Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hãy sưu tầm định sơ thẩm tòa án liên quan đến việc tuyên bố cá nhân tích tuyên bố cá nhân chết mà theo quan điểm nhóm định chưa phù hợp với quy định pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT DÂN SỰ 1
ĐỀ BÀI:02
Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của tòa án liên quan
đến việc tuyên bố cá nhân mất tích hoặc tuyên bố cá nhân
đã chết mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là
chưa phù hợp với quy định của pháp luật?
LỚP

: N03-TL4

NHÓM

: 03

Hà Nội, 2021
1


PHẦN THƠNG TIN:
Lớp

: N03-TL4

Nhóm

: 03


Thành viên và mức độ tham gia:

Stt

Họ và tên

Mức độ tham gia

MSSV

Xếp
loại

1

Nguyễn Phương Ánh

452855

III.

A

2

Chu Thị Ly

452856

II.


A

3

Phạm Thị Sinh

452857

II.

A

4

Trần Mai Hương

452858

IV, chỉnh sửa, mở đầu, kết luận

A

5

Vũ Phạm Hạ Vi

452859

I.


A

6

Nguyễn Thị Hoài An

452860

I.

A

7

Lê Hoàng Thanh Mai

452861

IV.

A

8

Lê Vũ Phương Trang

452862

II.


A

9

Đặng Thu Hiền

452863

III. Chỉnh sửa

A

10

Nguyễn Hoàng Phương Linh

452864

III.

A

11

Lê Phương Thảo

452865

IV.


A

TRƯỞNG NHÓM
Trần Mai Hương

2


MỤC LỤC

NỘI DUNG....................................................................................................... 4
I. Tóm tắt nội dung vụ việc............................................................................. 4
II. Những điểm chưa phù hợp trong bản án sơ thẩm - Giải thích những
điểm chưa phù hợp.......................................................................................... 6
III. Quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định
của pháp luật.................................................................................................... 8
IV. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành........................... 12
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ............................................................... 12
1.1 Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 68 BLDS 2015 để loại trừ phạm vi áp
dụng của chế định tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với người đang bị
truy nã ............................................................................................................. 12
1.2 Về việc thông báo hợp lệ đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc
đã chết ............................................................................................................. 13
2. Kiến nghị thực tiễn thi hành pháp luật ................................................... 13
2.1. Tạm đình chỉ vụ án ................................................................................... 13
2.2. Trong trường hợp tịa chấp nhận u cầu tun mất tích ....................... 14
KẾT LUẬN .................................................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 16


3


MỞ ĐẦU
Tuyên bố mất tích và tuyên bố chết là một chế định đặc biệt của bộ luật
dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng như những chủ thể có liên
quan khác. Trong thực tế có những trường hợp, vì các lý do khác nhau như rủi
ro, chiến tranh, tai nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra, đã
khơng thể xác định được cá nhân đó cịn sống hay đã chết. Trong những
trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có
quyền, lợi ích liên quan, pháp luật quy định những điều kiện, trình tự để tạm
dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới hai hình thức: Tun
bố mất tích, tun bố là đã chết. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật vào thực tế
còn nhiều khúc mắc do chế định còn nhiều kẽ hở, gây ra những luồng ý kiến
trái chiều cùng những khó khăn trong thực tiễn thi hành pháp luật. Tìm hiểu
về những điểm chưa hợp lí trong chế định này, nhóm chúng em xin đưa ra các
phân tích cũng như những phương hướng giải quyết khi lựa chọn đề tài 02:
“Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của tòa án liên quan đến việc tuyên
bố cá nhân mất tích hoặc tuyên bố cá nhân đã chết mà theo quan điểm của
nhóm quyết định đó là chưa phù hợp với quy định của pháp luật?”
Với vốn kiến thức cịn hạn chế, bài làm khó tránh khỏi những sai sót,
chúng em rất mong nhận được lời nhận xét. góp ý của thầy cơ để bài làm hồn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. Tóm tắt nội dung vụ việc
Ngày 31 tháng 7 năm 2017 tại Tòa án nhân dân huyện Phù Ninh mở
phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết việc dân sự thụ lý số: 34/2017/TLSTVDS ngày 11 tháng 7 năm 2017 về yêu cầu “Tuyên bố một người mất tích”;
Quyết định mở phiên họp số 06/2017/QĐ PH-ST ngày 21 tháng 7 năm 2017

