BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHĨM
MƠN:
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
ĐỀ SỐ 20:
Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc tuyên
bố di chúc không hợp pháp mà theo quan điểm của nhóm bản án đó
chưa phù hợp với quy định của pháp luật, và giải quyết các vấn đề
LỚP
:
N08.TL2
NHÓM
:
01
HÀ NỘI, 2021
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
THÀNH VIÊN NHÓM
1. Phạm Tuấn Nam – 450738 (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Nam Anh – 450729
3. Vũ Thị Oanh - 450730
4. Nguyễn Lan Chi – 450731
5. Vũ Quỳnh Hoa - 450732
6. Cao Thị Dung – 450733
7. Đoàn Huyền My - 450734
8. Nguyễn Minh Phương – 450735
9. Ngơ Ngọc Diệp – 450736
10. Nguyễn Thị Bích Hằng – 450737
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................1
Câu 1: Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc
dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4...............................................................1
Câu 2: Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong bản án sơ thẩm mà nhóm đã
sưu tầm và giải thích tại sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp...............................2
1. Những điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật ở bản án sơ thẩm...2
2. Giải thích vì sao những vấn đề ở trên chưa phù hợp với quy định của pháp
luật............................................................................................................................3
Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với
quy định của pháp luật................................................................................................6
Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định
pháp luật hiện hành.....................................................................................................8
KẾT LUẬN...................................................................................................................9
PHỤ LỤC....................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................11
LỜI MỞ ĐẦU
Trong pháp luật dân sự, vấn đề thừa kế luôn là vấn đề phức tạp do xung đột
quyền lợi của các bên và xuất phát từ đặc trưng là các bên tham gia đều có quan hệ
huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Trong những năm gần đây số lượng các vụ tranh chấp
về thừa kế, đặc biệt là có liên quan đến di chúc chiếm tỷ trọng lớn trong các tranh
chấp dân sự. Dưới đây, nhóm chúng em đã sưu tầm một bản án sơ thẩm về tuyên bố
di chúc không hợp pháp và thảo luận các yêu cầu của bài đã đặt ra.
NỘI DUNG
Câu 1: Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc
dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4
Cụ Mai Đức Khâm và cụ Đinh Thị Tuyết có hai người con là ơng Mai Đức Hải
và bà Mai Thị Hồng. Tài sản các cụ để lại là một căn nhà cấp 4 xây dựng trên 957m2
đất. Trong 957m2 đất nói trên có 160m2 có giấy phép xây dựng mang tên cụ Mai Đức
Khâm. Năm 1994, cụ Khâm đã làm giấy tờ cho bà Hồng 52m2 đất thuộc 160m2 đất
có giấy phép xây dựng mang tên cụ, sau đó cả gia đình thống nhất chuyển 52m2 đất
xuống mặt bằng phía dưới cho thuận tiện (nay 52m2 đất khơng nằm trong 160m2 đất
xây dựng). Ông Hải và vợ cho rằng tồn bộ diện tích 957m2 đất đó do hai người quản
lý sử dụng do đó là cơng sức khai phá của ông cùng vợ. Nguyên đơn là bà Hồng khởi
kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế là 1 nhà diện tích 64,79 m2 kèm theo cơng trình phụ
và diện tích (957m2 đất – 52 m2 đất) do ơng Hải và vợ đang quản lý, sử dụng và đề
nghị chia di sản bằng hiện vật. Bị đơn là ông Hải và người có quyền và lợi ích liên
quan là vợ ông Hải không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Tại phiên tịa sơ thẩm, ơng Hải đã xuất trình một bản di chúc của cụ Khâm có
nội dung: “Cho ông Hải được thừa kế toàn bộ khu nhà theo giấy phép xây dựng”. Bà
Hồng đã nghi ngờ di chúc này và yêu cầu giám định chữ kí của cụ Mai Đức Khâm. Tổ
chức giám định kết luận: Yêu cầu giám định vượt quá khả năng chuyên môn của tổ
chức giảm định kỹ thuật hình sự. Bà Hồng và bị đơn là ông Hải không đề nghị giám
1
định chữ kí lên Bộ cơng an. Do đó, khơng có căn cứ xác định tính hợp pháp của bản
di chúc. Ông Hải cho rằng bản di chúc là do người khác viết, sau đó cụ Khâm ký, ơng
Mai Hồng Phong (em trai ông Khâm) làm chứng ký vào di chúc. Ơng Phong thì cho
rằng: Ơng được chứng kiến cụ Khâm viết di chúc và đã ký xác nhận làm chứng trong
bản di chúc. Tuy nhiên, 2 năm sau ông Phong cho rằng: Cụ Khâm không viết di chúc,
do ông Hải mang bản di chúc về nên ơng có ký vào văn bản do ông Hải viết.
Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2007/DS-ST ngày 17/5/2007 của Toà án nhân dân
thành phố Hạ Long quyết định xét xử: Chấp nhận yêu cầu chia tài sản thừa kế của bà
Mai Thị Hồng, tuyên bố bản di chúc của ông Mai Đức Khâm là không hợp pháp.
Câu 2: Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong bản án sơ thẩm mà nhóm đã
sưu tầm và giải thích tại sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp
1. Những điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật ở bản án sơ thẩm
a) Chỉ căn cứ vào lời khai để xác định tính hợp pháp của di chúc
Việc Tịa án căn cứ vào lời khai của nhân chứng để xác định tính hợp pháp của
di chúc là chưa hợp lý, chưa đủ căn cứ.
b) Tịa án xác định di chúc khơng hợp pháp dựa vào lời khai mâu thuẫn
Tại bản án sơ thẩm, theo xác nhận của ơng Hải thì bản di chúc mà ơng đã xuất
trình tại tịa do người khác viết, sau đó cụ Khâm ký, ơng Phong làm chứng ký vào di
chúc. Người làm chứng duy nhất là ông Phong có lời khai mâu thuẫn với nhau nhưng
Tịa án không làm rõ.
c) Sử dụng từ “tạm giao” trong quyết định
Cụ thể Tòa án sơ thẩm tuyên xử: Tạm giao cho bà Mai Thị Hồng sử dụng 49,4
m2 đất...; Tạm giao cho bà Mai Thị Hồng sử dụng 346,2 m 2 đất...; Tạm giao cho ông
Mai Đức Hải và vợ sử dụng 401,4 m2 đất... Việc sử dụng từ “tạm giao” là chưa hợp
lý.
d) Về án phí
2
Tòa án sơ thẩm quyết định: Bà Mai Thị Hồng phải nộp 16.531.400đ án phí
phần tài sản được hưởng...; Ơng Hải và vợ phải nộp 28.128.097 án phí phần tài sản
được hưởng và 16.531.400đ án phí u cầu khơng được chấp nhận (mỗi người phải
nộp 22.329.500đ)...
2. Giải thích vì sao những vấn đề ở trên chưa phù hợp với quy định của pháp
luật
a) Chỉ căn cứ vào lời khai để xác định tính hợp pháp của di chúc
Căn cứ vào Điều 652 BLDS 2005 quy định về di chúc hợp pháp và trên thực
tiễn giải quyết vụ việc, việc chỉ căn cứ vào lời khai của nhân chứng để xác định tính
hợp pháp của di chúc là khơng đủ căn cứ. Nếu chỉ căn cứ vào lời khai của nhân chứng
có thể bỏ xót trường hợp bản di chúc này là giả do người khác dựng nên chứ cụ
Khâm không hề lập.
Trong bản án có chi tiết bà Hồng đã yêu cầu giám định, nhưng Tổ chức giám
định kết luận yêu cầu vượt quá khả năng chuyên môn. Như vậy kết luận của tổ chức
giám định chỉ mang tính chất thông báo về việc không đủ khả năng chuyên môn để
đưa ra kết luận giám định liệu chữ kí trong bản di chúc có phải là của cụ Khâm hay
khơng. Có thể nói rằng kết luận giám định trên khơng nằm trong quy định tại Khoản
3 – Điều 90 – BLTTDS năm 20041. Tức Tịa án phải có trách nhiệm đưa bản di chúc
này lên tổ chức giám định kỹ thuật hình sự có chun mơn cao hơn để giám định. Sau
khi giám định được chữ ký hoặc chữ viết trong bản di chúc đúng là của cụ Khâm thì
mới xét đến việc xác định đây là di chúc có người làm chứng hay khơng.
