A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà nước muốn quản lý xã hội nói chung nhất là trong lĩnh vực công thì không thể
không thể hiện ý chí thông qua quyền lực của mình dưới hình thức là những quyết
định pháp luật trong đó có quyết định hành chính. Nhằm thực hiện chức năng quản lí
hành chính nhà nước, quyết định hành chính chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các văn bản
pháp luật, có vị trí rất quan trọng trong quá trình thi hành luật. Cũng do chức năng
quản lí hành chính nhà nước, đảm bảo các quan hệ pháp luật hành chính diễn ra trong
khuôn khổ luật định mà các quyết định hành chính khi ra đời phải luôn đảm bảo tính
hợp pháp và hợp lí. Chất lượng của một quyết định hành chính được xem xét qua tính
hợp pháp và tính hợp lý. Đó là hai tiêu chuẩn đánh giá quyết định hành chính ở hai
góc độ khác nhau, tuy độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, thống nhất và bổ
trợ cho nhau. Nhằm mục đích làm rõ tầm quan trọng của tính hợp pháp và hợp lí đối
với quyết định hành chính, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích tính
hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính và đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lí
của quyết định hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”
B. NỘI DUNG
I. TÍNH HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÍ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
1. Khái quát về quyết định hành chính
Quyết định hành chính là một dạng của quy quyết định pháp luật. Nó là kết quả sự
thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được
thực hiện quyền hành pháp trong hệ thông các cơ quan hành chính. Nhà nước tiến
hành theo 1 trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật
nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự áp dụng những
1
quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện
chức năng quản lí hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật nên ngoài những đặc
điểm riêng quyết định hành chính còn mang đặc điểm chung đó là tính quyền lực
Nhà nước và tính chất pháp lý của quyết định hành chính.
Ngoài những đặc điểm chung của quyết định pháp luật, quyết định hành chính còn
mang những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, quyết định hành chính mang tính dưới luật
Thứ hai, quyết định hành chính đa dạng về chủ thể có thẩm quyền ban hành
Thứ ba, quyết định hành chính có những mục đích và nội dung hết sức phong phú,
xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lí hành chính nhà nước
Ngoài ra, quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quy định của
pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư…
2. Ttính hợp pháp của quyết định hành chính
Hợp pháp ở đây được hiểu là đúng với pháp luật, không trái với pháp luật. Theo
yêu cầu đặt ra, một quyết định hành chính chỉ có hiệu lực thi hành khi nó hợp pháp,
tức là thỏa mãn tất cả các yêu cầu sau:
Thứ nhất, quyết định hành chính phải được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp. Đó là chủ thể ở trung ương,
địa phương, các chủ thể có thẩm quyền chung cũng như chủ thể có thẩm quyền
chuyên môn. Cụ thể là Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ; Uỷ ban nhân dân; các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ra các quyết định hành chính dưới hình
thức quyết định và chỉ thị. Khi quyết định hành chính do các chủ thể ban hành thì
2
mới có hiệu lực và có giá trị về mặt pháp lí bởi vì đó là kết quả của sự thể hiện ý chí
nhà nước.
Thứ hai, quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục
đích bởi lẽ đây là những quyết định dưới luật. Điều đó có nghĩa là các quyết định
hành chính không được trái với các quyết định của quốc hội cũng như quyết định của
hội đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Thứ ba, quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự thủ tục và
hình thức do pháp luật quy định. Quyết định hành chính được nhiều chủ thể ban hành
với mục đích khác nhau vậy nên trình tự xây dựng và ban hành một quyết định hành
chính thường trải qua các bước sau đây: sáng kiến ban hành quyết định, dự thảo
quyết định, trình dự thảo và truyền đạt dự thảo.
3. Tính hợp lí của quyết định hành chính
Để bảo đảm tính hiệu quả, quyết định hành chính phải đáp ứng các yêu cầu về tính
hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Một quyết định hành chính được coi là có
tính hợp lí khi nó đáp ứng được yêu cầu sau:
Thứ nhất, quyết định hành chính phải tính đến tổng thể bảo đảm hài hòa lợi ích của
nhà nước và nhân dân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lí giữa lợi ích nhà nước và
xã hội, coi lợi ích nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí đánh giá sự hợp
lí của quyết định hành chính.
Thứ hai, quyết định hành chính phải xuất pháp từ yêu cầu khách quan của việc
thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý
chí chủ quan của chủ thể ra quyết định. Theo đó, quyết định hành chính cần cụ thể
các nhiệm vụ, thời hạn, chủ thể, phương tiện để thực hiện.