4


1. Nguyên đơn: Ông Trần Văn Q, sinh năm 1958; trú quán: thôn TH, xã
H, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1964;
trú quán: thôn TH, xã H, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
2. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Chị Nguyễn Thị Thanh
Th, sinh năm 1985 và anh Nguyễn Trung K, sinh năm 1985. Đều trú quán:
thôn TH, xã H, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
3. Vấn đề pháp lý: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
4. Luật áp dụng: Điều 369, điều 370, 371,372, 387, điều 388, điều 389,
điều 146 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
5. Lý do xảy ra sự kiện pháp lý: Từ bản tự khai ngày 11/7/2017 của ông
Nguyễn Hữu Q: Ông Nguyễn Hữu Q và bà Vũ Thị T là vợ chồng có đăng ký
kết hơn từ năm 1983, có 02 con chung. Trong q trình chung sống, 2 người
thường xảy ra mâu thuẫn, bà T thường bỏ nhà đi; năm 1996 bà bỏ đi và vi
phạm pháp luật hình sự, bị truy nã từ năm 2002 đến nay khơng có tin tức gì.
Từ đó, người nhà đã tổ chức tìm kiếm, hồn thiện thủ tục đăng thơng tin trên
Đài Tiếng nói Việt Nam 3 kỳ liên tiếp trong các ngày 11,12,13/3/2017, đăng
thơng tin tìm kiếm trên Báo Hà Nội Mới 3 kỳ liên tiếp trong các ngày
14,15,16/3/2017, đến nay đã hết thời hạn 04 tháng nhưng khơng có tin tức gì.
Để đảm bảo quyền lợi và nhằm việc muốn ly hơn, tìm kiếm hạnh phúc mới,
ơng Q đề nghị Tòa án tuyên bố bà Vũ Thị T mất tích theo quy định của pháp
luật.
6. Phán quyết của tòa án: (1) Chấp nhận đơn yêu cầu của ông Nguyễn
Hữu Q. (2) Tuyên bố bà Vũ Thị T mất tích. (3) Về con chung: 02 con chung
đều đã trưởng thành. (4) Về tài sản chung, công nợ: Chưa xem xét giải quyết.
(5) Ngồi ra Bản án cịn tun nghĩa vụ chịu án phí và quyền kháng cáo cho
các đương sự trong thời gian 10 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.


5


II. Những điểm chưa phù hợp trong bản án sơ thẩm - Giải thích những
điểm chưa phù hợp
Thứ nhất, về việc Tịa án chấp nhận đơn u cầu của ơng Nguyễn Hữu
Q tuyên bố bà T mất tích - mà bà T lại là một đối tượng đang bị truy nã,
chúng em cho rằng điều này chưa phù hợp.
Dưới góc độ luật thực định, BLDS 2015 và BLTTDS 2015 chưa có quy
định điều chỉnh việc giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc yêu cầu tuyên
bố một người là đã chết đối với một đối tượng đặc biệt là người bị truy nã.
Vậy nếu có người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu tuyên bố bị can này mất
tích hoặc là đã chết thì Tồ án liệu có thụ lý, giải quyết hay khơng? Trên thực
tế, dưới góc độ khoa học pháp lý, vấn đề này đã được đề cập đến từ lâu và
thực tiễn áp dụng pháp luật cũng không thiếu những trường hợp tương tự.
Hiện nay, có hai luồng quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này.