b) Tịa án xác định di chúc không hợp pháp dựa vào lời khai mâu thuẫn
Theo quan điểm của nhóm em, đây là một xét thấy chưa hợp lí vì tịa án chưa
có sự rõ ràng trong việc xem xét lời khai của đương sự (ông Hải) với người làm
chứng (ơng Phong) khi mà họ có những lời khai mâu thuẫn. Dựa vào những lời khai
“Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của
một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Việc giám định lại có thể
do người đã tiến hành giám định trước đó thực hiện hoặc do tổ chức chuyên môn khác thực hiện theo quy định của pháp
luật”.
1
3
đó thì bản án có thể được triển khai theo 2 trường hợp khác nhau, tuy nhiên việc triển
khai theo trường hợp nào thì cũng phải phụ thuộc vào tính khả thi và hợp pháp của
trường hợp đó. Nên việc Tịa án khơng xem xét kĩ trường hợp nào hợp tình, hợp lý
hơn đã đi tới triển khai bản án là chưa phù hợp.
Trường hợp 1: Dựa theo lời khai của ông Hải và lời khai thứ hai (ngày 01/11/2006)
của ơng Phong. Từ hai lời khai trên thì có thể khẳng định đây là bản di chúc không
phải do ông Khâm tự viết mà do người khác viết và ông Phong kí vào, đặc biệt là bản
di chúc chỉ có một người làm chứng là ơng Phong nên có thể kết luận rằng đây là một
bản di chúc không hợp pháp.
Căn cứ Điều 656 BLDS 2005 quy định về di chúc bằng văn bản có người làm
chứng2.
Trường hợp 2: Dựa theo lời khai thứ nhất (ngày 02/8/2004) của ông Phong. Theo lời
khai trên thì đây là bản di chúc do chính ơng Khâm viết và có người làm chứng là ông
Phong kí vào bản di chúc. Do đây là một bản di chúc tự viết nên khơng cần thiết có
người làm chứng, có thể kết luận đây là một bản di chúc hợp pháp.
Căn cứ Điều 655 BLDS 2005 quy định về di chúc bằng văn bản khơng có người
làm chứng3.
c) Sử dụng từ “tạm giao” trong quyết định
Cụm từ “tạm giao” và từ “giao” trong bản án này có thể được hiểu là khả năng
xác lập quyền sử dụng đất (có khả năng làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay
không) của bà Hồng cũng như ông Hải sau khi bản án bắt đầu có hiệu lực và bắt đầu
thi hành án.
Thứ nhất, xét về quyết định “Tạm giao cho bà Mai Thị Hồng sử dụng 49,4 m 2
đất...”. Năm 1994 cụ Mai Đức Khâm đã làm giấy tờ cho bà Mai Thị Hồng 52 m 2 đất
“Trong trường hợp người lập di chúc khơng thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có
ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm
chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc
phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này”.
3
“Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.Việc lập di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng
phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này”
2
4
nằm trong diện tích 160 m2 đất có giấy phép xây dựng mang tên cụ Mai Đức Khâm.
Sau đó gia đình đã đổi 52 m2 đất bà Hồng được cho xuống mặt bằng phía dưới khu đất
cho thuận tiện. Hiện 52 m2 đất khơng nằm trong diện tích đất 160 m2 đất có giấy phép
xây dựng mang tên cụ Mai Đức Khâm. Từ đó có thể thấy rằng gia đình đã tự thỏa
thuận với nhau về việc đổi 52 m2 đất (thực tế đo được là 49,4 m 2 đất) bà Hồng được
cho xuống mặt bằng phía dưới nên trên thực tế mảnh đất này sẽ thuộc về bà Hồng. Do
tất cả mọi người đồng thuận vấn đề này, vì vậy Tòa sử dụng từ “tạm giao” là chưa
hợp lý.