Thứ ba, quyết định hành chính phải bảo đảm kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ, văn
phong, cách trình bay rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa. Nói một
3
cách khác, ngôn ngữ trong quyết định hành chính cần chính xác. Và để có được
ngôn ngữ chính xác như vậy thì phải kết hợp nhuần nhuyễn các quy tắc ngôn ngữ với
các quy tắc xây dựng pháp luật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của người viết phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Thứ tư, quyết định hành chính phải có tính dự báo. Người cán bộ quản lí giỏi, có
nhiều kinh nghiệm không chỉ ra quyết định khi có đủ thông tin mà còn dự báo được
những nét phát triển chính, những mặt tích cực cũng như các mặt tiêu cực có thể xảy
ra khi quyết định được thi hành. Từ đó sẵn sàng bổ sung các biện pháp, pháp huy mặt
tích cực và hạn chế ngăn chặn mặt tiêu cực nếu có để nâng cao tính hiệu quả của
quyết định hành chính.
Thứ năm, quyết định hành chính phải có tính khả thi. Khả thi là quyết định có khả
năng thực hiện trên thực tế hay nói cách khác là những quy định của quyết định đó có
khả năng đi vào cuộc sống mà không chỉ dừng lại trên giấy. Cụ thể là ta phải bảo đảm
tính khách quan, không được chủ quan duy ý chý, thoát ly thực tiễn kinh tế-xã hội,
coi thường quy luật của xã hội, áp đặt lên xã hội những quy định mà nó không cần,
không muốn, không thực hiện được. Muốn làm như thế thì đòi hỏi các cơ quan xây
dựng quyết định hành chính phải bám sát thực tiễn xã hội và đánh giá được thực
trạng đang diễn ra.
4. Mối liên hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lí
Có thể nhận thấy rằng tính hợp pháp quy định tính hiệu lực của quyết định hành
chính còn tính hợp lý quy định tính hiệu quả của quyết định hành chính. Chính vì thế
tính hợp pháp là tính hợp lý là những đòi hỏi không thể nào thiếu được với bất kì
quyết định hành chính nào. Hai tính này gắn bó với nhau cả về nội dung lẫn hình
thức như là một chỉnh thể thống nhất mà nếu thiếu môt trong hai tính đó thì việc ban
hành quyết định hành chính sẽ không đạt được mục đích. Tuy nhiên, ta không được
vì mối quan hệ chặt chẽ đó mà đồng nhất tính hợp pháp và tính hợp lý thành một,
4
mỗi tính sẽ có sự độc lập nhất định của nó so với tính còn lại trên cơ sở những yêu
cầu của mỗi tính là khác nhau. Chính nhờ mối quan hệ này mà quyết định hành chính
có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính hợp pháp và hợp lí sẽ khả thi và đem lại hiệu quả
cao.
II.ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÍ CỦA QUYẾT FFINHJ
HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Một số vấn đề bất cập về tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành
chính
Mặc dù phần lớn các quyết định hành chính, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay
đã phát huy rất lớn được hiệu lực cũng như hiệu quả của nó nhưng ta cũng không thể
phủ nhận rằng vẫn còn tồn tại một số quyết định vẫn còn bất cập khi chưa kết hợp hài
hòa được hai tính hợp pháp và hợp lý.
• Thiếu tính hợp pháp
Việc các quyết định hành chính được ban hành nếu chỉ cần trái với một trong các
yêu cầu của tính hợp pháp thì đương nhiên quyết định đó được coi là không hợp pháp
không kể là về nội dung hay hình thức, trình tự, thủ tục. Đơn cử như theo thống kê
của Bộ Tư pháp, năm 2008 kiểm tra 1.968 văn bản thì phát hiện 490 văn bản có đấu
hiệu trái pháp luật, như vậy có khoảng 20-25%văn bản có dấu hiệu vi phạm, con số
này là không hề nhỏ.
• Thiếu tính hợp lí
Trong thực tiễn áp dụng ta không quá khó để bắt gặp một quyết định hành chính
mà nó thiếu tính hợp lí và khó có thể thực hiện được trong thực tiễn. Bất kì một quyết
định hành chính nào khi được ban hành thì nó hẳn sẽ hướng tới một đối tượng chủ
thể nhất định, nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn đặt ra vì vậy nếu như không hợp
5
lí, không thực hiện được trên thực tế thì việc đưa ra quyết định hành chính đó phải
chăng là không còn tác dụng.
Ta có thể lấy ví dụ sau để thấy được sự bất cập của quyết định hành chính về tính
hợp pháp và hợp lý: Thông tư 02/2003/TT-BCA ngày 13/1/2003 về việc hướng dẫn
tổ chức đăng kí biển số phương tiện giao thông cơ giới quy định “mỗi người chỉ được
đăng kí 01 xe mô tô hoặc xe gắn máy” căn cứ vào thông tư này, thành phố Hà Nội đã
tạm dừng đăng kí ở 7 quận, huyện trực thuộc thành phố. Thông tư trên đây của Bộ
Công An là một quyết định hành chính vi phạm tính hợp lí và hợp pháp.
