Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề sinh sản ở sinh vật, sinh học 11 chương trình giáo dục phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒI TRỌNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ SINH SẢN Ở SINH VẬT, SINH HỌC 11,
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG
2018

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒI TRỌNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ SINH SẢN Ở SINH VẬT, SINH HỌC 11,
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG
2018

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phan Thị Thu Hiền

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng và sử dụng bài tập thực
tiễn trong dạy học chủ đề Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11, Chương trình giáo dục
phổ thơng 2018” là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của thầy (cơ) TS. Phan Thị Thu Hiền.
Ngồi các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong báo cáo này, tôi xin cam đoan
các rằng các số liệu, kết quả được nêu trong báo cáo trên là hoàn tồn trung thực và
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 05 năm 2021
Sinh viên thực hiện đề tài

Nguyễn Hoài Trọng


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên (cơ) TS. Phan Thị Thu Hiền đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Trường, các phịng ban, các thầy cơ trong Khoa Sinh
học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi

cho tơi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, giáo viên (thầy) Hồ Văn Nhật Trường - trường
Trung Học Thực Hành Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám Hiệu,
giáo viên (cơ) Võ Thị Thu Vân - trường Trung Học Phổ Thông Bùi Thị Xuân đã tạo
mọi điều kiện để tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn
bè, các em học sinh đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 05 năm 2022
SINH VIÊN

Nguyễn Hoài Trọng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
III. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .........................................................................3
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ...........................................3
1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................4
2. Khách thể nghiên cứu......................................................................................4

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................4
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................................4
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................5
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ..................................................................5
2. Phương pháp điều tra thực trạng .....................................................................5
3. Phương pháp tham vấn chuyên gia .................................................................6
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................7
5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học ........................................7
VIII. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................7
IX. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .........................................................9
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................................9
1.1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu ...................................................................9
1.1.2. Dạy học phát triển năng lực ....................................................................12
1.1.3. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn ...................16


iv

1.1.4. Dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học ............19
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................23
1.2.1. Cách thức tổ chức nghiên cứu thực trạng và xử lí số liệu.......................23
1.2.2. Kết quả khảo sát ......................................................................................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................39
Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ SINH SẢN Ở SINH VẬT, SINH HỌC 11, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THƠNG 2018 ...................................................................................................40
2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NỘI DUNG, YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHƯƠNG
TRÌNH SINH HỌC 11, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018....40
2.1.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung ....................................................................40

2.1.2. Yêu cầu cần đạt .......................................................................................40
2.2. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHỦ ĐỀ SINH SẢN Ở
SINH VẬT, SINH HỌC 11, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018
...............................................................................................................................41
2.2.1. Cấu trúc các mạch nội dung và thời lượng chủ đề Sinh sản ở sinh vật ..41
2.2.2. Các yêu cầu cần đạt chủ đề Sinh sản ở sinh vật ......................................43
2.3. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
THỰC TIỄN..........................................................................................................45
2.3.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập thực tiễn....................................................45
2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập thực tiễn ......................................................47
2.4. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SỬ DỤNG BÀI TẬP
THỰC TIỄN..........................................................................................................55
2.5. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH ĐỂ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ SINH SẢN Ở
SINH VẬT, SINH HỌC 11 ..................................................................................59
2.6. QUY TRÌNH DẠY HỌC BẰNG BÀI TẬP THỰC TIỄN VÀ MINH HỌA
QUY TRÌNH DẠY HỌC ......................................................................................78
2.6.1. Quy trình dạy học bằng BTTT ................................................................78


v

2.6.2. Ví dụ minh họa ........................................................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................85
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................86
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................86
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................86
3.3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.86
3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................87
3.4.1. Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm ..............................................87

3.4.2. Bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào và đầu ra ..................................88
3.4.3. Xử lí số liệu ...........................................................................................100
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................101
3.5.2. Trường THPT Bùi Thị Xuân TPHCM ..................................................105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................111
1. KẾT LUẬN .....................................................................................................111
2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................113
PHỤ LỤC ............................................................................................................... - 1 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................. - 1 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN SINH HỌC 3PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 5PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT. - 10 -