Luồng quan điểm thứ nhất1 cho rằng quyết định truy nã chính là cơ sở
pháp lý để khẳng định một người đã biệt tích. Nếu thời hạn trốn truy nã
đã đủ thời gian theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 BLDS 2015 2 về
điều kiện để tuyên bố một người mất tích hay là đã chết thì Tồ nên
chấp nhận u cầu tun bố người đó mất tích hoặc là đã chết và giải
quyết những vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật như quản lý
tài sản của người đó, giải quyết yêu cầu chia di sản thừa kế trong
trường hợp tuyên bố là đã chết… và thông thường là giải quyết ly hôn
cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích theo quy định của
pháp luật dân sự. Trên thực tế, người bị truy nã có thể đang sống lẩn
trốn hoặc đã chết mà khơng ai biết. Trường hợp họ cịn sống, qua báo

đài biết thơng tin tìm kiếm nhưng vẫn cố tình im lặng để trốn tránh
pháp luật, nếu không giải quyết tun bố mất tích hoặc là đã chết thì

1

Trích chương 2 của “Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và
thực tiễn áp dụng tại Tịa án nhân dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn” - Mã Thị Kim Châu
2

Khoản 1 Điều 68 BLDS 2015 quy định: “Một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thơng báo,
tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn khơng có tin tức xác thực về việc người đó cịn sống hay đã chết thì
theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tịa án có thể tun bố người đó mất tích.”

6


u cầu chính đáng của người có quyền, lợi ích liên quan có thể sẽ
khơng bao giờ được bảo đảm thực hiện. Nhiều trường hợp chồng (vợ)
đang bị truy nã, phía liên quan xin tịa tun bố mất tích để ly hơn, tịa
từ chối, vậy chẳng lẽ, họ sẽ bị “giam lỏng" cả đời mình khơng thể xây
dựng hạnh phúc mới?


Luồng quan điểm thứ hai ngược lại, cũng là quan điểm của chúng em
cho rằng, người đang bị truy nã, về mặt pháp lý đang lẩn trốn chứ
không phải là biệt tích trong chế định về mất tích của BLDS. Người
đang bị truy nã là người có dấu hiệu phạm tội, cịn người biệt tích
khơng phải là người phạm tội. Mặc dù khơng có văn bản quy phạm
pháp luật nào quy định thế nào là “biệt tích” nhưng có thể hiểu “biệt
tích” trong chế định người mất tích là yếu tố khách quan và người biệt

tích khơng cố ý bỏ trốn, lẩn tránh, còn truy nã là trường hợp người
phạm tội cố tình lẩn trốn, hồn tồn do ý chí chủ quan của họ. Mặt
khác, nếu tuyên bố mất tích, sau ba năm, vợ (hay chồng) của người bị
truy nã lại có quyền yêu cầu tuyên bố người này đã chết, thì phải chăng
quyết định tuyên bố người này đã chết sẽ triệt tiêu hiệu lực của quyết
định truy nã? Hơn nữa, sau đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết
định truy nã và đình chỉ bị can với lý do bị can đã chết?
Như vậy, việc tuyên bố người bị truy nã mất tích hoặc là đã chết có thể

dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý rắc rối về sau.
Thứ hai, việc đăng thơng tin tìm bà T mất tích trên Đài Tiếng nói Việt
Nam là hợp quy định, còn việc đăng trên Báo Hà Nội Mới là chưa đủ. Hà Nội
Mới là một tờ báo trực thuộc Thành uỷ Hà Nội, với tầm phủ sóng tại khu vực
và một số các tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải
Dương, ..., nhưng theo quy định tại Khoản 1 Điều 385 Bộ luật tố tụng dân sự
20153, thì thơng báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày
của trung ương trong ba số liên tiếp. Chúng em cho rằng Hà Nội Mới chỉ là
3

Khoản 1 Điều 385 BLTTDS 2015: “Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại
nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thơng tin điện tử
của Tịa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03
ngày liên tiếp.”

7


một tờ báo địa phương, và việc đăng thông tin tìm kiếm tin tức bà T trên báo
này là chưa đúng thủ tục của pháp luật, nên Tòa án chưa thể tuyên bố bà T
mất tích như trong bản án.

