Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phương pháp giảng dạy đại học chủ động theo cách tiếp cận CDIO CDIO approach based active teaching methods at the university

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.6 KB, 8 trang )

Phương pháp giảng dạy đại học chủ động theo cách tiếp cận CDIO
CDIO approach based active teaching methods at the university
Dr Nguyen Hoang Tien

Tóm tắt: Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với thế giới, vai trò của các trường
Đại học (ĐH) đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế càng trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết. Một trong những thách thức chính yếu mà các trường ĐH phải đối mặt là làm
thế nào để đào tạo được sinh viên (SV) đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Do đó,
việc tìm ra phương pháp giảng dạy tích cực giúp SV có thể làm được việc sau khi tốt
nghiệp là yêu cầu đặt ra của các khối ngành đào tạo. Và phương pháp giảng dạy theo
hướng học tập chủ động bậc ĐH là phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của SV. Phương pháp này hướng tới việc hoạt
động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào
phát huy tính tích cực của người học chứ khơng phải là tập trung vào phát huy tính
tích cực của giảng viên (GV), tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì GV
phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Việc nghiên cứu về các
phương pháp giảng dạy theo hướng học tập chủ động là điều hết sức cần thiết trong
bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ phân tích điểm khác biệt của học tập bậc
phổ thông và bậc ĐH, và đề xuất một số giải pháp cải thiện.
Từ khóa: phương pháp giảng dạy, học tập chủ động, sinh viên.
Abstract: Vietnam is in the process of world integration, the role of universities
contribute to the economic growth becomes more important than ever. One of the
major challenges that universities face is how to train students to meet the need of
social development. Therefore, finding a positive teaching method to help students
be able to do the job after graduation. And teaching method towards active learning
in university level is education, teaching method towards promoting positive,
initiative and creativity of students. This method towards cultural activities, turned
positive perception operation of students, that is focused on promoting active students
rather than focus on promoting positive lecturers, but to teach positive manner,
lecturers must effort more than passive teaching method. The study of teaching
method towards active learning is essential in the current context. On this basis, the


paper will analyze the difference of high school academic and university academic,
and propose a number of improving measures to implement.
Keywords: teaching method, active learning, students.
1. Sự khác biệt giữa học tập ở bậc phổ thông và bậc ĐH:
Đối với bậc học phổ thông, phương pháp thường thấy chủ yếu là Thầy/ Cô giảng và
đọc bài cho học sinh ghi chép, trên lớp ít có giờ thảo luận và trao đổi, học sinh về nhà
học thuộc bài để trả bài cho Thầy/ Cơ vào tiết học tới. Cịn ở bậc ĐH: Các Thầy/ Cơ
(Giảng viên - GV) chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn SV tìm kiếm những tài liệu
và tự nghiên cứu là chính, những lời giảng trên lớp của các GV chỉ mang tính chất
gợi ý, hướng dẫn SV thảo luận, tự nghiên cứu kiến thức, viết tiểu luận môn học,…
chủ yếu dựa vào khả năng tự tiếp thu, tự nghiên cứu và xử lý kiến thức của SV đối


với mơn học đó. Chính vì sự khác biệt đó mà làm cho rất nhiều SV rất khó khăn trong
việc xác định và tìm kiếm một số phương pháp học hiệu quả và
tốt nhất cho mình.
Phương pháp học tập ở ĐH: khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc ĐH là vô cùng
lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc phổ thơng. Vì
vậy, SV cần có phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức
đồ sộ đó. Bước vào ĐH, khơng ít các bạn tân SV bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới.
Do SV được coi là những con người đã trưởng thành, việc dạy và học ở bậc ĐH nhấn
mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cánhân, do
đó, cách học ở bậc ĐH ln xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả
học tập cao nhất.
Cách dạy ở bậc ĐH:
+ Trước hết, SV cần hiểu rõ cách dạy của các GV bậc ĐH. Ở Việt Nam vẫn cịn một
số GV có cách dạy mang nhiều yếu điểm khơng kích thích được sự năng động tư duy
trí tuệ của SV như: cách dạy đọc chép, nhìn slide chép,… nhưng xu thế dạy và học
đó của các GV đang dần thay đổi theo sự phát triển của giáo dục ĐH trên thế giới.
GV ở bậc ĐH đóng vai trị là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, người đi trước