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTTT

Bài tập thực tiễn

DHPTNL

Dạy học phát triển năng lực

ĐV

Động vật

GDPT

Giáo dục phổ thông


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KN

Kĩ năng

KTDH

Kĩ thuật dạy học

NLVDKT

Năng lực vận dụng kiến thức

PPDH

Phương pháp dạy học

PTNL

Phát triển năng lực

SH


Sinh học

SSHT

Sinh sản hữu tính

SSVT

Sinh sản vơ tính

THPTTN

Trung học phổ thơng

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TV

Thực vật


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biểu hiện các tiêu chí của NLVDKT, KN đã học vào thực tiễn ..............19
Bảng 1.2. Quy ước xử lý số liệu (Likert, 1932) ........................................................24
Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng học tập Sinh học của HS ...............................25
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát HS tự đánh giá mức độ vận dụng kiến thức đã học môn
Sinh học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. ...........................................................27
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát HS về mức độ cần thiết của việc học tập môn Sinh học
nội dung Sinh sản ở Sinh vật, Sinh học 11 thông qua các hoạt động học tập có sử
dụng BTTT ................................................................................................................28
Bảng 1.6. Kết quả điều tra mức độ nắm vững cơ sở lý luận PPDH theo định hướng
PTNL và vận dụng linh hoạt các PPDH tích cực trong dạy học Sinh học................29
Bảng 1.7. Kết quả điều tra GV về thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả
của một số PPDH hiện nay........................................................................................30
Bảng 1.8. Kết quả tương quan giữa mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của một số
PPDH tích cực của GV .............................................................................................31
Bảng 1.9. Kết quả khảo sát GV về mức độ cần thiết của việc dạy học môn Sinh học
nội dung Sinh sản ở Sinh vật, Sinh học 11 thơng qua các hoạt động dạy học có sử
dụng BTTT ................................................................................................................32
Bảng 1.10. Mức độ mức độ thực hiện dạy học sử dụng bài tập thực tiễn theo định
hướng phát triển năng lực của GV Sinh học THPT ..................................................34
Bảng 1.11. Kết quả điều tra GV về những thuận lợi trong việc sử dụng bài tâp thực
tiễn dạy học bộ môn Sinh học ...................................................................................35
Bảng 1.12. Kết quả điều tra GV về những khó khăn trong việc sử dụng bài tâp thực
tiễn dạy học bộ môn Sinh học ...................................................................................36
Bảng 2.1: Phân bố chương trình Sinh học 11 - THPT ..............................................40
Bảng 2.2: Mạch nội dung và thời lượng chủ đề Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11,
Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 ...................................................................41


viii


Bảng 2.3: Yêu cầu cần đạt nội dung Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11 - THPT .......43
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực Sinh học cho hoạt động dạy học sử dụng bài tập
thực tiễn sinh học ......................................................................................................56
Bảng 3.1. Thời gian, địa điểm thực nghiệm chi tiết tại 2 trường THPT ...................86
Bảng 3.2. Ma trận các năng lực qua bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào ..........88
Bảng 3.3. Ma trận các năng lực qua bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu ra .............94
Bảng 3.4. Số liệu bài kiểm tra đánh giá NL đầu vào và NL đầu ra trường Trung Học
Thực Hành ĐHSP TPHCM .....................................................................................101
Bảng 3.5. So sánh thành phần NL đầu vào và thành phần NL đầu ra trường Trung
Học Thực Hành ĐHSP TPHCM (đơn vị %) ...........................................................101
Bảng 3.6. Số liệu bài kiểm tra đánh giá NL đầu vào và NL đầu ra trường THPT Bùi
Thị Xuân TPHCM ...................................................................................................105
Bảng 3.7. So sánh thành phần NL đầu vào và thành phần NL đầu ra trường THPT
Bùi Thị Xuân TPHCM (đơn vị %) ..........................................................................105


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Kết quả đánh giá năng lực sinh học trước TN phân theo mức độ của HS lớp
11.3 Trường Trung Học Thực Hành ĐHSP TPHCM .............................................102
Hình 3.2. Kết quả đánh giá năng lực sinh học sau TN phân theo mức độ của HS lớp
11.3 Trường Trung Học Thực Hành ĐHSP TPHCM .............................................103
Hình 3.3. Kết quả đánh giá năng lực sinh học trước TN phân theo mức độ của HS lớp
11.4 Trường Trung Học Thực Hành ĐHSP TPHCM .............................................103
Hình 3.4. Kết quả đánh giá năng lực sinh học sau TN phân theo mức độ của HS lớp
11.4 Trường Trung Học Thực Hành ĐHSP TPHCM .............................................104
Hình 3.5. Kết quả đánh giá năng lực sinh học trước TN phân theo mức độ của HS lớp
11A8 Trường THPT Bùi Thị Xuân TPHCM ..........................................................107