Thứ hai, xét về quyết định “Tạm giao cho bà Mai Thị Hồng sử dụng 346,2 m 2
đất...” và quyết định “Tạm giao cho ông Mai Đức Hải và vợ sử dụng 401,4 m2 đất...”
vì ơng Hải đã chuyển nhượng một phần diện tích đất cho người khác và ơng Hải – bà
Hồng khai đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không đưa ra được
chứng cứ, tài liệu... Chính vì vậy, Tịa án trong trường hợp phải xem xét kỹ hơn phần
đất được khai phá thêm hiện có ai sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay
không. (Căn cứ Điều 354 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 hay theo luật hiện hành là
điểm a và điểm b, khoản 2, Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về
chuẩn bị xét đơn yêu cầu). Trong quá trình xem xét và thẩm định của Tịa đã khơng
đưa ra được những căn cứ cần thiết từ đó dẫn tới quyết định “tạm giao” là cịn chưa
phù hợp.
d) Về án phí
Căn cứ khoản 2, Điều 130 Bộ luật Tố tụng dân sự 20044.
Căn cứ Điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về nghĩa vụ chịu án
phí sơ thẩm5.
4
“Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ
trường hợp được miễn hoặc khơng phải nộp tiền tạm ứng lệ phí...”
5
“1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu u cầu của họ khơng được Tịa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn
hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm;
2. Trường hợp các đương sự khơng tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có u cầu
Tịa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản
mà họ được hưởng…”.
5
Căn cứ Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 quy định về mức thu,
miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tịa án.
Tại bản án sơ thẩm, ơng Hải và vợ phải chịu án phí dân sự phần yêu cầu về tài
sản nhưng không được chấp nhận là đúng, tuy nhiên ông Hải và vợ phải chịu thêm án
phí dân sự cả phần tài sản riêng là không đúng với quy định của pháp luật. Cụ thể, tại
bản án sơ thẩm ông Hải và vợ phải chịu án phí phần u cầu khơng được chấp nhận
theo quy định tại Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ, ông Mai Đức Hải
và vợ mỗi người phải nộp 22.329.500đ trong khi đáng lẽ ra phần án phí của ông Hải
bà Hồng phải chịu nhỏ hơn con số này rất nhiều. Ngồi ra Tịa cịn bỏ sót phần án phí
dân sự của bà Mai Thị Hồng về khoản tiền bà Mai Thị Hồng phải thanh tốn cho ơng
Mai Đức Hải và vợ do hưởng chênh lệch về tài sản (154.702.000 đồng).
Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với
quy định của pháp luật
Dựa trên việc phân tích và chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong bản án dân sự
sơ thẩm số 11/2007/DS-ST ngày 17 tháng 5 năm 2007 của Tòa án nhân dân Thành
phố Hạ Long đã nêu ở phần 2, trong phần 3 này nhóm chúng em xin nêu ra các nhận
định cùng với quan điểm về cách giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp
luật.
Việc đầu tiên cần làm đó là phải gửi bản di chúc lên bộ phận có đủ chun mơn
là Bộ Cơng an để giám định bản di chúc có đúng phải do ông Khâm lập nên hay
không, khi giám định được bản di chúc sẽ có 02 trường hợp sau đây:
TH1: Chữ ký và chữ viết trong bản di chúc là của cụ Khâm:
Như vậy thì di chúc của cụ Khâm là di chúc viết tay. Coi như cụ Khâm
minh mẫn, tỉnh táo, không bị ép buộc , bị đe dạo để viết di chúc thì di chúc này của cụ
Khâm sẽ được tuyên là hợp pháp theo Điều 655 – BLDS năm 2005. Như vậy toàn bộ
di sản của cụ Khâm sẽ thuộc về ông Hải theo di nguyện của cụ Khâm nêu trong di
chúc và theo Khoản 1 – Điều 667 – BLDS năm 2005.
6
Như vậy, ông Mai Đức Hải sẽ được thừa hưởng toàn bộ phần đất mang tên cụ
Mai Đức Khâm (rộng 160m2 tại tổ 1B – khu 8A ứng với tổ 66 khu 88 mới). trong di
chúc có đề cập mảnh đất này có giấy phép sử dụng đất của cụ Khâm nên quyền sử
dụng phần 797m2 đất còn lại sẽ mang tên ơng Mai Đức Hải và vợ. Từ đó ra phán
quyết như sau:
*Đối với ông Mai Đức Hải và vợ (bà Trần Thị Hồng):
Giao cho ông Mai Đức Hải và vợ sử dụng 160m 2 đất theo giấy phép xây dựng
của cụ Mai Đức Khâm trị giá 272.000.000đ.