trong ngành nghề truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề
cho người đi sau là SV. Và khối lượng kiến thức ở mỗi môn học là không hề nhỏ, bạn
có thể dễ dàng thấy rõ điều này qua độ dày của những quyển sách trong chương trình
bậc ĐH.
+ Kế tiếp, thời gian lên lớp của GV chủ yếu giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn
các tài liệu, các phần nên đọc trong từng chương của môn học. Cần chú ý, tuy cách
học ở bậc ĐH chủ yếu là tự học, tự tìm tài liệu, nhưng với số lượng tài liệu vơ cùng
lớn, SV rất khó khăn để có thể tìm tịi chính xác tài liệu thích hợp cho mơn học. Vì
vậy, cần có sự hướng dẫn của GV trong việc học của SV.
2. Đặc điểm của phương pháp giảng dạy theo hướng học tập chủ động.
Khái niệm phương pháp giảng dạy theo hướng học tập chủ động:
+ Phương pháp giảng dạy chủ động (Active Teaching) là một thuật ngữ rút gọn, được
dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV. Chủ động trong phương pháp giảng dạy
được dùng với nghĩa là hoạt động, tích cực, trái nghĩa với bị động, thụ động. Phương
pháp giảng dạy chủ động hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa hoạt động nhận
thức của SV, nghĩa là tập trung vào phát huy tính chủ động của SV chứ không phải
là tập trung vào phát huy tính chủ động của GV, tuy nhiên để dạy học theo phương
pháp chủ động thì GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
+ Và điều này cũng cần được thể hiện rõ qua việc thiết kế đề cương chi tiết môn học
(syllabus). Chúng ta không nên quan niệm rằng đề cương chi tiết môn học là bảng
liệt kê các nội dung kiến thức cần được học mà nên hiểu đó là kế hoạch các hoạt động
giúp SV đạt được các mục tiêu. Do vậy, phương pháp dạy và học tập cần được thể
hiện rõ trong đề cương chi tiết. GV phải tạo ra được các cơ hội học tập, thông qua
các hoạt động đa dạng, kích thích SV khám phá, áp dụng, phân tích và đánh giá các
ý tưởng hơn là truyền đạt thông tin một chiều. SV sẽ có cơ hội được thắc mắc, nêu
lên các vấn đề xoay quanh các khái niệm hay các ý tưởng của bài học, để từ đó tiến
tới giải quyết các vấn đề một cách sâu sắc nhất. SV sẽ ln ý thức được q trình học



của họ, họ đang học gì và phải học như thế nào. Đây cũng chính là cách xây dựng
cho SV động cơ học tập và hình thành thói quen học tập suốt đời.
+ Các nghiên cứu cho thấy SV gần như đạt được các kết quả mong muốn và họ cảm
thấy thỏa mãn với nền giáo dục mà họ nhận được khi họ được học một cách tích cực,
được tham gia chủ động với đa dạng các hình thức học tập. Học tập chủ động giúp
SV có được cách tiếp cận sâu trong quá trình học. Cách tiếp cận sâu có nghĩa là SV
chủ động tìm hiểu các khái niệm, thay vì đơn thuần chỉ tái hiện thơng tin trong các
bài thi (Edward và cộng sự, 2007).
+ Một số nghiên cứu của Biggs (2003) cho thấy rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa
các hoạt động của SV với hiệu quả học tập. Tỉ lệ tiếp thu kiến thức của SV tăng lên
cao khi được vận dụng đa giác quan vào hoạt động học tập, được sử dụng trong thực
tế và đặc biệt nếu được dạy lại (truyền đạt lại) cho người khác. Giảng dạy chủ động
chính là tổ chức các hoạt động học tập đa dạng và phong phú giúp làm tăng khả năng
lĩnh hội kiến thức.
Sau đây là mơ hình tháp tự học của SV.

Theo mơ hình tháp học tập của National Training Laboratories, Bethel, Maine thì
mức độ ghi nhớ kiến thức đã học trung bình như sau: khi nghe bài thì chỉ ghi nhớ
khoảng 5%, đọc bài sẽ ghi nhớ được khoảng 10%, dùng hình ảnh kích thích thị giác
sẽ ghi nhớ bài học khoảng 20%, thuyết giảng lại vấn đề cho người khác hiểu sẽ nhớ
bàikhoảng 30%, thảo luận nhóm sẽ ghi nhớ bài khoảng 50%, thực hành kiến thức đã
học sẽ nhớ bài khoảng 75%, dạy lại kiến thức cho người khác sẽ nhớ bài khoảng 90%.
Đặc điểm của phương pháp giảng dạy theo hướng học tập chủ động.
+ SV là trung tâm: trong phương pháp dạy học chủ động, SV - đối tượng của hoạt
động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt
động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều
mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.
Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, SV được trực tiếp quan sát,
thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của bản thân , từ đó nắm được kiến
thức và kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đó,

khơng r ập khn theo những khn mâu đã có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm
năng sang tạo. Do đó, dạy theo cách này thì GV khơng chỉ đơn thuần truyền đạt tri
thức mà cịn hướng dẫn hành động cho SV.


+ Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: phương pháp giảng dạy chủ động xem
việc rèn luyện phương pháp học tập cho SV không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh
- với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão - thì bản thân
GV cũng không thể thu thập được đầy đủ thông tin và khơng thể nhồi nhét vào đầu
óc SV khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Vai trị của GV khơng cịn là “người
truyền đạt thơng tin” nữa mà trái lại GV là người giúp SV biết cách tự học từ những
mơn học đầu tiên của chương trình. Nói như vậy khơng có nghĩa vai trị của GV
khơng cịn quan trọng mà giờ đây GV sẽ là người hướng dẫn cho SV đi tìm tri thức.
Một cách cụ thể hơn, GV đóng vai trị thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc
lập hoặc theo nhóm nhỏ để SV tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các
mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, SV hoạt
động là chính, GV chỉ là người hướng dẫn. Nhưng trước khi lên lớp, GV phải đầu tư
nhiều thời gian để thiết kế bài giảng; chọn lọc phương pháp giảng dạy và phương
pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu và nội dung bài giảng. Trong q trình giảng
dạy, ngồi giờ lên lớp, GV còn phải theo dõi các hoạt động tự học của SV, giúp đỡ
khi cần thiết, trao đổi thảo luận và góp ý để SV đi đúng hướng. Như vậy, người GV
trong phương pháp giảng dạy và học tập chủ động cần phải đầu tư công sức và thời
gian rất nhiều so với phương pháp giảng dạy và học tập thụ động mới có thể thực
hiện vai trị tr ên lớp là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các
hoạt động tìm tịi hào hứng, tranh luận sôi nổi của SV. Trong các phương pháp học
thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho SV có được phương pháp, kỹ
năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có
trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.
+ Phối hợp giữa tự học với học nhóm: trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư

duy của SV khơng đồng đều nhau thì khi áp dụng phương pháp chủ động buộc phải
chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi
bài học được thiết kế thành một chuỗi liên kết. Tuy nhiên, trong học tập, không phải
mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập, cá
nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp GV – SV, SV – SV, tạo nên mối quan hệ hợp
tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh
luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó
SV nâng mình lên một trình độ mới. Điều này phù hợp với môi trường thực tế sau
này khi SV đã tốt nghiệp và đi làm, buộc phải học tập suốt đời, phối hợp
giữa tự học và học nhóm.
+ Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của SV: trước đây GV giữ độc quyền
đánh giá SV, nhưng trong phương pháp chủ động thì GV phải hướng dẫn SV phát
triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan tới điều này, GV cần
tạo điều kiện thuận lợi để SV được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và
điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống
mà nhà trường phải trang bị cho SV. Một điểm cần chú ý trong việc đánh giá đó là
phải đánh giá dựa trên q trình (formative assessment), tránh tập trung đánh giá vào
cuối học kỳ và đa dạng các hoạt động đánh giá để SV có cơ hội thể hiện sự tiến bộ
của mình trong quá trình học.
3.Một số phương pháp giảng dạy theo hướng học tập chủ động cho sinh viên
khối ngành kinh tế.


Phương pháp động não (Brainstorming): phương pháp này được định nghĩa là cách
thức vận dụng kinh nghiệm và sáng kiến mỗi người trong thời gian tối thiểu tùy vấn
đề đưa ra để có được tối đa những dữ kiện tốt nhất (Osborn, 1963). Động não là
phương pháp giúp SV trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều
giả định về một vấn đề nào đó, trong đó có nhiều ý tưởng sáng tạo. Thực hiện phương
pháp này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.
Phương pháp này có thể đáp ứng được mục tiêu như: tư duy sáng tạo, giải pháp và đề