Hình 3.6. Kết quả đánh giá năng lực sinh học sau TN phân theo mức độ của HS lớp
11A8 Trường THPT Bùi Thị Xuân TPHCM ..........................................................107
Hình 3.7. Kết quả đánh giá năng lực sinh học trước TN phân theo mức độ của HS lớp
11A10 Trường THPT Bùi Thị Xuân TPHCM ........................................................108
Hình 3.8. Kết quả đánh giá năng lực sinh học sau TN phân theo mức độ của HS lớp
11A10 Trường THPT Bùi Thị Xuân TPHCM ........................................................108
Hình 3.9. Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm .................................................. - 2 -


1

MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay, đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục đang trở thành một yêu cầu khách quan, cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam.
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu: "Đối
với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập
suốt đời..." (Nghị quyết 29-NQ/TW, 2013).
Luật giáo dục của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số
43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019, khoản 1, điều 30 nêu rõ: “Nội dung giáo
dục phổ thơng phải bảo đảm tính phổ thơng, cơ bản, tồn diện, hướng nghiệp và có
hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh,

đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học” (Luật Giáo dục, 2019).
Chương trình GDPT tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT–
BGDĐT ban hành ngày 26/12/2018 đã xác định mục tiêu: “Chương trình giáo dục
phổ thơng cụ thể hố mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp HS làm chủ kiến thức phổ
thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời,…” Như vậy,
việc dạy học cần chú trọng hình thành, phát triển cho HS khơng chỉ kiến thức khoa
học mà HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức sinh học gắn liền với
thực tiễn đời sống. Theo chương trình GDPT môn Sinh học, (Ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ


2

Giáo dục và Đào tạo), mơn Sinh học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sinh
học bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống;
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Theo Hoàng Anh Tú (2020):“Vận dụng kiến
thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống là mức độ vận dụng cao nhất của người học
vào việc lĩnh hội kiến thức. Quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng giúp HS rèn luyện,
củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng học tập, kĩ năng sống. Việc vận dụng kiến thức,
kĩ năng vào thực tiễn giúp gắn kết giáo dục của nhà trường với thực tiễn đời sống
của HS”. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường THPT hiện nay, phần lớn
các GV chỉ chú trọng việc trang bị cho HS các kiến thức khoa học, cách dạy học theo
hướng nội dung, lấy khối lượng kiến thức, kĩ năng làm mục tiêu hướng tới hoặc một
bộ phận khác dạy học phát triển năng lực nhưng chỉ tập trung phát triển năng lực nhận
thức sinh học và tìm hiểu thế giới sống mà chưa thật sự chú trọng đến việc yêu cầu
HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, một phần giáo viên và HS khơng
có nhiều thời gian và bản thân GV chưa biết cách thiết kế các nhiệm vụ học tập mang
tính thực tiễn cũng như chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học
để tổ chức các hoạt động dạy học gắn với thực tiễn.

Trong chương trình Sinh học THPT, nội dung kiến thức chủ đề Sinh sản ở sinh
vật, Sinh học 11 là một nội dung kiến thức tương đối khó, cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản về các hình thức sinh sản của sinh vật, vai trò và các ứng
dụng của sinh sản, các cơ chế điều hòa sinh sản, điều khiển sinh sản đồng thời cịn là
cơ sở để giải thích các hiện tượng, các quá trình sinh học, ứng dụng vào thực tiễn đời
sống để sản xuất, chăm sóc, bảo vệ các sinh vật, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản
của con người,... Chính vì vậy việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập gắn với
thực tiễn góp phần phát triền các năng lực sinh học trong đó đặc biệt chú trọng phát
triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh ở nội dung Sinh sản
ở sinh vật, Sinh học 11 là rất cần thiết. Nghiên cứu của Trần Thái Toàn (2018) đã chỉ
ra rằng: “Để phát triển NLVDKT, KN đã học cho HS trong dạy học Sinh học cấp
THPT, GV cần đặt HS vào các tình huống thực tiễn, thơng qua giải quyết các tình
huống này, HS vừa chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời phát triển NLVDKT, KN đã học.


3

GV cũng cần lựa chọn và sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học mà ở đó HS
được đặt vào tình huống thực tiễn”. Tác giả cũng đưa ra một số biện pháp như dạy
học bằng tình huống có vấn đề, dạy học bằng bài tập thực tiễn, dạy học bằng bài tập
thực nghiệm, dạy học dự án, tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học, giáo dục theo định
hướng STEM,...
Đối với biện pháp dạy học sử dụng BTTT trong dạy học Sinh học, đây là một
biện pháp rất cần thiết được áp dụng. Thực tế hiện nay tại các trường THPT, GV phần
lớn sử dụng những bài tập mang nặng tính lí thuyết, những bài tập mang tính tái hiện
kiến thức và không gắn kết được với những vấn đề thực tiễn dẫn đến hiệu quả mang
lại trong việc phát triển năng lực sinh học không cao. Đã có nhiều đề tài khoa học
liên quan đến xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học nhưng đến nay
chưa thấy đề tài nào nghiên cứu cụ thể về xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn trong
dạy học chủ đề Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11, chương trình GDPT 2018.

