụng các phương tiện vận chuyển đường
bộ.
- Nhu cầu du lịch đa dạng, thay đổi nhanh chóng và biến động không đều do rất nhạy
cảm với các tác động của nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường
- Nhu cầu du lịch có tính thời vụ rõ rệt.
- Là nhu cầu cao cấp thứ yếu mang tính tổng hợp và đặc biệt.
K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp


10

1.4 Sản phẩm du lịch
- “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở
khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú
vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và hài lòng” (Theo từ điển du lịch tiếng Đức,
NXB KT Berlin 1984)
- Theo Điều 4, Chương 1 Luật Du Lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết đề thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
I. Khái quát chung về Thừa Thiên Huế
Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông
sang Lào và đông bắc Thái Lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển Chân Mây,
lại cận kề những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu nam và bắc Trung Bộ, có thể nói,
Thừa Thiên-Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch. Trong tương lai, đây
sẽ là một trong những điểm thu hút và trung chuyển du khách của miền trung và cả
nước. Trung tâm của vùng du lịch quan trọng này là thành phố Huế, một trong năm
thành phố du lịch lớn của quốc gia.
Là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản
văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể
hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản
văn hóa thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm
nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và
truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. Gần đây nhất, Ủy ban Di
sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên-Huế lập hồ sơ đệ trình sông
Hương và cảnh quan đôi bờ sông là Di sản văn hóa thế giới. Có độ dài 80 km, dòng
sông trong xanh uốn lượn giữa những cánh rừng, đồi núi, đồng lúa và chảy qua thành
phố để rồi đổ ra biển qua cửa Thuận An. Ðôi bờ sông là hệ thống lăng tẩm của các đời

K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

11

vua chúa cùng các đền, chùa cổ kính và những nhà vườn truyền thống độc đáo. Cạnh
sông Hương là núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh và xa hơn có dãy Trường Sơn hùng vĩ,
trùng điệp một mầu xanh thẫm ẩn hiện trong mây trắng. Ðến Huế, du khách sẽ có dịp
nghỉ ngơi, thư giãn tại những bãi biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An
hoặc thực hiện một tua du lịch thăm Vườn quốc gia Bạch Mã, một khu rừng nguyên
sinh rộng hơn 22 nghìn ha với khí hậu mát mẻ, trong lành cùng nhiều loài động vật,
thực vật quý hiếm. Bên cạnh thế mạnh cảnh quan thiên nhiên, Huế còn lôi cuốn du
khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc khác như thú vui ngồi thuyền thưởng thức
những điệu ca, giọng hò sâu lắng, trữ tình của những cô gái Huế dịu dàng trong tà áo
dài tím và vành nón trắng che nghiêng. Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm
thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội
Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan
(Festival) Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của
Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và
ngoài nước
Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên-Huế phát triển nhiều loại hình
du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo
hiểm, nghỉ dưỡng Tỉnh tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan.
Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua
khủng hoảng và thiên tai, đạt được một số kết quả khả quan, thể hiện ở mức độ tăng
trưởng bình quân 17%/năm và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyển
biến tích cực trên một số mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nâng
cao mức thu nhập của nhân dân. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu đều tăng so với
các năm trước. Năm 2010, du lịch Thừa Thiên-Huế ước đạt 1.5 triệu lượt khách du
lịch, trong đó có 800 nghìn lượt khách quốc tế.



K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

12

II. Phân tích số liệu về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010- 2012
A: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Phương pháp số tương đối và số tuyệt đối
Số tuyệt đối:
Khái niệm số tuyệt đối
Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu
trong thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối biểu hiện trong thống kê biểu hiện số
đơn vị trong một tổng thể hoặc trị số của một chỉ tiêu khối lượng nào đó.
Tác dụng của số tuyệt đối
Thông qua số tuyệt đối ta có thể đánh giá được tình hình thực tế một cách chính xác
nhất.
Số tuyệt đối còn là căn cứ để tính toán các chỉ tiêu thống kê và là cơ sở tiên hành các
phương pháp phân tích thống kê giai đoạn sau.
Các loại số tuyệt đối trong thống kê:
Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong độ dài thời
gian nhất định.
Số tuyệt đối thời kỳ có sự tích lũy về lượng qua thời gian vì vậy có thể cộng các số
tuyệt đối thời kỳ thuộc cùng một chỉ tiêu ở các thời gian khác nhau để có số tuyệt đối
thời kỳ dài hơn
Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng ở những thời điểm
nhất định.
Do số tuyệt đối thời điểm không có sự tích lũy về lượng qua thời gian nên không thể
cộng các số tuyệt đối thời điểm ở các thời điểm với nhau được.
Trong nghiên cứu lượng khách du lịch

