Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN THỂ dục KHỐI 6 một vài KINH NGHIỆM NHẰM GIÚP học SINH KHỐI 6 TRƯỜNG THCS lê văn tám THÍCH THÚ KHI học môn BÓNG đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.7 KB, 14 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHẰM GIÚP HỌC SINH KHỐI
6 TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM THÍCH THÚ KHI HỌC
MƠN BĨNG ĐÁ


Năm 2022



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền giáo dục nước nhà. Là một mặt
của nền giáo dục tồn diện. Nó có ảnh hưởng rất lớn đối với các sự hình thành
nhân cách, là một vị trí hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị trong học tập,
trong lao động sản
xuất và bảo vệ tổ quốc.
Mục đích của giáo dục thể chất là: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người
phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường trán, có dũng khí kiên
cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực, sống vui tươi
lành mạnh”. Nghĩa là con người chúng ta phải khoẻ về thể chất lẫn tinh thần. Có
khả năng lao động trí óc, nhưng cũng có khả năng lao động chân tay. Sáng tạo
trong sản xuất, học tập và rất mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ tổ
quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng. Vấn đề bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho
học sinh đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Có ý nghĩa chiến lược của tồn Đảng,
tồn dân.
Như Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục năm 1946: “Giữ gìn
dân chủ, xây dựng nước nhà việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Một
người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm
cho cả nước mạnh khoe”. Vì thế “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn
phận của người dân yêu nước”.
Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần khơng thể thiếu được là


giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho
học sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để
rèn luyện thân thể đạo đức tác phong con người mới.
Giáo dục thể chất có nhiều mơn thể dục, thể thao khác nhau. Một trong
những môn thể thao được các em học sinh quan tâm là mơn “Bóng đá”. Những
năm gần đây mơn bóng đá này được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung
và trong các trường học nói riêng trong đó có ở các trường THCS. Mơn “Bóng


đá” không những giúp các em phát triển thể lực mà cịn giúp các em có tính
đồn kết, phát triển ý chí, tinh thần tập thể và hình thành kỹ năng kỹ xảo vận
động. Là một mơn có tính giải trí giúp các em tránh tham gia vào các hoạt động
thiếu lành mạnh như hiện nay.
Từ những lý do trên, tơi mong muốn học sinh của mình ngày càng thích
và chơi bóng đá nhiều hơn nên tơi chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm nhằm giúp
học sinh khối 6 trường THCS Lê Văn Tám thích thú khi học mơn bóng đá”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
- Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tiên Phước năm học 2021 - 2022.
-

Dựa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của trường

THCS Lê Văn Tám và kế hoạch năm học 2021 - 2022 của tổ tự nhiên trường
THCS Lê Văn Tám.
- Dựa vào phân phối cương trình mơn thể dục của sở Giáo dục và Đào tạo Quảng
Nam áp dụng từ năm học 2020 - 2021 trở về sau.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Trường THCS Lê Văn Tám là một trường thuộc vùng nông thôn cơ sở vật
chất phục vụ cho việc dạy học cịn nhiều thiếu thốn đặc biệt với mơn thể dục.

Nhưng từ năm học 2006 - 2007 theo phân phối chương trình mơn thể dục cịn
có thêm nội dung tự chọn, giúp cho học sinh được phép chọn môn học các em
thích để học tập và tập luyện, nhằm gây hứng thú cho học sinh và từ đó nâng cao
thể lực hình thành kỹ năng vận động góp phần phát triển toàn diện nhân cách
cho học sinh. Nhưng đễ giảng dạy nội dung này là một vấn đề khó khăn với các
trường hiện nay. Vì sân bải, dụng cụ tập luyện còn nhiều thiếu thốn. Nên giáo
viên cần phải chon nội dung thích hợp, phù hợp với tùng đơn vị đễ giảng dạy. Ở
trường chúng tơi khơng thể có đủ cơ sở vật chất dụng cụ để giảng dạy cho các
em tất cả các mơn. Từ khỏa sát tình hình thực tế tại đơn vị nhà trường có một


sân chơi cho học sinh với diện tích 20m x 30m đảm bảo cho các em vui chơi và
học tập, từ điều kiện đó nhóm bộ mơn thể dục tiến hành làm sân bóng đá mini và
tham mưu với nhà trường bổ sung 10 quả bóng đá để giảng dạy cho học sinh ở
phần tự chọn. Hơn nữa bóng đá là một môn thể thao được nhiều em quan tâm và
tập luyện. Vì thế tơi đưa nội dung bóng đá đễ giảng dạy cho các em ở phần tự
chọn. Từ đó có nhiều biện pháp nhằm gây sự hứng thú cho các em khi học tập và
tham gia luyện tập bóng đá nhiều hơn.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1. Tìm hiểu đối tượng.
Bóng đá là một mơn thể thao được nhiều em tham gia đặc biết là các em
nam, nhưng cũng có nhiều em chưa thích hoặc khơng thích tham gia học tập nên
giáo viên cần phải tìm hiểu và phân chia thành nhiều nhóm đối tượng.
- Đối tượng thích và đã từng tham gia học tập, tập luyện.
- Đối tượng thích nhưng chưa có điều kiện tham gia học tập, tập luyện.
- Đối tượng chưa thích và chưa có ý định tham gia học tập, tập luyện.
- Đối tượng không thích mơn bóng đá.
Từ 4 nhóm đối tượng trên từ đó giáo viên cần có những phương pháp phù
hợp nhằm tác động giúp các nhóm đối tượng chưa có ý định hay khơng thích
học tập và tập luyện mơn bóng đá tham gia học tập cùng với các bạn trong lớp.