Thứ ba, về quyền kháng cáo của các bên đương sự, Chị Th và anh K
chỉ được quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc quyết định được thông báo, niêm
yết. Điều này là chưa phù hợp. Theo Điều 273 của BLTTDS 2015 về “Thời
hạn kháng cáo” có quy định về thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày,
kể từ ngày tuyên án và thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ,
đình chỉ giải quyết vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm là 07 ngày.
III. Quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định
của pháp luật
Thứ nhất, về điều kiện tuyên bố một người mất tích chỉ được thực hiện khi có
đủ 3 điều kiện sau đây:


Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan:
Người có quyền, lợi ích liên quan là người mà giữa họ với người biệt
tích đã và đang có các mối quan hệ nhất định và các quyền, lợi ích của
họ có được từ mối quan hệ đó có bị ảnh hưởng khi người kia biệt tích.
Chẳng hạn, vợ, chồng, con, cha, mẹ của người biệt tích; những người
mà người biệt tích phải thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với họ như
chủ nợ, người làm công, người được bồi thường thiệt hại… Trong
trường hợp của bản án, ông Nguyễn Hữu Q - chồng của bà Vũ Thị T có
quyền đề nghị tịa tun bà Vũ Thị T mất tích là hợp lý.



Phải hồn thành thủ tục thơng báo, tìm kiếm người vắng mặt:
Thơng báo, tìm kiếm nhằm xác định thông tin liên quan tới người vắng
mặt trước khi ra quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó. Theo
8



thơng báo của Tồ án, người vắng mặt khi nhận được thơng tin này sẽ
có hồi âm cho Tịa án hoặc cho người thân thích. Nếu hết thời hạn
thơng báo mà vẫn khơng có tin tức về người vắng mặt thì Tịa án sẽ áp
dụng biện pháp quản lý tài sản của họ. Việc thông báo người vắng mặt
phải được đăng trên một trong số các báo hàng ngày của trung ương
trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền
hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp (theo quy định tại
Khoản 1 Điều 385 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Vậy nên, ngồi việc
tìm bà T trên báo Hà Nội Mới và đăng thông tin trên Đài Tiếng nói Việt
Nam, chúng em cho rằng thơng tin này cần được đăng thêm trên các tờ
báo thuộc danh sách các cơ quan báo chí Trung ương4, ví dụ như báo
Nhân dân trực thuộc Ban chấp hành Trung ương…, thì sẽ đảm bảo
được đúng trình tự tố tụng theo quy định pháp luật.


Khi cá nhân đã biệt tích hai năm liền trở lên:
Một người bị coi là “biệt tích” khi họ rời khỏi nơi cư trú mà chưa có tin
tức xác thực nào về việc họ cịn sống hay đã chết. Tại Khoản 1 Điều 68
Bộ luật Dân sự 2015 quy định một người nếu biệt tích hơn hai năm
liền, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thơng báo tìm kiếm nhưng khơng
có tin tức chính xác xác thực về sống hay chết thì người có quyền lợi
liên quan có thể u cầu tịa tun bố người này mất tích. Nhưng đáng
chú ý là điều luật này lại không hề phân biệt người bị tuyên bố mất tích
đã biệt tích vì lý do gì nên trên thực tế, khơng loại trừ trường hợp biệt
tích do trốn lệnh truy nã. Tuy nhiên, chúng em cho rằng, để tránh
những rắc rối pháp lý phát sinh như đã trình bày tại phần II, tịa án
khơng nên tun mất tích đối với đối tượng đang bị truy nã. Điều này
cũng sẽ giúp loại bỏ nguy cơ lợi dụng tuyên bố mất tích hay tuyên bố


4

Danh sách các cơ quan báo chí Trung ương được thông báo trên cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và
Truyền thông, cập nhật lần cuối vào tháng 5/2009 và được đăng vào ngày 20/09/2010

9


chết vào các mục đích trốn tránh pháp luật, góp phần tích cực vào cơng
cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, phù hợp với thực tiễn xét xử và
chấm dứt những cuộc tranh luận pháp lý xung quanh nó.
Thứ hai, về hậu quả của tun bố mất tích:


