Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÁO cáo THỰC tập LUẬT học THỰC tập ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.81 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA LUẬT

Họ và tên sinh viên:
Ngày sinh:
Mã sinh viên:
Khoá:
Ngành:

Luật Học

BÁO CÁO THỰC TẬP
HỌC PHẦN: THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1

Cán bộ hướng dẫn thực tập:

Năm 2021


MỤC LỤC:
I . PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1. Giới thiệu về cơ quan thực tập.......................................................................1
2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập.......................................................2
II . PHẦN NỘI DUNG........................................................................................2
1. Các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập...................................................2
2. Ví trí nghề nghiệp mà em quan tâm tìm hiểu.................................................6
3. Các cơng việc được giao thực hiện..............................................................10
4. Nhận xét chung............................................................................................13
III. KẾT LUẬN.................................................................................................15
IV. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP........................16
4.1. Xác nhận thời gian thực tập: Từ ngày 11/01/2021 đến 01/02/ 2022.........16


4.1. Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập........................................................17
4.3. Đánh giá kết quả thực tập.........................................................................18



I . PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về cơ quan thực tập
- Tên cơ quan thực tập: Uỷ ban nhân dân phường Quảng Tâm, Thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Bộ máy lãnh đạo:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường: Lưu Dỗn Ơn
+ Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường: Nguyễn Văn Lợi
+ Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường:Nguyễn Văn Hán
- Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ:
+ Cơ cấu tổ chức: Uỷ ban nhân dân phường Quảng Tâm, Thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa bao gồm 17 cán bộ ban ngành. Lãnh đạo bao gồm
03 người: 01 Chủ tịch; 02 Phó chủ tịch. Cán bộ chun mơn: 01 Bí thư Đảng uỷ;
01 Phó bí thư Đảng uỷ; 01 Công chức Tư pháp; 01 Công chức Tài chính; 01
Cơng chức Địa chính; 01 Cơng chức Văn hố; 01 Cơng chức Giao thơng; 01
Cơng chức Văn phịng; 01 Cán bộ văn thư; 01 Phó bí thư Đồn thanh niên; 01
Chủ tích hội Nơng dân; 01 Phó chủ tịch hội Nơng dân; 01 Cơng chức Văn hố –
Xã hội; 01 Chỉ huy trưởng Quân sự; 01 Uỷ nhiệm thu.
+ Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan: thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình
theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp trên; Quản lý công tác tổ chức, biên
chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp.
- Lịch sử hình thành và phát triển:
+ Ngày 29 tháng 2 năm 2012, xã Quảng Tâm được chuyển từ huyện

Quảng Xương về thành phố Thanh Hóa.
+ Ngày 9 tháng 12 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Nghị quyết 1108/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thành
phố Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2022). Theo đó,
thành lập phường Quảng Tâm trên cơ sở toàn bộ 3,67 km² diện tích tự nhiên và
10.230 người của xã Quảng Tâm.

1


2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập
- Họ tên, chức vụ của cán bộ hướng dẫn thực tập: Lê Thị Phương - Cán bộ
Tư pháp – Hộ tịch.
- Mơ tả vị trí cơng việc của cán bộ của cán bộ hướng dẫn thực tập: Đồng
chí Lê Thị Phương - Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch được phân công nhiệm vụ:
+ Giúp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ
tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân ban hành tất cả các loại
văn bản liên quan đến quản lý nhà nước tại địa phương, vận dụng kiến thức pháp
luật để không bị chồng chéo và có tính thực thi cao hoặc đưa ra những văn
bản quyết định xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền, đúng hành vi, tránh
sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân góp phần ổn định chính trị – xã
hội ở địa phương.
+ Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách
pháp luật, xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân
dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến
nhân dân trên địa bàn phường trong việc tham gia xây dựng pháp luật.
- Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực
tập: Hằng ngày đồng chí Lê Thị Phương đến trụ sở Uỷ ban nhân dân phường

Quảng Tâm làm việc, để nắm bắt kế hoạch, phân loại các văn bản liên quan đến
quản lý nhà nước tại phường, đưa ra những văn bản quyết định xử phạt hành
chính, thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; Thực hiện nhiệm
vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch,
nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn phường theo quy định
của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng
hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn…
II . PHẦN NỘI DUNG
1. Các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập
a) Khái quát các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập: Uỷ ban nhân dân
2


phường Quảng Tâm thực hiện các nhiệm vụ sau:
* Trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thơng qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ
chức thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương và phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp mình; dự tốn
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết tốn
ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo
Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà
nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và
báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các
nhu cầu cơng ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các cơng trình cơng cộng,
đường giao thơng, trụ sở, trường học, trạm y tế, cơng trình điện, nước theo quy
định của pháp luật;

- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
cơng trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.
Việc quản lý các khoản đóng góp này phải cơng khai, có kiểm tra, kiểm soát và
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
* Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu
thủ công nghiệp, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi
trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối
với cây trồng và vật nuôi;
- Tổ chức việc xây dựng các cơng trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ,
bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão
3


lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo
vệ rừng tại địa phương;
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy
định của pháp luật;
- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền
thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát
triển các ngành, nghề mới.
* Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo
phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm
dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thơng và các cơng trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp
luật;
- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao thực
hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối
hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện
các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên
quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hố gia
đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phịng, chống các dịch bệnh;
- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao;
4


tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sĩ, những người và gia đình có cơng với nước theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ
các gia đình khó khăn, người già cơ đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa; tổ chức các hình thức ni dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính
sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở
địa phương.
* Trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội và thi hành
pháp luật ở địa phương thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phịng tồn dân, xây
dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng
ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn
luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện
pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm
pháp luật khác ở địa phương;
- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của
người nước ngoài ở địa phương.
* Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo, Uỷ ban
nhân phường có nhiệm vụ:
Tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách
tơn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy
định của pháp luật.
* Trong việc thi hành pháp luật thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
5


- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp
luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
theo thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc
thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử
lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
* Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại các điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 của Luật tổ chức HĐND &

UBND như sau:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về
việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và quy
hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phịng, chống các tệ nạn xã
hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công
cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;
- Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường
theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân
cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật
theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường;
lập biên bản, đình chỉ những cơng trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo khơng có
giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét, quyết định.
b) Điều kiện tối thiểu cần phải có để đảm nhiệm các vị trí cơng việc đó
- Phải là cán bộ Uỷ ban nhân dân.
2. Ví trí nghề nghiệp mà em quan tâm tìm hiểu
- Lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp: Thực hành lĩnh vực tư
pháp – hộ tịch, chứng thực.
+ Do đây là công việc thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
6


luật, xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân
nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân
dân trong việc tham gia xây dựng pháp luật…
- Để trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch phải đáp ứng được những
tiêu chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành, theo đó cơng chức tư pháp hộ tịch
phải thỏa mãn những điều kiện chung theo quy định tại điều 3 Nghị định số

112/2011/NĐ-CP về Công chức xã, phường, thị trấn; Điều 1 tại Thông tư số
13/2019 TT-BNV của Bộ Nội Vụ về hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể,
nhiệm vụ và tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn. Và phải thỏa mãn
những điều kiện riêng để làm công chức tư pháp hộ tịch quy định tại Luật Hộ
tịch 2014 như sau:
+ Về tiêu chuẩn chung để trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch:
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ - CP quy định thì người
làm cơng chức Tư pháp - hộ tịch cần có những tiêu chuẩn chung như sau:
Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu
quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu
nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hồn thành nhiệm vụ
được giao;
Am hiểu và tơn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa
bàn cơng tác.
Ngồi ra căn cứ theo điều 1 Thơng tư 13/2019/ Thông tư 13/2019/TTBNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban
hành thì cơng chức Tư pháp-hộ tịch cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
Về trình độ chun mơn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành
7


đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp
vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng
cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng

có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo
chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư
số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền
thông.
+ Về tiêu chuẩn riêng của công chức Tư pháp – hộ tịch
Căn cứ vào khoản 2, Điều 72, Luật hộ tịch 2014 quy định về tiêu chuẩn
tuyển dụng công chức làm công tác hộ tịch như sau:
“2. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ
hộ tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công
việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng cơng việc tư
pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí cơng chức tư pháp
– hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
3.Công chức làm cơng tác hộ tịch tại Phịng Tư pháp phải có trình độ cử
nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
Như vậy, theo quy định trên thì Đối với cơng chức tư pháp – hộ tịch cấp
xã phải có:
– Trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ
tịch;
Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo u cầu cơng việc
- Các cơng việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện:
+ Tổ chức tiến hành hẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp phường báo cáo cơ quan có thẩm
8


quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn.

+ Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận
và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa
bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã
hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác
giáo dục tại địa bàn.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Ví dụ như: tham mưu giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng nghe, giải thích, phân tích từ đó
làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn, đồng thời thực hiện kỹ năng vận dụng pháp
luật để tham mưu cho lãnh đạo UBND thực hiện công tác và thẩm quyền áp
dụng pháp luật để giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo dài.
+ Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách
pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân
nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân
dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật.
+ Chủ trì, phối hợp với cơng chức khác thực hiện cơng tác hịa giải ở cơ
sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý
cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn.
- Mô tả một công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp đã giải quyết mà em
đã tìm hiểu:
+ Ngày 21/1/ 2022 cấp giấy khai sinh cho bé Lê Ngọc Như Quỳnh, con
của anh Lê Quốc Huy và chị Nguyễn Thị Hoa
+ Kiểm tra giấy tờ người đi đăng kí khai sinh chuẩn bị gồm: Giấy chứng
sinh; Chứng minh nhân dân của người đi đăng kí; Giấy chứng nhận kết hôn; sổ
Hộ khẩu.
+ Đưa tờ khai đăng ký khai sinh cho người đi đăng kí điền và rà sốt lại
thơng tin.
+ Cán bộ cơng chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ
tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Cơng chức
9



tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.
3. Các công việc được giao thực hiện
a) Nghiên cứu thủ tục làm giấy khai sinh.
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ơng, bà hoặc người thân
thích khác của trẻ hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ) chuẩn bị những
giấy tờ sau:
- Nộp bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra
cấp).
Nếu khơng có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người
làm chứng về việc sinh.
- Nếu khơng có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp
trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh
ra do mang thai hộ).
- Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ
tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ
khác có dán ảnh và thơng tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, cịn giá trị
sử dụng) để chứng minh về nhân thân; giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ
của trẻ đã đăng ký kết hôn); sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập
thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).
Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú
của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là
công dân VN cư trú trong nước)
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền
đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.
- Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế
đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND
cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.

- Nếu cha, mẹ khơng có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm
trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.
10


- Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp
xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
- Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
(VN) cịn người kia là người nước ngồi hoặc người không quốc tịch; cha và mẹ
là công dân VN định cư ở nước ngồi… thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại
UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
- Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh
đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ
tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Cơng chức
tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch
- Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được
cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
- Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần
xác minh, không quá 05 ngày làm việc.
b) Giao các văn bản, giấy tờ cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xem xét và kí
duyệt.
- Tổng hợp lại tất cả các văn bản đánh máy quan trọng, các bản công
chứng chứng thực cần giải quyết nhanh trong ngày đưa lên Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xem xét, ký duyệt và đóng dấu đỏ
c) Đánh máy văn bản tuyên truyền phòng tránh dịch Covid-19 cho nhân
dân trong đợt dịch bùng phát phức tạp.
d) Xác nhận sơ yếu lý lịch cho người dân
- Sơ yếu lý lịch là một loại giấy tờ rất phổ biến và được dùng cho nhiều
mục đích khác nhau như đi học, đi làm, đi xin việc…. Nội dung Sơ yếu lý lịch

bao gồm tất cả các thông tin cá nhân, thông tin của những người thân thích như
cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em…, thơng tin về q trình học tập và làm
việc. Và đã là sơ yếu lý lịch thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương,
cụ thể là UBND phường.
- Để xác nhận có hộ khẩu thường trú tại phường, thì người cần cầm theo
11


bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ hộ khẩu bản chính.
- Đối chiếu thơng tin kê khai của người dân trong bản sơ yếu lí lịch và
thong tin trong sổ hộ khẩu và sau đó chứng thực, đóng dấu cho người dân.
e) Chứng thực bản sao, chứng thực chữ.
* Giao, nhận, ký và đóng dấu bản sao:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra và sắp xếp giấy tờ, văn bản cần
chứng thực theo yêu cầu của người yêu cầu chứng thực.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý, đối chiếu với bản chính giấy tờ,
văn bản cần chứng thực và ký bản sao.
Bước 3: Người yêu cầu chứng thực bản sao nhận lại bản chính giấy tờ,
văn bản.
Bước 4: Tiếp nhận bản sao đã được Công chứng viên ký, tính phí và
chuyển giao bộ phận thu phí, bộ phận văn thư - lưu trữ cấp số bản sao, đóng dấu,
lưu trữ theo quy định.
Bước 5: Bản sao được trả cho người yêu cầu chứng thực.
* Giao, nhận, ký đóng dấu và chứng thực chữ ký:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra và sắp xếp giấy tờ, văn bản cần
chứng thực chữ ký theo yêu cầu của người yêu cầu chứng thực.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu bản chính, kiểm tra tính pháp lý
giấy tờ, văn bản cần chứng thực và ký chứng thực.
Bước 3: Người yêu cầu chứng thực nhận lại bản chính giấy tờ, văn bản.
Bước 4: Tiếp nhận giấy tờ, văn bản đã được Cơng chứng viên ký, tính phí