2. Hướng học sinh vào nội dung giảng dạy.
Đối với trường chúng tôi để giảng dạy các nội dung khác thì điều kiện
khơng thuận lợi, nên qua khảo sát tình hình cơ sở vật chất của nhà trường tơi
thấy mơn bóng đá là có thể thực hiện được và được nhiều em chọn học. Đối với
những em chưa thích hoặc khơng thích mơn học này tơi phân tích điều kiện thực
tế cũng như những lơi ích của mơn bóng đá để các em biết và cùng tham gia.


Bên cạnh đó hằng năm nhà trường tổ chức giải thể thao học sinh tơi thường đưa
nội dung bóng đá vào chương trình thi đấu để giúp các em thơng qua thi đấu
hiểu và thích mơn bóng đá hơn. Nên tỉ lệ đăng ký học mơn bóng đá tăng lên.
3. Tổ chức giảng dạy với nhiều phương pháp.
a. Hình thành các kỹ thuật cơ bản.
Đối với lớp 6 nhiều em mới tiếp cận mơn bóng đá nên chưa hình thành
được kỹ thuật. Đầu tiên tôi giới thiệu khái quát nội dung mà các em được học ở
lớp 6. Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản ở những tiết đầu của chương trình. Tổ chức
tập kỹ thuật để các em nắm được những động tác cơ bản của mơn bóng đá. Ở
những tiết học này tơi chia thành 2 nhóm để tập luyện. Nhóm đã từng tập luyện,
cho các em tự tập kỹ thuật đã giới thiệu cũng có thể cho các em tập các động tác
ở mức cao hơn như chuyền bóng bằng lịng bàn chân một chạm…Nhóm chưa
tập tơi hướng dẫn kỹ từng động tác và cho các em tập chậm giáo viên tham gia
tập cùng các em đễ có những điều chỉnh phù hợp, khơng nên tiết kiệm lời khen
với các em thực hiện tương đối đúng. Và tập các động tác đơn giản hơn để hình
thành kỹ thuật, cảm giác được với quả bóng.
b. Lồng ghép phương pháp trị chơi.
Ở lớp 6 nội dung chính của bóng đá là kỹ thuật đá bóng bằng lịng bàn
chân. Nên tơi áp dụng phương pháp trị chơi nhằm gây thích thú cho học sinh khi
tập luyện phần này tôi sử dụng 2 trị chơi chính, trị chơi thứ nhất đó là “Tranh
Bóng”. Chia thành nhiều nhóm với các đối tượng khác nhau và cho chơi tranh
bóng để tạo khơng khí vui tươi hứng thú. Nhóm thực hiện tốt thì có thể quy định

tranh bóng 1 - 2 , cịn nhóm tập chưa hồn thiện kỹ thuật thì có thể cho các em
tập nhiều chạm hơn. Trò chơi thứ hai là: “Đá Bóng Ln Lưu” tơi chia các em
nữ thành 2 đội các em nam thành 2 đội và thi nhau đá bóng vào khung thành 2m
x 3m đặt bóng cách khung thành 6m bằng kỹ thuật đá bóng bằng lịng bàn chân,
nếu đội nào có số lần vào khung thành nhiều hơn thì thắng. Phương pháp này


khơng những tăng sự thích thú khi học bóng đá mà còn giúp học sinh luyện tập
kỹ thuật đạt hiệu quả cao.
c. Lồng ghép phương pháp thi đấu tập.
Ở các tiết học sau khi các em nắm được kỹ thuật và để tránh gây nhàng
chán cho các em tôi lồng gép vào nội dung thi đấu tập, nhằm gây hứng thú khi
học tập. ½ tiết học đầu tập trung tập kỹ thuật cịn ½ tiết học sau cho các em thi
đấu tập và giáo viên là người cùng tham gia với các em. Bên cạnh giáo viên
tham gia thi đấu cùng các em thì hướng dẫn cho các em phương pháp thi đấu,
phổ biến những điểm luật cơ bản của luật bóng đá mini cho các em nắm. Từ đó
các em hình thành được cách chơi cũng như dần nắm được luật của bóng đá
mini. Nên các em hưng phấn hơn, thích tham gia học tập và tập luyện bóng đá
nhiều hơn.
V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Qua đối chiếu với tỉ lệ trước khi thực hiện giảng dạy nội dung bóng đá với
kết quả sau khi thực hiện giảng dạy tôi thấy tỉ lệ ham thích mơn bóng đá tại
trường tơi được tăng lên.
Sau thời gian giảng dạy phần tự chọn qua khảo sát đối chiếu tôi thu được
kết quả sau:
Chưa tham gia học