Về hơn nhân: Đây là cơ sở để người vợ hoặc chồng của người bị tun
bố mất tích xin ly hơn theo Khoản 2 Điều 56 Luật Hơn nhân và gia
đình 2014 5theo phương thức ly hôn vắng mặt. Tuy nhiên, chúng tôi
cho rằng, cả kể tịa khơng tun mất tích, thì vẫn có những cơ sở khác
để người vợ/chồng của người đang trốn truy nã xin ly hơn. Lúc này, tồ
cần phải xác định người bị truy nã là người trốn tránh, cố tình che dấu
địa chỉ. Khi có đơn u cầu của bên cịn lại xin ly hơn, Tịa án hồn
tồn có thể áp dụng quy định tại đoạn thứ hai điểm e khoản 1 Điều 192
BLTTDS 20156 và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết số
04/2017/NQ - HĐTP ngày 05/05/20177 của Hội đồng Thẩm phán
TAND tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
192 BLTTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp
đơn khởi kiện lại để thụ lý vụ án và giải quyết theo thủ tục chung. Về
căn cứ ly hôn: Khi giải quyết ly hôn với người đang bị truy nã thì Tịa
án vẫn căn cứ vào các quy định chung tại Điều 56 Luật Hôn nhân và

Gia đình để xem xét, trong đó có căn cứ “ vi phạm nghiêm trọng quyền,
nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hơn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng,
đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích hơn nhân khơng đạt

5

Khoản 2 Điều 56 Luật Hơn nhân và gia đình quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của
người bị Tòa án tun bố mất tích u cầu ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hơn.”
6

Đoạn thứ hai điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ
và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ khơng có nơi cư trú ổn định, thường
xun thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư
trú làm cho người khởi kiện khơng biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán
khơng trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý,
giải quyết theo thủ tục chung.”
7
Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ - HĐTP quy định: “Địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quy định tại điểm đ, e khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là địa
chỉ người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất
tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.”

10


được”; Theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình thì: Vợ
chồng có quyền và nghĩa vụ chung sống với nhau, quan tâm giúp đỡ
nhau... Từ đó Tịa án có quyết định giải quyết phù hợp đảm bảo quyền
lợi cho đương sự.



Về tài sản: Tuy trong bản án, phần tài sản chung, công nợ chưa xem xét
giải quyết. Nhưng trong các trường hợp tương tự khác, một người bị
tun mất tích sẽ có thể tiếp tục được tuyên là đã chết theo Điều 71
BLDS 2015, kéo theo những thay đổi rất lớn về vấn đề tài sản. Khi
quyết định tuyên bố một người là đã chết của Tịa án có hiệu lực thì
việc chia thừa kế sẽ được diễn ra, quyền sở hữu tài sản của người phạm
tội sẽ được chuyển cho những người thừa kế.
Khi cơ quan điều tra bắt được đối tượng bị truy nã thì theo quy định tại
Khoản 3 Điều 73 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Người bị tuyên bố là đã
chết mà cịn sống có quyền u cầu những người đã nhận tài sản thừa
kế trả lại tài sản, giá trị hiện cịn”. Cịn trách nhiệm hình sự của người
này thì sẽ vẫn được tiếp tục thực hiện theo quy định về tố tụng hình sự,
những biện pháp về tài sản có thể áp dụng với người phạm tội (tịch thu
tài sản, bồi thường thiệt hại…) không thể áp dụng đối với những người
thân thích của người bị phạm tội do đó quyết định tuyên bố một người
là đã chết của Tịa án có thể bị lợi dụng để tẩu tán tài sản phạm tội.
Đặc biệt, điều này sẽ càng gây bất lợi cho cơng cuộc đấu tranh phịng
chống tham nhũng hiện nay.
Cùng với các phân tích nêu trên, chúng em càng củng cố cho quan

điểm rằng, trong trường hợp này, tồ khơng thể áp dụng quy định về tun bố
mất tích đối với đối tượng đang bị truy nã.
Thứ ba, căn cứ vào Khoản 1 Điều 273 BLTTDS 2015 về thời hạn
kháng cáo: “Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15
ngày, kể từ ngày tuyên án; ...”, vậy nên, thay vì 10 ngày, Chị Th và anh K
11


được quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15

ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc quyết định được thông báo, niêm
yết.
IV. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
1.1 Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 68 BLDS 2015 để loại trừ phạm vi áp
dụng của chế định tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với người đang bị
truy nã
Khoản 1 Điều 68 BLDS 2015 quy định: “Khi một người biệt tích 02
năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thơng báo, tìm kiếm
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn khơng có tin tức xác
thực về việc người đó cịn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan, Tịa án có thể tun bố người đó mất tích.” Điều luật
này khơng hề phân biệt người bị tuyên bố mất tích đã biệt tích vì lý do gì, chủ
quan hay khách quan, và đặc biệt là với trường hợp biệt tích do trốn lệnh truy
nã. Vậy nên, để đạt được sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật,
các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn về vấn đề này, thậm chí nếu cần
thì phải “luật hóa” cho cụ thể.
Chúng em kiến nghị rằng, ta cần bổ sung cụm từ “trừ trường hợp trốn
truy nã” vào ngay sau câu “Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên” để
loại trừ phạm vi áp dụng của chế định tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối
với người đang bị truy nã. Bởi vì “truy nã” là việc cơ quan có thẩm quyền
quyết định truy tìm tung tích, bắt giam trở lại đối với người vi phạm pháp luật
hình sự (bị can, bị cáo, bị án) bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu trong giai
đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và đã được cơ quan có thẩm quyền
tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng khơng có kết quả 8. Loại trừ
8

Xem Thơng tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-VKSND-TANDTC ngày 09/12.2012 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp,
VKSND tối cao, TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS và Luật Thi hành án hình sự về truy
nã.


12


trường hợp này thì việc trốn truy nã sẽ được xử sự theo một cung cách khác,
rõ ràng, triệt để hơn, và là tiền đề để tạo ra những bộ khung xử lý khác tốt hơn
trong tương lai.
1.2 Về việc thông báo hợp lệ đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc
đã chết
Theo Khoản 1 Điều 385 BLTTDS 2015 quy định về việc cơng bố thơng
báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thì thơng báo tìm kiếm người bị
u cầu tun bố mất tích phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương
trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình
của trung ương. Tuy nhiên BLTTDS chưa có quy định cụ thể cũng như chưa
có văn bản hướng dẫn rõ ràng thế nào là báo hàng ngày của trung ương, thế
nào là Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình trung ương. Đối với các đương sự
là người có hiểu biết pháp luật chưa cao thì nhất thiết cần có các quy định chỉ
ra các báo nào, Đài phát thanh và Đài truyền hình nào khi đăng thơng báo là
hợp pháp, hợp lệ và được Tịa án chấp nhận. Bởi vì trên thực tế có rất nhiều
các loại báo, nhiều kênh đài truyền hình khác nhau mà đương sự khơng phân
biệt được đó có phải trực thuộc trung ương hay không?
Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, báo mạng là một kênh
thông tin phát triển mạnh và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn báo giấy và các Đài
phát thanh, Đài truyền hình, với tầm phủ sóng khơng chỉ trong mà cịn ngồi
nước. Để bắt kịp xu thế phát triển này, pháp luật nói chung và BLTTDS nói
riêng có thể ghi nhận báo mạng là một trong những kênh thơng tin để có thể
thơng báo tìm kiếm người bị u cầu tun bố mất tích hoặc đã chết. Chúng
em cho rằng điều này là hợp lý, khả thi, nhưng cần có một lộ trình chuyển đổi
dần dần, phù hợp với từng địa phương để đạt hiệu quả cao nhất.
2. Kiến nghị thực tiễn thi hành pháp luật