Các loại số tương đối thường dùng trong thống kê khách du lịch.
-Số tương đối động thái: Được dùng để tính chỉ số phát triển về biến động của
khách du lịch theo các tiêu thức khác nhau: theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi,
theo phương diện đi đến theo thời gian.
K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

13

-Số tương đối kết cấu: Dùng để xác định và phân tích biến động cơ cấu khách
du lịch theo các tiêu thức khác nhau: theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi, theo
phương tiện đi đến trong một tổng thể.

Trong đó: yi: Số lượng khách du lịch , số ngày khách du lịch theo quốc tịch, theo mục
đích chuyến đi, theo phương tiện đi đến,
Y: Tổng số lượng khách du lịch, tổng số ngày khách du lịch.
-Số tương đối cường độ: Trong nghiên cứu khách du lịch được dùng để biểu
hiện trình độ phổ biến của các chỉ tiêu như: độ dài du lịch bình quân một khách, số
ngày lưu trú bình quân một khách
Khi phân tích chúng ta nên sử dụng kết hợp giữa số tuyệt đối và số tương đối vì
số tương đối được tính ra từ số tuyệt đối, các số tương đối khác nhau tùy thuộc vào
gốc so sánh tuyệt đối khác nhau và ý nghĩa của số tương đối còn phụ thuộc vào số
tuyệt đối mà nó phản ánh. Khi vận dụng số tương đối phải xét đến đặc điểm của hiện
tượng để đưa ra kết luận cho chính xác.

2. Khái niệm chung về dãy số thời gian
2.1. Khái niệm và tác dụng của dãy số thời gian:
- Khái niệm:
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp
theo thứ tự thời gian.
- Kết cấu của dãy số thời gian: Gồm 2 thành phần:

+ Thời gian: Có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm; độ dài giữa 2 khoảng
thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian.
K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

14

+ Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu: Gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ
tiêu. Các trị số được gọi là các mức độ của dãy số thời gian; các mức độ này có
thể là số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.
- Tác dụng của dãy số thời gian:
Cho phép thống kê nghiên cứu các đặc điểm của sự biến động của hiện
tượng qua thời gian và vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển của
hiện tượng.
- Phân loại dãy số thời gian:
+ Căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng qua thời gian:
* Dãy số thời kỳ: Biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong từng
khoảng thời gian nhất định (với dãy số tuyệt đối). Ví dụ : Dãy số về số lượng
khách du lịch, dãy số về số ngày khách du lịch
Dãy số thời điểm: biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên
cứu tại mỗi thời điểm nhất định
Căn cứ vào loại chỉ tiêu
* Dãy số tương đối: Là dãy số mà các mức độ của nú là số tương đối như
dãy số về tỷ trọng khách du lịch của từng nước trong tổng số khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam.
Dãy số chỉ tiêu tuyệt đối: là dãy số mà các mức độ của nó là số tuyệt đối
ví dụ dãy số về số lượng khách du lịch, dãy số về số ngày khách du lịch
* Dãy số bình quân: Là dãy số mà các mức độ của nú là số bình quân.
2.2. Yêu cầu khi xây dựng một dãy số thời gian
Khi xây dựng một dãy số thời gian cần phải đảm bảo tính chất có thể so
sánh được giữa các mức độ trong dãy số:

Phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời
gian
Thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu
K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

15

Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với
dãy số thời kỳ thì phải bằng nhau.
Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
Để nêu lên đặc điểm biến động của số lượng khách du lịch theo thời gian
ta cần tính các chỉ tiêu sau đây:
a) Mức độ trung bình theo thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của tất cả các mức độ trong dãy số
hoặc phản ánh mức độ điển hình trong cả một thời kỳ.
Cách tính:
- Đối với dãy số thời kỳ:
+ Với dãy số tuyệt đối:

Trong đó:
:
số lượng khách du lịch trong từng năm

: số lượng khách du lịch trung bình trong n năm
n: số năm
+ Với dãy số tương đối
Phải căn cứ vào từng chỉ tiêu cụ thể để có cách tính thích hợp theo
phương pháp số bình quân; Chẳng hạn như với chỉ tiêu tốc độ phát triển phải
tính theo trung bình nhân.
- Đối với dãy số thời điểm: Thường chỉ có dãy số tuyệt đối.