và chuyển giao bộ phận thu phí, bộ phận văn thư - lưu trữ cấp số chứng thực,
đóng dấu, lưu trữ theo quy định.
Bước 5: Giấy tờ, văn bản đã chứng thực được trả cho người yêu cầu
chứng thực.
- Đánh giá về cáac công việc đã thực hiện: Đây là một số hoạt động nằm
trong nhiệm vụ thực hành về tư pháp – hộ tịch của Uỷ ban nhân dân phường
Quảng Tâm, góp phần xây dựng sự ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn
phường.
12


4. Nhận xét chung
* Chức năng và nhiệm vụ của Tư pháp – hộ tịch:
Trước đây, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp ở
địa phương đã lần lượt được hướng dẫn tại các văn bản như: Thông tư liên tịch
số 12/TTLB-BTP-BTCCBCP ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức
Cán bộ Chính phủ (hết hiệu lực ngày 23/6/2005), Thông tư liên tịch
số 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 5/5/2005 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ (hết
hiệu lực ngày 12/6/2009).
Để hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về tư pháp, Bộ Tư pháp - Bộ
Nội vụ đã ban hành Thông tư Liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày
28/4/2009 thay thế các văn bản trên.
Tại Điều 7, Điều 8 Thông tư Liên tịch Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ
số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009, công tác tư pháp ở Ủy ban nhân
dân cấp xã và chức năng nhiệm vụ công chức tư pháp -hộ tịch cấp xã được quy
định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công
tác tư pháp trên địa bàn, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ
thị về công tác tư pháp ở cấp xã; theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khi

được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo hướng
dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan Tư pháp cấp trên.
3. Tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do Ủy ban
nhân dân cấp xã ban hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng
quy ước, hương ước thôn, tổ dân phố phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
4. Theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phát
hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành
văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã với Phòng Tư pháp cấp huyện.
13


5. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật;
quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở cấp xã.
6. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động
hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên Tổ hoà giải
trên địa bàn theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên.
7. Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi
con nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch
cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ
tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; cấp bản
sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
8. Thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
9. Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các
giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản
bằng tiếng Việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự trên

địa bàn theo quy định của pháp luật.
11. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý
công tác tư pháp được giao với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
Công chức Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy
ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
- Nhận xét của bản thân về các vị trí cơng việc đã được tìm hiểu; q trình
giải quyết các cơng việc đó:
+ Hoạt động Tư pháp – Hộ tịch là tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
trong các lĩnh vực Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Với số việc nhiều, một số việc đòi hỏi giải quyết ngay trong ngày như
chứng thực, hộ tịch… để hồn thành cơng việc được giao . Còn việc tuyên
14


truyền, phổ biến pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, thường phải tranh thủ phối hợp với các tổ chức,
đoàn thể trong ấp, xã lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi bộ, họp dân.
+ Công tác tư pháp - hộ tịch hiện nay khá quan trọng, liên quan đến lý lịch
tư pháp, nhân thân của một cơng dân. Ngồi việc nắm vững kiến thức pháp luật,
yêu nghề, đòi hỏi cán bộ này phải làm việc một cách khoa học, cẩn thận, phải
khéo léo, cởi mở khi tiếp dân. Đồng thời, cũng cần tỉnh táo, nhạy bén để phát
hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật…
Cụ thể công chức Tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm tham mưu cho UBND
ban hành tất cả các loại văn bản liên quan đến quản lý nhà nước tại địa phương,
vận dụng kiến thức pháp luật để khơng bị chồng chéo và có tính thực thi cao
hoặc đưa ra những văn bản quyết định xử phạt hành chính phải đúng thẩm
quyền, đúng hành vi, tránh sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân góp
phần ổn định chính trị – xã hội ở địa phương.