2.1. Tạm đình chỉ vụ án
13


Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thì những quy định liên quan
tới trả lại đơn khởi kiện tại Điều 192 và Điều 193 BLTTDS 2015 đều khơng
có căn cứ nào về từ chối yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết đối với
người đang bị truy nã. Khi có đơn yêu cầu và đơn yêu cầu thỏa mãn các điều
kiện Bộ luật Tố tụng dân sự quy định, Tòa án sẽ phải thụ lý đơn, không thể từ
chối giải quyết theo Khoản 2 Điều 14 BLDS 2015)9 và ra hoặc không ra quyết
định tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết đối với người bị yêu cầu. Tuy
nhiên, do sự không rõ ràng của pháp luật, gây khó khăn hoặc khơng thể ra
quyết định, dựa theo ngun tắc “hỗn hình bộ”, tồ án có thể tạm đình chỉ
việc giải quyết vụ án theo Điểm d Khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015: “Cần đợi
kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy
định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ
án”, tức phải đợi kết quả của vụ án hình sự trước, theo đó người biệt tích do
trốn truy nã ra đầu thú hoặc truy bắt được; lệnh truy nã hết hiệu lực hoặc bị
huỷ bỏ... Sau đó, tồ có thể tiếp tục thực hiện vụ án dân sự theo thủ tục chung.
2.2. Trong trường hợp tòa chấp nhận yêu cầu tuyên mất tích
Sau khi tuyên mất tích, quyết định tuyên bố một người mất tích là đã
chết có thể sẽ tiếp tục được thực hiện. Nhưng cần phải hiểu rằng, quyết định
của Tịa án là sự suy đốn về mặt pháp lý, sau khi Tòa án đã áp dụng đầy đủ
các biện pháp tìm kiếm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, để đảm bảo
quyền và lợi ích của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi khơng
có thơng tin xác thực người đó cịn sống hay đã chết. Cơ quan tiến hành tố
tụng trong tố tụng hình sự khơng thể căn cứ vào quyết định tuyên bố một
người đã chết của Tòa án để đình chỉ điều tra, đình chỉ giải quyết vụ án hình
sự với lý do “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết” bởi
trong các giai đoạn của tố tụng hình sự thì khái niệm “Người phạm tội chết”

phải là “chết tự nhiên” tức là chết thực tế, chết sinh học.

9

Khoản 2 Điều 14 BLDS 2015 quy định: “Tồ án khơng được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng;
trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng"

14


Như vậy, quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối
với người đang bị truy nã không ảnh hưởng đến hoạt động truy nã và không
làm cơ sở để chấm dứt nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự của người bị kết
án. Nhưng điều này khơng đồng nghĩa sẽ triệt tiêu được tồn bộ những hệ quả
phát sinh như chúng tơi đã trình bày ở phần Hậu quả tun bố mất tích mục
III. Do đó, rất cần một văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao trong
việc thực hiện tuyên bố chết đối với người đang bị truy nã, cũng như pháp
luật cần phải nhanh chóng hồn thiện để tránh những rắc rối phát sinh.

KẾT LUẬN

Các vụ việc nhiều khi đã được Tòa án giải quyết nhưng vẫn để lại nhiều
vướng mắc vì chưa có các căn cứ pháp luật thật rõ ràng khi xét xử. Vì vậy, rất
cần những văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để việc giải quyết của Tòa
án đối với các vụ việc tương tự được thống nhất, khách quan. Mặc khác, về
lâu về dài cần có các chế định, quy định rõ ràng nhằm tránh việc lợi dụng việc
tuyên bố mất tích hay tuyên bố chết vào các mục đích trốn tránh pháp luật.
Ngoài việc hoàn thiện pháp luật, cần phải nâng cao nghiệp vụ, trình độ
chun mơn của Tịa án các cấp để giải quyết vụ việc một cách linh hoạt, phù
hợp với tình hình thực tiễn, tránh các sai sót khơng đáng có, góp phần nâng

cao chất lượng, uy tín của ngành Tư pháp, giữ vững lòng tin của Nhân dân,
hướng tới mục tiêu hoàn thiện hơn hệ thống Pháp luật và hệ thống Tư pháp
Việt Nam.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thư viện bản án- Thư viện pháp luật, Quyết định số 06/2017/QĐ PH-ST
ngày 21 tháng 7 năm 2017
2. Bộ luật Dân sự 2015
3. Bộ luật Dân sự 2005
4. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập I
5. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
6. Luật Hơn nhân và gia đình 2014
7. Giải quyết việc tuyên bố đã chết đối với người đang bị truy nã- Công ty
Luật TNHH Mạnh Hùng
8. Một số vấn đề về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối với người đang bị
truy nã- Tác giả: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt
Phong)
9. Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-VKSND-TANDTC ngày
09/12.2012 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, VKSND tối cao, TAND tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS và Luật Thi hành án
hình sự về truy nã.
10. Nghị quyết số 04/2017/NQ – HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản
1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại
đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.
11.“Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết theo
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và thực tiễn áp dụng tại Tịa án nhân dân
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn” - Mã Thị Kim Châu


16



×