Xuất phát từ những lí do trên, tơi lựa chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài
tập thực tiễn trong dạy học chủ đề Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11, Chương trình
giáo dục phổ thơng 2018”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng và sử dụng được bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề Sinh sản ở
sinh vật, Sinh học 11, Chương trình GDPT 2018 để phát triển năng lực sinh học trong
đó đặc biệt chú trọng phát triển NLVDKT, KN đã học vào thực tiễn cho học sinh
trong trường phổ thông.
III. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu xây dựng và sử dụng được các bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề Sinh
sản ở sinh vật, Sinh học 11, Chương trình GDPT 2018 thì sẽ phát triển được các năng
lực sinh học đặc biệt là NLVDKT, KN đã học vào thực tiễn cho học sinh ở bộ môn
Sinh học, tác động tích cực đến hứng thú học tập mơn Sinh học của HS, hình thành
niềm tin vào tri thức khoa học về Sinh học nói riêng và tri thức khoa học ở các mơn
học khác nói chung.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU


4

1. Đối tượng nghiên cứu
- Bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11, Chương
trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Q trình dạy học Sinh học 11.
2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh khối 11 tại hai trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung: Quá trình dạy và học chủ đề Sinh sản ở sinh vật – Sinh học 11 –
Chương trình GDPT 2018.
Thời gian thực hiện: Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2021 đến tháng

05/2022, thời gian bao gồm: nghiên cứu tài liệu, thiết kế chủ đề hoạt động, thực
nghiệm sư phạm và hồn thành khóa luận. Thực nghiệm sư phạm tiến hành từ ngày
31/03/2022 đến ngày 19/04/2022.
Địa điểm:
Phạm vi khảo sát:
- Khảo sát trực tuyến và trực tiếp giáo viên đang công tác tại các trường THPT
trên địa bàn TPHCM về thực trạng xây dựng và sử dụng BTTT trong dạy học chủ đề
Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11.
- Khảo sát trực tuyến và trực tiếp HS đang học tập tại các trường THPT trên địa
bàn TPHCM về thực trạng học tập Sinh học có sử dụng BTTT.
Phạm vi thực nghiệm:
- Thực nghiệm tại 2 trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mỗi
trường 2 lớp, mỗi lớp 3 tiết, thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài về thiết kế và tổ chức hoạt
động dạy học gắn với thực tiễn, BTTT, NLVDKT, KN đã học vào thực tiễn.
- Điều tra thực trạng dạy học Sinh học của của GV THPT về PPDH tích cực
trong Sinh học, dạy học theo định hướng PTNL đặc biệt là NLVDKT, KN đã học vào


5

thực tiễn. Điều tra thực trạng học tập môn Sinh học của HS ở trường THPT.
- Đánh giá nhu cầu của GV và HS ở một số trường THPT về việc sử dụng BTTT
trong tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11.
- Điều tra nhận thức của GV và HS THPT về BTTT Sinh học.
- Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình Sinh học 11, nội dung chủ đề Sinh
sản ở sinh vật để xây dựng qui trình thiết kế BTTT, thiết kế và tổ chức hoạt động dạy
học gắn với thực tiễn.
- Thiết kế các BTTT và các hoạt động dạy học có sử dụng BTTT trong dạy học

chủ đề Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11.
- Đánh giá năng lực sinh học của HS gồm NL nhận thức sinh học, NL tìm hiểu
thế giới sống và đặc biệt là NLVDKT, KN đã học vào thực tiễn.
- Thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm nghiệm, đánh giá kết quả và tính khả thi
của việc ứng dụng đề tài vào thực tiễn.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến đổi mới phương
pháp dạy và học hiện nay theo hướng tích cực hóa hoạt động học của HS.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và PPDH Sinh học nói riêng và dạy học nói chung.
- Nghiên cứu các tài liệu, tư liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở
cho việc xác định các nội dung, hoạt động dạy học có tính thực tiễn cao cũng như xây
dựng và sử dụng BTTT, tổ chức hoạt động gắn với thực tiễn vào dạy học.
- Nghiên cứu chương trình GDPT tổng thể và chương trình GDPT môn Sinh
học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức thơng qua ngày 26 tháng 12 năm
2018.
- Nghiên cứu yêu cầu cần đạt của mạch nội dung Sinh sản ở sinh vật thuộc
chương trình Sinh học 11 trong chương trình GDPT mơn Sinh học 2018” được Bộ
Giáo dục và Đào tạo chính thức thơng qua ngày 26 tháng 12 năm 2018.
2. Phương pháp điều tra thực trạng
Xây dựng bộ phiếu điều tra nhằm khảo sát GV và HS tại các trường THPT trên