Giao ông Mai Đức Hải và vợ sử dụng 747.6m 2 đất trị giá 1.270.920.000đ và 03
gian nhà có tổng diện tích 64,79m2 tổng trị giá 27.218.000đ và và cơng trình phụ trị
giá 13.027.000đ (03 gian nhà nằm trên tổng diện tích đất 160m2 + 747,6m2).
*Đối với bà Mai Thị Hồng: Giao bà Mai Thị Hồng sử dụng 49,4 m 2 đất trị giá
83.980.000đ.
TH2: Một trong hai hoặc cả hai chữ ký và chữ viết không phải là của cụ Khâm:
Đối với trường hợp cả hai loại chữ ký và chữ viết đều khơng phải của cụ Khâm
thì bản di chúc này đương nhiên bất hợp pháp vì đó là di chúc giả từ nội dung cho đến
phần ký xác nhận (vi phạm Điều 646 – BLDS năm 2005). Đối với trường hợp nội
dung di chúc là do cụ Khâm viết nhưng phần ký xác nhận lại không phải do cụ Khâm
ký thì di chúc đó cũng bị tun là khơng hợp pháp (vi phạm Khoản 2 – Điều 653 –
BLDS năm 2005).
Còn đối với trường hợp bản di chúc do người khác viết nhưng chữ ký trong bản
di chúc đó lại là của cụ Khâm thì ta cần xác định người làm chứng cho di chúc này để
có căn cứ tuyên nó hợp pháp. Kết hợp với lời khai thứ hai của ông Phong vào ngày
01/11/2006: “Cụ Khâm không viết di chúc, do ông Hải mang bản di chúc về nên ông
kí vào văn bản do ông Hải mang về”. Để loại di chúc này hợp pháp thì cần ít nhất 02
người làm chứng ( theo Điều 656 - BLDS năm 2005) nhưng trong trường hợp này
ông Phong lại là người làm chứng duy nhất, như vậy là không thỏa mãn quy định tại
7
Điều 656 – BLDS năm 2005. Vì vậy di chúc của cụ Khâm sẽ bị tuyên không hợp
pháp.
Đối với tất cả các trường hợp di chúc bị tuyên bất hợp pháp thì di sản của cụ
Khâm sẽ được chia theo quy định của pháp luật tức chia theo Điểm b – Khoản 1 –
Điều 675 – BLDS 2005. Như vậy ta xác định ông Mai Đức Hải và bà Mai Thị Hồng
cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy đinh tại Điểm a – Khoản 1 – Điều 676 –
BLDS 2005. Phần diện tích đất cịn lại (975m2 – 160m2) sẽ được chia theo công sức
khai phá của 04 người là cụ Khâm, cụ Tuyết và vợ chồng ông Hải vì khơng có căn cứ
xác định tồn bộ diện tích đất cịn lại này đều do cơng sức khai phá của hai vợ chồng
ơng Hải. Từ đó ra phán quyết như sau:
*Đối với ông Mai Đức Hải và vợ (bà Trần Thị Hồng):
Giao cho ông Mai Đức Hải và vợ sử dụng 160m 2 đất theo giấy phép xây dựng
của cụ Mai Đức Khâm trị giá 272.000.000đ.
Giao cho ông Mai Đức Hải và vợ sử dụng 401,4m2 trị giá 682.380.000đ và 02
gian nhà diện tích 45,26m2 trị giá 19.015.400đ ( 02 gian nhà nằm trên tổng diện tích
đất 160m2 + 401,4m2 nói trên).
*Đối với bà Mai Thị Hồng:
Giao bà Mai Thị Hồng sử dụng 49,4 m2 đất trị giá 83.980.000đ.
Giao bà Mai Thị Hồng sử dụng 346,2m 2 đất trị giá 588.540.000đ và 01 gian
nhà diện tích 19,53m2 trị giá 8.202.600đ và cơng trình phụ trị giá 13.027.000đ (gian
nhà nằm trên diện tích 346,2m2).
Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định
pháp luật hiện hành
Từ góc nhìn cá nhân và trong q trình nghiên cứu bản án trên, nhóm chúng em
xin đưa ra một vài kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành liên quan
đến vấn đề của bài như sau:
8
Thứ nhất, tại Điều 633 BLDS 2015 quy định về Di chúc bằng văn bản khơng
có người làm chứng6. Theo ý kiến của nhóm quy định này là chưa hợp lí vì:
Vấn đề này chưa thống nhất với quy định tại Khoản 3 Điều 631 7. Có thể thấy ở
khoản này, pháp luật chấp nhận việc điểm chỉ của người lập di chúc nhưng trong Điều
633 lại quy định “phải tự viết và ký vào bản di chúc”, có nghĩa là pháp luật không
chấp nhận việc điểm chỉ của người lập di chúc. Trong khi đó trên thực tế, vấn đề giả
mạo chữ ký thường xuyên xảy ra do có thể học để ký hoàn toàn giống một người
khác. Nhưng điểm chỉ thì khác do rất hiếm hoặc hầu như khơng có trường hợp dấu
vân tay giống nhau, việc điểm chí sẽ tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động giám định
trong trường hợp cần thiết. Vì vậy, việc thêm điều kiện điểm chỉ vào Điều 633 là cần
thiết.
Thứ hai, tại Điều 632 quy định về Người làm chứng cho việc lập di chúc 8. Theo
ý kiến của nhóm, quy định này là chưa tồn diện vì: Ngồi những nhóm chủ thể trên,
cịn một nhóm chủ thể đó là những người bị khiếm khuyết về thể chất như: khiếm thị,
khiếm thính, người khuyết tật. Nhóm chủ thể này khơng rơi vào tình trạng đặc biệt
được quy định tại khoản 3 điều 632 BLDS 2015 do dó được làm chứng cho việc lập
di chúc. Tuy nhiên, đây cũng là những chủ thể dễ bị tổn thương do họ là đối tượng
yếu thế và dễ bị tác động trong quá trình làm chứng từ đó có thể ảnh hưởng đến tính
khách quan, chính xác của di chúc9. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung điều 632 BLDS
hiện hành đối tượng là người bị khiếm khuyết về thể chất không được làm chứng cho
việc lập di chúc.
“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng phải
tn theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”
7
“Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ
tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”
6
8
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
vi”
9
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Hồng Đức, 2016
9
KẾT LUẬN
Từ việc phân tích vụ án trên, nhóm chúng đã phần nào hiểu hơn về những chế
định liên quan đến việc thừa kế theo di chúc, có những góc nhín mới và sâu sắc hơn.
Thừa kế theo di chúc là một vấn đề phức tạp, chính vì vậy việc giải quyết cũng không
phải dễ dàng, yêu cầu một lượng tri thức lớn trong pháp luật dân sự.
PHỤ LỤC
Do di chúc khơng hợp pháp cộng thêm lời khai khơng có căn cứ của vợ chồng
ông Hải – bà Hồng về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hư chuyện chuyển
nhượng một phần diện tích đất. Nên rất khó xác định rằng phần diện tích 797m2 đất
cịn lại (957m2 – 160m2) có đang thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ơng Hải – bà
Hồng hay khơng. Từ đó sẽ dẫn tới khó khăn trong việc chia di sản thừa kế theo pháp
luật. Do vậy trước khi chia cần xác định rõ quyền sử dụng mảnh đất đấy nên thuộc về
ai mới hợp lý. Căn cứ vào khoản 6, Điều 50 Luật đất đai 2003 (theo pháp luật hiện
hành là khoản 2, Điều 101 Luật đất đai 2013) quy định về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất khơng có
các loại giấy tờ: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khơng có các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993
đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn xác nhận là đất khơng có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ”.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2007/DS-ST ngày 17/05/2007:
/>usp=sharing
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
3. Bộ luật Dân sự 2005
4. Bộ luật Dân sự 2015
5. Luật Đất đai 2003
6. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb
Hồng Đức, 2016
11