+ Với dãy số có khoảng cách thời gian bằng nhau

K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

16

+ Với dãy số có khoảng cách thời gian không bằng nhau:

Trong đó :
: Là độ dài thời gian có số lượng khách du lịch là tương ứng.
Tuy nhiên trong thống kê khách du lịch thường không có dãy số thời điểm
nên không sử dụng những công thức này.
b) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Phản ánh sự thay đổi về quy mô của số lượng khách du lịch qua thời gian.
Vì số lượng khách du lịch thường xuyên thay đổi có thể trong một khoảng
thời gian rất ngắn, do đó trong du lịch thường nghiên cứu sự thay đổi của số
khách du lịch theo từng thời kỳ, ta có lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Lượng tăng (giảm) tuyết đối liên hoàn: thường dung với những chỉ tiêu
như số khách, số ngày khách. Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về quy mô của số
lượng khách du lịch giữa 2 thời gian liền nhau.

Trong đó
: số lượng khách du lịch ở kì nghiên cứu
: số lượng khách du lich ở kì liền trước đó
: Lượng tăng (giảm) tuyết đối liên hoàn
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc:
Được dùng để phản ánh sự thay đổi về quy mô của số lượng khách du lịch
trong một thời gian dài. Thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định.
K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp


17


Trong đó:
: Số lượng khách du lịch của năm i
: Số lượng khách du lịch của năm đầu tiên.
Ta nhận thấy
Muốn biết trong một khoảng thời gian nhất định, số lượng khách du lịch
trung bình theo thời gian tăng hoặc giảm bao nhiêu người ta tính lượng tăng
(giảm) tuyệt đối bình quân:
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:

Chú ý: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình chỉ nên tính khi dãy số có
cùng xu hướng. Nếu dãy số không có cùng xu hướng thì phải phân tích kết hợp
với lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
c) Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển là 1 số tương đố, thường biểu hiện bằng số lần hoặc %. Chỉ
tiêu này cho biết tốc độ và xu hướng biến động của số lượng khách du lịch theo
thời gian là bao nhiêu. Người ta còn sử dụng chỉ tiêu này để so sánh kết quả
hoạt động giữa các đơn vị kinh doanh du lịch với nhau.
- Tốc độ phát triển liên hoàn:t
i
Phản ánh sự phát triển của số lượng khách du lịch giữa 2 thời gian liền
nhau.

K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

18

- Tốc độ phát triển định gốc: T

i

Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự thay đổi của số lượng khách du
lịch trong khoảng thời gian dài, thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định.
Giữa tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn có mối quan
hệ với nhau:
+ Quan hệ tích số:

+ Quan hệ thương số:

- Tốc độ phát triển bình quân:
Do tốc độ phát triển ở các thời gian khác nhau là khác nhau nên để có thể
so sánh kết quả hoạt động của các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch người ta
tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình.
Tốc độ phát triển bình quân phản ánh tốc độ phát triển đại diện trong cả
một thời kỳ dài do đó tốc độ phát triển trung bình phải tình bằng trung bình
nhân.

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng (giảm) của lượng khách du lịch giữa hai
thời gian liền nhau.

K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

19

d) Tốc độ tăng ( giảm)
Dựa vào tốc độ tăng (giảm) các đơn vị kinh doanh du lịch sẽ thấy được
trong kỳ số lượng khách du lịch tăng hay giảm bao nhiêu lần, bao nhiêu %
- Tốc độ tăng ( giảm) liên hoàn:


Chỉ tiêu này phản ánh tốc đọ tăng (giảm) của lượng khách du lịch
giữa hai thời gian liền nhau
Nếu tính bằng % thì
- Tốc độ tăng (giảm) định gốc:

- Tốc độ tăng (giảm) trung bình:

Chỉ tiêu này phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) của lượng khách du lịch
trong một thời kỳ nhất định.
e) Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng(giảm) liên hoàn
Phản ánh sự kết hợp giữa số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể nú biểu
hiện cứ 1% tăng hoặc giảm liên hoàn thì nú tương ứng với một đơn vị số tuyệt
đối là bao nhiêu.