6

địa bàn TPHCM. Tiến hành khảo sát GV với tối thiểu 30 mẫu khảo sát và khảo sát
HS với tối thiểu 100 mẫu khảo sát.
Khảo sát GV:
- Điều tra thực trạng dạy học bộ môn Sinh học và nhận thức về BTTT Sinh học.
+ Mức độ nắm vững cơ sở lý luận PPDH theo định hướng PTNL và vận dụng

linh hoạt các PPDH tích cực trong dạy học Sinh học.
+ Mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả của việc sử dụng các PPDH tích
cực của GV.
+ Mức độ hiểu biết và nhận thức của GV về việc sử dụng BTTT nhằm phát triển
cho HS năng lực lực sinh học đặc biệt là NLVDKT, KN đã học ở bộ môn Sinh học.
+ Mức độ thường xuyên của việc sử dụng BTTT trong dạy học phần Sinh sản ở
sinh vật, SH 11, Chương trình GDPT 2018.
- Điều tra nhận thức về vai trị của dạy học Sinh học có sử dụng BTTT.
- Điều tra nhận thức về những khó khăn của việc xây dựng và sử dụng BTTT
trong thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học bộ môn Sinh học ở trường THPT.
Khảo sát HS:
- Điều tra thực trạng học tập bộ môn Sinh học và nhận thức về bài tập thực tiễn
Sinh học.
+ Thái độ của HS đối với bộ môn Sinh học và cảm nhận của HS về các giờ học
sinh học tại lớp.
+ Nhận thức của HS về khả năng vận dụng kiến thức Sinh học vào giải quyết
vấn đề thực tiễn.
+ Mức độ hiểu biết và nhận thức của HS về việc sử dụng BTTT nhằm phát triển
năng lực sinh học đặc biệt là NLVDKT, KN đã học ở bộ môn Sinh học.
3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
- Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia, các nhà giáo dục, giáo viên hướng
dẫn, đồng nghiệp, người có nhiều kinh nghiệm về xây dựng và sử dụng bài tập thực
tiễn trong dạy học Sinh học ở trường THPT.
- Tiến hành các buổi dự giờ trao đổi với GV có chun mơn nhằm thu thập


7

thông tin, dữ liệu làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sau khi thiết kế BTTT, các hoạt động dạy học có sử dụng BTTT và kế hoạch
bài dạy chủ đề Sinh sản ở sinh vật, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm:
Mục đích: đánh giá tính hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng BTTT trong dạy
học Sinh học.
Nội dung: thực nghiệm một chủ đề hoạt động dạy học theo định hướng xây dựng
và sử dụng BTTT trong dạy học Sinh học, chủ đề Sinh sản ở động vật, Sinh học 10.
Cách thực hiện:
- Tổ chức thực nghiệm: chọn 2 trường THPT trong địa bàn TPHCM, mỗi trường
2 lớp, mỗi lớp 3 tiết, mỗi tiết có thời lượng 45 phút. Chọn các lớp về mặt bằng có
trình độ tương đương nhau.
- Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 11 ở hai trường THPT trên địa bàn TPHCM
- Phương pháp thực nghiệm: đánh giá NL đầu vào, sau đó tổ chức các hoạt động
dạy học và đánh giá NL đầu ra. Tiêu chí đánh giá đầu vào và đầu ra là đồng bộ nhau.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm:
+ So sánh kết quả đầu vào và đầu ra bằng bộ tiêu chí đánh giá chung để phân
tích mức độ tiến bộ của người học khi vận dụng BTTT trong các hoạt động dạy học.
+ Đánh giá q trình thơng qua nhiều hình thức: quan sát thái độ học tập, các
sản phẩm của HS trong quá trình hoạt động, mức độ tương tác và hứng thú, …
5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học
Mục đích: truy suất kết quả, đánh giá độ tin cậy của TNSP
Nội dung: Xử lí số liệu khảo sát, kết quả TNSP.
Cách tiến hành:
- Các bài kiểm tra được thu thập rồi tiến hành chấm theo thang điểm 10.
- Các kết quả của đề tài được xử lý bằng thống kế toán học, sử dụng phần mềm
Microsoft Excel, SPSS Statistics 20.0 để xử lí số liệu và phân tích, đánh giá kết quả
thu được qua các phiếu điều tra, phiếu câu hỏi.
VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI


8


- Góp phần hồn thiện cơ sở lý luận về DHPTNL, dạy học gắn với thực tiễn
trong dạy học Sinh học nói chung và dạy học chủ đề Sinh sản ở sinh vật – Sinh học
11 THPT nói riêng.
- Xây dựng và sử dụng được các BTTT trong dạy học chủ đề Sinh sản ở sinh
vật – Sinh học 11 THPT và hệ thống các hoạt động dạy học sử dụng BTTT.
- Dựa trên các hoạt động dạy học sử dụng BTTT chủ đề Sinh sản ở sinh vật –
Sinh học 11 THPT thiết kế được kế hoạch bài dạy để tổ chức dạy học chủ đề Sinh
sản ở động vật bằng các hoạt động dạy học gắn với thực tiễn đã đề xuất.
- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá để đánh giá được mức độ rèn luyện và
phát huy NL sinh học gồm các NL nhận thức sinh học, NL tìm hiểu thế giới sống và
NLVDKT, KN đã học của học sinh trong dạy và học chủ đề Sinh sản ở sinh vật –
Sinh học 11.
IX. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm 3
chương:
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
- CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ SINH SẢN Ở SINH VẬT, SINH HỌC 11, CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018.
- CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.


9

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
1.1.1.1. Trên thế giới
Dạy học gắn với thực tiễn luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới

quan tâm. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về dạy học gắn với thực tiễn cũng như
những nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực và năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng đã học vào thực tiễn nói riêng. Nhìn chung các quan điểm đều thống nhất việc
day học phải hướng đến hình thành và phát triển ở người học năng lực vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống và đánh giá cao vai trò của việc vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề.
Trong công bố của UNESCO về giáo dục vào cuối thế kỉ XX, theo đó Jacques
Delors (1996) đã nêu lên 4 trụ cột của giáo dục gồm: học để biết (Learning to know);
Học để làm (Learning to do); học để tồn tại (Learning to be); và học để chung sống
với mọi người (Learning to live together). Các trụ cột này tương ứng với các mục tiêu
của giáo dục: cung cấp cho người học tri thức cuộc sống, tri thức nghề nghiệp, rèn
luyện cho họ kĩ năng làm việc thuần thục, hình thành ở họ thái độ đúng đắn và hành
vi có trách nhiệm.
Trong TK XX, John Dewey (1859 – 1952) là một trong những nhà triết học lớn
nhất nước Mỹ nữa đầu TK XX, đồng thời là nhà tâm lý học, nhà giáo dục vĩ đại, đã
có đóng góp lớn lao vào cơng cuộc cải cách giáo dục của nhân loại. Tư tưởng giáo
dục của J. Dewey cho rằng: “Trường học không đơn thuần là nơi người lớn dạy cho
trẻ con các bài học kiến thức và bài học luân lý. Trường học phải là một cộng đồng
dân chủ trong đó mọi hoạt động được tập trung nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong
việc chia sẻ cho người học di sản tri thức nhân loại và làm cho họ có thể sử dụng tài
năng của mình vào mục đích xã hội”.
J.A.Comenxki (1952 – 1670) một nhà giáo dục vĩ đại người Séc (Tiệp Khắc)
cho rằng dạy học thế nào để người học thích thú học tập và có những cố gắng bản
thân để nắm lấy tri thức. Ơng nói: “Tơi thường bồi dưỡng cho học sinh của tôi tinh


10

thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng tri thức vào thực
tiễn’’.