- Nêu nhận xét về các công việc đã được giao thực hiện: Qua thực hiện
các công việc nêu trên em hiểu thêm được một phần về hoạt động của Uỷ ban
nhân dân trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch từ đó nắm bắt được một số thủ tục
làm giấy tờ của công dân…
- Các nhận xét khác:
+ Hoạt động thực hành lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch địi hỏi phải có kiến
thức vững vàng về các nghị định, luật Hộ tịch.
+ Từ đó em tự thấy mình cần phải tích cực học tập để nắm chắc các kiến
thức, luật Hộ tịch, nghị định…liên quan đến lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch.
III. KẾT LUẬN
Sau khi tốt nghiệp em mong muốn trở thành một công chức Tư pháp – Hộ
tịch để thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đến nhân dân nhằm
xây dựng đời sống nhân dân thêm tốt đẹp.

15


IV. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
4.1. Xác nhận thời gian thực tập: Từ ngày 11/01/2021 đến 01/02/ 2022.
TT Thời gian
1
11/01/
2022

Nội dung công việc
Nộp giấy giới thiệu thực tập tại đơn
vị thực tập
Xây dựng kế hoạc thực tập

2


12/01/

Trao đổi với cán bộ hướng dẫn thực tập
Tìm hiểu về các ban ngành, lĩnh vực trong

3

2022
13/01/

UBND
Tìm hiểu cơng việc của công chức Tư pháp – Hộ

4

2022
14/01/

tịch
Giao giấy tờ cho chủ tịch UBND ký duyệt

5

2022
15/01/

Đánh máy văn bản tuyên truyền phịng tránh

6


2022
16/01/

dịch Covid-19
In ấn văn bản

7

2022
17/01/

Tìm hiểu các thủ tục làm giấy tờ của cơng dân

8

2022
18/01/

Tìm hiểu về luật Hộ tịch

9

2022
19/01/

Quan sát thủ tục làm giấy khai sinh

10


2022
20/01/

Giao văn bản cho Chủ tịch UBND ký

11

2022
21/01/

Sắp xếp giấy tờ công việc tháng 01

12

2022
22/01/

Đánh máy lịch công việc tháng 02

13

2022
23/01/

Nhận tài liệu và sắp xếp tài liệu

14

2022
24/01/


Sắp xếp tài liệu số lượng dân cư

15

2022
25/01/

Quan sát một số nội dung công việc của cán bộ

2022

Tư pháp – Hộ tịch
16

Ghi chú


16

26/01/

Giao giấy tờ cho cán bộ cơng chức Văn hố –

17

2022
27/01/

Xã hội

Công chứng, chứng thực giấy tờ

18

2022
28/01/

Đánh máy nội dung các cơng việc đã hồn thành

19

2022
29/01/

trong tháng 01
In ấn văn bản

20

2022
30/01/

Sắp xếp tài liệu

21

2022
31/01/

Quan sát thủ tục làm giấy khai sinh


22

2022
01/02/

Hồn thiện bản báo cáo thực tập

2022
Tơi là: ……………………………………………….. Xác nhận sinh viên:
…………………………………………… đã thực tập tổng số …. buổi.
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 02 năm 2022
NGƯỜI XÁC NHẬN
( Kí tên )

4.1. Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập
Tôi là: ………………………………………………… xác nhận các nội
dung trình bày trong Báo cáo này là trung thực, đúng với các nội dung công việc
của sinh viên:…………………………………………… đã thực hiện trong thời
gian thực hành nghề nghiệp tại Uỷ ban nhân dân phường Quảng Tâm, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 02 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
( Ký tên và đóng dấu)

NGƯỜI XÁC NHẬN
(Ký và ghi rõ họ tên)

17



4.3. Đánh giá kết quả thực tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1
Họ tên cán bộ hướng dẫn: ............................................................................
.................................................................................................................................
Chức vụ: .......................................................................................................
Họ tên sinh viên: ..........................................................................................
Lớp: ..............................................................................................................
Đánh giá của cán bộ hướng dẫn:
1. Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Ý thức, thái độ trong công việc:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Mức độ hồn thành các cơng việc được giao:
.................................................................................................................................
18



.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Đánh giá chung:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Sinh viên đạt điểm:…....…. /10 điểm (Bằng chữ: ……………………….)
Thanh Hóa, ngày

tháng

năm 2022.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Kí và ghi rõ họ tên)

19



×