K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

20

3. Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch
3.1. Số lượng khách du lịch: (K)
- Nội dung của chỉ tiêu:
Số lượng khách du lịch là tổng số lượt khách đến và tiêu dùng các sản phẩm du
lịch trong kì nghiên cứu.
- Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kì.
Đơn vị tính: Lượt khách.
- Cách tính: Tính riêng cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước.
* Số lượng khách du lịch quốc tế:
+ Phạm vi toàn ngành:

Chúng ta không tổng hợp dữ liệu từ báo cáo khách du lịch quốc tế của các
doanh nghiệp vì nếu như vậy sẽ xảy ra tính trùng. Để khắc phục vấn đề tính trùng, chỉ
tiêu này được xác định theo phạm vi lãnh thổ dựa trên cơ sở thống kê tại của khẩu.
Theo phương pháp đó, số khách du lịch của tế là tổng số lượt khách đến tại của khẩu
hàng không, đường bộ, đường biển theo mục đích du lịch. Nguồn dữ liệu được tổng
hợp từ cục quản lí xuất nhập cảnh.
+ Phạm vi từng đơn vị kinh doanh du lịch:
Số khách du lịch quốc tế là tổng số khác đến từ các quốc gia khác mà doanh
nghiệp phục vụ trong kì. Nguồn dữ liệu được thu thập từ các báo cáo đăng kí khách
(xác định theo từng ngành và tổng hợp theo tháng, quý, năm).
* Số lượng khách du lịch trong nước:
+ Phạm vi toàn ngành:
K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

21

Số khách du lịch trong nước được xác định theo dữ liệu tổng hợp từu các doanh
nghiệp, kết hợp với điều tra chọn mẫu để xác định hệ số trùng.
Số khách du lịch trong nước = Tổng số khách du lich trong nước của các doanh
nghiệp du lịch x hệ số trùng.
+ Phạm vi từng đơn vị kinh doanh du lịch:
Số khách du lịch trong nước là tổng số lượt khách cư trú trong nước đến và tiêu
dùng các sản phẩm du lich của doanh nghiệp trong kì.
Nguồn số liệu được tổng hợp từ báo cáo của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa:
Thống kê lượt khách du lịch quốc tế cho ta biết được tình hình hoạt động của
ngành du lịch, biết được khả năng thu hút của từng điểm du lịch nói riêng và
toàn ngành du lịch nói chung. Kết quả thu thập được có tầm quan trọng trong
việc vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể cho ngành.
3.2. Số ngày khách du lịch: (N).

- Nội dung của chỉ tiêu:
Là số cộng dồn của toàn bộ ngày du lịch của toàn bộ khách du lịc trong kì
nghiên cứu.
- Cách tính:
Số ngày khách du lịch = quy mô đoàn khách thứ i x độ dài lưu trú của đoàn
khách thứ i
Khi tính chỉ tiêu này ít xảy ra vấn đề tính trùng, chỉ tiêu này không ảnh hưởng lớn đến
viêch đánh giá kết quả hoạt động du lich của toàn ngành.
+ Phạm vi từng doanh nghiệp:
K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

22

Số ngày khách du lịch là tổng số ngày khách cộng dồn mà doanh nghiệp phục vị trong
kì. Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ báo cáo đăng kí khách theo 2 chỉ tiêu: Quy mô
đoàn khách (K) và độ dài lưu trú (N).
+ Phạm vi toàn ngành:
Số ngày khách du lịch là tổng cộng số ngày khách của các đơn vị kinh doanh du lịch
qua các báo cáo thống kê định kỳ.
- Ý nghĩa:
Chỉ tiêu số ngày khách du lịch về việc phản ánh kết quả của hoạt động đơn vị kinh
doanh du lịch còn tác dụng trong việc lập và tiếp thị vì nó chỉ rõ cần nhiều hay ít các
phương tiện phục vụ cho công cộng, chỗ đậu xe, nhu cầu về sân chơi, bãi tắm, các khu
vui chơi giải trí…Hơn nữa có số liệu về ngày khách để hoạch định ầm cỡ của khách
sạn hoặc mở mang xây dựng và sửa chữa các cơ sở vật chất.
- Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ.
Đơn vị tính: ngày- khách.
3.3. Độ dài lưu trú: (n)
- Nội dung của chỉ tiêu:
Độ dài lưu trú là số ngày lưu trú bình quân một khách.