Nhà giáo dục Xơ Viết lỗi lạc A.X.Makarenkơ (1976) đã nói “Khoa học sư phạm
đặc biệt là lí thuyết giáo dục trước hết là một khoa học có mục đích thực tiễn’’. Cũng
theo Makarenko, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, các nước trong tổ chức OECD
(Organization for Economic Cooperation and Development) đã thực hiện chương
trình đánh giá Quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment) cho
học sinh. PISA không kiểm tra nội dung chương trình học trong nhà trường phổ thơng
mà tập trung đánh giá năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống đặt ra
trong thực tiễn.
1.1.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, dạy học gắn với thực tiễn từ lâu đã trở thành mục tiêu các nhà
giáo dục hướng tới. Thông qua các hoạt động dạy học gắn với thực tiễn giúp cho
người học dễ dàng hình dung, liên hệ mà quan trọng hơn cả là phát triển được năng
lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Nghiên cứu về dạy học gắn với
thực tiễn hướng đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực
tiễn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Nghiên cứu của các tác giả Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017)
đã chỉ ra rằng:“Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh là khả năng
người học nhận diện được các vấn đề trong thực tiễn, huy động được các kiến thức
đã học hoặc tìm tịi, khám phá kiến thức nhằm giải thích, phân tích, đánh giá, đề xuất
và thực hiện được các biện pháp giải quyết vấn đề đó’’. Nghiên cứu này đã đề xuất
quy trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học gồm 5 bước:
Bước 1) Tiếp cận với tình huống thực tiễn/tình huống có vấn đề; Bước 2) Khám phá
kiến thức liên quan và giải quyết tình huống thực tiễn; Bước 3) Báo cáo, thảo luận và
rút ra kết luận; Bước 4) Vận dụng nâng cao; Bước 5) Đánh giá và đề xuất vấn đề mới.
Các tác giả Lê Thanh Oai, Phan Thị Thanh Hội (2019) cho rằng để thực hiện
việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, GV có thể áp dụng nhiều
hình thức khác nhau như sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, sử dụng các


11


phương tiện dạy học phù hợp, hoặc có thể một số dạng bài tập trong dạy học Sinh
học để rèn luyện cho HS qua các bước của quá trình dạy học như: đặt vấn đề, dạy học
bài mới, củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá. Các tác giả đã đề xuất sử dụng một
số công cụ rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS như: bài tập
thực tiễn; bài tập thực nghiệm; bài tập tranh luận, phản biện; bài tập dự án để rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS dần được phát triển lên mức
cao hơn.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về bài tập sinh học và sử dụng bài tập sinh học
trong dạy học đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Do vậy, đã có rất nhiều
sách bài tập sinh học, sách tham khảo về bài tập sinh học của nhiều tác giả được lưu
hành trên thị trường. Tuy nhiên, đa số các bài tập đều tập trung ở việc vận dụng kiến
thức sinh học vào việc giải bài tập, nặng về tính toán và lý thuyết chưa đúng với bản
chất là bài tập thực tiễn lĩnh vực sinh học để hướng đến phát triển năng lực sinh học
đặc biệt là NLVDKT, kĩ năng đã học ở bộ môn Sinh học vào thực tiễn. Các bài tập
sinh học có nội dung liên quan đến thực tiễn, cơ thể, sinh vật, mơi trường,... cịn ít
được đề cập.
Hiện nay, cũng đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng BTTT trong dạy học
sinh học như:
Đinh Quang Báo, Phùng Thị Mai Hịa. Quy trình thiết kế và sử dụng bài tập
thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học
chương chuyển hóa vật chất và năng lượng (Sinh học 11). Tạp chí Giáo dục. Số 477,
tr 46-51.
Lê Thanh Oai, Phan Thị Thanh Hội. Sử dụng bài tập để rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh trong dạy học sinh học trung học phổ
thơng. Tạp chí Giáo dục. Số 452, tr 57-60.
Lê Thanh Oai. Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học 11 trung học
phổ thơng. Tạp chí Giáo dục. Số 396, tr 52-55.
Nguyễn Thị Yến (2018). Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển



12

năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THCS trong dạy học ‘‘Sinh học cơ thể người
và vệ sinh’’. Luận văn Ths Khoa học giáo dục 8 14 01 11.
Nguyễn Thị Thu Cúc, An Biên Thùy, Điêu Thị Mai Hoa (2019). Xây dựng bài
tập thực tiễn trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh
học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Tạp chí khoa học
trường Đại học sư phạm Hà Nội. Số 64, tr 15-24. DOI: 10.18173/2354-1075.20190127
Tuy là phần kiến thức rất quan trọng và có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn
nhưng chủ đề Sinh sản ở sinh vật, Sinh học 11 vẫn chưa được quan tâm và nghiên
cứu nhiều theo hướng xây dựng và sử dụng các bài tập thực tiễn trong tổ chức các
họat động dạy học nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực sinh học đặc biệt là
NLVDKT, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Vì vậy, việc chọn đề tài này có ý nghĩa thực
tiễn, giúp HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề Sinh sản ở sinh vật,
Sinh học 11 để giải quyết được các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống.
1.1.2. Dạy học phát triển năng lực
1.1.2.1. Năng lực
Năng lực được xét trong nhiều khía cạnh như tâm lý học, giáo dục học. Trong
lý luận dạy học nói chung, khái niệm “năng lực” có nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến
thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để
thực hiện thành cơng một loại cơng việc trong một bối cảnh nhất định”. (Hồng Phê,
2000)
Theo Xavier Roegiers (1996): “Năng lực là một vấn đề tích hợp ở chỗ nó bao
hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong
đó diễn ra các hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các hoạt
động”.
Theo F.E. Weinert (2001) định nghĩa: “Năng lực là là khả năng và kĩ xảo học
được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự



13

sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách GQVĐ một cách có trách
nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh họat”.
Theo tác giả Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016): “Năng lực là những
khả năng, kĩ xảo học được hay sẵn có của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống
xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội… và khả năng vận dụng các cách
giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh
hoạt bằng những phương tiện, biện pháp, cách thức phù hợp”.
Theo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, thuật ngữ năng lực được giải
thích như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất
sẵn có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các
kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, …
thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong
những điều kiện cụ thể”.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu năng lực như sau: “Năng lực là khả năng
vận dụng những kiến thức, kĩ năng được hình thành và phát triển trong quá trình
sống, làm việc, học tập tích lũy vốn kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nhằm giải quyết
có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống”.
1.1.2.2. Bản chất, đặc điểm của dạy học phát triển năng lực
Theo Phạm Thị Kim Anh (2021), DHPTNL là mơ hình dạy học nhằm mục tiêu
phát triển tối đa phẩm chất và năng lực người học, trong đó người học tự nghiên cứu,
tìm hiểu, hồn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự định hướng, tổ chức, hướng dẫn và
hỗ trợ của người dạy. Quá trình dạy học không đặt nặng về tập trung trang bị kiến
thức cho người học (HS học được những gì) mà chuyển sang dạy cho HS làm được
những gì từ điều đã học dựa trên ngun lí “Học đi đơi với hành”, “Lí luận gắn với
thực tiễn”, “Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Khi so sánh với dạy học theo định hướng nội dung - dạy học lấy khối lượng

kiến thức, kỹ năng làm mục tiêu hướng tới; do đó càng cung cấp nhiều nội dung, HS
biết càng nhiều càng tốt. Cách dạy học này không quan tâm nhiều đến việc vận dụng


14

những kiến thức đã biết vào hiểu và thực hành, liên hệ và ứng dụng vào các tình
huống của đời sống. Hệ quả là HS có thể biết rất nhiều nhưng làm thì khơng được
bao nhiêu; kiến thức rất un bác nhưng thực hành rất lúng túng vụng về. DHPTNL
đã khắc phục được những nhược điểm nêu trên. Mục tiêu cuối cùng của DHPTNL
không phải là hệ thống kiến thức, là khối lượng nội dung, là biết thật nhiều, ... mà là
năng lực cần có để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu cầu
của xã hội đang thay đổi từng ngày. Như thế nội dung, kiến thức ở đây là phương tiện
để đạt được mục đích cuối cùng là năng lực. Bên cạnh đó DHPTNL quan tâm không
chỉ đến các chất liệu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà còn chú trọng đến cách thức,
phương pháp. Sau mỗi giờ học theo định hướng này, HS khơng chỉ được mở mang
về tri thức mà cịn hiểu biết cách tìm ra tri thức đó, biết tri thức đó giúp được gì cho
mình trong cuộc sống hằng ngày và để đi xa hơn trong tương lai; DHPTNL yêu cầu
HS tham gia tích cực vào giờ học, tự tìm kiếm, phát hiện vấn đề, trao đổi, tranh luận
để đi đến những hiểu biết về kiến thức và cách làm. Người GV có vai trị quan trọng
trong việc nêu vấn đề, giao nhiệm vụ, tổ chức cho HS làm việc, trao đổi, ... cùng tham
gia với HS và nêu lên những nhận xét của mình nếu thấy cần thiết. Tóm lại, DHPTNL
vẫn coi trọng nội dung kiến thức, tuy nhiên chỉ mình nội dung kiến thức là chưa đủ;
cần thay đổi cách dạy và cách học theo hướng HS chủ động tham gia kiến tạo nội
dung kiến thức, vận dụng tri thức vào cuộc sống và hình thành phương pháp tự học
để học suốt đời. (Đinh Quang Báo et al, 2018).
1.1.2.3. Các loại năng lực cần hình thành cho HS trong dạy học Sinh học
Theo chương trình GDPT mơn Sinh học, (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định: mơn Sinh học hình thành, phát

triển ở HS năng lực sinh học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các
thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dung kiến thức,
kĩ năng đã học. Chương trình GDPT mơn Sinh học cũng nêu rõ định hướng phương
pháp hình thành, phát triển năng lực sinh học, cụ thể như sau:
- Đối với thành phần năng lực nhận thức sinh học, giáo viên tạo cho học sinh cơ


×