Sự bất hợp pháp thể hiện ở chỗ: Hạn chế đăng kí xe máy là không phù hợp với quy
định của pháp luật. Xe máy là tài sản riêng của công dân; trong Hiến pháp 1992 quy
định công dân có quyền sở hữu tài sản, không hạn chế về số lượng. Điều này cho
thấy thông tư trên là một quyết định vi hiến. hay nói cách khác nó là một quyết định
không hợp pháp.
Thứ hai, đây còn là một quyết định hành chính không hợp lí. Mục đích của quyết
định này khi hạn chế số lượng đăng kí xe là nhằm kiềm chế, giảm dần tai nạn và ách
tắc giao thông trên địa phận Hà Nội. Tuy nhiên, nhu cầu dùng xe của người dân ngày
càng tăng cao, dẫn đến việc “thuê” người đứng tên chủ sở hữu xe hộ với mức giá 3-5
triệu đồng. Việc này dân kèm theo đó là rất nhiều vấn nạn liên quan đến trật tự an
ninh xã hội (nạn trộm cắp) hay tranh chấp tài sản do không xác định rõ chủ sở hữu…
Cũng chính bởi quyết định nếu trên vi phạm tính hợp lí và hợp pháp nên đã bị hủy bỏ
bằng quyết định sô 221 của UBND thành phố Hà Nội.
2.Một số giải pháp bảo đảm tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính
trong giai đoạn hiện nay
6
Một là, Quyết định hành chính được ban hành phải kết hợp hài hòa quan điểm, lợi
ích cho tất cả các nhóm đối tượng bị quản lý trong xã hội và thuận tiện cho việc quản
lý.
Hai là, Có quy trình báo cáo, đánh giá toàn bộ các quy định có liên quan trước khi
xây dựng các văn bản mới. Với các quyết định đã được ban hành thì thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện quyết định hành chính, kịp thời thông báo tình hình, kết quả
thực hiện, đánh giá để có những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục
Ba là, Nâng cao năng lực của các chuyên gia trong việc xây dựng các quyết định
hành chính để nâng cao chất lượng quyết định. Đề cao năng lực và tính tự chịu trách
nhiệm của cơ quan, cá nhân ban hành. Bên cạnh đó có sự phối hơp giữa các cơ quan
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Bốn là, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện các quyết định
hành chính
Năm là, Hoàn thiện quy định pháp luận về quyết định hành chính, giải quyết tình
trạng thiếu thống nhất trong các quyết định.Đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại
qua đó phát hiện sai phạm để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các quyết định hành
chính.
C. KẾT LUÂN
Qua những đánh giá, phân tích về yêu cầu của tính hợp pháp, hợp lí của quyết định
hành chính ta đã thấy được những điều mà các quyết định hành chính hiện hành đã
thực hiện cũng như các bất cập của nó. Vì vậy Trong quá trình ban hành các quyết
định hành chính, cá chủ thể mang quyền quản lí hành chính nhà nước cần phải quan
tâm hơn nữa đến tính hợp lí và hợp pháp của quyết định mà mình đưa ra nhằm đặt
được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lí hành chính nhà nước nói chung và
công tác ban hành quyết định hành chính nói riêng.
7
MỤC LỤC
A.ĐẶT VÂN ĐỀ......................................................................................... 1
B.NỘI DUNG
I.TÍNH HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÍ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH
CHÍNH............................................................................................................
1
.
1.Khái quát về quyết định hành chính ........................................................
2.Tính hợp pháp của quyết định hành chính................................................
3.Tính hợp lí của quyết định hành chính.....................................................
4.Mối liên hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lí..........................................
II.ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÍ CỦA QUYẾT
1
2
3
4
ĐỊNH HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...... 5
1. Một số vấn đề bất cập về tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định
hành
5
chính........................................................................................................
2.Một số giải pháp bảo đảm tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành
chính
trong
giai
đoạn
hiện 6
nay.........................................................................
C.KẾT LUẬN.............................................................................................. 7
8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hành chính – trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân
dân, năm 2016
2. Tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành chính – TS Bùi Thị Đào, Nxb
Chính trị Quốc gia
3. Hiến pháp 1992
4. Nghị định của Chính phủ số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về kiểm tra xử
lý văn bản quy phạm pháp luật
5. Thông tư 02/2003/TT-BCA ngày 13/1/2003 của Bộ Công an về việc hướng dẫn
tổ chức đăng kí biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
6. Thông tư số 17/2005/TT-BCA (C11) ngày 21-11-2005 sửa đổi, bổ sung điểm 2
của Thông tư số 02/2003/TT-BCA (C11) ngày 13-1-2003 của Bộ Công an về
hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường
7.
bộ
quyết định số 221/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về bãi bỏ việc thí
điểm ngừng đăng ký xe máy
9