- Cách tính:

Trong đó: n : số ngày lưu trú bình quân một khách.
N: tổng số ngày khách.
K: tổng số khách.
K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

23

Trong trường hợp tổng thể khách được chia theo các bộ phận khách, có căn cứ
vào nguồn khách, mục đích di chuyển đi… để tính độ dài lưu trú bình quân
chung:

Trong đó:
Ni : Số ngày khách của bộ phận thứ i.
Ki : Số khách của bộ phận thứ i.
- Đơn vị tính: Số ngày khách du lịch/ lượt khách.
- Ý nghĩa:
Là chỉ tiêu phản ánh đặc trưng về lưu trú của khách du lịch, có thể được sử
dụng để so sánh kết quả hoạt động du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch, địa
phương và vùng du lịch.
3.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê kết cấu khách du lịch:
Tổng số lượt khách du lịch là một tổng thể phức tạp và đa dạng vì mỗi người
khách du lịch có sở thích, nhu cầu và thói quen tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
khách nhau. Do đó cần phải chia số lượng khách du lịch hành từng nhóm khách nhau
để có thể thực hiện tốt công việc nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch ở các cấp tổng
cục và các công ty du lịch.
Thông thường người ta chia khách du lịch hành các dạng sau:
* Cơ cấu khách du lịch theo nguồn khách:


K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

24

Trong đó:
K
i
: Số lượt khách theo từng khu vực.
K: Tổng số lượt khách.
Phương pháp này chia tổng số khách du lịch theo:
- Khách du lịch quốc tế chia theo quốc tịch và chia theo khu vực
- Khách du lịch trong nước chia theo khu vực ( Ở nước ta có 7 khu vực).
Ý nghĩa:
Phân chia số lượng khách du lịch theo phương pháp này giúp tạo cơ sở cho việc
lập kế hoạch phục vụ đáp ứng nhu cầu của các nhóm đồi tượng khách có đặc trưng tâm
lí, thói quen tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ hàng hóa khác nhau.
* Cơ cấu khách du lịch theo mục đích chuyến đi:

Trong đó:
K
i
: Số lượt khách theo mục đích.
K: Tổng số lượt khách.
Mục đích chuyến đi và nhu cầu du lịch có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với
nhau, do đó nghiên cứu cơ cấu khách du lịch theo mục đích chuyến đi là một việc hết
sức quan trọng.
Trên thế giới khách du lịch theo mục đích chuyến đi thường gồm: Khách đi du
lịch với mục đích vui chơi giải trí, đi công việc, đi thăm bạn bè đi với mục đích khác.
Còn ở Việt Nam thì thường phân chia khách du lịch theo mục đích chuyến đi thành 3
nhóm: Du lịch thuần túy ( vui chơi, giải trí, thăm thân), du lịch kết hợp với nghề

K44TKKD_Báo cáo thực tập nghề nghiệp

25

nghiệp ( hội họp, kinh doanh…), du lịch với mục đích khác ( đi du lịch kết hợp với
chữa bệnh, quá cảnh).
Ý nghĩa:
Phân loại khách du lịch theo phương pháp này là cơ sở để cung cấp các sản
phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối tượng gắn với các mục đích du
lịch khác nhau.
* Cơ cấu khách du lịch theo nghề nghiệp:
Nhóm khách cao cấp của Chính phủ: Nhóm này có nhu cầu cao về sản phẩm
dịch vụ, lưu trú, ăn uống.
Nhóm các nhà quản lí: Có nhu cầu về dịch vụ bổ sung đặt biệt là hệ thống thông
tin.
Nhóm khách du lịch là các thương gia, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà báo,
kiến trúc sư: Thường khai thác trực tiếp các yếu tố tài nguyên thiên nhiên.
Các nghề nghiệp như nhân viên, người lao động trực tiếp thì chủ yếu là đáp ứng
những yêu cầu cơ bản.
B. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh tỉnh Thừa
Thiên Huế từ 2010- 2012
Nhìn chung thị trường khách du lịch có xu hướng tăng lên theo sự phát triển của
xã hội, đặc biệt là thị trường khách nội địa do hướng chỉ đạo của ngành du lịch tỉnh
Thừa Thiên Huế là phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế lẫn du lịch nội địa.


×