Đã tham gia học

Sự ham thích


Sự ham thích

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

28/48

58.3%

45/48

93.8%

Biểu đồ: Sự ham thích mơn bóng đá:


93.8
100
90
80
70

54.2


60
50
40
30
20
10
0

Chưa h?c
Đã h?c


VI. KẾT LUẬN.
Qua việc tìm hiểu sự ham thích mơn bóng đá ở học sinh khối 6 trường
THCS Lê Văn Tám. Qua các cuộc tìm hiểu và thâm nhập thực tế tôi nhận thấy
rằng “giáo dục là quốc sách hàng đầu” đó là chỉ tiêu của Đảng và nhà nước đề
ra. Bản thân tôi đã cố gắng nỗ lực trong q trình nghiên cứu tơi nhận thấy rằng
vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong nhà
trường trung học. Đồng thời cũng là cơng việc hết sức khó khăn và phức tạp, địi
hỏi người nghiên cứu phải có tính kiên trì, có đầy đủ năng lực và có nhiều thời
gian.
Thực tế cho thấy, trường THCS Lê Văn Tám là một trường có nhiều mặt
thuận lợi. Xét về mặt văn hóa mỗi năm chất lượng học sinh được nâng lên. Song
song với việc giáo dục cho các em về mặt văn hóa thì công tác giáo dục thể chất
rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía nhà trường. Tích cực phát động phong
trào, tổ chức cho các em tham gia các giải thể thao học sinh như: bóng đá, bóng
chuyền, cầu lông, đá cầu...
Bao năm qua trường cũng đạt được nhiều thành tích. Bên cạnh những ưu
điểm cịn có những hạn chế: sự đầu tư kinh phí về cơ sở vật chất và dụng cụ còn
thiếu. Muốn phong trào TDTT trường học phát triển, có kết quả thì giáo viên

phụ trách phải thực sự u nghề, có năng lực, phải khơng ngừng nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ và nhận thức để làm cơ sở tốt cho công tác giáo dục
của mình, phải có kế hoạch, thời gian và nội dung tập luyện hợp lý... có như vậy
nhà trường mới nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh.
Đối với bản thân là giáo viên thể dục phải nắm rõ các mặt hoạt động
TDTT có vai trị quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho các em học sinh
về các mặt đức, trí, thể, mỹ. Muốn được vậy cần có sự phấn đấu cả thầy lẫn trị.
Tơi hy vọng những giải pháp nêu trên góp phần phục vụ cơng tác giáo dục
thể chất sau này. Và góp một phần nhỏ trong việc giúp các em thích thú và tham


gia học tập và tập luyện nhiều hơn, tránh cho các em tập trung vào các trò chơi
thiếu lành mạnh như hiện nay.
Tóm lại, do năng lực của bản thân và thời gian có hạn nên việc nghiên cứu
và viết đề tài khơng thể tránh được những thiếu sót, mong q thầy cơ góp ý
kiến thêm cho đề tài hồn chỉnh hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của hội đồng khoa học nhà trường và đồng ngiệp giáo viên.
VII. ĐỀ NGHỊ.
- Đối với nhà trường cần tiếp tục tăng cường thêm cơ sở vật chất cho việc dạy học
để đảm bảo cho các em có điều kiện tham gia những môn học các em ưa thích
nhằm nâng cao thể lực, phát triển tồn diện cho học sinh.
- Đối với ban HĐNGLL tổ chức nhiều hơn nữa hội thi thể thao như giải thể thao
học sinh, giải bóng đá để các em có điều kiện tham gia tìm hiểu và thích tập
luyện mơn bóng đá nhiều hơn, tránh cho các em tham gia vào các trò chơi nguy
hiểm.
- Đối với học sinh tuân thủ phương pháp tập mà giáo viên truyền đạt khơng nên
nóng vội trong học tập dễ dẫn đến các kỹ thuật sai và khó điều chỉnh khi đã hình
thành nên kỹ xảo vận động.
- Đối với các đồng nghiệp nên thường xuyên nghiên cứu và áp dụng các biện
pháp phù hợp để hướng dẫn cho học sinh khi học tập ở phần tự chọn.




VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Lịch sử bóng đá
2. Luật bóng đá
3. Sách thể dục 6 4. Sách thể dục 7 5. Sách thể dục 8
6. Sách thể dục 9
7. Tài liệu tham khảo trên mạng về mơn bóng đá.
8. Phân phối chương trình mơn thể dục.
9. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn thể dục.


IX. MỤC LỤC.
Nội dung
Đặt vấn đề

Trang
1

Cơ sở lý luận

2

Cơ sở thực tiễn

2




×