xuất.
Phương pháp suy nghĩ - từng cặp - chia sẻ (Thinkpair-share): phương pháp này được
thực hiện bằng cách cho các SV cùng đọc tài liệu hoặc suy nghĩ về một chủ đề, sau
đó các SV ngồi bên cạnh nhau có thể trao đổi với nhau về ý kiến và kinh nghiệm của
mỗi người một khoảng thời gian nhất định (khoảng vài phút), sau đó chia sẻ với cả
lớp (Lyman, 1987). Phương pháp này có ưu điểm là rất dễ dàng thực hiện mọi cấu
trúc lớp học, ai cũng có thể tham gia được vào việc chia sẻ ý kiến của mình, tạo được
sự tự tin cho người học dám nói ra những suy nghĩ của mình (đây là điểm yếu đối với
đa số các SV Việt Nam), giúp các SV tập trung vào chủ đề đang học, biết mình đang
học gì và đã hiểu vấn đề đến đâu, thậm chí nêu lên cả những vấn đề mới cho bài học.
Phương pháp này có thể giúp đạt được mục tiêu như: cấu trúc giao tiếp; tư duy suy
xét, phản biện (critical thinking).
Phương pháp học dựa trên vấn đề (Problem based learning): mục tiêu của học dựa
trên vấn đề (được định nghĩa là việc nghiên cứu có chiều sâu về một chủ đề học tập)
là để học nhiều hơn về một chủ đề chứ không phải là chỉ tìm ra những câu trả lời
đúng cho những câu hỏi được giáo viên đưa ra (Hmelo-Silver, 2004). Trong phương
pháp học dựa trên vấn đề, SV vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương
pháp lĩnh hội kiến thức đó, phát triển tư duy chủ động, sáng tạo, được chuẩn bị một
năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các
vấn đề nảy sinh (Hmelo-Silver, 2004). Phương pháp này có thể giúp đạt được mục
tiêu như: Xác định và hình thành vấn đề; Đề xuất các giải pháp; Trao đổi, phán xét,
cân bằng trong hướng giải quyết.
Phương pháp hoạt động nhóm (Group based Learning): lớp học được chia thành từng
nhóm nhỏ từ 5 đến 7 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm
được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong
từng phần của môn học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác
nhau. Khi làm việc nhóm, các thành viên phải làm việc theo qui định do GV đặt ra
hoặc do chính nhóm đặt ra. Các thành viên đều phải làm việc chủ động, không thể ỷ
lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp
đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong khơng khí thi đua với các nhóm khác. Khi có

một nhóm nào lên thuyết trình, các nhóm cịn lại phải đặt ra các câu hỏi phản biện
hoặc câu hỏi đề nghị làm sáng tỏ vấn đề. Phương pháp hoạt động nhóm giúp các
thành viên trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận
thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận thức rõ
trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì.
Việc học trở thành q trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải là sự tiếp nhận thụ động
từ GV. Học nhóm sẽ tăng khả năng hịa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng
nghe người khác thông qua phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người
xung quanh, tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ


sung một ý, từ đó sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể,
rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kĩ năng giao tiếp và tính tự giác của
mỗi cá nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu - đây là điểm yếu của
đa số sinh viên chúng ta hiện nay, những kĩ năng được rèn luyện trong khi làm việc
nhóm là rất quan trọng cho mơi trường làm việc mới sau này nhất là đối với các em
sinh viên khối ngành kinh tế, đây sẽ là tiền đề để các em biết cách làm việc trong một
môi trường tập thể.
Phương pháp đóng vai (Role playing): đóng vai là phương pháp tổ chức cho SV thực
hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Phương pháp đóng
vai có những ưu điểm: SV được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày
tỏ thái độ trong mơi trường an tồn trước khi thực hành trong thực tiễn; gây hứng thú
và chú ý cho SV; tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của SV, khích lệ sự thay đổi
thái độ, hành vi của SV theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội, có thể
thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn__Kritzerow,
1990). Phương pháp này có thể giúp đạt được mục tiêu: tư duy suy xét, phản biện
(critical thinking); nhận biết về kiến thức, kỹ năng và thái độ cá nhân của bản thân.
Sự kết hợp các phương pháp giảng dạy theo hướng học tập chủ động. Một môn học
có thể áp dụng linh hoạt và đa dạng các phương pháp giảng dạy, mỗi một phương
pháp giảng dạy đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của q trình học tập. Và

cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía
cạnh mà SV và GV chưa khai thác hết. Chính vì vậy mà khơng có một phương
pháp giảng dạy nào được cho là hoàn hảo. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm
riêng, do đó GV nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục
tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các
nguồn lực, cơng cụ dạy - học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
4.Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các phương pháp học tập chủ động
cho sinh viên
a. Thuận lợi:
SV quan tâm đến lớp học nhiều hơn, chủ động làm việc nhóm, trao đổi với nhau tìm
ra vấn đề giải quyết tình huống do GV đặt ra, số lượng SV đến lớp đông hơn và đúng
giờ hơn, SV tự tin hơn khi trình bày ý kiến của cá nhân, của nhóm. Với việc đổi mới
cách đánh giá bằng các cộng điểm thưởng khi SV có phát biểu đúng, cũng tạo được
động lực, khuyến khích giúp SV đi học đông hơn. Khi áp dụng phương pháp này đòi
hỏi SV hoạt động trong lớp nhiều hơn do đó hiện tượng làm việc riêng, ngủ gật, nói
chuyện trong lớp cũng giảm đáng kể.
b. Khó khăn:
SV cịn chưa quen với phương pháp học tập chủ động này, bên cạnh đó, kiến thức
của SV chưa đủ nhiều để tiếp nhận phương pháp này đòi hỏi SV phải tự thân vận
động. GV phải cố gắng vận dụng trong quá trình giảng dạy để SV làm quen với
phương pháp học tập chủ động. Đơi khi nội dung bài giảng khó để đặt vấn đề dẫn dắt,
vì vậy GV cần phải khéo léo linh hoạt để tránh dẫn dắt vấn đề lệch lạc. GV phải tích
cực hơn nhiều để tạo tình huống cuốn hút SV tham gia. Các phương pháp giảng dạy
theo hướng học tập chủ động hiệu quả đối với các lớp học ít SV, khoảng 30 – 40 sinh
viên. Khi triển khai các phương pháp này tại các lớp học đơng hơn cần có sự hỗ trợ
của trợ giảng. Chẳng hạn khi cần kiểm tra nhanh khả năng hiểu và nắm bắt các khái
niệm của SV trong lớp học có khá đơng SV thì GV khơng thể đặt câu hỏi chung cho


cả lớp được mà phải được hỏi từng em. Khó khăn hiện nay là đội ngũ GV được trợ

giảng rất ít, đa phần phải tự giảng dạy và hơn nữa là cơ sở vật chất, phòng học chưa
đủ để giảm số lượng SV một lớp khoảng 30 – 40 SV.
5.Một số giải pháp thực hiện:
c. Đối với sinh viên:
Cần nâng cao tính tự học, giải thích rõ mơi trường học tập ở bậc đại học khác xa với
môi trường học tập ở bậc phổ thông trung học. Rèn luyện phương pháp tự học phải
trở thành một mục tiêu học tập của SV. Vai trò quan trọng ở đây là của cố vấn học
tập, của đoàn thể, của nhà trường và cũng cần nhấn mạnh việc giáo dục của gia đình.
SV cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp học tập tích cực: Trong q
trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình
thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là SV phải có hệ thống kỹ năng
tự học.
d. Đối với giảng viên:
Khi cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường tương đối đầy đủ, sẵn sàng đáp ứng
cho việc tự học thì GV là nhân tố quyết định sự thành công của đổi mới phương pháp
giảng dạy và đánh giá trong đào tạo. Vì vậy, mỗi GV cần nhận thức một cách đúng
đắn tính tất yếu của việc đổi mới, từ đó chủ động suy nghĩ, tìm tịi, vận dụng linh hoạt
các phương pháp nhằm giúp SV biết cách tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo…trong q
trình học tập. Để hịa nhịp với u cầu đổi mới này, lực lượng GV cần nắm vững
phương pháp dạy học để: dạy có nội dung chọn lọc, dạy có phương pháp phù hợp,
dạy phương pháp học mơn học nhằm tạo cho SV tiềm năng tự phát triển học vấn và
năng động hơn trong cách giải quyết vấn đề mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hmelo-Silver C. E. (2004), Problem based learning: What and how do students
learn?, Educational Psychology Review.
2. Kritzerow P. (1990), Active learning in the classroom: The use of group role plays,
Teaching sociology.
3. Lyman F. (1987), Think-Pair-Share: An expanding teaching technique, MAA-CIE
Cooperative News.
/>tapbac-DH-CEE.pdf, truy cập <29/01/2016>.

/>4_%20Gioi%20thieu%20PP%20giang%20day%20cai%20tien-20TT%20CEE.pdf,
truy cập <29/01/2016>.
6.
truy cập <30/01/2016>.
7. />truy
cập
<31/01/2016>.
8.
www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/hdk/hdkhcn/htnc/htnc_chitiet%3Bjs
essionid%3DPZgpVGdM9zQXj0kNVWV0Tx0tSHfYTdb5HT8MBv7QH7wpdWx
PjKTD!306564219!493957146%3FdDocName%3DCNTHWEBAP0116211772738
%26dID%3D74314+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn, truy cập <01/02/2016>.


9. <02/02/2016>.



×